Tê lòng bàn chân là bệnh gì? Cách chẩn đoán, điều trị

Theo dõi IHR trên goole news

Tê lòng bàn chân thường xảy ra ở những người có tư thế xấu khiến khí huyết khó lưu thông. Trường hợp này không nghiêm trọng, tê bì có thể giảm sau vài phút massage, duỗi chân hoặc đi lại. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác lòng bàn chân có thể bị tê do chấn thương, hội chứng đường hầm cổ chân, bệnh lý liên quan đến mạch máu và dây thần kinh. Lúc này cần được điều trị y tế. 

Tê lòng bàn chân
Tìm hiểu tê lòng bàn chân là bệnh gì? Các biểu hiện đi kèm, cách chẩn đoán và điều trị

Tê lòng bàn chân là gì?

Tê lòng bàn chân là tình trạng dị cảm hoặc rối loạn cảm giác ở lòng bàn chân. Tình trạng này thường đi kèm với biểu hiện châm chích hoặc đau nhói bất thường tùy theo nguyên nhân.

Phần lớn các trường hợp tê lòng bàn chân không nghiêm trọng, chủ yếu bị tê tạm thời do người bệnh duy trì duy trì tư thế xấu khiến khí huyết kém lưu thông. Cụ thể như ngồi hoặc đưng lâu, ngồi trên đôi chân, quỳ lâu, ngồi vắt chéo chân quá lâu.

Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, lòng bàn chân có thể bị tê mãn tính hoặc kéo dài. Hầu hết những trường hợp này liên quan đến chấn thương và luôn là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Tùy thuộc vào nguyên nhân, người bệnh sẽ được điều trị với những phương pháp khác nhau.

Nguyên nhân gây tê lòng bàn chân

Tê lòng bàn chân thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

1. Duy trì tư thế sai

Duy trì những tư thế sai, đè nén bàn chân là một trong những nguyên nhân gây tê lòng bàn chân phổ biến. Điều này xảy ra là do các tư thế xấu khiến lưu lượng máu đến chi dưới bị giảm hoặc khó lưu thông. Đồng thời tăng áp lực lên dây thần kinh dẫn đến tê bì và châm chích khó chịu.

Duy trì tư thế sai chỉ gây tê bàn chân tạm thời (thuật ngữ y học: Chứng dị cảm thoáng qua). Thông thường người bệnh chỉ cần đứng lên, đi vài vòng hoặc duỗi thẳng chân và thực hiện động massage từ 3 – 5 phút có thể cải thiện tình trạng.

Một số thói quen khiến lòng bàn chân bị tê gồm:

  • Ngồi trên đôi chân
  • Quỳ hoặc ngồi lâu
  • Ngồi vắt chéo chân lâu
  • Đứng lâu

Ngoài ra việc mang tất, giày hoặc mặc quần quá chật cũng làm cũng làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và gây tê lòng bàn chân.

Duy trì tư thế sai
Tê lòng bàn chân thường xảy ra do một số tư thế sai như ngồi vắt chéo chân, ngồi trên đôi chân, quỳ hoặc ngồi lâu…

2. Lạm dụng rượu

Những thành phần độc hại trong rượu có thể khiến dây thần kinh ở bàn chân bị tổn thương và tạo cảm giác tê bì. Đặc biệt là những trường hợp uống rượu quá nhiều hoặc sử dụng rượu mãn tính.

Các nghiên cứu cho thấy, tổn thương dây thần kinh và gây tê lòng bàn chân do rượu có liên quan đến sự suy giảm nồng độ vitamin B trong cơ thể của những người uống quá nhiều rượu. Cụ thể như vitamin B1 (thiamine), vitamin B9 ( folate ) và vitamin B12.

3. Chấn thương

Tê lòng bàn chân có thể bắt nguồn từ một số chấn thương ở bàn chân, cẳng chân, mắt cá chân, hông, cột sống và thân. Nguyên nhân là do chấn thương ở những vị trí này có thế khiến dây thần kinh chịu nhiều áp lực dẫn đến tổn thương. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể bị tê liệt.

Chấn thương thường xảy ra trong khi chơi những môn thể thao mạo hiểm hoặc tiếp xúc, chấn thương trong lao động, sinh hoạt và tai nạn xe. Nếu chấn thương nghiêm trọng khiến lòng bàn chân đột ngột mất cảm giác, người bệnh nên được đưa đến bệnh viện để điều trị sớm và đúng cách.

4. Thừa cân béo phì

Trọng lượng cơ thể vượt mức có thể tăng áp lực lên chân khi đứng và di chuyển. Điều này làm tăng nguy cơ tê và yếu chân. Mặt khác lượng mỡ thừa quá nhiều có thể khiến các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, giảm lưu lượng máu đến bàn chân. Từ đó gây tê bì lòng bàn chân.

Tê lòng bàn chân là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân cơ học, tê lòng bàn chân có thể xảy ra do những bệnh lý tiềm ẩn, cần được kiểm tra và điều trị. Một số bệnh lý thường gây rối loạn cảm giác ở lòng bàn chân gồm:

1. Bệnh thần kinh do tiểu đường

Một loại tổn thương thần kinh xảy ra ở những bệnh nhân bị tiểu đường được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường hoặc biến chứng thần kinh do tiểu đường. Bệnh lý này xảy ra khi hàm lượng đường hoặc chất béo cao trong máu làm tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể kèm theo một loạt các triệu chứng. Cụ thể như ngứa ran, đau và tê bàn chân, lòng bàn chân hoặc cả chân.

Nếu dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất cảm giác, thậm chí là tê liệt. Vì thế việc kiểm soát đường huyết và dùng thuốc giảm tổn thương trong trường hợp này là cần thiết.

Tiểu đường
Lượng đường cao trong máu làm tổn thương các dây thần kinh dẫn đến ngứa ran, đau, tê lòng bàn chân, bàn chân

2. Đau thần kinh tọa

Tê bàn chân thường xảy ra ở những bệnh nhân bị đau thần kinh tọa. Đây là tình trạng đau đớn và tê dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa (dây thần kinh dày và dài nhất trong cơ thể). Cơn đau bắt đầu từ cột sống thắt lưng (lưng dưới) đến mặt ngoài của đùi, di chuyển xuống mặt trước của cẳng chân đến mắt cá chân và các ngón chân.

Đau do tổn thương dây thần kinh tọa thường nặng nề, kèm theo tê, yếu ở lưng, mông, chân, bàn chân và lòng bàn chân. Ngoài ra tổn thương còn khiến người bệnh bị rối loạn kiểm soát ruột và bàng quang, châm chích ở bàn chân và khó khăn khi vận động.

3. Bệnh lý ở cột sống thắt lưng

Một số bệnh lý ở cột sống thắt lưng như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, chấn thương cột sống… thường chèn ép và làm tổn thương các dây thần kinh quanh cột sống. Trong đó có dây thần kinh tọa và một số dây thần kinh đi đến chân khác. Điều này dẫn đến hiện tượng tê và rối loạn cảm giác ở bàn chân, lòng bàn chân, ngón chân.

Tùy thuộc vào loại tổn thương, tê lòng bàn chân sẽ xuất hiện đồng thời với các triệu chứng tại chỗ. Thông thường đau nhức lan rộng (âm ỉ/ đau nhói), yếu chi, khó vận động, châm chích, cứng khớp, gai cột sống…là những triệu chứng phổ biến.

4. Hội chứng đường hầm cổ chân

Hội chứng đường hầm cổ chân là tình trạng đau dọc theo dây thần kinh chày sau. Bệnh lý này xảy ra khi có sự chèn ép và gây tổn thương dây thần kinh trong đường hầm cổ chân. Theo giải phẫu học, dây thần kinh chày sau bắt đầu từ cổ chân, đi qua ống xơ xương, sau đó chia thành hai loại gồm dây thần kinh gan chân trong và dây thần kinh gan chân ngoài.

Thông thường những bệnh nhân mắc hội chứng đường hầm cổ chân sẽ có cảm giác đau nhức kèm theo tê, ngứa ran, rát ở mắt cá chân, lòng bàn chân, bàn chân và gót chân. Để điều trị, dây thần kinh chày sau phải được giải nén.

Hội chứng đường hầm cổ chân
Hội chứng đường hầm cổ chân gây tê lòng bàn chân khi có chèn ép và tổn thương dây thần kinh trong đường hầm cổ chân

5. Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là một trong những bệnh lý gây tê lòng bàn chân thường gặp. Bệnh lý này là tình trạng tắc nghẽn mạch máu ngoại biên khiến lượng máu được bơm và lưu lượng máu đi qua các cơ quan giảm đáng kể. Từ đó gây ra tình trạng tê bì và giảm chức năng ở những bộ phận bị ảnh hưởng. Trong đó chân là một trong những bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất.

PAD xảy ra khi các động mạch máu ngoại biên ở tay, chân và dạ dày bị thu hẹp do huyết khối và những mảng xơ vữa. Ngoài tê bì, hầu hết những trường hợp mắc bệnh động mạch ngoại biên đều bị chuột rút và đau nhức ở chân, hai bên hông khi lên cầu thang hoặc khi đi bộ. Một số trường hợp còn bị yếu chân. Tuy những triệu chứng thường nhanh chóng biến mất sau khi nghỉ ngơi (khoảng vài phút).

6. Khối u

Những khối u lành tính và một số sự phát triển bất thường khác như áp xe, u nang… có thể làm tăng áp lực lên tủy sống, hệ thống dây thần kinh, não hoặc bất kỳ phần nào của bàn chân và chân. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác tê bì và châm chích do tổn thương và căng thẳng dây thần kinh.

Mặt khác sự chèn ép còn làm ảnh hưởng đến các mạch máu, giảm lưu lượng máu về chân và bàn chân. Từ đó tạo ra cảm giác tê ở lòng bàn chân và các ngón chân.

7. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một tình trạng mãn tính. Bệnh thường gây ra những đợt căng cơ, đau và nhức trong , gân, dây chằng và những tổ chức phầm mềm của cơ thể. Trong một số trường hợp, đau cơ xơ hóa gây ngứa ran và tê ở lòng bàn chân, bàn chân và bàn tay.

Một số triệu chứng khác:

  • Cứng và đau nhức không rõ nguyên nhân, đặc biệt là sau khi ngủ hoặc vào buổi sáng
  • Kiệt sức mãn tính
  • Hội chứng chân không yên
  • Khó suy nghĩ rõ ràng hoặc mắc các vấn đề về trí nhớ
  • Mất ngủ
  • Trầm cảm

Đau cơ xơ hóa không gây ra những tổn thương thực thể ở khớp, xương và cơ.

8. U thần kinh Morton

U thần kinh Morton là tình trạng dày lên của những mô sợi nằm gọn trong quả bóng của bàn chân. Theo cấu tạo, những mô này được các dây thần kinh dẫn đến ngón chân thứ ba và ngón chân thứ tư bao bọc. Bệnh thường xảy ra khi bàn chân bị đè nén hoặc/ và bị kích thích, chấn thương lâu ngày.

Thông thường u thần kinh Morton gây ra triệu chứng đau và tê ở chân, lòng bàn chân, đau nhức nhiều hơn khi ấn hoặc chạm vào bàn chân. Ngoài ra bệnh còn gây ra cảm giác đau nóng ở bàn chân, nhất là khi chạy hoặc đi bộ.

Những trường hợp bị u thần kinh Morton cần được điều trị sớm. Bởi các triệu chứng thường không thể tự lành và có xu hướng gây đau mãn tính.

U thần kinh Morton
U thần kinh Morton gây đau và tê ở chân, lòng bàn chân, đau nhức nhiều hơn khi ấn hoặc chạm vào bàn chân

9. Bệnh đa xơ cứng

Tê lòng bàn chân có thể bắt nguồn từ bệnh đa xơ cứng (MS). Đây là một dạng tổn thương dây thần kinh cảm giác. Bệnh thường gây tê ở toàn bộ chi hoặc chỉ một vùng nhỏ trên cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy, tê chi, tê lòng bàn chân do bệnh đa xơ cứng thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu không điều trị, người bệnh có thể bị mất dần khả năng vận động và tàn phế.

10. Đột quỵ

Tê lòng bàn chân có thể là dấu hiệu của chứng đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Bệnh lý này gây tổn thương não và làm ảnh hưởng đến chức năng, cách trí não giải thích, quá trình xử lý các tính hiệu thần kinh.

Thông thường đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua có thể gây tê lâu dài hoặc tê tạm thời một số bộ phận của cơ thể (thường chỉ một bên), trong đó có chân và lòng bàn chân. Một số triệu chứng nghiêm trọng khác:

  • Yếu ở một bên của cơ thể
  • Tê một nửa mặt hoặc tê cứng mặt
  • Chóng mặt
  • Vấn đề về thị lực
  • Nhầm lẫn đột ngột
  • Khó hiểu những gì người khác nói
  • Mất thăng bằng, giảm khả năng phối hợp giữa những bộ phận trong cơ thể
  • Đau nhức đầu nghiêm trọng
  • Đi lại khó khăn
  • Mất ý thức
  • Khó phát âm

11. Tăng huyết áp

Huyết áp tăng cao làm tăng áp lực lên thành mạch máu. Điều này khiến tim phải hoạt động liên tục mới đủ lượng máu để cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên nếu lưu lượng máu cần thiết không được đáp ứng mà áp lực vẫn tăng cao, lượng máu lưu thông đến chi có thể không đều và dẫn đến tê ở lòng bàn chân.

12. Thiếu máu

Trong trường hợp cơ thể thiếu máu, lưu lượng máu sẽ không đủ để cung cấp cho các chi. Điều này làm tăng nguy cơ tê chân và lòng bàn chân. Ngoài tê chân, một số triệu chứng khác cũng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Da hoặc niêm mạc xanh xao
  • Hoa mắt
  • Chóng mặt
  • Ù tai
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Hồi hộp
  • Nhịp tim nhanh
  • Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Thiếu máu
Những bệnh nhân bị thiếu máu sẽ không có đủ lưu lượng máu cung cấp cho các chi, dẫn đến tê bì ở bàn chân và vòm chân

Triệu chứng tê lòng bàn chân

Tê lòng bàn chân chỉ là một trong những triệu chứng liên quan đến các tình trạng tạm thời hoặc mãn tính. Chính vì thế bên cạnh việc rối loạn và mất cảm giác ở lòng bàn chân, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Ngứa ran
  • Nhột
  • Nóng rát
  • Có cảm giác kiến bò dưới da
  • Ngứa

Những triệu chứng này có thể xuất hiện từng đợt hoặc xuất hiện cùng một lúc.

Tê lòng bàn chân – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tê lòng bàn chân là chứng dị cảm thoáng qua, người bệnh chỉ cần loại bỏ tư thế xấu, thường xuyên xoa bóp lòng bàn chân và đi lại nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông. Tuy nhiên người bệnh cần thăm khám nếu thường xuyên bị tê không rõ nguyên nhân hoặc rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Cảm giác tê cứng kéo dài trên 3 ngày
  • Tê nghiêm trọng khiến người bệnh mất cảm giác và ảnh hưởng đến khả năng vận động
  • Cảm giác tê xảy ra đồng thời ở chân và lưng dưới
  • Tê xuất hiện đồng thời với các triệu chứng nghiêm trọng khác như đau nhức lan rộng, ngứa ran, cứng khớp, yếu chi, khó vận động, châm chích…
  • Tê và yếu ở một bên của cơ thể kèm theo chóng mặt, đau đầu nghiêm trọng, mất thăng bằng, nhầm lẫn, tầm nhìn giảm, tê một nửa mặt hoặc tê cứng mặt…

Chẩn đoán nguyên nhân tê lòng bàn chân

Tê bì kéo dài thường liên quan đến tổn thương dây thần kinh. Chính vì thế những kỹ thuật dưới đây sẽ được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân tê lòng bàn chân:

1. Khám lâm sàng

Đầu tiên người bệnh được kiểm tra chấn thương và bệnh sử. Sau đó liệt kê các triệu chứng đi kèm, vị trí và mức độ nghiêm trọng trong thời gian bác sĩ quan sát và ấn vào một số khu vực trên cơ thể.

Ngoài ra bệnh nhân được yêu cầu đứng thẳng, đi lại và thực hiện một số động tác. Điều này giúp xác định khả năng phối hợp các chi, mức độ tê cứng, khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất và khả năng vận động của người bệnh.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số kỹ thuật được liệt kê dưới đây sẽ được chỉ định để xác định nguyên nhân gây tê, loại dây thần kinh tổn thương và hướng điều trị.

  • Chụp X-quang: Kỹ thuật này được dùng để kiểm tra tổn thương xương khớp và xác định gai xương có làm ảnh hưởng đến dây thần kinh hay không.
  • Chụp MRI: Chụp MRI cho phép bác sĩ kiểm tra mô mềm, mạch máu, dây thần kinh và cấu trúc xương khớp. Điều này giúp xác định khối u, tắc nghẽn mạch mạch máu và những vấn đề ở cột sống/ cổ chân làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh xuống chân.
  • Chụp CT: Chụp CT giúp tạo ra hình ảnh chi tiết của xương, khớp và những mô mềm. Từ đó xác định những bất thường ở cột sống thắt lưng, chân làm ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu.
  • Chụp tủy đồ: Nếu có nghi ngờ bệnh nhân bị tê lòng bàn chân do đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ được yêu cầu chụp tủy đồ. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ kiểm tra đau và tê do dây thần kinh tọa tổn thương có liên quan đến đĩa đệm hoặc đốt sống hay không.
  • Điện cơ/ nghiên cứu vận tốc dẫn truyền thần kinh: Để kiểm tra phản ứng cơ và khả năng truyền xung điện qua dây thần kinh, người bệnh sẽ được điện cơ/ nghiên cứu vận tốc dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra kỹ thuật này còn giúp xác định loại và số lượng dây thần kinh đang bị tổn thương.
Chẩn đoán nguyên nhân tê lòng bàn chân
Chẩn đoán nguyên nhân tê lòng bàn chân bằng cách khám chi, kiểm tra triệu chứng kết hợp chẩn đoán cận lâm sàng

Phương pháp điều trị tê lòng bàn chân

Phương pháp điều trị tê lòng bàn chân được chỉ định dựa trên nguyên nhân. Đối với những nguyên nhân cơ học và không phức tạp, người bệnh có thể điều trị bằng một số biện pháp khắc phục tại nhà. Đối với nguyên nhân bệnh lý và có độ phức tạp cao, người bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

1. Các biện pháp khắc phục tại nhà

Để cải thiện cảm giác tê ở lòng bàn chân và các biểu hiện đi kèm, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp khắc phục dưới đây:

  • Đứng lên và đi lại: Nếu tê lòng bàn chân do quỳ/ ngồi lâu, ngồi vắt chéo chân, ngồi trên đôi chân… người bệnh nên đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng. Điều này giúp máu huyết lưu thông và giảm tê hiệu quả.
  • Xoa bóp: Xoa bóp chân và bàn chân là một trong những biện pháp giúp giảm tê lòng bàn chân hiệu quả. Biện pháp này có tác dụng cải thiện lưu lượng máu, thư giãn mạch, mô mềm và dây thần kinh. Đồng thời giúp hạn chế cứng khớp và cải thiện chức năng vận động.
  • Nghỉ ngơi: Nếu áp lực dây thần kinh là nguyên nhân gây tê, đau và ngứa ran, người bệnh nên nghỉ ngơi. Điều này giúp làm giảm áp lực, thư giãn và cải thiện các triệu chứng.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh phù hợp với những bệnh nhân bị sưng gây áp lực lên dây thần kinh. Biện pháp này có tác dụng giảm đau, viêm và sưng hiệu quả. Vì thế người bệnh có thể quắn túi chườm hoặc chườm lạnh vào chân và bàn chân tê trong 15 phút để cải thiện tình trạng. Nên thực hiện 3 – 4 lần/ ngày.
  • Tắm muối Epsom: Trong thành phần của muối Epsom có chứa magie. Khi sử dụng chất này có thể giúp tuần hoàn và tăng lưu lượng máu.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Nẹp và giày dép được thiết kế đặc biệt giúp giảm tê, đau và giảm áp lực lên dây thần kinh do hội chứng đường hầm cổ chân và chấn thương. Thông thường người bệnh sẽ được hướng dẫn dùng thiết bị hỗ trợ khi nghỉ ngơi và vận động.
  • Tập thể dục: Thiếu vận động có thể làm suy yếu mạch máu và tim, giảm lưu lượng máu và khả năng bơm máu đến chi dưới. Chính vì thế những động tác thể dục đơn giản hay các bài yoga, thái cực quyền, đi bộ, bơi lội, đạp xe… có thể giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau mãn tính, tê và viêm. Ngoài ra việc tập thể dục mỗi ngày còn làm giảm những tác động của cột sống/ khớp xương tổn thương lên dây thần kinh và mạch máu, duy trì hệ xương khớp, cải thiện khả năng vận động.
Tập thể dục
Tập thể dục giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau mãn tính, tê và viêm, cải thiện khả năng vận động

2. Sử dụng thuốc

Nếu tê chân lâu dài, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc để cải thiện tình trạng, bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: Duloxetine, Milnacipran và một số loại thuốc chống trầm cảm khác có thể được chỉ định cho bệnh nhân bị đau và tê lòng bàn chân do đau cơ xơ hóa. Thuốc này có tác dụng giảm đau và cải thiện tâm trạng.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Nếu chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân bị tê và đau nhức dữ dội, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc giảm đau thần kinh. Thuốc này có tác dụng giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơ đau.
  • Corticosteroid: Thuốc Corticosteroid có tác dụng giảm viêm mãn tính, đau và tê liên quan đến bệnh đa xơ cứng, những vấn đề ở cột sống thắt lưng và đau thần kinh tọa. Tùy thuộc vào tình nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng Corticosteroid được tiêm vào màng cứng hoặc dùng bằng đường uống.
  • Gabapentin và Pregabalin: Những loại thuốc này được chỉ định để cải thiện tê và một số triệu chứng khác liên quan đến bệnh thần kinh do tiểu đường, đau cơ xơ hóa và bệnh đa xơ cứng. Gabapentin và Pregabalin có tác dụng thay đổi hoặc ngăn chặn tín hiệu thần kinh.

3. Điều trị ngoại khoa

Một số thủ thuật xâm lấn tối thiểu như sử dụng sóng cao tần hoặc phẫu thuật sẽ được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Tê lòng bàn chân do dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi thoát vị đĩa đệm
  • Dây thần kinh tọa hoặc các dây thần kinh liên quan bị chèn ép và tổn thương nghiêm trọng
  • Tê lòng bàn chân và đau nhức kéo dài
  • Có nguy cơ liệt chi dưới
  • Teo cơ
  • Thất bại khi điều trị nội khoa sau 3 tháng áp dụng

Thông thường điều trị ngoại khoa sẽ được chỉ định dưới mục đích giải nén dây thần kinh và điều chỉnh những đĩa đệm/ đốt sống lưng bị hư hỏng, định hình xương cổ chân.

Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa khi bị tê lòng bàn chân và đau nhức kéo dài trên 3 tháng, tổn thương dây thần kinh nghiêm trọng

Tê lòng bàn chân xảy ra do nhiều nguyên nhân. Phần lớn các trường hợp bị tê do những nguyên nhân thông thường như duy trì các tư thế xấu. Trường hợp này không cần điều trị. Tuy nhiên nếu lòng bàn chân bị tê kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện đồng thời với triệu chứng đau, yếu, khó vận động… người bệnh nên liên hệ và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

TIN THÊM: Xoa bóp bấm huyệt chữa tê tay chân – Hướng dẫn chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua