Các Tư Thế Ngủ Khi Bị Gãy Xương Sườn Người Bệnh Nên Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Ngủ ngồi, nằm ngửa… là các tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn. Những tư thế này giúp giảm áp lực lên vùng sưng đau, mang lại cảm giác dễ chịu, nhanh chìm vào giấc ngủ và không gây tổn thương thêm. Ngoài ra người bệnh nên áp dụng thêm nhiều biện pháp khác để ngủ ngon hơn khi bị gãy xương sườn.

Các tư thế ngủ tốt khi bị gãy xương sườn
Các tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn giúp giảm áp lực lên vùng sưng đau, nhanh chìm vào giấc ngủ

Gãy xương sườn ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ

Gãy xương sườn là tình trạng một hoặc nhiều xương trong khung xương sườn bị gãy hoặc có vết nứt. Tùy thuộc vào lực tác động, xương gãy có thể lệch khỏi vị trí của nó, đâm qua da hoặc làm thủng các cơ quan nội tạng. Nhiều trường hợp chỉ bị nứt xương, những mảnh gãy không tách khỏi xương chính.

Khi phải ngủ với xương sườn bị gãy, người bệnh cảm thấy đau đớn liên tục. Điều này tạo cảm giác khó chịu, giảm chất lượng giấc ngủ hoặc không thể ngủ. Trên thực tế, đau xương sườn do gãy ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn theo nhiều cách.

Khi đối mặt với cơn đau, người bệnh có thể mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ. Nhiều người thường xuyên tỉnh giấc, không thể ngủ và nghỉ ngơi ít hơn.

Thiếu ngủ lâu ngày làm suy giảm sức khỏe tổng thể, cơ thể mệt mỏi. Những trường hợp mất ngủ có hệ thống miễn dịch suy yếu, tăng huyết áp, thường xuyên lo lắng, suy giảm chức năng nhận thức và nhiều vấn đề khác.

Xương sườn bị gãy khiến người bệnh đau đớn liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Xương sườn bị gãy khiến người bệnh đau đớn liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Ngược lại, thiếu hoặc mất ngủ làm tăng mức độ nhay cảm với cơn đau của một người. Chính vì thế mà những trường hợp gãy xương sườn có cơn đau nghiêm trọng và kéo dài hơn khi họ không thể ngủ ngon.

Mặt khác, cơn đau và thiếu ngủ đều có khả năng ảnh hưởng đến tâm lý chung, người bệnh lo lắng và căng thẳng quá mức. Điều này cũng làm tăng mức độ nhay cảm với cơn đau. Đồng thời khiến cơ thể trở nên suy yếu.

Ngoài ra những tế bào xương như tế bào chondrocytes, nguyên bào xương giải phóng những cytokine gây viêm trong 7 ngày đầu tiên hồi phục. Điều này khiến chấn thương xương sườn gây đau nhiều hơn vào ban đêm. Bên cạnh đó, những cử động không chủ ý khi ngủ cũng gây đau đớn.

Các tư thế ngủ tốt khi bị gãy xương sườn

Ngủ không đúng tư thế có thể làm tăng mức độ tổn thương, gây đau và ảnh hưởng đến quá trình lành lại của xương sườn. Chính vì thế, người bệnh cần áp dụng các tư thế ngủ tốt khi bị gãy xương sườn để hỗ trợ điều trị. Đồng thời mang đến cảm giác thoải mái và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Dưới đây là các tư thế ngủ tốt khi bị gãy xương sườn:

1. Nằm ngửa

Nằm ngửa được xem là tư thế ngủ tốt khi bị gãy xương sườn. Tư thế ngủ này giúp giữ cột sống ở vị trí trung tính và thúc đẩy sự liên kết. Đồng thời phân bổ đều trọng lượng, tránh tạo áp lực lên khu vực có xương sườn bị gãy, ngăn tình trạng di lệch.

Ngoài ra nằm ngửa đúng cách giúp hỗ trợ quá trình liền lại của xương, giảm đau ở mức độ tối đa. Từ đó mang đến cảm giác dễ chịu, người bệnh sớm chìm vào giấc ngủ.

Nằm ngửa
Nằm ngửa trên một tấm đệm và gối phù hợp giúp giảm đau, tránh tạo áp lực lên xương sườn bị gãy

Tuy nhiên điều quan trọng là người bệnh cần ngủ trên một tấm đệm phù hợp để đảm bảo đạt sự liên kết lành mạnh. Những người nhẹ cân nên lựa chọn một tấm đệm nhẹ nhàng, có độ mềm vừa phải đến trung bình. Những người nặng hơn nên lựa chọn một tấm đệm có độ cứng vừa phải hoặc cứng, giúp hỗ trợ chắc chắn hơn.

Để tư thế nằm ngửa thêm hữu ích, người bệnh nên đặt một chiếc khăn cuộn hoặc một chiếc gối nhỏ dưới đầu gối. Điều này giúp làm giảm sự căng thẳng cho phần lưng dưới, bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ.

2. Nằm ngửa hơi cao khi ngủ

Người bệnh có thể nằm ngừa và kê cao lưng một chút khi ngủ. Điều này giúp không làm gián đoạn quá trình cung cấp máu đến vết thương, giảm sưng viêm và đau nhức. Đồng thời giải phóng áp lực lên xương sườn bị gãy. Từ đó mang đến cảm giác dễ chịu, người bệnh sớm chìm vào giấc ngủ.

Trong nhiều trường, người bệnh bị cứng khớp và đau nhức vào buổi sáng khi nằm ngửa trong thời gian dài. Khi nằm ngửa ở tư thế hơi cao, một chiếc gối nêm có thể giúp nâng đỡ lưng trên, giữ tim ở trên chân, không để máu tích tụ ở vùng bị gãy.

Bệnh nhân có thể sử dụng gối nêm theo chiều dọc để mang đến sự thoải mái tối đa cho xương sườn. Đồng thời giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

3. Ngủ ngồi

Ngủ ngồi chính là tư thế ngủ tốt nhất khi bị gãy xương sườn (trong giai đoạn hồi phục). Tư thế ngủ này có thể giữ vùng ngực thẳng, giúp xương sườn bị gãy mau lành. Đồng thời giúp người bệnh dễ dàng đứng dậy khỏi giường và di chuyển.

Khi ngủ ở tư thế ngồi, người bệnh cần đảm bảo kê một chiếc gối ở bên dưới cánh tay và đầu. Khi đặt gối dưới cánh tay, người bệnh có thể ngăn ngừa bất kỳ cử động không mong muốn nào trong khi ngủ.

Ngủ ngồi
Ngủ ngồi giúp giữ vùng ngực thẳng, hạn chế áp lực và hỗ trợ sự lành lại của xương sườn

Những chiếc gối mang đến sự hỗ trợ tối đa:

  • Gối tựa lưng: Người bệnh đặt một chiếc gối mềm mại cho cánh tay và lưng khi ngủ trong tư thế ngồi. Loại gối này giúp lưng được giữ ở tư thế thoải mái nhất, đạt được sự thăng bằng trong đêm, đảm bảo ngực và lưng vẫn thẳng. Từ đó giúp người bệnh ho đúng cách và thở dễ dàng. Gối tựa lưng cũng giúp hỗ trợ cánh tay để đạt được tư thế thoải mái nhất.
  • Gối nêm: Gối nêm giúp giữ cho cơ thể được nâng cao trong khi ngủ. Ngoài ra gối này còn giúp hỗ trợ quá trình liền lại của xương, giảm sưng, cho phép bệnh nhân chỉ nằm hơi cao hoặc ngồi thẳng hoàn toàn. Đồng thời giúp đầu và vai được giữ ở một góc 30 độ.

Ngoài gối hỗ trợ, bệnh nhân bị gãy xương sườn cần cân nhắc trang bị một chiếc ghế tựa. Điều này mang đến sự thoải mái tối đa và độ cao lý tưởng. Ngoài ra khi ngủ trên ghế tựa, người bệnh có thể di chuyển lưng với tùy chọn không trọng lực. Điều này giúp di chuyển lưng và đầu mà không gây đau hay làm ảnh hưởng đến xương sườn gãy, người bệnh dễ dàng ra vào ghế.

Người bệnh cũng có thể mua một chiếc ghế dài để hỗ trợ. Ghế này được đánh giá là khá thuận lợi khi ngủ trong tư thế ngồi. Người bệnh được khuyên dùng các ghế có lưng tựa vì chúng có thể đặt cơ thể ở một góc cao với sự thoải mái tối đa.

Tư thế ngủ xấu khi bị gãy xương sườn

Bệnh nhân bị gãy xương sườn cần tránh những tư thế ngủ dưới đây:

1. Ngủ nghiêng

Đối với những trường hợp bình thường, ngủ nghiêng là một tư thế vô hại, mang đến sự thoải mái và giúp bạn mau chóng chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên ở người bị gãy xương sườn, ngủ nghiêng mang đến nhiều tác hại hơn so với những lợi ích đạt được.

Khi lồng ngực bị bầm tím hoặc xương sườn bị gãy. việc nằm nghiêng có thể tạo áp lực lên ngực. Từ đó gây đau và khiến tổn thương thêm nghiêm trọng. Nếu có thói quen nằm nghiêng khi ngủ, người bệnh nên cẩn thận và chỉ thử tư thế này nếu nó không tạo cảm giác đau đớn.

Khi nằm nghiêng, bạn nên sử dụng thêm gối để đạt được sử hỗ trợ thích hợp và thẳng hàng. Cụ thể đặt chiếc gối mềm giữa hai đầu gối giúp duy trì đường cong tự nhiên của cột sống, căng chỉnh phần hông. Ngoài ra bạn cũng cần nâng đỡ tay với một chiếc gối để tránh cánh tay đè vào xương sườn và gây đau nhức.

2. Nằm sấp

Nằm sấp chính là tư tế ngủ xấu nhất khi bị gãy xương sườn. Khi ngủ với tư thế này, xương sườn bị đè nén dẫn đến đau đớn, tăng nguy cơ di lệch đoạn xương gãy. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình liền xương, gây mất ổn định, bệnh nhân khó ngủ.

Hơn thế, khi đoạn xương gãy bị di lệch, mô mềm bao gồm da và các cơ quan có thể bị tổn thương. Chính vì thế mà người bệnh không nên nằm sấp cho đến khi xương gãy lành lại hoàn toàn.

Nằm sấp
Nằm sấp gây đau, tạo áp lực lớn lên xương sườn, tăng nguy cơ di lệch đoạn xương gãy

Làm thế nào để ngủ ngon với xương sườn bị gãy?

Để ngủ ngon, người bệnh cần duy trì các tư thế ngủ tốt khi bị gãy xương sườn. Ngoài ra nên thực hiện thêm những biện pháp phù hợp để làm dịu cơn đau và duy trì giấc ngủ sâu trong một đêm dài. Cụ thể:

1. Tư thế ngủ của Dracula

Người bệnh nên học cách nằm ngửa và đặt tay lên ngực khi ngủ (tư thế ngủ của Dracula). Đôi tay có thể giúp xương sườn được giữ nguyên vị trí, hỗ trợ sự liền lại của các xương. Từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi sau chấn thương, tránh gây đau và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2. Vệ sinh giấc ngủ lành mạnh

Để duy trì thời gian hoạt động của đồng hồ sinh học, người bệnh cần ngủ và thức dậy vào những khung giờ nhất định. Điều này giúp cơ thể tập quen, đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn, đồng thời thức dậy dễ dàng hơn. Từ đó đảm bảo mang đến chất lượng giấc ngủ tốt nhất.

3. Thư giãn trước khi ngủ

Theo các chuyên gia, những kích thích nhận được trước khi ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thậm chí nhiều hơn mức độ đau. Chính vì thế mà việc thư giãn trước khi ngủ là điều cần thiết ở bệnh nhân bị gãy xương sườn.

Để thư giãn cơ thể và đầu óc trước khi ngủ, người bệnh có thể thử ngồi thiền, trị liệu bằng hương thơm, tắm nước ấm, đọc sách hoặc thực hiện những hoạt động ưa thích khác.

Thư giãn trước khi ngủ
Thư giãn trước khi ngủ giúp tạo cảm giác thoải mái, hạn chế đau và tăng chất lượng giấc ngủ

Lưu ý không nên sử dụng các thiết bị điện tử vì ánh sáng xanh có thể gây khó ngủ, giảm tổng thời gian ngủ hoặc khiến giờ đi ngủ bị trì hoãn. Nếu cần sử dụng thiết bị điện tử vào buổi tối, bạn nên sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh.

4. Liệu pháp lạnh

Người bệnh có thể chườm đá vào vùng xương sườn trước khi ngủ. Liệu pháp này có tác dụng giảm sưng và đau bằng cách làm tê cơn đau. Tác dụng giảm đau của liệu pháp lạnh đủ lâu để người bệnh có thể đi vào giấc ngủ sâu.

5. Thở có kiểm soát

Khi bị gãy xương sườn, việc hít thở sâu có thể gây đau nhiều hơn. Do đó người bệnh cần thận trọng, nên thở có kiểm soát khi chuẩn bị cho giấc ngủ. Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị gãy xương sườn nên thở bằng cơ hoành. Cách thở này cung cấp oxy đến mức xa nhất của phổi, không tạo áp lực lên khung sườn. Đồng thời giảm căng thẳng hiệu quả.

Chính vì thế mà bệnh nhân nên thực hành kỹ thuật thở bằng cơ hoành trước khi ngủ để giữ được tâm lý tốt, dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu hơn.

Vào ban ngày, người bệnh nên thực hành hít thở sâu sau mỗi 2 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những bài tập thở sâu có thể giúp phòng ngừa viêm phổi và phổi xẹp phát triển.

Nên thực hành hít thở sâu sau mỗi 2 giờ
Nên thực hành hít thở sâu sau mỗi 2 giờ để phòng ngừa viêm phổi và phổi xẹp phát triển

Dựa trên lịch trình mà bác sĩ tư vấn hoặc cứ hai giờ một lần, người bệnh hãy thực hành hít vào thật chậm và sâu để giúp phổi được làm đầy. Trong vòng hai phút tiếp theo, tiếp tục hít thở sâu và thở ra từ từ. Sau 2 – 3 phút, người bệnh nên hít thở sâu một lần nữa và ho nhẹ vài lần.

Nếu thực hành thở sâu khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, hãy giữ chặt một chiếc gối mềm vào xương sườn bị gãy. Điều này giúp giảm nhẹ cơn đau và thực hiện bài tập dễ dàng. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau để hỗ trợ.

6. Hạn chế chuyển động khi ngủ

Hãy cố gắng ngủ thẳng trong vài ngày đầu tiên bị gãy xương sườn. Hạn chế những chuyển động khi ngủ như vặn mình, xoay người, vươn vai và ho. Xương sườn kết nối trực tiếp với nhiều xương và nhiều phần trên của cơ thể. Chính vì thế mà bất kỳ cử động quá mức nào cũng có thể gây đau đớn.

Bệnh nhân không nên quấn xương sườn để tránh xẹp phổi và viêm phổi. Nên kê một chiếc gối vào xương sườn khi ho để giảm đau.

7. Sử dụng chiếc gối mềm khi hắt hơi

Khi bị gãy xương sườn, hắt hơi có thể gây đau nhói và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Để ngăn ngừa, người bệnh nên sử dụng một chiếc gối mềm mại như một tấm chắn để nâng đỡ ngực và hấp thụ lực. Ngoài ra người bệnh cũng nên sử dụng chiếc gối mềm khi nấc cụt hoặc ho.

8. Dùng gối và đệm để tạo sự thoải mái

Dùng đệm và gối phù hợp giúp bạn khỏi lăn trong khi ngủ, tránh gây đau dẫn đến thức giấc. Hãy đặt một chiếc gối dưới tay khi nằm ngửa hoặc đặt hai chiếc gối dưới kheo chân để hạn chế sức căng ở lưng. Điều này mang đến cảm giác thoải mái tối đa, duy trì giấc ngủ sâu và dài.

9. Dùng thuốc giảm đau

Bệnh nhân bị gãy xương sườn nên dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây cũng là một trong những cách giúp bạn ngủ ngon hơn khi xương sườn bị gãy. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen hay Ibuprofen trước khi ngủ 30 phút. Những loại thuốc này giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Ở những trường hợp nặng hơn, đau nhức dai dẳng, người bệnh có thể được chỉ định những loại thuốc giảm đau nhóm opioid như codeine và morphine. Tuy nhiên những loại thuốc này có thể gây rối loạn chu kỳ giấc ngủ. Vì thế người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc, cách dùng và liều lượng thích hợp.

10. Ngủ nhiều hơn

Ngủ chính là một phần quan trọng của quá trình chữa lành sau gãy xương sườn. Xương sườn bị gãy thường gây sốc cho toàn bộ cơ thể, tổn thương mô mềm và cơ quan lân cận. Khi ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ, mô và xương sườn bị tổn thương có thời gian lành lại, xoa dịu cơn đau, giảm bớt sự kích thích ở cơ bắp và dây thần kinh.

Ngoài ra ngủ đủ giấc giúp hạn chế căng thẳng do bất động và những cảm xúc liên quan đến gãy xương. Vì thế mà người bệnh nên ngủ sớm nhất có thể, đảm bảo ngủ ít nhất 8 tiếng chất lượng và thực hiện một vài giấc ngủ ngắn trong ngày.

Ngủ nhiều hơn
Ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn để mô và xương sườn bị tổn thương có thời gian lành lại

Gãy xương sườn mất bao lâu để chữa lành?

Bệnh nhân thường mất khoảng 6 – 8 tuần để xương sườn lành lại. Lưu ý thời gian hồi phục sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và cách chăm sóc. Trong trường hợp gãy xương nhẹ và không có nhiễm trùng, thời gian hồi phục là 6 tuần. Mất vài tháng để phục hồi hoàn toàn khi gãy xương sườn cần phẫu thuật.

Trong thời gian hồi phục, việc chăm sóc ngực, ngủ ngon và đủ giấc là điều quan trọng. Cơ thể phục hồi nhanh hơn, xương gãy mau liền hơn khi có giấc ngủ tốt.

Ngoài ra một giấc ngủ lành mạnh có thể duy trì sức khỏe của xương. Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ không đủ giấc có mật độ khoáng chất trong xương thấp hơn. Chính vì thế để sớm phục hồi xương sườn bị gãy, hãy đảm bảo cả số lượng và chất lượng giấc ngủ.

Để thúc đẩy quá trình phục hồi, người bệnh nên thực hiện thêm những bài tập thể dục, hô hấp và tập vật lý trị liệu.

Các tư thế ngủ tốt khi bị gãy xương sườn giúp giảm áp lực lên vùng bị đau, hạn chế đau đớn, đảm bảo số lượng và chất lượng giấc ngủ. Điều này thúc đẩy sự lành lại của xương, cơ thể hồi phục hoàn toàn. Vì thế, người bệnh nên giữ tư thế đúng và áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc giấc ngủ để đạt hiệu quả tốt.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Rách Dây Chằng Chéo Trước Có Tự Lành Không
Người bị rách dây chằng chéo trước có tự lành không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi đây là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính ổn định ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Cổ Tay Có Cần Bó Bột Không
Trật khớp cổ tay có cần bó bột không phụ thuộc vào nguyên nhân gây chấn thương cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện ngay sau khi chấn ...
Xem chi tiết
Bị Gãy Xương Có Nên Quan Hệ
Những người bị gãy xương có nên quan hệ không? Cần thực hiện những biện pháp nào giúp xương mau lành là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, người bị gãy xương cần có một ...
Xem chi tiết
Đứt Dây Chằng Đầu Gối Để Lâu Có Sao Không
Đứt dây chằng đầu gối là một chấn thương cực kỳ phổ biến, thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp lúc và đúng cách. Vậy đứt dây chằng đầu gối để lâu có sao không và xử lý ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Chày Có Đá Bóng Được Không
Gãy xương chày có đá bóng được không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, phương pháp điều trị và quá trình phục hồi của người bệnh. Do đó, nếu bị gãy xương, người bệnh nên đến bệnh viện ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua