Sút Lưng Là Gì? Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý, Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Sút lưng là một cơn đau lưng cấp tính, xuất hiện một cách đột ngột và không có tác nhân tác động hoặc chấn thương. Cơn đau này thường cực kỳ dữ dội và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, do đó người bệnh nên tìm hiểu các thông tin cần thiết để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

sứt lưng
Sứt lưng là thuật ngữ chỉ các cơn đau lưng cấp tính, xuất hiện đột ngột

Sút lưng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trên thực tế, sút lưng không phải là bệnh, mà là những cơn đau lưng cấp tính, không rõ nguyên nhân và có thể tự cải thiện trong 3 – 4 ngày. Cơn đau lưng thường xuất hiện đột ngột, dữ dội và tăng dần theo thời gian. Ngoài ra cơn đau cũng có xu hướng nghiêm trọng hơn khi có ngoại lực tác động đến cột sống, gân cơ và hệ thống dây chằng ở lưng.

Sút lưng rất phổ biến, có thể ảnh hưởng từ trẻ em đến người lớn tuổi. Ngoài ra, những người từng có tiền sử tổn thương cột sống lưng, bệnh viêm khớp, lao động cực nhọc, thường có nguy cơ bị sút lưng cao hơn những người khác.

Thông thường các triệu chứng sút lưng có thể tự cải thiện sau 3 – 4 ngày mà không cần điều trị. Điều này khiến người bệnh không có sự chăm sóc phù hợp cũng như kế hoạch phòng ngừa các cơn đau lưng trong tương lai. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, diễn tiến nặng và gây khó khăn cho công tác điều trị.

Tình trạng sút lưng có nguy hiểm không phụ thuộc vào nguyên nhân tác động và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trong trường hợp bệnh xảy ra do tác động cơ học thông thường, các triệu chứng thường không quá nghiêm trọng và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài hơn 5 – 7 ngày, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết sút lưng

Sút lưng có một số đặc trưng và dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Đau nhức âm ỉ ở lưng, đặc biệt là khu vực thắt lưng
  • Cơn đau thường xảy ra đột ngột, dữ dội mà không có dấu hiệu báo trước
  • Cơn đau xảy ra ở hai bên cột sống sưng
  • Cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi vận động mạnh, xoắn cột sống lưng
  • Gặp khó khăn khi thực hiện tư thế cúi gập hoặc xoay người

Nguyên nhân gây sút lưng

Sút lưng là cơn đau cấp tính có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, sút lưng liên quan đến hai nhóm nguyên nhân chính, bao gồm:

1. Nguyên nhân cơ học

Nguyên nhân cơ học xảy ra khi lưng chịu tác động từ bên ngoài cơ thể. Điều này khiến dây chằng cột sống, cơ, các đốt sống bị tổn thương và dẫn đến tình trạng sut lưng.

bị sút lưng
Duy trì tư thế xấu trong thời gian dài là nguyên nhân phổ biến có thể gây sứt lưng

Cụ thể, các nguyên nhân cơ học có thể gây sút lưng bao gồm:

  • Chấn thương: Các chấn thương trong cuộc sống hàng ngày có thể tác động đến vùng lưng và gây đau lưng cấp. Trong một số trường hợp, ngay cả khi chấn thương đã xảy ra trong nhiều năm và được chữa lành, người bệnh vẫn có thể gặp các triệu chứng sút lưng, đặc biệt là khi vận động mạnh.
  • Tư thế xấu: Duy trì một tư thế xấu trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến đường cong bình thường của cột sống. Điều này tạo ra nhiều áp lực lên cột sống thắt lưng và gây ra các cơn đau.
  • Lạm dụng hoặc hoạt động quá mức: Thường xuyên khuân vác nặng hoặc tập luyện thể thao quá mức có thể gây áp lực lên cột sống và gây đau lưng.
  • Nhiễm lạnh: Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, các dây chằng và cơ ở cột sống có thể bị kéo giãn quá mức. Điều này có thể gây kích thích lưng dẫn đến đau nhức.
  • Béo phì: Các chuyên gia cho biết, cột sống là bộ phận chịu nhiều áp lực từ trọng lượng nhất trong cơ thể. Do đó, tình trạng thừa cân béo phì có thể tạo một sức ép lên cột sống và dẫn đến tình trạng đau thắt lưng.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân cơ học, có một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể có thể gây đau lưng cấp, chẳng hạn như:

cách chữa sút lưng
Bị sút lưng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý cơ xương khớp, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống
  • Bệnh lý cơ xương khớp: Các bệnh lý như viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh sút lưng.
  • Bệnh đường tiết niệu: Tình trạng đau sứt ở thắt lưng có thể là dấu hiệu của bệnh đường tiết niệu, chẳng hạn như sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • U xơ tử cung: U xơ tử cung là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ, có thể khiến tử cung bị chèn ép và dẫn đến các cơn đau bụng dưới. Tình trạng đau nhức này có thể lan đến vùng lưng và gây ra các triệu chứng sút lưng.
  • Viêm tụy cấp: Đôi khi viêm tụy có thể dẫn đến các cơn đau lưng vùng bụng dưới, lan đến thắt lưng và gây sút lưng. Các dấu hiệu khác bao gồm đầy hơi, chán ăn, buồn nôn, tiêu hóa kém.
  • Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa có thể dẫn đến các cơn đau ở vùng bụng phải và nhanh chóng lan sang vùng lưng. Tình trạng đau nhức thắt lưng có thể diễn ra theo từng cơn và cực kỳ nghiêm trọng. Viêm ruột thừa cần được điều trị ngay lập tức để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Cách xử lý khi bị sút lưng hiệu quả nhất

Hầu hết các trường hợp, sút lưng có thể được cải thiện trong 3 – 5 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên có nhiều biện pháp khác nhau có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Cụ thể các biện pháp điều trị sút lưng bao gồm:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng sút lưng và hỗ trợ phục hồi chuyển động bình thường. Nếu được chẩn đoán hoặc nhận thấy các dấu hiệu sút lưng, người bệnh nên nằm bất động trên giường trong vài giờ đồng hồ, sau đó hoạt động nhẹ nhàng.

mẹo chữa sút lưng
Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau lưng

Khi nghỉ ngơi, cần nằm trên giường có đệm cứng, cơ thể thả lỏng, thư giãn để đưa cột sống quay về vị trí bình thường. Người bệnh có thể kể một chiếc gối nhỏ hoặc khăn cuộn tròn ở bên dưới thắt lưng để hỗ trợ.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh vận động mạnh, di chuyển nhiều, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

2. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm lạnh có thể giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng sưng tấy và ngăn ngừa cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, chườm nóng có thể giúp thư giãn các cơ bị co cứng ở vùng lưng, làm giãn các mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức.

Để chườm lạnh:

  • Sử dụng một chiếc khăn mỏng, bọc cùng vài viên đá lạnh, sau đó chườm vào vùng lưng bị tổn thương trong 15 – 20 phút để cải thiện cơn đau.

Để chườm nóng:

  • Sử dụng khăn sạch, nhúng vào chậu nước ấm, vắt ráo nước sau đó chườm vào vùng bị đau
  • Có thể rang nóng một ít muối hạt to hoặc gạo trắng, bọc vào vải sạch, mỏng, sau đó chườm lên vị trí đau

3. Xoa bóp

Xoa bóp, massage là phương pháp đơn giản nhất có thể điều trị tình trạng sút lưng ngay tại nhà. Người bệnh có thể tự xoa bóp tại nhà hoặc đến cơ sở massage chuyên nghiệp để được xoa bóp bởi kỹ thuật viên chuyên môn.

Khi tự xoa bóp tại nhà, người bệnh cần lưu ý đến lực cũng như tốc độ, để tránh tổn thương cơ và cột sống lưng. Để mang lại hiệu quả tốt hơn, có thể thoa một lớp dầu nóng trước khi xoa bóp.

Thực hiện liệu pháp massage thường xuyên có thể cải thiện các cơn đau, giúp thư giãn và tăng cường sự linh hoạt của cột sống.

4. Châm cứu

Châm cứu là phương pháp điều trị sút lưng theo y học cổ truyền. Trong phương pháp này, thầy thuốc sẽ sử dụng các kim dài, nhỏ để tác động vào các huyệt vị ở thắt lưng. Điều này có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng đau nhức và giúp cột sống lưng hoạt động linh hoạt hơn.

cách xử lý khi bị sút lưng
Châm cứu là phương pháp y học cổ truyền có thể cải thiện các cơn đau lưng hiệu quả

Châm cứu là phương pháp y học cổ truyền phổ biến và được thực hiện rộng rãi. Tuy nhiên, người bệnh cần đến cơ sở y học cổ truyền uy tín để tránh các rủi ro không mong muốn.

5. Kéo giãn cột sống lưng

Có một số tư thế yoga và bài tập đơn giản có thể kéo giãn cột sống lưng, giúp giảm đau và cải thiện tính linh hoạt của cột sống. Ngoài ra, các bài tập kéo giãn cũng có thể giúp người bệnh có tinh thần thoải mái hơn và hỗ trợ ngăn ngừa cơn đau tái phát.

6. Mẹo chữa sút lưng

Sút lưng thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện với các mẹo tại nhà và kinh nghiệm dân gian, chẳng hạn như:

Lá lốt chữa sút lưng:

Lá lốt là loại thảo mộc có mùi thơm, được sử dụng để tiêu hàn, trừ phong, chống viêm, hạ khí và ôn trung. Đông y sử dụng lá lốt để điều trị nhiều tình trạng đau lưng cấp, bao gồm thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, sút lưng và nhiều bệnh lý khác.

Bài thuốc được thực hiện như sau:

  • Sử dụng 50 gram lá lốt và 50 gram lá đinh lăng, rửa sạch, để ráo nước
  • Đun các loại dược liệu nhỏ lửa trong 30 phút, lọc lấy phần nước, dùng uống nhiều lần trong ngày
Bị sút lưng khi mang thai
Cây trinh nữ là thảo dược phổ biến thường được sử dụng để điều trị sút lưng

Cây xấu hổ trị sút lưng:

Cây xấu hổ, còn gọi là cây trinh nữ, là một loại dược liệu thiên nhiên có chứa hoạt chất flavonoid, giúp chống oxy hóa, hạn chế các gốc tự do làm tổn thương hệ thống xương khớp. Bên cạnh đó, cây trinh nữ cũng chứa các hợp chất có tác dụng chống viêm, cải thiện tình trạng đau lưng, nhức mỏi đồng thời kích thích lưu thông máu và tăng cường khả năng chữa lành các tổn thương.

Mẹo chữa sút lưng với cây trinh nữ như sau:

  • Sử dụng 30 gram rễ cây xấu hổ, rửa sạch, đun sôi nhỏ lửa cùng 5 lít nước lọc trong 30 phút
  • Lọc lấy phần nước dùng uống nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn
  • Mỗi ngày sử sử dụng thang thuốc, kiên trì đến khi các triệu chứng được cải thiện

Đười ươi chữa sút lưng:

Hạt đười ươi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán hàn, điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, táo bón, ho khan hoặc tích nhiệt trong cơ thể.

Cách sử dụng đười ươi chữa đau lưng như sau:

  • Dùng 5 hạt đười ươi, rửa sạch, ngâm với 600 ml nước ấm trong 40 phút
  • Sau khi hạt đười ươi nở thì loại bỏ phần vỏ bên ngoài, thêm đường trắng vừa đủ, khuấy đều, dùng uống như nước giải khát

7. Thuốc chữa sút lưng

Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giãn cơ để cải thiện tình trạng sút lưng và tăng cường khả năng vận động của cột sống. Thuốc thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên cũng đi kèm nhiều tác dụng phụ, do đó người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Cúi xuống bị trẹo lưng
Sử dụng thuốc điều trị đau lưng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Các loại thuốc điều trị sút lưng bao gồm:

  • Ibuprofen
  • Acetaminophen
  • Naprosyn
  • Aspirin

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc bác sĩ kê đơn. Không được lạm dụng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn.

Phòng ngừa sút lưng như thế nào?

Nếu bị sút lưng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nâng đồ vật an toàn: Sử dụng lực ở chân, siết chặt cơ bụng và đứng gần vật được nâng để tránh gây tổn thương cột sống. Tránh uốn cong lưng khi nâng đồ vật, điều này có thể gây áp lực lên cột sống và gây đau.
  • Giảm các chuyển động xoắn: Việc thực hiện các chuyển động xoắn cần phải thực hiện cẩn thận, đặc biệt là khi nâng vật nặng, để bảo vệ cột sống và ngăn ngừa chấn thương gây sút lưng.
  • Uống nhiều nước: Nước cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Thiếu nước có thể gây tổn thương đĩa đệm và tăng nguy cơ sút lưng. Thông thương mọi người có thể uống khoảng 6 – 8 cốc nước để cải thiện cơn đau lưng.
  • Duy trì hoạt động: Tập thể dục và duy trì hoạt động là cách tốt nhất để giữa cột sống khỏe mạnh. Người bệnh có thể thực hiện các tư thế giãn cơ, thường xuyên đi bộ hoặc bơi lội để ngăn ngừa cơn đau lưng.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Trọng lượng phù hợp có thể ngăn ngừa sự chèn ép lên các dây thần kinh, đĩa đệm và hạn chế cơn đau lưng.
  • Khởi động trước khi tập thể dục: Khi tập thể dục, khởi động là điều bắt buộc. Khởi động bao gồm thực hiện 5 – 10 phút aerobic nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ ngắn để làm nóng cơ thể.
  • Thả lỏng sau khi tập thể dục: Sau khi tập thể dục, các cơ vẫn còn ấm, do đó rất dễ bị kéo căng và gây đau. Do đó, thả lỏng cơ hoặc đi bộ nhẹ nhàng để điều chỉnh nhiệt độ cũng có thể ngăn ngừa cơn đau lưng.

Sút lưng là tình trạng cơ xương khớp phổ biến, có thể tự cải thiện trong 3 – 5 ngày và thường ít khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu sút lưng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch xử lý phù hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua