Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Sinh Mủ: Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là tình trạng nhiễm trùng khớp  gây đau đớn và suy nhược cơ thể. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến thoái hóa khớp vĩnh viễn và gây mất chức năng ở khớp.

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ
Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây mất chức năng khớp

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ hay viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ là tình trạng viêm khớp, thường do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số loại virus hoặc nấm. Tình trạng này có thể xảy ra sau một chấn thương xuyên thấu, chẳng hạn như vật nhọn đâm xuyên qua da, khiến vi khuẩn được truyền trực tiếp vào khớp.

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và người trưởng thành, là các đối tượng có hệ thống miễn dịch suy yếu. Ngoài ra, những người sử dụng khớp gối nhân tạo cũng có nhiều nguy cơ nhiễm trùng.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này gây ảnh hưởng đến khớp gối. Tuy nhiên, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến khớp háng, vai và nhiều khớp khác. Nhiễm trùng sinh mủ ở khớp có thể làm hỏng sụn khớp và xương một cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Do đó, thực hiện các biện pháp điều trị kịp lúc là điều quan trọng và cần thiết để tránh gây tổn thương khớp.

Thông thường, điều trị thường bao gồm dẫn lưu khớp bằng kim tiêm hoặc phẫu thuật để loại bỏ mủ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cần sử dụng kháng sinh để tránh nguy cơ tái nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ thường diễn ra nhanh chóng và cực kỳ khó chịu. Khớp có thể bị sưng tấy, đỏ ấm, đau dữ dội và người bệnh có thể bị sốt.

Viêm khớp nhiễm trùng ở trẻ em
Đau đớn và hạn chế cử động là dấu hiệu nhiễm trùng khớp phổ biến

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể
  • Sốt
  • Không có khả năng cử động khớp bị nhiễm trùng
  • Đau đớn nghiêm trọng, đặc biệt là khi cử động khớp
  • Tăng chất lỏng ở khớp dẫn đến sưng tấy
  • Khớp bị ấm, đỏ, đặc biệt là khi chạm vào khớp

Nếu viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ phát triển sau khi thay khớp nhân tạo, các dấu hiệu có thể bao gồm sưng và đau nhẹ kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, đôi khi khớp có thể bị lỏng, gây đau đớn khi cử động hoặc áp lực khi di chuyển. Thông thường cơn đau có thể được cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Trong các trường hợp nghiêm trọng, khớp có thể bị trật và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Vi khuẩn gây viêm khớp nhiễm khuẩn thường lây lan thông qua đường máu từ các khu vực khác trên cơ thể. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể xuất phát từ các vết thương hở hoặc vết thương do phẫu thuật, chẳng hạn như thay khớp háng.

Ở trẻ em và người trưởng thành, vi khuẩn phổ biến nhất có thể dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính thường là tụ cầu và liên cầu. Ở những người đã hoạt động tình dục, vi khuẩn neisseria gonorrhoeae có thể là nguyên nhân chính dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ.

Viêm khớp nhiễm khuẩn bệnh học
Nhiễm trùng vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn

Cụ thể, nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ thường được chia thành hai nhóm chính, bao gồm:

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu, chiếm khoảng 70 – 75% nguyên nhân.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu, thường liên quan đến tụ cầu vàng (chiếm khoảng 50 – 70% các trường hợp) và liền cầu (chiếm khoảng 20%). Vi khuẩn gram âm thường ít gặp hơn, tuy nhiên có thể chiếm khoảng 15 – 20% các nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn. Các loại phổ biến bao gồm E.coli, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, Haemophilus influenza. Ngoài ra có khoảng 5% các trường hợp người bệnh đồng nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác nhau dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ.

Bên cạnh đó, các bệnh lý nhiễm trùng khác, chẳng hạn như nhiễm virus, nhiễm nấm cũng có thể dẫn đến viêm khớp sinh mủ. Cụ thể các yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Viêm gan A, B và C
  • Bệnh thứ năm (nhiễm vi khuẩn Parvovirus B19)
  • Nhiễm virus HIV / AIDS
  • Nhiễm HTLV-1 (siêu vi trùng bạch cầu)
  • Nhiễm Adenovirus, là một loại virus có thể gây viêm đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh
  • Nhiễm virus Coxsackie, gây bệnh tay – chân – miệng
  • Quai bị
  • Nhiễm trùng Alphavirus
  • Nhiễm trùng Flavivirus

Một số loại nấm có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ bao gồm blastomyces, histoplasma và coccidiomyces. Tuy nhiên nhiễm trùng khớp sinh mủ do nhiễm nấm thường phát triển chậm hơn so với nhiễm trùng vi khuẩn.

Yếu tố rủi ro và đối tượng viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đối tượng dễ bị viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ. Tuy nhiên, những người có vết thương hở cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn khớp.

Bên cạnh đó, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc có bệnh lý từ trước, chẳng hạn như tiểu đường, ung thư, lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch thường có nguy cơ viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ cao hơn những người khác. Ngoài ra, các khớp đã từng bị chấn thương thường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn
Có tiền sử bệnh về khớp có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp sinh mủ

Các yếu tố rủi ro gây nhiễm khuẩn sinh mủ, bao gồm:

  • Có vấn đề về khớp: Các bệnh xương khớp mãn tính và các điều kiện sức khỏe ảnh hưởng đến khớp, chẳng hạn như lupus ban đỏ, bệnh gout, thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp nhiễm trùng. Bên cạnh đó, phẫu thuật khớp và các chấn thương khớp trong quá khứ cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp.
  • Sử dụng khớp nhân tạo: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào khớp thông qua quá trình phẫu thuật thay khớp nhân tạo và dẫn đến viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ. Ngoài ra, vi khuẩn có thể di chuyển từ khớp đến nhiều khu vực khác trong cơ thể thông qua đường máu.
  • Da mỏng: Những người có da mỏng và kém lành có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Những người có bệnh về da, chẳng hạn như chàm và vẩy nến có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khớp. Bên cạnh đó, người tiêm chích ma túy cũng có nguy cơ nhiễm trùng tại vị trí tiêm cao hơn những người khác.
  • Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp: Những người bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do thuốc gây ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ ở người viêm khớp dạng thấp rất khó, do các triệu chứng tương tự nhau.
  • Chấn thương khớp: Các vết thương nghiêm trọng, chẳng hạn như vết thương đâm thủng da, vết cắt trên khớp hoặc động vật cắn có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ.

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thông thường, bệnh đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và không để lại các biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ngay cả sau khi điều trị thành công, một số người vẫn có thể gặp khó khăn khi sử dụng khớp bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống hoặc gây mất chức năng khớp.

Ngoài ra, nếu không được điều trị phù hợp, nhiễm trùng khớp sinh mủ có thể dẫn đến thoái hóa khớp và tổn thương khớp vĩnh viễn. Nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến các khớp nhân tạo có thể lỏng khớp và tăng nguy cơ trật khớp.

Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có thể gây nhiễm trùng máu và có thể gây tử vong. Do đó, nhận biết các triệu chứng và điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh các rủi ro không mong muốn.

Chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Để xác định tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp xét nghiệm chẩn đoán, chẳng hạn như:

Phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm trùng
Trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp
  • Phân tích dịch khớp: Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có thể gây thay đổi màu sắc, độ đặc, thể tích  và các thành phần khác trong dịch khớp. Do đó, bác sĩ có thể rút một mẫu chất lỏng ở khớp bị ảnh hưởng và tiến hành kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Các xét nghiệm có thể xác định loại vi khuẩn, virus hoặc nấm dẫn đến nhiễm trùng. Điều này giúp bác sĩ kê đơn thuốc chính xác hơn.
  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể lấy một mẫu máu để kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định tình trạng nhiễm trùng máu.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X – quang có thể đánh giá tổn thương khớp và độ phù hợp của khớp nhân tạo.

Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ được điều trị tại bệnh viện, người bệnh có thể được yêu cầu nằm viện trong khoảng 2 tuần để điều trị và theo dõi. Trong thời này, người bệnh sẽ được dẫn lưu mủ và sử dụng kháng sinh tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch để chống lại nhiễm trùng.

1. Dẫn lưu nhiễm trùng

Dẫn lưu nhiễm trùng là điều rất quan trọng khi điều trị viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ. Các phương pháp dẫn lưu phổ biến bao gồm:

Cách chữa bệnh viêm khớp nhiễm trùng
Dẫn lưu mủ được thực hiện để loại bỏ nhiễm trùng bên trong khớp
  • Sử dụng kim tiêm: Bác sĩ có thể rút chất dịch nhiễm trùng bằng cách đưa kim tiêm vào khoang khớp và hút chất lỏng.
  • Nội soi: Khi nội soi khớp, bác sĩ sử dụng một ống mềm có máy quay ở đầu để đặt vào khớp thông qua một vết rạch nhỏ trên da. Sau đó, bác sĩ đưa một ống hút và dẫn lưu chất dịch nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật mở: Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ ở một số khớp, chẳng hạn như khớp háng, thường khó dẫn lưu bằng kim hoặc nội soi khớp. Do đó, đôi khi bác sĩ có thể cần tiến hành phẫu thuật mở để dẫn lưu mủ.

2. Sử dụng kháng sinh

Tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây viêm khớp, bác sĩ có thể chỉ định các loại kháng sinh phù hợp. Lúc đầu kháng sinh thường được tiêm thông qua tĩnh mạch ở cánh tay, sau đó chuyển qua sử dụng đường uống. Thông thường điều trị bằng kháng sinh có thể kéo dài từ hai đến sáu tuần.

kháng sinh điều trị viêm khớp nhiễm trùng
Sử dụng kháng sinh thông qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa tái nhiễm trùng

Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xảy ra phản ứng dị ứng với kháng sinh. Do đó, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ của thuốc.

Các loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ bao gồm:

  • Oxacillin
  • Nafcillin
  • Clindamycin
  • Vancomycin
  • Teicoplanin
  • Ceftazidim

3. Tháo khớp thay thế

Nếu viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ liên quan đến khớp nhân tạo, người bệnh có thể cần loại bỏ khớp để làm sạch kháng sinh. Sau vài tháng, khi nhiễm trùng đã được làm sạch, người bệnh có thể được thay khớp mới.

Nếu không thể tháo khớp, bác sĩ có thể làm sạch khớp và loại bỏ mô bị tổn thương trong khi vẫn giữa nguyên vị trí khớp. Kháng sinh đường tĩnh mạch có thể được chỉ định để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.

Phục hồi chức năng khớp sau điều trị

Khi các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm, người bệnh nên dành thời gian vận thường xuyên để phục hồi chức năng khớp. Các chuyển động nhẹ nhàng có thể tăng tính linh hoạt khớp và ngăn ngừa tình trạng khớp lâu dài.

Người bệnh có thể trao đổi với nhà vật lý trị liệu để xây dựng kế hoạch phù hồi chức năng hiệu quả.

Bằng cách tập thể dục phù hợp và hoàn thành liệu trình điều trị bằng kháng sinh, hầu hết người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn mà không bị tổn thương lâu dài. Tuy nhiên, một số người bệnh có thể cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu sau quá trình điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp cải thiện như:

  • Thỉnh thoảng dành thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ khớp bị ảnh hưởng
  • Nâng cao khớp bị ảnh hưởng để giảm đau và sưng
  • Chườm túi nước đá vào khớp bị tổn thương trong khoảng 20 phút mỗi lần để giảm sưng và đau đớn
  • Cố gắng thực hiện một số bài tập tăng cường và kéo giãn đến tăng tính linh hoạt của khớp và giảm đau

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có thể phát triển một cách nhanh chóng nếu không được điều trị phù hợp. Đây là tình trạng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, dô đó người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua