Tư Thế Ngồi Học Đúng – Sai và Cách Điều Chỉnh Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Tư thế ngồi học đúng là yếu tố quan trọng đối với hệ cơ xương khớp và sự phát triển bình thường của trẻ. Ngồi đúng tư thế có thể duy trì cột sống khỏe mạnh, ngăn gù/ vẹo cột sống và cận thị. Đồng thời tăng tuần hoàn và cải thiện độ tập trung cho trẻ. Ngược lại ngồi sai tư thế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khung xương và gây dị dạng ở cột sống.

Lợi ích từ tư thế ngồi học đúng
Tìm hiểu lợi ích từ tư thế ngồi học đúng và cách điều chỉnh tư thế sai hiệu quả

Lợi ích từ tư thế ngồi học đúng

Tư thế ngồi học của trẻ rất quan trọng, bao gồm cả việc làm bài tập trong tập sách trên bàn hay học trước màn hình máy tính. Khi nói đến tư thế tốt, thời điểm tốt nhất để điều chỉnh là khi trẻ còn nhỏ.

Một tư thế được giữ trong khi ngồi, đi đứng… giúp duy trì sự cân bằng và ổn định. Tư thế được sử dụng khi ngồi được gọi là tư thế tĩnh. Trong đó những đường cong tự nhiên của cột sống cổ, lưng giữa và thắt lưng (lưng dưới) được căn chỉnh phù hợp và duy trì. Tủy sống giữ vai trò quan trọng trong cách xây dựng tư thế.

Đối với trẻ nhỏ, việc duy trì tư thế ngồi học đúng có thể mang đến những lợi ích sau:

1. Ngăn ngừa dị dạng ở cột sống

Duy trì tư thế ngồi học đúng chính là cách tốt nhất để ngăn ngừa gù cột sốngvẹo cột sống ở trẻ em. Khi ngồi đúng tư thế, các đường cong tự nhiên của cột sống sẽ được duy trì, giữ các khớpxương luôn ở vị trí đúng. Điều này giúp giữ cho cột sống khỏe mạnh, ngăn dị dạng hay những bất thường khác của cột sống.

Ngoài ra ngồi học đúng tư thế còn giúp trẻ sử dụng cơ và dây chằng (các dải mô hỗ trợ cột sống) đúng cách, không tạo áp lực và căng thẳng quá mức. Điều này giúp giữ tâm trạng thoải mái, phòng ngừa cảm giác khó chịu hay mỏi lưng trong suốt quá trình học tập.

Ngăn ngừa dị dạng ở cột sống
Ngăn ngừa gù cột sống và vẹo cột sống ở trẻ em bằng cách duy trì tư thế ngồi học đúng

2. Giảm nguy cơ cận thị

Ngồi học đúng tư thế giúp giữ khoảng cách tốt giữ mắt và sách vở trong khi học tập. Điều này giúp mắt điều tiết tốt, giảm nguy cơ cận thị cho trẻ. Lưu ý giữ cho môi trường học tập được chiếu sáng tốt nhất để hỗ trợ quá trình học tập và duy trì tư thế ngồi đúng của trẻ.

3. Tăng tập trung

Duy trì tư thế đúng khi ngồi học mang đến sự thoải mái cho trẻ, không tạo cảm giác khó chịu hay mỏi lưng. Điều này giúp tăng sự tập trung cho trẻ. Ngoài ra tuần hoàn máu tốt và hít thở dễ dàng khi ngồi đúng tư thế cũng là những yếu tố giúp tăng khả năng tập trung tốt đa cho trẻ.

4. Cải thiện tuần hoàn máu

Tư thế đúng trong khi ngồi học giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, không có sự chèn ép dẫn đến ngắt quản. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe và tăng khả năng tập trung cho trẻ.

5. Tư thế ngồi học đúng giúp dễ thở

Khi giữ lưng thẳng trong khi học tập, đường cong tự nhiên của cột sống sẽ được duy trì, đường thở cũng như hệ hô hấp được giữ ở vị trí đúng. Điều này giúp trẻ hít thở dễ dàng, cung cấp lượng oxy cần thiết cho não và các tế bào, tăng sự tập trung.

6. Ngăn ngừa mệt mỏi

Ngoài những vấn đề nêu trên, ngồi học đúng tư thế còn giúp ngăn ngừa mệt mỏi, trẻ tập trung và tiếp thu tốt hơn. Bởi một tư thế đúng có thể giúp trẻ sử dụng năng lượng hợp lý, cột sống được hỗ trợ bởi các nhóm cơ và dây chằng. Đồng thời giúp lưu thông khí huyết tốt, duy trì được năng lượng tích cực trong suốt quá trình học tập.

Ngăn ngừa mệt mỏi
Ngồi học đúng tư thế giúp ngăn ngừa mệt mỏi, tăng khả năng tập trung và tiếp thu của trẻ

Tác hại từ tư thế ngồi học sai

Tư thế ngồi học sai có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp và sức khỏe tổng thể của trẻ. Cụ thể:

1. Biến dạng khung xương và sức khỏe

Ngồi học sai tư thế trong thời gian dài dẫn đến biến dạng khung xương, đặc biệt là ở cột sống, bao gồm:

  • Lồng ngực thu hẹp và trở nên phẳng đều
  • Xương cột sống và các góc xương bả vai cách xa nhau
  • Cột sống cong với biểu hiện nhô lên, bụng phình ra phía trước (gù lưng). Hoặc các xương và khớp của cột sống lệch sang một bên dẫn đến tình trạng vẹo cột sống.

Ngồi sai tư thế trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ, tăng nguy cơ dị tật vĩnh viễn trong tương lai. Ngoài ra cong vẹo cột sống do ngồi sai tư thế còn gây chèn ép các cơ quan nội tạng trong lòng ngực. Đồng thời ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của tim, phổi.

Sự chèn ép còn khiến trẻ khó thở, thở không đều và không sâu làm giảm dung tích sống của phổi. Từ đó làm suy giảm sức khỏe tổng thể, trẻ yếu ớt, thường xuyên cáu gắt và khó chịu.

2. Ảnh hưởng đến mắt

Môi trường học tập không đủ ánh sáng, có thể khiến trẻ ngồi khom lưng, rút ngắn khoảng cách giữa tầm mắt và sách vỡ. Điều này khiến mắt điều tiết bất thường dẫn đến mỏi mắt và cận thị.

3. Ảnh hưởng đến chất lượng học tập

Tư thế ngồi học sai ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và điều tiết của mắt. Đồng thời gây mỏi lưng và khó chịu làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và tiếp thu của trẻ.

Cách điều chỉnh tư thế ngồi học

Dưới đây là một số hướng dẫn giúp điều chỉnh tư thế ngồi học, duy trì tư thế đúng cho trẻ:

  • Ngồi trên ghế có lưng tựa, giữ cho lưng thẳng, mông và lưng dưới chạm vào lưng ghế để được nâng đỡ. Không ngồi cong lưng, vẹo sang trái hoặc phải, không ưỡn ngực quá nhiều.
  • Đùi nằm ngang, áp vào ghế, song song với sàn và vuông góc với lưng.
  • Giữ cho cơ thể thoải mái nhất, tay và chân thả lỏng.
  • Đặt bàn chân phẳng trên sàn, đầu gối gập tạo thành một góc 90 độ.
  • Khớp gối (đầu gối) ngang bằng hoặc hơi xuống dưới so với khớp háng. Mắt cá chân được giữ ở dưới hoặc phía trước đầu gối.
  • Giữ cho đầu thẳng hàng với cột sống cổ và lưng. Không ngửa đầu ra phía sau hoặc cúi về phía trước.
  • Giữ thẳng cánh tay trên, hơi hướng về phía trước 20 độ. Khuỷu tay gập tạo thành góc 90 – 120 độ.
  • Cẳng tay nằm ngang, cổ tay nâng lên từ 10 – 20 độ. Cổ tay thẳng và thẳng với cẳng tay.
  • Khoảng cách từ tầm mắt tới sách vở từ 20 – 30cm là tốt nhất.
Hướng dẫn điều chỉnh tư thế ngồi học
Hướng dẫn điều chỉnh tư thế ngồi học giúp duy trì tư thế đúng, giảm các bất thường của cột sống

Những tư thế sai cần tránh:

  • Trẻ khom lưng, cúi đầu quá mức, khoảng cách từ tầm mắt đến sách bị rút ngắn.
  • Trẻ nằm dài ra bàn trong khi đọc sách hoặc viết bài.
  • Ngồi vẹo lưng sang một bên, đầu và cổ nghiêng.
  • Ngồi cong lưng với một tay chống cằm và một tay cằm bút để viết.
  • Ngồi bắt chéo chân hoặc một chân co và một chân duỗi.
  • Bàn chân đung đưa.
  • Ngồi lâu ở một tư thế.
  • Lưng trên và vai ngã ra phía sau, mông cách xa lưng ghế.
  • Ngồi trên ghế và bàn không phù hợp với chiều cao.
  • Ngồi xếp bằng hoặc mở rộng chân với lưng cong, cúi đầu và cổ, tay cằm sách vỡ để cách xa mắt.

Cách duy trì tư thế ngồi học đúng

Bên cạnh điều chỉnh tư thế, bạn có thể áp dụng thêm một vài cách hỗ trợ để duy trì tư thế ngồi học đúng. Đồng thời hỗ trợ cho hệ xương khớp phát triển toàn diện, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, khả năng tập trung và năng lượng.

1. Lựa chọn bàn học và ghế ngồi phù hợp

Để hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập, ba mẹ nên lựa chọn cho trẻ một bộ bàn học và ghế ngồi có kích thước phù hợp. Nên ưu tiên những bộ bàn ghế có khả năng điều chỉnh kích thước để phù hợp với quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Không sử dụng bàn học và ghế ngồi có kích thước quá tầm hoặc quá thấp so với tầm vóc của trẻ. Bởi bàn thấp và ghế cao khiến trẻ có xu hướng ngồi khom lưng, cúi thân người và đầu lên phía trước, đôi khi nằm dài lên bàn.

Bàn cao và ghế quá thấp làm thu hẹp kích thước từ tầm mắt đến sách vở, trẻ có xu hướng nâng cao cẳng tay khi viết và cúi cổ. Những điều này đều có khả năng làm tăng nguy cơ cận thị và đau mỏi cổ ở trẻ.

Lựa chọn bàn học và ghế ngồi phù hợp
Lựa chọn bàn học và ghế ngồi phù hợp để hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập, duy trì tư thế ngồi đúng

2. Đảm bảo chiếu sáng tốt

Đảm bảo điều chỉnh ánh sáng tốt, phù hợp với mắt trong không gian học tập của trẻ. Điều này giúp trẻ nhìn rõ trong khi duy trì tư thế tốt. Tốt nhất nên kê bàn học và ghế ngồi gần cửa sổ vào ban ngày và chuẩn bị đèn học có ánh sáng thích hợp vào ban đêm. Nên dùng đèn compact hoặc đèn sợi tóc khi chiếu sáng.

Không để trẻ học tập ở những nơi thiếu ánh sáng. Bởi điều này làm giảm khả năng nhìn rõ của trẻ, trẻ có xu hướng cúi đầu và mắt áp sát vào vở. Từ đó làm tăng nguy cơ cận thị và gù lưng.

3. Điều chỉnh tư thế học tập sớm

Nên điều chỉnh tư thế học tập trong thời gian đầu để trẻ tập quen với tư thế ngồi học đúng, tránh sai lệch trong tương lai. Đối với những trẻ không được rèn luyện tư thế ngồi học sớm, trẻ khó chỉnh sửa nếu duy trì sự sai lệch trong thời gian dài. Nguyên nhân là do cơ thể của trẻ đã quen với cách ngồi sai.

Chính vì thế phụ huynh nên điều chỉnh tư thế học tập cho trẻ ngay khi bắt đầu. Đối với những trường hợp đã sai lệch, phụ huynh cần phát hiện sớm, theo dõi và điều chỉnh tư thế của trẻ từng chút một.

Trong thời gian chỉnh sửa tư thế cho trẻ, ba mẹ cần kiên nhẫn, không la mắng để tránh tạo ra tâm lý bất an và chống đối ở trẻ.

4. Tập trung trong học tập

Cơ thể mệt mỏi và mất tập trung là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nằm dài trên bàn, khom lưng hoặc vẹo lưng sang một bên khi học tập. Điều này vô tình khiến tư thế thay đổi và tạo thành một thói quen xấu ở trẻ.

Để phòng ngừa ba mẹ cần thường xuyên theo dõi quá trình học tập và rèn luyện cho trẻ, đảm bảo giấc ngủ và bổ sung đủ thành phần dinh dưỡng từ thực phẩm. Những biện pháp này có thể giúp tăng năng lượng, sức khỏe và khả năng tập trung cho trẻ, trẻ ngồi học với tư thế đúng.

Tập trung trong học tập
Cơ thể mệt mỏi và mất tập trung trong học tập khiến trẻ nằm dài trên bàn, ngồi cong hoặc vẹo lưng sang một bên

Tư thế ngồi học đúng giúp trẻ bảo vệ và phát triển khung xương khỏe mạnh, tránh gù lưng, vẹo cột sống và cận thị. Đồng thời tăng khả năng tập trung và chống mệt mỏi. Ngồi sai tư thế có thể gây dị dạng cột sống, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vì thế ba mẹ cần theo dõi và hỗ trợ trẻ điều chỉnh tư thế sớm, tránh sai lệch trong thời gian dài dẫn đến những vấn đề không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Lupus Ban Đỏ Chữa Ở Đâu
Bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu tốt là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bởi đây là một bệnh lý hiếm gặp và khó kiểm soát. Ngoài ra nếu không sớm khám chữa bệnh đúng cách, lupus ban ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Sinh Con Được Không
Bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi lupus ban đỏ là một bệnh lý nghiêm trọng, gây tổn thương đa cơ quan và dễ phát sinh biến chứng. ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Có Lây Không
Bệnh lupus ban đỏ có lây không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và phòng ngừa các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Ngứa Không
Ở da, lupus ban đỏ có thể gây phát ban, lở loét, dày hoặc đỏ da. Tuy nhiên bệnh lupus ban đỏ có ngứa không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Sống Được Bao Lâu
Lupus ban đỏ là bệnh lý mãn tính, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Vậy, bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu và làm thế nào để ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua