Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (+) và RF (-)

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp là bệnh viêm khớp mãn tính có xu hướng bùng phát thường xuyên. Chẩn đoán và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây ảnh hưởng đến các khớp khác.

viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (+) và RF (-) là tình trạng viêm khớp mãn tính có thể tái phát thường xuyên

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (+) và RF (-) là gì?

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp (trước đây được gọi là viêm khớp dạng thấp thiếu niên) là dạng viêm khớp mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh thường khởi phát ở bệnh nhân trên 6 tuần tuổi và ở trẻ em dưới 16 tuổi.

Không giống như viêm khớp dạng thấp ở người lớn, viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp thường diễn tiến nhanh, gây đau, sưng và cứng khớp dai dẳng. Một số trẻ có thể phát triển các triệu chứng trong vài tháng trong khi những trẻ khác có thể phát triển trong nhiều năm.

Dạng viêm khớp này được phân loại như sau:

  • Thể toàn thân: Đây là dạng viêm khớp ảnh hưởng đến 1 hoặc nhiều khớp. Trẻ có thể bị sốt cao và phát ban da vào ban đêm. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể khiến trẻ bị viêm nội tạng, bao gồm tim, gan, lá lách và các hạch bạch huyết. Thể đa khớp là dạng ít phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 0.1% trẻ viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp.
  • Thể ít khớp: Dạng viêm khớp này ảnh hưởng từ 1 – 4 khớp trong 6 tháng đầu tiên của bệnh. Sau 6 tháng nếu gây tổn thương từ 4 khớp trở lên, được gọi là thể ít khớp tiến triển (extended oligoarthritis), nếu gây tổn thương ít hơn 4 khớp được gọi là thể ít khớp cố định (persistent oligoarthritis).
  • Thể đa khớp RF (+) và RF (-): Loại viêm khớp này gây ảnh hưởng từ 5 khớp trở lên trong 6 tháng đầu của bệnh. Các xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để tìm yếu tố dạng thấp RF (+) (dương tính) hoặc RF (-) (âm tính).
  • Viêm khớp vảy nến: Đối với loại viêm khớp này, trẻ có thể phát triển các triệu chứng viêm khớp và vẩy nến.

Hầu hết các trường hợp viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp thường nhẹ, ít khi dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Các biện pháp điều trị thường bao gồm giảm đau, chống viêm, cải thiện chức năng và ngăn ngừa tổn thương khớp.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp

Các triệu chứng và dấu hiệu viêm khớp khớp tự phát thiếu niên thường bao gồm:

viêm khớp thiếu niên tự phát
Đau khớp là dấu hiệu viêm khớp thiếu niên tự phát phổ biến nhất
  • Đau khớp: Trẻ em nhỏ hơn 1 tuổi có thể không thể kêu đau, tuy nhiên người chăm sóc có thể nhận thấy cơn đau ở trẻ thông qua dáng đi khấp khiễng, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa.
  • Sưng khớp: Sưng là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy nhất, đặc biệt là ở các khớp lớn, chẳng hạn như khớp gối.
  • Cứng khớp: Cứng khớp có thể khiến trẻ trở nên vụng về hơn bình thường, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi trẻ mới ngủ dậy.
  • Sốt, phát ban và sưng các hạch bạch huyết: Trong một số trường  hợp, trẻ có thể bị sốt cao, sưng các hạch bạch huyết hoặc phát ban toàn thân, đặc biệt là vào  buổi tối.

Nguyên nhân gây viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp

Hiện tại không xác định được nguyên nhân gây viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý tự miễn, xảy ra khi cơ thể tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh trong cơ thể.

Không có nguyên nhân cụ thể dẫn đến viêm khớp tự phát ở thiếu niên. Tình trạng này thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khớp, di truyền và các nguyên nhân môi trường, đặc biệt là tác nhân nhiễm trùng vi khuẩn và rối loạn hệ thống miễn dịch.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp, viêm khớp tự phát ở trẻ em thường không nguy hiểm. Tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra một số biến chứng nhất định, chẳng hạn như tổn thương khớp hoặc đau mãn tính.

Ngoài ra, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như:

  • Các vấn đề về mắt: Viêm khớp tự phát thiếu niên có thể dẫn đến một số vấn đề về mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thậm chí là mù lòa. Một số trẻ có thể bị viêm mắt mà không có triệu chứng, do đó điều quan trọng là cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra thường xuyên.
  • Các vấn đề về tăng trưởng: Viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên có thể gây cản trở khả năng phát triển và tăng trưởng xương ở trẻ. Ngoài ra, biện pháp điều trị viêm khớp bằng corticosteroid cũng có thể gây ức chế sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, nếu không được điều trị, viêm khớp tự phát ở trẻ em có thể dẫn đến một số biến chứng khác, chẳng hạn như:

  • Thiếu máu
  • Đau đớn mãn tính và tái phát thường xuyên
  • Tổn thương khớp
  • Tăng nguy cơ hình thành gai xương
  • Chân tay phát triển không đều
  • Thay đổi tầm nhìn hoặc ảnh hưởng đến thị lực
  • Viêm ngoài màng tim hoặc sưng tấy xung quanh tim

Chẩn đoán viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp

1. Chẩn đoán lâm sàng

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (-):

  • Dịch tễ: Thường ảnh hưởng đến bé gái trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở bé gái cao gấp 3 lần bé trai.
  • Dấu hiệu lâm sàng: Khởi phát chậm, các dấu hiệu đối xứng, thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ, nguy cơ viêm mống mắt thể mi 5%.
  • Cận lâm sàng: Phản ứng viêm tăng, có dấu hiệu thiếu máu nhẹ,  kháng thể kháng nhân (ANA) tăng 40%, yếu tố dạng thấp RF (-)
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (-) phổ biến ở trẻ từ 1 – 3 tuổi

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (+):

  • Dịch tễ: Phổ biến ở trẻ em gái trong độ tuổi dậy thì, tỷ lệ mắc  bệnh là 0.001%.
  • Dấu hiệu lâm sàng: Các triệu chứng bệnh khởi phát chậm, thường ảnh hưởng đến các khớp nhẹ. Bệnh nhi có thể bị sốt nhẹ, ít khi xuất hiện tình trạng viêm mống mắt thể mi.
  • Cận lâm sàng: Phản ứng viêm tăng, kháng thể kháng nhân (ANA) có thể tăng, yếu tố dạng thấp RF dương tính (+), thiếu máu.

2. Chẩn đoán phân biệt

– Chẩn đoán viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (+) theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học thế giới (ILAR) năm 2001.

Viêm đa khớp: Tổn thương từ 5 khớp trở lên trong 6 tháng đầu kể từ khi khởi phát bệnh.

Yếu tố dạng thấp RF (+): Ít nhất 2 mẫu dương tính trong khoảng cách 3 tháng, trong vòng 6 tháng đầu.

Độ tuổi: Khởi phát dưới 16 tuổi.

Thời gian viêm khớp: Ít nhất là 6 tuần liên tục.

Yếu tố miễn dịch viêm tương tự như ở người trưởng thành (HLA-DR4).

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (+) chiếm 5% nhóm viêm khớp mãn tính này. Bệnh thường phổ biến ở bé gái, độ tuổi khởi phát muộn, từ 9 – 13 tuổi. Tần suất yếu tố dạng thấp tăng dần theo độ tuổi và có giá trị tiên lượng cho tiến triển của bệnh.

Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây tổn thương đa khớp, bao gồm các khớp lớn và các khớp nhỏ đối xứng với nhau. Tổn thương có thể nghiêm trọng, gây phá hủy khớp sớm, ảnh hưởng đến chức năng vận động của  khớp và có nhiều nguy cơ cần thay khớp trong tương lai.

Một số trẻ có thể gặp các tổn thương ngoài khớp, chẳng hạn như viêm ngoài màng tim, viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi, viêm hệ thống mô liên kết, hội chứng ống cổ tay. Ngoài ra, tỷ lệ hình thành nốt thấp (hạt thấp khớp dưới da) là 10%.

viêm khớp thiếu niên tự phát là gì
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp thường phổ biến ở bé gái hơn bé trai

− Chẩn đoán viêm khớp thiếu niên tự phát đa khớp RF (-) theo tiêu chuẩn ILAR:

Viêm đa khớp: Tổn thương từ 5 khớp trở lên trong vòng 6 tháng với yếu tố dạng thấp RF (-).

Tình trạng này phân thành ba nhóm:

  • Viêm đa khớp ANA (+): Bệnh khởi phát sớm, thường ở trẻ dưới 6 tuổi, phổ biến ở trẻ em gái, viêm khớp không đối xứng và có nguy cơ viêm màng bồ đào cao.
  • Viêm bao hoạt dịch khô: Thường khởi phát muộn, phổ biến ở trẻ từ 7 tuổi trở lên và thường đáp ứng kém với các biện pháp điều trị.
  • Viêm màng hoạt dịch tăng sinh, đối xứng (Prolific symmetric synovitis): Thường khởi phát muộn, trong độ tuổi từ 7 – 9 tuổi, tổn thương khớp đối xứng, thường ít có nguy cơ biến chứng viêm màng bồ đào.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (-) thường khởi phát sớm, khoảng hơn 50% các trường hợp khởi phát trước 5 tuổi. Diễn tiến bệnh thường âm ỉ kéo dài, nhưng cũng có trường hợp cấp tính. Trẻ thường ít bị ảnh hưởng về tổng thể trạng, ít khi sốt hoặc chỉ sốt nhẹ.

Có thể gây tổn thương các khớp lớn hoặc các khớp nhỏ, có thể đối xứng hoặc không đối xứng và thường tiến triển chậm. Khớp háng thường bị bị tổn thương trong giai đoạn muộn. Các tổn thương khác như viêm cân cơ bao hoạt dịch cổ tay, cổ chân và viêm gân gấp bàn tay thường phổ biến. Ngoài ra, các tổn thương ngoài khớp thường không phổ biến.

3. Chẩn đoán phân biệt

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp cần được chẩn đoán phân biệt với các tình trạng viêm đa khớp, tiến triển nặng khác. Cần chẩn đoán loại bỏ với các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng,  bệnh mô liên kết khác (chẳng hạn như viêm da cơ, viêm đa cơ, lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch máu…), CINCA (Chronic infantile neurological cutaneous and articular syndrome – Hội chứng khớp và mô dưới da thần kinh mạn tính ở trẻ em), các bệnh lý ác tính, loạn sản xương, bệnh lý tổn thương ruột do yếu tố thấp.

Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp

Các biện pháp điều trị viêm khớp tự phát thể đa khớp ở trẻ em tập trung vào việc cải thiện tính linh hoạt của khớp, tăng cường các hoạt động thể chất và giúp trẻ hòa nhập với xã hội. Bác sĩ điều trị có thể đề nghị kết hợp nhiều biện pháp điều trị để hỗ trợ giảm đau, sưng, duy trì khả năng vận động, tăng sức mạnh ở khớp và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

1. Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (-)

Điều trị khởi đầu bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).

Có thể phối hợp với các loại thuốc điều trị các triệu chứng cơ bản (DMARDs) nếu sau 1 – 2 tháng sử dụng không đáp ứng thuốc chống viêm không steroid. Sulfasalazine là loại thuốc DMARDs phổ biến và có tác dụng sớm nhất có thể được chỉ định. Đối với các trẻ lớn, có thể sử dụng Hydroxychloroquine đơn độc hoặc kết hợp với Sulfasalazine. Nếu sau 6 tháng không đáp ứng điều trị, có thể sử dụng Methotrexat.

điều trị viêm khớp thiếu niên
Viêm khớp thiếu niên tự phát được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid

Corticoid liều thấp, phổ biến là Prednisone với liều lượng 0.5 mg / kg / 24 giờ, có tác dụng cải thiện chức năng vận động ở khớp. Cân nhắc sử dụng Corticoid nội khớp nếu các triệu chứng viêm tái phát hoặc đáp ứng kém đối với liều uống.

Sau khi các triệu chứng được cải thiện, sử dụng NSAIDs duy trì trong ít nhất 6 tháng trước khi ngừng hẳn và DMARDs cần được duy trì ít nhất 1 năm, tính từ lúc có dấu hiệu cải thiện bệnh về mặt lâm sàng. Sau 1 năm thuốc DMARDs có thể ngừng hẳn nếu các triệu chứng không có dấu hiệu tái phát.

Trong trường hợp tái phát: Thuốc được sử dụng ở thời điểm trẻ đạt được hiệu quả sử dụng sẽ được tái sử dụng.

2. Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (+)

– Bắt đầu điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) được sử dụng ở trẻ em. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Ibuprofen 30 – 50mg / kg /24h
  • Tolmetin 30 – 40 mg / kg /24h
  • Aspirine 75 – 100 mg / kg /24h
  • Naproxen 15 – 20 mg / kg / 24h
thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên
Có thể sử dụng có thể sử dụng corticoid dạng tiêm tĩnh mạch trong các trường hợp cần thiết

– Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng thuốc chống viêm không steroid, có thể sử dụng corticoid. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Prednisone sử dùng qua uống với liều cao 2 – 3 mg / kg / 24h
  • Hoặc dùng Methylprednisolon 10 – 30 mg / kg /24h thông qua đường truyền tĩnh mạch trong 1 – 3 ngày liên tục

Sử dụng Corticoid có tác dụng nhanh chóng nhưng cần giảm liều trong 1 – 2 tuần và duy trì Prednisone đường uống với liều thấp 0.5 – 1 mg / kg /24h.

– Phối hợp thuốc điều trị cơ bản (DMARDs) trong giai đoạn sớm:

Methotrexate (MTX) là loại thuốc được chỉ định đầu tiên với liều lượng sử dụng là 10 mg / m2 dùng uống 1 lần / tuần. Liều lượng thuốc có thể tăng lên 0.5 mg / kg / tuần nếu cần thiết.

Nếu tình trạng viêm khớp kéo dài hơn 6 tháng và không đáp ứng với các loại thuốc đường uống, có thể chỉ định Methotrexate với dạng đường truyền dưới da, với liều lượng 1 mg / kg / tuần.

– Phối hợp thêm thuốc điều trị cơ bản (DMARDs) thứ hai:

Các loại thuốc DMARDs thứ hai được chỉ định khi Methotrexate không mang lại hiệu quả điều trị. Có thể sử dụng:

  • Sulfasalazine 25 – 50 mg / kg / 24h. Đối với trẻ nhỏ có thể bắt đầu với liệu 12.5 mg / kg / 24h.
  • Hoặc sử dụng Hydroxychloroquine 5 – 6 mg / kg / 24h được dùng cho trẻ lớn > 4 tuổi

– Đối với các trường hợp kháng điều trị:

Sử dụng phụ thuộc Steroids, thuốc kháng TNF α, chẳng hạn như:

  • Etanercept với liều lượng 0.4 mg / kg, dạng tiêm dưới da 2 lần mỗi tuần.
  • Hoặc Adalimumab (Humira) với liều lượng 40 mg / 2 tuần ở dạng tiêm dưới da.
  • Hoặc dùng thuốc ức chế Interleukin 6, chẳng hạn như Tocilizumab (Actemra) với liều lượng 4 mg / kg / tháng (dùng cho trẻ có cân nặng lớn hơn 30 kg) và liều 10 mg / kg / tháng đôi với trẻ cân nặng dưới 30 kg.

– Khi đạt hiệu quả điều trị bệnh:

Sử dụng kết hợp các loại thuốc và giữ liệu ổn định trong vài tháng. Sau đó, giảm liều và ngừng corticoid.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc điều trị các triệu chứng cơ bản (DMARDs) được tiếp tục sử dụng duy trì trong giai đoạn lui bệnh trong ít nhất hơn 1 năm. Sau đó, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) được ngưng sử dụng trước và thuốc DMARDs sẽ ngừng sau, khi đánh giá tình trạng bệnh đã ổn định.

– Trong trường hợp tái phát, sử dụng các loại thuốc tại thời điểm trẻ đạt được sự lui bệnh.

Theo dõi và quản lý sau điều trị

Bệnh nhi viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp cần được tái khám định kỳ mỗi tháng trong nhiều năm để theo dõi các triệu chứng, điều chỉnh các thay đổi tâm sinh lý và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Đánh giá khả năng vận động của khớp và hoạt tính bệnh trong quá trình điều trị để điều chỉnh liệu pháp phù hợp.

Theo dõi và quản lý các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Một số xét nghiệm cần được thực hiện định kỳ bao gồm:

  • Chức năng gan, thận, khả năng đông máu mỗi tháng trong 3 tháng đầu kể từ lúc ngừng sử dụng kết hợp thuốc DMARDs. Sau đó, kiểm tra sau mỗi 3 tháng.
  • Tế bào máu ngoại vi và tốc độ máu lắng sau mỗi 2 – 4 tuần trong giai đoạn điều trị, mỗi tháng trong giai đoạn duy trì và mỗi 3 tháng khi đạt hiệu quả điều trị.
  • Điện di protein huyết tương mỗi tháng trong giai đoạn điều trị và sau đó là mỗi 3 tháng.
  • Sàng lọc lao, viêm gan trước khi sử dụng thuốc sinh học và thực hiện xét nghiệm lao sau mỗi 3 – 6 tháng trong quá trình điều trị.
  • Các xét nghiệm khác chẳng hạn như siêu âm tim, X – quang phổi, tủy đồ,… để xác định các diễn tiến không mong muốn và ngăn ngừa các biến chứng, chẳng hạn như hội chứng hoạt hóa đại thực bào, viêm tim, xơ hóa phổi, thoái hóa tinh bột, hoại tử nhú thận, loãng xương hoặc hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi,…

Biện pháp hỗ trợ tại nhà

Tập thể dục và duy trì một lối sống lành mạnh có thể mang lại một số lợi ích cho bệnh nhi viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp. Cụ thể, một số biện pháp hỗ trợ cải thiện tại nhà có thể bao gồm:

phòng ngừa viêm khớp dạng thấp thiếu niên
Thường xuyên vận động và tập thể dục để phòng ngừa các triệu chứng tái phát
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động thể chất và tập thể dục ít nhất 3 lần mỗi tuần để tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt của khớp. Các bài tập động tác thấp, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội là bài tập phù hợp nhất để điều trị viêm khớp tự phát ở thiếu niên.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Các loại thuốc điều trị viêm khớp tự phát thể đa khớp ở thiếu niên có thể làm tăng hoặc giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến tăng hoặc giảm cân nhanh chóng. Trong các trường hợp này, giữ chế độ ăn uống lành mạnh, chứa đúng lượng calo cần thiết có thể giúp trẻ duy trì trọng lượng phù hợp.
  • Vật lý trị liệu: Chuyên gia vật lý trị liệu có thể xây dựng một số bài tập phù hợp cho mỗi bệnh nhi để tăng cường sức mạnh và phục hồi các khớp bị ảnh hưởng.

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp là tình trạng viêm khớp ở trẻ em dưới 16 tuổi. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một vài khớp hoặc nhiều khớp trên cơ thể, dẫn đến sưng, cứng, nóng khớp và đau đớn. Các biện pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Thông tin thêm: Viêm khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Câu hỏi liên quan
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua