Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Khó Thở
Thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở xảy ra ở giai đoạn sau, khi các triệu chứng đã tiến triển và gây chèn ép lên tủy sống. Tình trạng này cần được chẩn đoán phù hợp và đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Tại sao thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở?
Thoái hóa cột sống cổ có thể dẫn đến nhiều biến, rối loạn sức khỏe khác nhau, bao gồm gây khó thở, thở gấp, ngắn hoặc cần thở liên tục như vừa tập thể dục xong và bị hết hơi. Có một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như:
- Cột sống cổ bị kéo căng quá mức, gây áp lực lên phổi và gây khó thở
- Gù cột sống, cong vẹo cột sống hoặc trượt đốt sống cổ có thể gây chèn ép lên khung sườn, đè ép lên phổi và tim, dẫn đến khó thở hoặc hụt hơi. Ngoài ra, nếu sai lệch vị trí ở cột sống cổ khiến lồng ngực ép vào tim, có thể gây cản trở việc bơm máu và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
- Hẹp ống sống gây chèn ép tủy sống có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thở cũng như độ giãn nở của lồng ngực và dung tích phổi, từ đó gây khó thở. Ngoài ra, người bệnh có thể cần hít thở sâu, chậm, từ từ để tránh hụt hơi.
- Gai cột sống phát triển quá mức dẫn đến tổn thương tủy sống, gây mất thăng bằng và phối hợp cũng như yếu hoặc tê ở cánh tay, bàn tay. Ngoài ra, gai cột sống đôi khi có thể gây ảnh hưởng đến các mạch máu, dây chằng, dây thần kinh, khiến máu không thể lưu thông đến các cơ quan cần thiết, bao gồm phổi và dẫn đến khó thở.
Thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, do đó người bệnh cần thông báo với bác sĩ để được điều trị phù hợp. Nếu tình trạng khó thở xảy ra đột ngột, nghiêm trọng hoặc kèm theo các dấu hiệu như đau ngực, người bệnh cần gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.
Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
- Chấn thương: Thoái hóa cột sống cổ nghiêm trọng kéo dài có thể dẫn đến các chấn thương đĩa đệm, sụn khớp, không thể phục hồi. Các dấu hiệu bao gồm đau đớn cổ vai gáy mãn tính, gặp khó khăn khi xoay người hoặc luôn cảm thấy hụt hơi.
- Hội chứng tủy sống cổ: Tình trạng này có thể dẫn đến tê, yếu tay chân dần dần. Nếu không được điều trị phù hợp, người bệnh có thể bị teo cơ, liệt nửa người không thể phục hồi.
- Hội chứng cổ tim: Thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đau thắt ngực, khó thở nghiêm trọng nếu không được điều trị phù hợp.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở như thế nào?
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thông thường bác sĩ sẽ ưu tiên cải thiện tình trạng khó thở, giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn. Sau đó, người bệnh sẽ được kê toa thuốc hoặc vật lý trị liệu điều trị thoái hóa đốt sống cổ, từ đó ngăn ngừa tình trạng khó thở.
1. Cải thiện tình trạng khó thở
Nếu tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở không phải là trường hợp khẩn cấp, người bệnh có thể thực hiện các bước kiểm soát các triệu chứng tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Một số cách cải thiện tình trạng khó thở như sau:
- Thư giãn: Tập luyện các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như siết chặt và thả lỏng từng nhóm cơ thể cơ thể, có thể giúp người bệnh hít thở chậm và sâu.
- Mím môi khi thở: Kỹ thuật này sẽ làm chậm hơi thở và ngăn ngừa việc phổi và tim cần hoạt động quá mức khi thở. Mím môi cũng giúp loại bỏ tất cả không khó thừa trong phổi, cho phép nhiều không khí trong lành đi vào phổi hơn. Để thực hiện kỹ thuật này, hãy hít vào bằng mũi trong hai nhịp đếm, sau đó mím môi như thể đang hôn gió và thở ra bằng miệng trong bốn nhịp đếm.
- Nghỉ ngơi: Khi cảm thấy thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở, người bệnh có thể dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi trong vài phút cho đến khi nhịp thở bình thường trở lại.
- Nghiêng về phía trước: Một số vị trí cơ thể có thể giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn, chẳng hạn như ngồi trên ghế với bàn chân phẳng dưới sàn nhà, nghiêng người về phía trước và đặt khuỷu tay lên đầu gối. Thư giãn cổ và vai trong vài phút khi hít vào và thở ra.
- Làm mát cơ thể: Một số nghiên cứu cho thấy, việc tạo ra không khí bằng quạt cầm tay nhỏ có thể giúp người bệnh lấy lại hơi thở. Sử dụng một chiếc quạt tay nhỏ quạt lên má và mặt cho đến khi hơi thở được cải thiện.
- Tập thể dục: Việc tập thể dục có thể giúp tăng cường cơ bắp và sức mạnh phổi theo thời gian. Cơ bắp khỏe hơn sẽ cần ít oxy hơn và tạo ra ít carbon dioxide hơn, dẫn đến luồng khí lưu thông dễ dàng. Ngoài ra, tập thể dục cũng góp phần giảm cân, tăng cường sức mạnh ở cột sống cổ, từ đó giúp điều trị thoái hóa cột sống gây khó thở.
Ngoài ra, nếu hút thuốc lá, người bệnh cần bỏ thuốc là và tránh hút thuốc lá thụ động. Khói thuốc lá có thể dẫn đến khó thở, khiến tình trạng viêm khớp, thoái hóa cột sống trở nên nghiêm trọng hơn. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi và rút ngắn tuổi thọ.
2. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ không phẫu thuật
Thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như mất ý thức, lo lắng, trầm cảm. Vì vậy người bệnh cần có kế hoạch kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh.
Nếu tình trạng khó thở xảy ra do căng cơ hoặc cơ thắt cơ, bác sĩ có thể chỉ định nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, các bài tập thở hoặc thuốc giảm co thắt. Hầu hết các trường hợp, bệnh đáp ứng phương pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống cổ.
Nếu các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị bảo tồn, chẳng hạn như:
- Nghỉ ngơi: Người bệnh được đề nghị nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế cử động cổ trong thời gian ngắn, chẳng hạn như một buổi hoặc một ngày. Điều này có thể giúp giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ khả năng hít thở.
- Chườm lạnh và chườm nóng: Chườm lạnh có thể chống viêm, sưng và ngăn ngừa cơn đau cột sống cổ. Người bệnh cũng có thể chườm nóng hoặc tắm nước nóng để làm ấm cổ, cải thiện tình trạng cơ thắt cơ và giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn.
- Duy trì vận động: Tập thể dục với cường độ phù hợp rất tốt cho cột sống cổ, hỗ trợ giảm đau, chống viêm. Người bệnh nên dành thời gian đi bộ hoặc bơi lội để tăng cường hoạt động hàng ngày, kích thích sản xuất endorphin, từ đó mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- Vật lý trị liệu: Nhà vật lý trị liệu có thể xây dựng một chương trình tập luyện thể dục phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Điều này giúp tăng cường sức mạnh cột sống, cơ cổ, từ đó giúp giảm đau, chống co thắt và hỗ trợ khả năng hít thở.
- Sử dụng thuốc không theo toa: Một số loại thuốc giảm đau không kê toa như Ibuprofen, có thể giúp cải thiện cơn đau ở cột sống cổ. Điều này giúp người bệnh hoàn thành các chương trình vận động và tăng cường khả năng hô hấp.
- Thuốc giãn cơ: Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giãn cơ để hạn chế áp lực lên phổi, lồng ngực, từ đó cải thiện tình trạng khó thở.
3. Phẫu thuật cột sống cổ
Đối với tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở nghiêm trọng và không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Có hai phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống phổ biến bao gồm:
- Phẫu thuật hợp nhất cột sống: Bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ đĩa đệm thoát vị hoặc các gai cột sống tại các vị trí thoái hóa nghiêm trọng. Sau đó các đốt sống sẽ được hợp nhất để tạo sự ổn định, ngăn ngừa tình trạng căng cơ, vẹo cột sống gây khó thở.
- Phẫu thuật cắt cung sau cột sống: Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiếp cận cột sống từ phía sau, từ đó loại bỏ phần đốt sống thoái hóa để tạo thêm không gian cho tủy sống và các dây thần kinh. Phẫu thuật này có thể được thực hiện kết hợp với phẫu thuật hợp nhất cột sống để tạo sự ổn định.
Phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống cổ tương đối an toàn và có tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị.
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở
Có nhiều bước khác nhau để phòng ngừa tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở, chẳng hạn như:
- Không hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Uống nhiều nước có thể giúp giữ ẩm cho hệ thống hô hấp và cải thiện khả năng hít thở.
- Giữ lối sống năng động, thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe cột sống, mở rộng dung tích phổi và ổn định hệ thống hô hấp.
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì hoặc khi chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. Thừa cân sẽ gây áp lực lên cột sống, buộc tim và phổi phải hoạt động cường độ cao hơn, dẫn đến khó khăn khi hít thở.
- Giữ các tư thế đúng khi ngồi, đứng, di chuyển hoặc nằm ngủ. Điều này góp phần bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương và làm chậm quá tình thoái hóa.
Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở cần được điều trị và kiểm soát phù hợp để đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Vì vậy, nếu nhận thấy các triệu chứng khó thở kèm đau cổ, đau vai gáy, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để được hướng dẫn phù hợp.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!