Tư Thế Nằm Cho Người Vẹo Cột Sống Nhanh Phục Hồi

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Nằm ngửa và nằm nghiêng là những tư thế nằm cho người vẹo cột sống tốt nhất. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân có thể kê một chiếc gối nhỏ dưới lưng để hỗ trợ. Ngoài ra nên thường xuyên thay đổi tư thế ngủ để tránh tăng áp lực lên cột sống, hạn chế đau mỏi. Đồng thời giúp điều chỉnh đường cong cột sống dễ dàng hơn.

Tư thế nằm cho người vẹo cột sống tốt nhất
Thông tin cơ bản về tư thế nằm cho người vẹo cột sống tốt nhất và các lợi ích đạt được

Tư thế ngủ ảnh hưởng đến vẹo cột sống như thế nào?

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống người thay đổi độ cong bất thường, vẹo sang một bên, đường cong hình chữ “S” chuyển sang hình chữ C. Phần lớn trường hợp đều nhẹ, có thể áp dụng các bài tập và tư thế ngủ hỗ trợ cột sống để cải thiện. Những trường hợp nặng hơn cần mang nẹp để điều chỉnh và ngăn ngừa tình trạng cong vẹo trở nên nghiêm trọng hơn.

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ chính là một trong những yếu tố quan trọng, giúp duy trì sức khỏe tổng thể và chất lượng cộc sống. Tuy nhiên những người bị cong vẹo cột sống thường mệt mỏi và khó ngủ.

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân vẹo cột sống bị khó ngủ. Trong đó sự thiếu hụt di truyền liên quan đến vẹo cột sống vô căn và quá trình sản xuất serotonin là nguyên nhân phổ biến nhất. Điều này khiến chứng vẹo cột sống và giấc ngủ đặc biệt khó khăn với nhiều người.

Thông thường một vài thay đổi trong cách điều chỉnh tư thế ngủ có thể tạo nên sự khác biệt cho người bị cong vẹo cột sống. Các nghiên cứu cho thấy duy trì tư thế thích hợp có thể mang đến nhiều lợi ích sau:

  • Giảm đau mỏi và khó chịu do chứng vẹo cột sống
  • Tăng chất lượng giấc ngủ bằng cách giữ tư thế thoải mái, tạo cảm giác buồn ngủ nhanh chóng
  • Giảm áp lực lên cột sống, tránh chèn ép các dây thần kinh dẫn đến đau đớn
  • Thúc đẩy sự liên kết của cột sống
  • Hỗ trợ điều chỉnh đường cong bất thường của cột sống, ngăn đường cong thêm tồi tệ.
  • Hạn chế đau đớn, khó thở trong khi ngủ ở người có cột sống bị xoắn nghiêm trọng.

Nhìn chung tư thế nằm cho người vẹo cột sống mang đến nhiều lợi ích. Vì thế người bệnh cần lựa chọn tư thế phù hợp để hỗ trợ cải thiện đường cong và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Tư thế nằm cho người vẹo cột sống

Những tư thế nằm tốt nhất cho người vẹo cột sống là những tư thế giúp thúc đẩy sự liên kết của cột sống, cột sống khỏe mạnh thông qua việc giảm đau, giảm áp lực và được căn chỉnh. Điều này cũng có thể áp dụng ở người bình thường để ngăn ngừa chứng gù lưng và vẹo cột sống.

Dưới đây là những tư thế nằm cho người vẹo cột sống giúp hỗ trợ cải thiện hỗ trợ đường cong và giảm cảm giác khó chịu:

1. Nằm ngửa

Nằm ngửa được đánh giá là tư thế nằm tốt nhất cho người vẹo cột sống. Bởi tư thế này có khả năng hỗ trợ điều chỉnh, giúp cột sống trở lại đường cong tự nhiên. Đồng thời hạn chế tình trạng gù và vẹo lưng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra tư thế nằm ngửa còn giúp phân bố đều trọng lượng trên toàn bộ cơ thể. Điều này giúp hạn chế bất kỳ căng thẳng nào có thể tác động lên cột sống. Tư thế nằm ngửa phù hợp với cả những đường cong ở thắt lưng (lưng dưới) và đường cong ở lưng trên.

Nằm ngửa là tư thế nằm tốt cho người vẹo cột sống
Nằm ngửa giúp phân bố điều trọng lượng trên toàn bộ cơ thể, hỗ trợ điều chỉnh cột sống cong vẹo

Khi nằm ngửa, nên đặt một chiếc gối mỏng dưới lưng hoặc/ và dưới đầu gối. Cụ thể tư thế nằm cho người vẹo cột sống như sau:

  • Nằm ngửa, dùng một chiếc gối có độ cao thích hợp để hỗ trợ cổ và đầu
  • Đặt một chiếc gối dưới đầu gối. Điều này giúp giữ đường cong tự nhiên của lưng và giữ cho cột sống ở trạng thái trung tính
  • Dùng một chiếc gối mỏng hoặc một chiếc chăn nhỏ cuộn lại và đặt dưới lưng. Điều này giúp hỗ trợ thêm cho cột sống.

2. Nằm ngửa ở tư thế ngã lưng

Tư thế ngã lưng phù hợp với những bệnh nhân có giấc ngủ ngắn, không phù hợp để nằm ngủ vào buổi tối. Việc ngã lưng khi nằm giúp giảm áp lực lên cột sống bằng cách tạo ra khoảng cách thích hợp giữa thân và đùi. Đồng thời tạo cảm giác thoải mái khi ngủ.

Khi nằm ngửa ở tư thế ngã lưng, người bệnh nên sử dụng một chiếc giường có khả năng điều chỉnh để lưng của bạn được hỗ trợ một cách tốt nhất.

3. Nằm nghiêng

Nằm nghiêng chính là tư thế tốt thứ hai cho người bị vẹo cột sống. Khi nằm nghiêng với một chiếc gối hỗ trợ, phần đầu của bạn sẽ được giữ ở vị trí thẳng hàng với thân mình, thân mình ở vị trí trung tính và thẳng hàng với xương chậu. Điều này mang đến những lợi ích sau:

  • Giữ đường cong tự nhiên của cột sống
  • Hỗ trợ điều chỉnh đường cong cột sống khi có sai lệch
  • Giảm áp lực lên cột sống, hạn chế căng thẳng dẫn đến đau đớn hoặc khó chịu trong khi ngủ
  • Thư giãn cơ thể, người bệnh sớm chìm vào giấc ngủ.

Khi áp dụng tư thế nằm nghiêng cho người vẹo cột sống, bạn nên đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối. Điều này giúp giữ cho cột sống, hông và xương chậu thẳng hàng trong thời gian ngủ. Từ đó hạn chế tình trạng căng thẳng ở hông, ngăn đau lưng.

Chính vì những lợi ích nêu trên, người bệnh nên thay phiên duy trì tư thế nằm ngửa và nằm nghiêng để giảm áp lực lên cột sống. Đồng thời tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ cải thiện đường cong.

Nằm nghiêng tốt cho người vẹo cột sống
Nằm nghiêng có gối hỗ trợ giúp giữ đường cong tự nhiên, giảm áp lực lên cột sống và hạn chế căng thẳng

Hướng dẫn tư thế nằm nghiêng tốt nhất cho người vẹo cột sống:

  • Nằm nghiêng sao cho vai trái hoặc vai phải cùng những phần còn lại của cơ thể tiếp xúc với nệm
  • Kê một chiếc gối để hỗ trợ đầu và cổ
  • Hơi co đầu gối, đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối
  • Dùng một chiếc gối nhỏ đặt bên dưới nếu nệm và thắt lưng có khoảng cách

Lưu ý

  • Tránh giữ tư thế nằm nghiêng sang một bên (trái hoặc phải) trong suốt quá trình ngủ. Nên thường xuyên thay đổi tư thế giữa nằm nghiêng sang trái, nằm nghiêng sang phải và nằm ngửa. Điều này giúp hạn chế tình trạng mất cân bằng cho cột sống và các cơ hỗ trợ, khiến cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cần thận trọng khi xoay người hoặc chuyển động trên giường. Bởi điều này có thể làm thay đổi vị trí cột sống, người bệnh vào tư thế xấu.

Những tư thế cần tránh khi vẹo cột sống

Bên cạnh những tư thế tốt, người bệnh cũng cần tránh thực hiện những tư thế nằm xấu cho người vẹo cột sống. Bởi điều này có thể làm tăng áp lực cho cột sống và tạo cảm giác khó chịu trong khi ngủ. Ngoài ra duy trì tư thế nằm xấu trong thời gian dài còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng cong vẹo cột sống.

Dưới đây là những tư thế nằm xấu cho người vẹo cột sống, nên tránh thực hiện:

1. Nằm sấp

Nằm sấp chính là tư thế nằm xấu đối với bệnh nhân bị cong vẹo cột sống. Bởi tư thế này không có khả năng hỗ trợ cột sống và thúc đẩy sự liên kết thích hợp.

Ngoài ra nằm sấp khi ngủ làm tăng áp lực cột sống, giữ cổ và lưng trên ở vị trí không tự nhiên. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển đường cong bất thường, gây đau nhức hoặc mỏi cổ, đau lưng trên, khó thở do lồng ngực không thể nở rộng khi nằm sấp.

2. Ngủ nghiêng với tư thế bào thai

Bệnh nhân bị vẹo cột sống cần tránh ngủ nghiêng với tư thế bào thai. Bởi tư thế này có thể khiến cơ thể co lại, chân và cột sống cong vào tạo thành hình bào thai. Từ đó làm tăng độ cong của cột sống và làm nặng thêm tình trạng.

Ở người lớn tuổi, tư thế nào thai gây căng thẳng cho cột sống và các khớp xương. Điều này làm khởi phát những cơn đau lưng (đau lưng trên hoặc/ và đau lưng dưới), đau mỏi cổ. Đồng thời làm khởi phát hoặc khiến tình trạng gù lưng, vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng hơn.

Tư thế bào thai khi ngủ không tốt cho người vẹo cột sống
Ngủ nghiêng với tư thế bào thai khiến cơ thể co lại, làm tăng độ cong của cột sống

3. Nằm trên mặt bàn

Bệnh nhân bị vẹo cột sống cần tránh nằm ngủ trên mặt bàn. Bởi tư thế này có thể tăng áp lực lên cột sống cổ, cong lưng trên, chèn ép phổi và dây thần kinh xung quanh. Từ đó làm khởi phát những cơn đau ở lưng và cổ, đau vai gáy, tăng mức độ nghiêm trọng của chứng cong vẹo cột sống.

Ngoài ra việc duy trì tư thế nằm trên mặt bàn còn khiến các động mạch của tim bị chèn ép, hệ thống tiêu hóa làm việc không hiệu quả, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, suy giảm sức khỏe tổng thể.

Biện pháp cải thiện khác cho người vẹo cột sống

Để hỗ trợ cột sống, cải thiện đường cong và tăng chất lượng giấc ngủ, bệnh nhân bị vẹo cột sống nên thay đổi không gian ngủ. Đồng thời áp dụng thêm một số biện pháp khác để tăng hiệu quả chữa bệnh.

1. Dùng gối phù hợp cho chứng vẹo cột sống

Để hỗ trợ và duy trì tư thế nằm tốt nhất cho người vẹo cột sống, bạn cần sử dụng chiếc gối mang đến sự thoải mái cao nhất, có độ mềm và kích thước thích hợp. Theo các chuyên gia, người bệnh nên sử dụng những chiếc gối đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Gối có chiều dài và chiều ngang thích hợp, thân gối phải hỗ trợ được cho cả đầu, cổ, một phần của lưng và vai.
  • Gối kê đầu có độ mềm thích hợp, tạo được cảm giác thoải mái trong khi ngủ. Không dùng gối kê đầu quá cứng hoặc quá mềm, tạo độ lún sâu khi nằm.
  • Lựa chọn những chiếc gối có chiều cao thích hợp, tránh hạ thấp hoặc nâng đầu quá cao.
  • Dùng gối ôm hoặc gối kê đầu đặt giữa hai đầu gối khi nằm nghiêng. Gối phải giữ được sự thoải mái cho người bệnh. Đồng thời giúp cột sống, hông và xương chậu thẳng hàng.
  • Dùng gối có độ mỏng vừa phải hoặc khăn cuộn đặt vào những vị trí có khoảng trống giữa nệm và cơ thể.
Dùng gối phù hợp cho chứng vẹo cột sống
Dùng gối có độ mềm và kích thước thích hợp để hỗ trợ và duy trì tư thế nằm tốt cho người vẹo cột sống

2. Sử dụng nệm phù hợp

Các nghiên cứu cho thấy, lựa chọn nệm thích hợp có thể giúp hỗ trợ cơ thể hiệu quả, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở cột sống. Tốt nhất nên chọn một chiếc nệm có độ cứng phù hợp, ưu tiên nệm có chất liệu cao su non hoặc cao su tổng hợp.

Tránh sử dụng nệm quá cứng hoặc những chiếc nệm mềm khiến cơ thể lún sâu khi nằm. Bởi những chiếc nệm mềm không có khả năng hỗ trợ cột sống, cột sống không được giữ ở trạng thái trung tính mà lún xuống. Điều này làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của chứng gù lưng, vẹo cột sống.

Mặt khác những chiếc nệm quá cứng có thể gây đau lưng, co cứng và tê bì vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Chính vì thế việc lựa chọn nệm phù hợp là điều cần thiết.

3. Cải thiện môi trường ngủ

Người bệnh cần cải thiện môi trường ngủ để tạo cảm giác thoải mái nhất cho cơ thể, tránh tình trạng mất ngủ hoặc khó ngủ. Các nghiên cứu cho thấy, chất lượng giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân có vấn đề về cột sống, chẳng hạn như vẹo cột sống.

Môi trường ngủ tốt và giấc ngủ ngon có thể tránh tình trạng di chuyển liên tục do khó ngủ. Điều này giúp các triệu chứng không trở nên nghiêm trọng hơn.

Cải thiện môi trường ngủ tốt cho chứng vẹo cột sống
Cải thiện môi trường ngủ để tránh mất ngủ hoặc khó ngủ, tạo cảm giác thoải mái nhất cho cơ thể

Để cải thiện môi trường ngủ, bạn cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ quá thấp khiến người bệnh có xu hướng nằm co lại (tư thế bào thai). Từ đó ảnh hưởng đến đường cong cột sống. Ngoài ra nhiệt độ quá thấp còn làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp, sáng ngủ dậy bị đau lưng.

Quá nóng khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Điều này khiến người bệnh di chuyển nhiều lần trên giường. Đồng thời làm giảm chất lượng giấc ngủ, người bệnh mất tập trung và mệt mỏi vào buổi sáng hôm sau.

3. Sử dụng đai lưng

Để sớm cải thiện đường cong cột sống, người bệnh nên kết hợp giữa tư thế đúng với biện pháp sử dụng đai chống gù lưng, vẹo cột sống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thiết bị này có thể giúp giữ cột sống, hông và vùng chậu ở vị trí trung tính, giảm áp lực và hỗ trợ điều chỉnh đường cong bất thường của cột sống.

Ngoài ra việc sử dụng đai lưng còn giúp điều chỉnh tư thế cho người lớn và trẻ em, hạn chế kéo các đốt đốt sống lưng ra khỏi vị trí trung lập. Từ đó hạn chế tình trạng gù lưng và vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Bài tập chữa vẹo cột sống

Thường xuyên áp dụng các bài tập chữa vẹo cột sống (như bài tập tư thế mèo – bò, bài tập nâng cánh tay và chân, plank…) có thể giúp thúc đẩy quá trình điều chỉnh đường cong bất thường của cột sống. Những bài tập này có tác dụng kéo giãn cột sống, tăng cường các cơ hỗ trợ. Từ đó giữ cho cột sống ở vị trí trung tính, cải thiện đường cong bất thường.

Ngoài ra việc luyện tập đều đặn mỗi ngày còn giúp tăng tính linh hoạt cho cột sống, giảm cảm giác khó chịu hay đau nhức. Một số lợi ích khác gồm:

  • Ổn định cấu trúc cột sống, tránh tăng áp lực lên dây chằng và các dây thần kinh xung quanh
  • Tăng khả năng vận động
  • Phục hồi đường cong tự nhiên
  • Hạn chế vẹo cột sống thêm nghiêm trọng
  • Duy trì độ dẻo dai
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện chất lượng cuộc sống
  • Cải thiện giấc ngủ, thư giãn
  • Cải thiện tư thế.
Luyện tập thể dục giúp chữa vẹo cột sống
Luyện tập thể dục thường xuyên giúp ổn định cấu trúc cột sống và điều chỉnh đường cong bất thường

Người bệnh nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các bài tập thích hợp, tối thiểu 150 phút/ tuần. Cần thực hiện những động tác khởi động và kéo giãn nhẹ nhàng trước khi luyện tập. Ngoài ra cần thực hiện bài tập đúng kỹ thuật và tránh tập gắng sức.

Với các thông tin trong bài viết, hi vọng người bệnh có thể hiểu hơn về những tư thế nằm cho người vẹo cột sống tốt nhất và các lợi ích đạt được. Nhìn chung, các tư thế như nằm ngửa và nằm nghiêng có thể giảm áp lực cho cột sống, hỗ trợ điều chỉnh đường cong, tránh tạo áp lực và gây khó chịu trong khi ngủ. Điều này giúp người bệnh ngủ ngon, tránh đường cong thêm tồi tệ và thúc đẩy cải thiện tình trạng.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua