Viêm Quanh Khớp Vai: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm quanh khớp vai là tình trạng viêm và đau những cấu trúc phần mềm quanh khớp vai. Bệnh lý này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau nhức nghiêm trọng kèm theo biểu hiện cứng khớp và giả liệt khớp vai. Thông thường người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kết hợp vật lý trị liệu kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu can thiệp ngoại khoa.

NÊN ĐỌC: Bài thuốc bí truyền dân tộc điều trị viêm đau khớp DẬP TẮT sưng – nóng – đỏ – đau

Viêm quanh khớp vai là tình trạng viêm và đau những cấu trúc phần mềm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai là tình trạng viêm, đau và tổn thương những cấu trúc phần mềm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai là gì?

Viêm quanh khớp vai hay viêm chu vai, viêm chu vi khớp vai là bệnh lý thể hiện cho tình trạng viêm, đau và tổn thương những cấu trúc phần mềm xung quanh khớp vai, trong đó có dây chằng, , gân, túi thanh và bao khớp. Không giống viêm khớp nhiễm khuẩn hay các dạng viêm khớp khác, viêm quanh khớp vai không gây ra những tổn thương và triệu chứng ở sụn khớp, đầu xương và màng hoạt dịch.

Các thể lâm sàng của bệnh viêm quanh khớp vai

Theo Welfling (1981), bệnh viêm quanh khớp vai được chia thành 4 thể lâm sàng, bao gồm:

  • Đau vai đơn thuần (viêm gân mạn tính): Đau đơn thuần xảy ra chủ yếu do bệnh lý gân
  • Đau vai cấp: Đau vai cấp tính xảy ra do tình trạng lắng đọng vi tinh thể
  • Cứng khớp vai: Cứng khớp vai xảy ra do tình trạng co thắt bao khớp, viêm dính bao hoạt dịch hoặc bao khớp dày. Điều này khiến khả năng vận động khớp ổ chảo – xương cánh tay bị hạn chế.
  • Giả liệt khớp vai: Giả liệt khớp vai xảy ra do các gân mũ cơ quanh hoặc các bó gân của bó dài gân nhị đầu bị đứt. Điều này làm mất khả năng hoạt động của cơ delta.

Triệu chứng của bệnh viêm quanh khớp vai

Tùy thuộc vào từng thể bệnh và mức độ nghiêm trọng, triệu chứng viêm chu vai thường bao gồm:

1. Đau vai đơn thuần (viêm gân mạn tính)

  • Có cảm giác đau nhiều ở vai, đặc biệt là ngay rãnh chữ V của cơ delta. Cơ đau có xu hướng lan xuống cánh tay, cẳng tay và mu bàn tay
  • Đau nhiều hơn khi bệnh nhân thực hiện một số hoạt động ở vai (điển hình như nâng vai lên) hoặc khi nằm nghiêng (đặc biệt là khi tỳ vào vai). Điều này khiến bệnh nhân khó nằm nghiêng sang bên vai bị tổn thương
  • Khả năng vận động khớp bị hạn chế
  • Đau nhói khi dùng tay ấn hoặc va chạm vào gân trên gai hoặc điểm bám tận gân bó dài. Gân này thuộc gân cơ nhị đầu cánh tay, nằm phía dưới mỏm quạ và mặt trước của khớp vai 1cm
  • Không có biểu hiện giảm cơ lực, hạn chế khả năng vận động thụ động hay chủ động
  • Đau tăng khi thực hiện động tác co cánh tay đối kháng
  • Tổn thương gây cơ trên gai (mỏm cùng vai) với những biểu hiện:
    • Mức độ đau tăng lên khi giang tay từ 70 đến 90 độ
    • Đau tăng lên khi làm động tác đối kháng cánh tay
    • Đau nhói ở phía trước hoặc phía dưới mỏm cùng vai.
  • Tổn thương gân cơ nhị đầu:
    • Đau khi đưa tay ra trước hoặc khi dang tay
    • Có cảm giác đau và khó chịu khi gấp cẳng tay trên cánh tay có đối kháng
    • Đau ngay tại phía trong và trên mặt trước của cánh tay khi ấn vào rãnh nhị đầu
    • Tổn thương gân cơ nhị đầu tiến triển dẫn đến đứt gân.

2. Đau vai cấp

  • Những cơn đau xuất hiện một cách đột ngột, đau dữ dội khiến bệnh nhân mất ngủ
  • Cơn đau lan rộng ở toàn bộ vai, sau đó lan xuống tay, bàn tay và lan lên cổ
  • Khả năng vận động khớp vai bị hạn chế
  • Cánh tay thường áp sát vào thân người
  • Vai sưng to kèm theo cảm giác nóng vùng da xung quanh khớp viêm
  • Khối sưng bùng nhùng ở trước cánh tay
  • Sốt nhẹ.
Triệu chứng viêm quanh khớp vai
Đau vai cấp khiến bệnh nhân đau dữ dội, đau toàn bộ vai, sau đó lan xuống tay, bàn tay và lan lên cổ

3. Giả liệt khớp vai

  • Bệnh nhân có cảm giác đau nhức dữ dội
  • Thường nghe thấy tiếng kêu răng rắc khi mỉ các gân quanh đột ngột bị đứt
  • Bầm tím ở phần trước trên cánh tay. Triệu chứng này xuất hiện khoảng vài ngày
  • Khả năng vận động bị hạn chế
  • Khả năng nâng vai chủ động suy yếu hoặc mất đi
  • Khả năng vận động thụ động hoàn toàn bình thường
  • Khi khám cho bệnh nhân bị đứt bó dài gây nhị đầu nhận thấy cơ ở trước dưới cánh tay bị đứt. Triệu chứng này rõ nét hơn khi thực hiện gấp có đối kháng cẳng tay
  • Đau có thể tự biến mất hoặc khỏi do điều trị. Tuy nhiên khả năng vận động của bệnh nhân không thể phục hồi.

4. Cứng khớp vai

  • Đau khớp vai kiểu cơ học
  • bệnh nhân có thể bị đau nhiều hơn vào ban đêm
  • Khả năng vận động ở khớp vai bị hạn chế (bao gồm cả chủ động lẫn vận động)
  • Xương bả vai và xương cánh tay di chuyển cùng một khối. Triệu chứng này rõ nét hơn khi bệnh nhân thực hiện động tác giơ tay lên và quan sát từ phía sau
  • Vai cứng lại và đau giảm dần
  • Khi ấn vào thấy đau nhói ở dưới hoặc phía trước mỏm cùng
  • Kho thực hiện động tác và đau nhiều hơn khi cố gắng vận động.

Nguyên nhân gây bệnh viêm quanh khớp vai

Tùy thuộc vào từng thể bệnh, viêm quanh khớp vai xảy ra do những nguyên nhân sau:

1. Đau vai đơn thuần

Đau vai đơn thuần (viêm gân mạn tính) thường xảy ra do chấn thương liên tiếp ở vai hoặc do hoạt động quá sức. Trong một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện một cách tự nhiên. Một số nguyên nhân khác gồm:

  • Phổ biến ở người trẻ:
    • Chấn thương khiến vùng vai bị va đập mạnh. Thường xảy ra khi bệnh nhân tham gia giao thông, lao động, chơi thể thao.
    • Luyện tập thể thao quá sức
    • Thường xuyên chơi những bộ môn thể thao có cường độ mạnh, cần nhấc tay lên cao. Điển hình như bóng chuyền, bóng rổ, tennis, cầu lông…
    • Gân cơ quanh khớp vai bị tổn thương do chấn thương cơ học lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Phổ biến ở người trên 50: Vôi hóa hoặc thoái hóa phần mềm, viêm gân.
  • Vô căn ở một số trường hợp.
Nguyên nhân gây bệnh viêm quanh khớp vai
Đau vai đơn thuần xảy ra ở người thường xuyên chơi những môn thể thao có cường độ mạnh và cần nhấc tay lên cao

2. Đau vai cấp

  • Thường xảy ra khi có chấn thương do va đập mạnh
  • Lao động nặng hoặc chơi thể thao quá sức dẫn đến chấn thương
  • Đột ngột di chuyển khớp vai hoặc vận động khớp quá mức.

3. Giả liệt khớp vai

  • Ở người trẻ: Chấn thương mạnh, gắng sức khi lao động hoặc chơi thể thao, trượt, ngã, tai nạn ô tô, xe máy. Tuy nhiên giả liệt khớp vai ít gặp hơn ở nhóm đối tượng này.
  • Ở người trên 50: Chấn thương khớp vai, vận động sai tư thế, vận động gắng sức làm tổn thương những cơ gân quay đã bị thoái hóa.

4. Cứng khớp vai

Giả liệt khớp thường xảy ra ở những người bị căng thẳng thần kinh và có độ tuổi trên 40. Một số nguyên nhân thường gặp gồm:

  • Bó bột dẫn đến bất động kéo dài và tổn thương
  • Chấn thương khớp vai
  • Một số bệnh lý làm ảnh hưởng gồm lao phổi, ung thư phổi, viêm màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim, đau dây thần kinh cổ – cánh tay, đau thắt ngực nặng, zona cổ cánh tay, bệnh đái tháo đường, cường giáp, ung thư vú…
  • Lạm dụng thuốc ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đối tượng nguy cơ của bệnh viêm quanh khớp vai

Bệnh viêm quanh khớp vai có thể xảy ra ở bất kỳ giới tính hay độ tuổi nào nào. Tuy nhiên bệnh phổ biến hơn ở những nhóm đối tượng sau:

  • Giới tính: Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn so với phụ nữ.
  • Độ tuổi: Bệnh thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi
  • Nghề nghiệp: Những người lao động nặng nhọc, có công việc thường phải giơ tay cao hơn 90 độ, điển hình như bốc vác.
  • Đối tượng nguy cơ khác:
    • Chơi những bộ môn thể thao có cường độ mạnh, bệnh nhân thường xuyên giơ tay cao
    • Có tiền sử chấn thương vùng khớp vai
    • Có tiền sử gãy xương. Đặc biệt là gãy xương bả vai, xương đòn và xương cánh tay
    • Những người phải bất động khớp vai kéo dài do bó bột gãy xương, phục hồi sau đột quỵ hoặc sau bệnh nặng
    • Những người có tiền sử phẫu thuật khớp vai, nắn hoặc phẫu thuật gãy xương ở những khu vực có liên quan đến khớp vai như xương bả vai, xương đòn và xương cánh tay
    • Mắc các bệnh mãn tính. Thường gặp gồm cơn đau thắt ngực, đột quỵ não, bệnh phổi, tiểu đường, bệnh viêm khớp dạng thấp
Đối tượng nguy cơ bị viêm quanh khớp vai
Đau quanh khớp vai khiến bệnh nhân bị đứt gân, hạn chế hoặc không thể vận động khớp vai

Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm quanh khớp vai

Thông thường bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai có thể được điều trị và khắc phục triệu chứng bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhất là khi sớm chẩn đoán và điều trị. Bởi phần lớn các trường hợp đều có đáp ứng tốt với việc sử dụng thuốc và các biện pháp giảm đau tại nhà

Tuy nhiên bệnh có thể tiến triển dai dẳng và tăng mức độ nghiêm trọng ở những trường hợp chậm trễ trong quá trình khám và chữa bệnh. Điều này khiến bệnh nhân đau nhức nghiêm trọng kèm theo những vấn đề sau:

Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm quanh khớp vai

Bệnh nhân bị viêm chu vai được khám và đánh giá mức độ nghiêm trọng thông qua những biện pháp chẩn đoán sau:

1. Kiểm tra lâm sàng

Bệnh nhân được kiểm tra bệnh sử, triệu chứng và thực hiện các nghiệm pháp phát hiện gân tổn thương gồm:

Kiểm tra bệnh sử, triệu chứng

  • Kiểm tra tiền sử chấn thương
  • Kiểm tra tiền sử phẫu thuật, các bệnh mãn tính và những vấn đề liên quan
  • Kiểm tra và đánh giá các triệu chứng lâm sàng, bao gồm triệu chứng đau, cứng khớp

Thực hiện nghiệm pháp phát hiện gân tổn thương

Nghiệm pháp phát hiện gân tổn thương cho phép bác sĩ kiểm tra vị trí tổn thương, mức độ nghiêm trọng và khả năng vận động của bệnh.

  • Nghiệm pháp Palm-up: Bệnh nhân giơ thẳng tay ở tư thế 90 độ, bàn tay ngửa và xoay ngoài. Sau đó dần dần nâng cánh tay cao lên trên trong khi người khám đang giữ vùng vai bị tổn thương. Điều này khiến bệnh nhân bị đau. Nghiệm pháp Palm-up cho phép bác sĩ kiểm tra và phát hiện đầu dài gân cơ nhị đầu bị tổn thương.
  • Nghiệm pháp Pattes: Bệnh nhân gấp khuỷu tay vào cánh tay ở mức 90 độ, từ từ hạ cánh tay và giữ nguyên ở mức 90 độ, cẳng tay xoay vào trong và hạ thấp xuống khiến bệnh nhân đau nhức. Nghiệm pháp Pattes giúp kiểm tra tổn thương ở cơ tròn bé và cơ dưới gai.
  • Nghiệm pháp Jobe: Bệnh nhân dạng tay và giữ ở mức 90 độ, lòng bàn tay và ngón tay hướng xuống dưới. Nhẹ nhàng đưa cánh tay về trước khoảng 30 độ, cuối cùng hạ thấp xuống và thấy đau. Nghiệm pháp Jobe giúp tìm kiếm tổn thương ở trên vai.
  • Nghiệm pháp Neer: Vai tổn thương được người khám giữ chặt từ phía sau. Tay cùng bên được nâng lên một cách thụ động. Lúc này bệnh nhân cảm thấy đau nhiều ở vùng bị tổn thương do vùng mỏm cùng vai chịu nhiều áp lực. Nghiệm pháp Neer giúp phát hiện vấn đề ở vùng dưới chỏm quạ.
  •  Một số nghiệm pháp khác:
    • Nghiệm pháp Gerber: Nghiệm pháp này giúp đánh giá những tổn thương ở cơ dưới vai.
    • Nghiệm pháp Hawkins: Nghiệm pháp Hawkins tìm kiếm tổn thương ở dây chằng quạ.
    • Nghiệm pháp Yocum: Nghiệm pháp Yocum giúp phát hiện tình trạng hẹp khoang dưới và đau nhiều ở mỏm cùng bên làm nghiệm máu.
Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai được chẩn đoán bằng cách kiểm tra triệu chứng và thực hiện nghiệm pháp phát hiện gân tổn thương

2. Kiểm tra cận lâm sàng

Thông bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu kết hợp kiểm tra hình ảnh để chẩn đoán xác định bệnh lý.

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cho phép bác sĩ chuyên khoa phân biệt tình trạng viêm quanh khớp vai và hội chứng viêm sinh học. Bệnh nhân thường âm tính với kết quả xét nghiệm.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang giúp kiểm tra và đánh giá những tổn thương thực thể. Từ đó xác định chính xác bệnh lý và mức độ nghiêm trọng.
    • Đối với đau khớp vai đơn thuần: Hình ảnh calci hóa tại gân.
    • Đối với đau vai cấp: Hình ảnh X-quang cho thấy calci hóa ở khoảng cùng vai – mấu động. Calci hóa với kích thước lớn nhỏ khác nhau và thường biến mất sau vài ngày.
    • Đối với giả liệt khớp vai: hát hiện đứt gân mũ cơ quay khi chụp khớp vai cản quang.
    • Đối với cứng khớp vai: Bệnh nhân được chẩn đoán hình ảnh với thuốc cản quang. Tuy nhiên thường gặp nhiều khó khăn khi bơm thuốc, những túi cùng màng hoạt dịch biến mất, giảm cản quang khớp, khoang khớp bị thu hẹp (chỉ còn khoảng 5 – 10ml).
  • Siêu âm: Siêu âm khớp giúp kiểm tra chi tiết hơn về những cấu trúc phần mềm quanh khớp vai.
    • Đối với đau khớp vai đơn thuần: Siêu âm thấy gân giảm âm hơn bình thường. Thấy dịch bao quanh nhị đầu, nốt tăng âm kèm bóng cản nếu gân bị vôi hóa. Nhìn thấy tăng sinh mạch trong bao gân hoặc trong gân thông qua Doppler.
    • Đối với đau vai cấp: Hình ảnh calci hóa (những nốt tăng âm kèm bóng cản) ở bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai và ở gân. Nhận thấy tăng sinh mạch trong bao gân, trong gân hoặc trong bao thanh dịch thông qua Doppler.
    • Đối với giả liệt khớp vai: Siêu âm không nhìn thấy hình ảnh gân nhị đầu ở phía trong hoặc ở hố liên mấu động.Thấy đứt gân nhị đầu và tụ máu trong cơ mặt trước cánh tay. Gân mất tính liên tục, hai đầu gân đứt co rút kèm theo dịch ở vị trí tổn thương trong trường hợp gân trên gai bị đứt.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ được chỉ định với mục đích kiểm tra và đánh giá chính xác những tổn thương phần mềm khớp vai, bao gồm cả đứt gân.
  • Nội soi khớp vai: Nội soi khớp vai chỉ được chỉ định cho những trường hợp có tổn thương nghiêm trọng để xác định chính xác những vấn đề đang xảy ra. Phương pháp này không được chỉ định cho những chẩn đoán thông thường.

3. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt viêm quanh khớp vai với những tình trạng và bệnh lý sau:

  • Hoại tử vô mạch đầu xương trên cánh tay
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Calci hóa sụn khớp
  • Bệnh gút
  • Viêm khớp do lao
  • Viêm khớp mủ
  • Loạn dưỡng cơ
  • Thiểu sản xương
  • Gãy xương bệnh lý
  • Đau vai do tổn thương đỉnh phổi, đau thắt ngực, đau rễ cột sống cổ.
Chẩn đoán phân biệt viêm quanh khớp vai với bệnh lý khác
Chẩn đoán phân biệt viêm quanh khớp vai với gãy xương bệnh lý, viêm khớp do lao, viêm khớp mủ…

Cách điều trị viêm quanh khớp vai

Nguyên tắc chung khi điều trị viêm quanh khớp vai gồm:

  • Bệnh nhân được điều trị đợt cấp và chuyển sang điều trị duy trì
  • Kết hợp các phương pháp điều trị gồm vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Các phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai gồm:

1. Sử dụng thuốc điều trị viêm quanh khớp vai

Phần lớn trường hợp viêm quanh khớp vai đều có đáp ứng tốt với thuốc và các phương pháp điều trị nội khoa khác. Thông thường bệnh nhân sẽ được yêu cầu điều trị với những loại thuốc sau:

Thuốc giảm đau thông thường

Một số loại thuốc giảm đau thông thường như Acetaminophen sẽ được chỉ định trong điều trị viêm quanh khớp vai. Đối với trường hợp nhẹ, thuốc Acetaminophen (Efferalgan) được chỉ định với liều như sau:

  • Liều khuyến cáo: Dùng 500mg Acetaminophen (1 viên)/ lần x 2 – 4 lần/ ngày.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, Acetaminophen được dùng phối hợp với Tramadol hoặc Codein (thuốc giảm đau kê đơn).

  • Liều khuyến cáo: Dùng 2 – 6 viên Efferalgan codein/ ngày.

Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau và cải thiện tình trạng viêm sưng. Thuốc này thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai ở mức độ trung bình.

Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân sẽ được chỉ định một trong những loại thuốc chống viêm không steroid sau:

  • Celecoxib: Uống 200mg Celecoxib (1 viên) x 1 – 2 lần/ ngày.
  • Meloxicam: Uống 7,5mg Meloxicam (1 viên) x 1 – 2 lần/ ngày.
  • Piroxicam: Uống 20mg Piroxicam (1 viên)/ lần/ ngày.
  • Diclofenac: Uống 50mg Diclofenac (1 viên) x 2 lần/ ngày.

Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm

Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai do thoái hóa. Thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa, kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa đứt gân hoàn toàn.

Các thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Glucosamin sulfat: Dùng 1500mg Glucosamin sulfat (1 gói)/ ngày.
  • Diacerein: Dùng 50mg Diacerein (1 viên) x 1 – 2 lần/ ngày. Điều trị duy trì trong 3 tháng nếu cần thiết.

Tiêm corticoid

Tiêm corticoid tại chỗ thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau nhiều, không giảm viêm và đau khi dùng các thuốc thông thường hoặc bệnh nhân bị viêm khớp vai đơn thuần. Thuốc này có tác dụng giảm viêm và đau nặng. Thông thường người bệnh sẽ được tiêm corticoid dưới sự hướng dẫn của siêu âm.

Tuy nhiên không tiêm corticoid cho những trường hợp bị thoái hóa dẫn đến đứt gân bán phần. Vì thuốc có thể gây đứt gân toàn phần và hoại tử gân.

Những loại corticoid thường được sử dụng gồm:

  • Methylprednisolon acetat: Tiêm tại chỗ 40mg methylprednisolon acetat 1 lần duy nhất.
  • Betamethason dipropionat: Tiêm tại chỗ 5mg Betamethason dipropionat 1 lần duy nhất.
  • Betamethason sodium phosphat: Tiêm tại chỗ 2mg Betamethason sodium phosphat 1 lần duy nhất.

Trong trường hợp đau tái phát, bệnh nhân sẽ được tiêm nhắc lại sau 3 đến 6 tháng.

Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ thường được chỉ định với mục đích điều trị hỗ trợ. Loại thuốc này có tác dụng thư giãn cơ và giảm đau. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân sẽ được điều trị với các thuốc sau:

  • Mydocalm: Uống 150mg Mydocalm/ lần x 3 lần/ ngày. Hoặc tiêm bắp sâu 100mg Mydocalm/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Myonal: Uống 50mg Myonal (1 viên) x 2 lần/ ngày.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Nếu cơn đau nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn chứa thuốc chống trầm cảm ba vòng. Loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm đau, an thần và cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.

Thông thường bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc Amitriptylin với liều lượng như sau:

  • Liều khuyến cáo: Dùng 25mg Amitriptylin (1 viên)/ ngày. Sử dụng thuốc liên tục từ 5 đến 7 ngày.
Sử dụng thuốc điều trị viêm quanh khớp vai
Phần lớn bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai có đáp ứng tốt với việc sử dụng thuốc điều trị

2. Vật lý trị liệu

Hầu hết bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai được hướng dẫn vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, giảm đau, cải thiện sự linh hoạt cho khớp và những cấu trúc phần mềm quanh khớp vai.

Ngoài ra việc áp dụng những bài tập vật lý trị liệu phù hợp còn giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng co cứng và tăng phạm vi hoạt động của khớp. Đồng thời giúp tăng cường quá trình lưu thông máu và nuôi dưỡng khớp.

3. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị viêm khớp vai từ tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam

Bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang được ra hoàn thiện từ đề tài “Ứng dụng Y học cổ truyền trong điều trị bệnh xương khớp” được nghiên cứu bởi đội ngũ y bác sĩ YHCT tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Bài thuốc được nghiên cứu bài bản và chuyên sâu kế thừa nhiều bài thuốc cổ phương. Nổi bật trong số đó phải kể đến phương thuốc “giấu”của đồng bào người Tày ở Bắc Kạn. Đội ngũ bác sĩ đã tiến hành gia giảm các thành phần thảo dược và phối chế theo tỷ lệ vàng và trở thành giải pháp điều trị viêm khớp vai hàng đầu hiện nay.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được nghiên cứu bài bản
Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được nghiên cứu bài bản

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kết hợp hơn 50 thảo dược quý, trong đó có nhiều cây thuốc bí dược bản địa LẦN ĐẦU TIÊN được nghiên cứu như: Cây Lịn tưa, Cây kha khếp, Huyết giác, Na rừng, Kê huyết đằng, nhiều loại tầm gửi giá trị cao như phác kháo cài, phác mạy nghiến, phác mạy liến, hầu vĩ tóc, vương cốt đằng, thiên niên kiện…

Trung tâm Thuốc dân tộc CAM KẾT sử dụng dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ. 20% dược liệu là cây thuốc quý hiếm được khai thác trực tiếp từ rừng tự nhiên trong dự án hợp tác phát triển cây thuốc Nam với người dân bản địa và nhập khẩu chính ngạch. 80% dược liệu cung ứng bởi đơn vị trực thuộc Trung tâm Dược liệu Quốc gia Vietfarm.

Bảng thành phần 10 vị bổ 10 của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang
Bảng thành phần 10 vị bổ 10 của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang cá nhân hóa điều trị, được gia giảm phù hợp với mức độ tổn thương do viêm khớp vai. Bài thuốc sở hữu công thức ĐỘC QUYỀN với bộ 3 sức mạnh của 3 nhóm thuốc: Quốc dược Bổ thận hoàn, Quốc dược Giải độc hoàn và Quốc dược Phục cốt hoàn. Sự kết hợp này tạo cơ chế điều trị ĐA CHIỀU với 3 mũi nhọn:

  • GIẢI QUYẾT tận gốc căn nguyên gây bệnh với phép trị khu phong, trừ tà
  • ĐIỀU TRỊ VÀ LOẠI BỎ triệu chứng đau nhức, sưng viêm quanh khớp vai.
  • TÁI TẠO và phục hồi sụn khớp vai và xương khớp toàn diện, ngăn chặn bệnh tái phát.

XEM NGAY: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị viêm đau khớp DẬP TẮT sưng – nóng – đỏ – đau

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt hoàn được Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc sẵn dưới dạng cao viên hoàn hoặc cao tinh chất đóng lọ thủy tinh tiện dụng, cơ thể dễ hấp thu gấp 3 lần so với thuốc Đông y truyền thống. 95% bệnh nhân chấm dứt tình trạng đau nhức, phục hồi vận động sau 2-3 tháng dùng thuốc. Nghệ sĩ Phú Thăng và hàng ngàn bệnh nhân phản hồi tích cực về hiệu quả bài thuốc.

XEM NGAY: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Đông đảo bệnh nhân khắp cả nước thoát khỏi đau nhức xương khớp nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được  VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu là giải pháp điều trị bệnh xương khớp hoàn chỉnh, nhiều trang báo uy tín đưa tin.

  • Báo Đà Nẵng: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang – Đột phá trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam
  • Tạp chí Đông y: Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp hoàn chỉnh kết tinh từ Y học cổ truyền

Chị Đặng Thị Phước (Quảng Ninh) bị viêm khớp dính vai, từ chỗ đau đớn, không thể cử động, giờ đây chị Phước đã hoàn toàn khỏi bệnh và quay trở lại công việc bình thường nhờ bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang.

Lắng nghe chi tiết chia sẻ của chị Phước:

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình điều trị viêm khớp dính vai phù hợp nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc qua các kênh thông tin sau:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT, Zalo: (024) 7109 6699098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT, Zalo: (028) 7109 66990961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

3. Liệu pháp giảm đau

Một số liệu pháp dưới đây có thể được áp dụng để cải thiện mức độ nghiêm trọng của cơn đau và cải thiện tình trạng cứng khớp. Cụ thể:

  • Liệu pháp nhiệt

Nếu viêm quanh khớp vai không kèm theo tình trạng sưng nóng, người bệnh có thể dụng biện pháp chườm nóng để kiểm soát tình trạng. Biện pháp này có tác dụng kích thích quá trình tuần hoàn máu, giảm đau hiệu quả. Đồng thời hạn chế mức độ nghiêm trọng của tình trạng sưng viêm.

Vì thế bệnh nhân có thể dùng chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc túi ấm chườm lên vị trí đau 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần 15 phút. Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể được điều trị bằng tia hồng ngoại, bó nến hoặc sóng siêu âm…

  • Xoa bóp

Việc xoa bóp đúng cách sẽ giúp người bệnh thư giãn cơ xương, giảm đau, cải thiện sự linh hoạt cho khớp và những cấu trúc phần mềm quanh khớp vai. Bên cạnh đó biện pháp này còn có tác dụng làm giảm tình trạng co cứng khớp và tăng cường lưu lượng máu.

Xem ngay: Xoa Bóp Bấm Huyệt Điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai Và Lưu Ý

  • Tập vận động

Các bài tập vận động đơn giản thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị viêm cấp kèm theo triệu chứng sưng và đau nhiều. Thông thường trong giai đoạn này người bệnh không nên vận động mạnh, hạn chế cử động vùng gân bị tổn thương. Sau một thời gian ngắn, bệnh nhân cần tập vận động để phục hồi và bảo tồn khả năng vận động của khớp vai.

Tuy nhiên những bài tập vận động cần được áp dụng theo sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu hoặc bác sĩ. Bởi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được luyện tập với những bài tập khác nhau.

5. Phẫu thuật

Bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại khoa khi rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Viêm quanh khớp vai thể giả liệt
  • Rách đứt hoàn hoàn gân cơ chóp xoay
  • Đứt các gân vùng khớp vai ở những người trẻ tuổi do chấn thương
  • Đứt gân do thoái hóa ở những bệnh nhân trên 60 tuổi.

Trước khi điều trị ngoại khoa bệnh nhân sẽ được kiểm tra và đánh giá tình trạng cụ thể, đặc biệt là những người có độ tuổi trên 60. Ở những trường hợp đứt gân, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nối gân bị đứt.

Sau phẫu thuật điều trị, người bệnh sẽ được tập vận động và vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Phẫu thuật điều trị viêm quanh khớp vai
Chỉ định phẫu thuật cho những trường hợp rách đứt hoàn hoàn gân cơ chóp xoay, viêm quanh khớp vai thể giả liệt

6. Nội soi ổ khớp

Đối với những trường hợp bị rách gân cơ chóp xoay không hoàn toàn, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên nếu điều trị nội khoa thất bại, bác sĩ có thể chỉ định nội soi để cải thiện tình trạng. Phương pháp này có tác dụng khâu phục hồi gân.

Ngoài ra bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi ổ khớp với mục đích lấy những tinh thể calci lắng đọng và giảm đau.

7. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân

Đối với những trường hợp dưới 60 tuổi bị chấn thương dẫn đến đứt bán phần các gân mũ cơ quay, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Phương pháp điều trị này có tác dụng nâng cao khả năng phục hồi của cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị.

Ngoài ra phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân còn có tác dụng đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những tế bào bị tổn thương, tương đối an toàn. Từ đó giúp bệnh nhân điều trị và kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả.

Theo dõi và kiểm tra

Trong quá trình điều trị viêm quanh khớp vai, bệnh nhân cần tái khám định kỳ mỗi 1 đến 3 tháng/ lần. Điều này sẽ giúp đánh giá tốc độ hồi phục của khớp vai, bao gân và gân. Đồng thời kiểm tra khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị. Sau đó thay đổi phác đồ điều trị nếu cần thiết. Khoảng cách giữa các lần tái khám có thể kéo dài hơn ở những bệnh nhân có đáp ứng tốt.

Biện pháp phòng ngừa viêm quanh khớp vai

Bệnh nhân có thể phòng ngừa viêm quanh khớp vai bằng một số biện pháp đơn giản gồm:

  • Nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý
  • Tránh vận động và lao động quá mức
  • Tránh những động tác sử dụng vai và dạng hai tay quá mức
  • Tránh thường xuyên nâng tay lên quá cao vai
  • Nên thận trọng để tránh chấn thương ở vùng khớp vai. Đặc biệt là khi chơi thể thao, đi lại, lao động và tham gia giao thông
  • Điều trị chấn thương và những bệnh lý liên quan
  • Cần khám và điều trị ngay khi bị đau vai cấp và đau vai đơn thuần để phòng ngừa bệnh tiến triển
  • Thường xuyên vận động và luyện tập thể dục để tránh bất động khớp vai kéo dài. Đồng thời cải thiện sức khỏe xương khớp, độ linh hoạt và phạm vi hoạt động của vai (nhất là những người bất động khớp do bị gãy xương hoặc bệnh nặng). Điều này sẽ giúp bệnh nhân phòng ngừa tình trạng viêm và đau các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai.
luyện tập thể dục giúp ngừa viêm quanh khớp vai
Thường xuyên vận động và luyện tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, độ linh hoạt và phạm vi hoạt động của vai

Viêm quanh khớp vai là bệnh lý không quá nghiêm trọng. Thông thường các triệu chứng có thể được khắc phục bằng cách sử dụng thuốc kết hợp vật lý trị liệu. Tuy nhiên ở những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa để điều trị và phục hồi khả năng vận động.

CHIA SẺ TÌNH TRẠNG ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP CỦA BẠN ĐỂ GẶP BÁC SĨ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Bài đọc thêm:

Câu hỏi liên quan
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua