Ngón Chân Cái Bị Sưng Nhức

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Cần cẩn trọng với tình trạng ngón chân cái bị sưng nhức dai dẳng. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh cơ xương khớp cần điều trị y tế. Nên theo dõi các biểu hiện đi kèm để sớm thăm khám bác sĩ trong các trường hợp cần thiết.

ngón chân cái bị sưng nhức
Tìm hiểu nguyên nhân khiến ngón chân cái bị sưng nhức

Nguyên nhân gây sưng và đau nhức ngón chân cái

Ngón chân cái bị sưng nhức là một trong những triệu chứng xảy ra phổ biến. Tuy nhiên cơn đau thường chỉ ảnh hưởng trên phạm vi hẹp nên dễ khiến nhiều người chủ quan.

Thực tế, tình trạng sưng nhức ngón chân cái đôi khi chỉ là do di chuyển nhiều, lao động nặng hay gặp phải va chạm vật lý. Nhất là ở những nữ giới thường xuyên đi giày cao gót mũi nhọn thì tình trạng này diễn ra rất phổ biến. Ngoài ra, những người thường xuyên đi chân trần đá bóng hay chơi thể thao cũng dễ bị sưng đau ngón chân cái.

Trong một số trường hợp, ngón chân cái có thể bị sưng nhức ở mức độ nặng. Thậm chí là kéo dài dai dẳng và không đáp ứng với các mẹo giảm đau tại nhà. Lúc này, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về cơ xương khớp cần sớm được quan tâm.

Ngón chân cái bị sưng nhức có thể liên quan tới một số bệnh lý sau đây:

1. Viêm khớp ngón chân cái

Viêm khớp là thuật ngữ chung đề cập đến các rối loạn có ảnh hưởng tới cấu trúc cũng như hoạt động của khớp. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới bất cứ vị trí khớp nào, bao gồm cả khớp ngón chân cái.

Khi bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp, ngón chân cái thường có dấu hiệu sưng nhức. Khi di chuyển hay có va chạm vật lý, mức độ đau thường tăng lên. Trường hợp không được điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển và làm tăng nguy cơ biến dạng khớp.

2. Bệnh gout

Các chuyên gia xương khớp cho biết, ngón chân cái là vị trí dễ xảy ra tình trạng lắng đọng tinh thể muối urat. Điều này có thể làm bùng phát các cơn đau dai dẳng, kéo dài. Khi bị sưng nhức ngón chân cái, hãy cẩn trọng với bệnh gout.

ngón chân cái bị sưng nhức là bệnh gì
Gout là bệnh lý điển hình gây sưng nhức ngón chân cái

Bệnh gout hay còn được gọi là bệnh thống phong. Đây là bệnh lý phổ biến xảy ra do tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận. Từ đó khiến hàm lượng acid uric dư thừa quá nhiều trong máu và gây ra các ảnh hưởng.

Bệnh lý này đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp có xu hướng tái phát nhiều lần. Khớp ngón chân cái thường bị ảnh hưởng đầu tiên. Ngoài ra, các vị trí khớp khác như đầu gối, bàn chân, mắt cá chân cũng có thể bị ảnh hưởng. Trường hợp bệnh nặng, triệu chứng còn xảy ra ở khớp tay và cả cột sống.

Biểu hiện ngón chân cái bị sưng nhức do bệnh gout có thể đặc trưng hơn so với các bệnh lý khác:

  • Triệu chứng sưng nhức và đau đớn thường nặng nề hơn khi uống rượu bia hay ăn các loại thực phẩm giàu purin.
  • Tổn thương ở ngón chân cái có thể khiến người bệnh bị thay đổi dáng đi. Đau đớn tăng lên khi có các va chạm cơ học.
  • Khớp ngón chân cái bị đỏ lên. Khi làm việc và di chuyển nhiều thường bị đau nhiều hơn.
  • Trường hợp bệnh gout tiến triển nặng thì tần suất sưng nhức ngón chân cái sẽ dày đặc hơn. Đồng thời cơn đau thường dai dẳng, gây khó vận động.
  • Ngoài sưng nhức, viêm đau ngón chân cái thì còn có các triệu chứng toàn thân đi kèm. Điển hình như sốt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, cơ thể suy nhược…

3. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý rối loạn tự miễn thường gặp. Bệnh có xu hướng tác động nhiều tới các khớp nhỏ. Dễ hiểu khi khớp ngón chân cái là vị trí dễ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh tự miễn mãn tính này.

Chính vì vậy, khi bị sưng nhức ngón chân cái, bạn hãy cẩn trọng với bệnh viêm khớp dạng thấp. Tổn thương do bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc khớp và gây sưng đau. Nếu không sớm điều trị, có thể dẫn tới xói mòn xương và biến dạng khớp.

Bên cạnh các triệu chứng thực thể tại khớp, người bệnh còn gặp phải một số vấn đề sau:

  • Xuất hiện hạt thấp dưới da
  • Tổn thương mắt
  • Tổn thương phổi
  • Tổn thương tim mạch
  • Tăng tốc độ máu lắng và CRP, thiếu máu
  • Tổn thương thần kinh ngoại biện và trung ương
  • Yếu tố dạng thấp

4. Chứng Hallux Valgus

Hallux Valgus hay còn được gọi là bunion, Hallux Rigidus, biến dạng ngón chân cái. Chứng bệnh này đặc trưng bởi tình trạng ngón chân cái bị vẹo vào bên trong. Đặc biệt phổ biến ở những chị em phụ nữ thường xuyên di chuyển trên giày cao gót mũi nhọn.

Đi kèm với tình trạng vẹo ngón chân cái có thể là dấu hiệu phì đại các mô xung quanh. Cơn đau và triệu chứng sưng có thể nặng nề hơn khi người bệnh đi giày hoặc di chuyển quá nhiều.

vì sao ngón chân cái bị sưng nhức
Sưng nhức ngón chân cái có thể do chứng Hallux Valgus

5. Cứng khớp ngón chân cái

Trong một số trường hợp, sưng nhức ngón chân cái có thể là dấu hiệu của chứng cứng khớp ngón chân cái. Tình trạng này thường xảy ra do phản ứng viêm cộng với sự xuất hiện của gai xương tại mu bàn chân.

Cứng khớp ngón chân cái khiến cho vị trí này bị hạn chế co duỗi. Ngoài ra, khớp ngón chân cái còn có thể bị sưng đỏ lên và đau. Cơn đau thường có xu hướng xảy ra vào ban đêm hoặc buổi sáng khi mới thức dậy. Việc tiến hành xoa bóp có thể làm dịu triệu chứng và cải thiện vận động.

6. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một dạng tổn thương khớp phổ biến nhất. Nguyên nhân có thể do chấn thương hoặc do tác động của tuổi tác khiến cho phần sụn khớp bị hao mòn. Số liệu thống kê ghi nhận, phụ nữ có nguy cơ bị thoái hóa khớp nhiều hơn là nam giới.

Sưng nhức ngón chân cái có thể là do ảnh hưởng của bệnh thoái hóa khớp. Lúc này, ngoài sưng đau thì người bệnh còn bị cứng khớp và gặp khó khăn khi vận động. Bệnh lý này có xu hướng tiến triển dai dẳng và không thể điều trị dứt điểm.

Dưới đây là một số triệu chứng khác của bệnh thoái hóa khớp:

  • Cảm giác đau đớn xuất hiện khi vận động hay thay đổi tư thế
  • Nghe thấy tiếng lục khục, lạo khạo trong khớp khi vận động
  • Cơn đau đối xứng 2 bên và khu trú tại khớp bị thoái hóa
  • Đau kèm theo sưng viêm
  • Gây biến dạng khớp do tràn màng hoạt dịch hay lệch trục khớp

7. Gãy xương ngón chân cái

Chấn thương là tình trạng khó tránh khỏi trong cuộc sống thường ngày. Đây được cho là một nguyên nhân khá phổ biến khiến ngón chân cái bị sưng nhức. Các tổn thương nhẹ có thể tự động lành lại. Tuy nhiên nếu bị gãy xương ngón chân cái thì triệu chứng thường kéo dài dai dẳng. Nếu không xử lý kịp thời có thể để lại di chứng và gây thương tật vĩnh viễn.

ngón chân cái bị sưng nhức là bệnh gì
Ngón chân cái sưng nhức có thể do chấn thương gây gãy xương ngón chân cái

8. Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 là dưỡng chất cần thiết thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh của tủy xương. Điều này đảm bảo duy trì lượng máu lưu thông tới các khớp xương. Thiếu hụt vitamin B12 có thể làm giảm lưu lượng máu di chuyển tới khớp xương. Từ đó gây ra triệu chứng bất thường. Phổ biến như tình trạng sưng nhức ngón chân cái.

Dấu hiệu khác giúp nhận biết thiếu vitamin B12 có thể là:

  • Suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi
  • Da tái nhợt hoặc vàng
  • Sưng và viêm lưỡi
  • Táo bón, đầy hơi và chán ăn
  • Khó thở, giảm thị lực
  • Tê bì chân tay, xương trở nên yếu
  • Trầm cảm, thay đổi thái độ

9. Bệnh tiểu đường

Thực tế, lượng đường trong máu cao có thể tác động xấu tới sức khỏe xương khớp. Tình trạng sưng nhức ngón chân cái có thể là do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường. Đặc biệt là khi bệnh tiến triển nặng, các ngón tay, ngón chân thường bị đau đớn và gặp khó khăn khi co duỗi. Ngoài ra, khớp ngón chân cái có thể còn bị co rút và xơ hóa.

Một số triệu chứng khác của bệnh tiểu đường có thể bao gồm:

  • Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục
  • Đói quá mức
  • Mệt mỏi, mờ mắt
  • Giảm cân không giải thích được
  • Vết thương chậm lành
  • Ngứa da, da sạm đi với những vùng da tối màu

Chẩn đoán bệnh lý khiến ngón chân cái bị sưng nhức

Như đã nói, ngón chân cái bị sưng nhức là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh cơ xương khớp cần được can thiệp điều trị sớm. Do đó nếu triệu chứng sưng nhức kéo dài thì bạn nên sớm thăm khám bác sĩ.

Trước hết bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng. Một số câu hỏi về tiền sử bệnh lý, hiện trạng sử dụng thuốc hay thói quen sinh hoạt có thể được đề cập. Điều này giúp bác sĩ bước đầu phán đoán được nguyên nhân gây sưng nhức ngón chân cái.

điều trị sưng nhức ngón chân cái
Nên chủ động thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng cách

Ngoài ra, các xét nghiệm cần thiết có thể được chỉ định để xác định nguyên nhân:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang ngón chân cái giúp bác sĩ quan sát cấu trúc khớp hay phát hiện nếu có dấu hiệu bào mòn dịch khớp.
  • Xét nghiệm máu: Giúp xác định nồng độ acid uric hoặc các yếu tố gây viêm.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Giúp phát hiện các tinh thể muối urat trong khớp. Đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán bệnh gout.
  • Xét nghiệm miễn dịch: Nhằm xác định chẩn đoán trong trường hợp sưng nhức ngón chân cái do viêm khớp dạng thấp.

Tùy thuộc vào bệnh lý nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng người bệnh. Cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra để nhanh chóng kiểm soát bệnh. Từ đó bảo toàn chức năng vận động của khớp và tránh các biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Cách xử lý tạm thời khi ngón chân cái bị sưng nhức

Ngón chân cái bị sưng nhức đa phần có liên quan tới các bệnh về cơ xương khớp. Trong đó, khả năng cao nhất là do bệnh gout. Người bệnh cần biết cách xử lý để làm giảm ảnh hưởng đến khả năng vận động nói riêng và sức khỏe nói chung.

1. Mẹo giảm đau tại nhà

Trước khi thăm khám và điều trị y tế, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo giảm đau tại nhà để hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Điều này giúp cải thiện khả năng vận động. Đồng thời làm giảm mức độ phiền toái lên cuộc sống thường ngày. Đặc biệt là tránh gây phiền nhiễu cho chất lượng giấc ngủ.

Tình trạng sưng nhức ngón chân cái có thể được cải thiện với một số mẹo đơn giản sau đây:

– Chườm lạnh:

Trong trường hợp ngón chân cái bị đau nhức kèm theo dấu hiệu sưng thì tác động nhiệt lạnh là hợp lý. Nhiệt độ thấp có tác dụng làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác tại vị trí tổn thương. Đồng thời còn hạn chế máu di chuyển đến vị trí đang bị sưng.

  • Người bệnh chuẩn bị 1 túi chườm lạnh
  • Áp trực tiếp vào ngón chân cái đang bị sưng nhức
  • Thực hiện trong khoảng 15 – 20 phút

**Lưu ý: Cần sử dụng túi chườm. Tuyệt đối không dùng đá lạnh áp trực tiếp lên chân quá lâu. Bởi tình trạng này có thể gây bỏng lạnh hoặc khiến ngón chân cái bị tê cứng rất khó chịu.

– Massage, xoa bóp vị trí bị sưng nhức:

Massage là giải pháp giảm đau tại nhà được áp dụng trong nhiều trường hơp. Đặc biệt là khi tình trạng sưng nhức ngón chân cái kích hoạt do các bệnh cơ xương khớp. Việc massage sẽ giúp khớp xương được thư giãn. Ngoài làm giảm đau nhức thì còn giúp cho khớp ngón chân cái linh hoạt hơn.

mẹo giảm sưng nhức ngón chân cái
Người bệnh có thể massage để làm dịu cơn đau và cái thiện chức năng vận động

Người bệnh chỉ cần dùng tay xoa bóp trực tiếp lên ngón chân cái theo chuyển động tròn. Chú ý sử dụng lực phù hợp để tránh làm tổn thương da và mô mềm. Có thể thoa 1 chút tinh dầu trước khi massage để nâng cao hiệu quả giảm đau. Cách này nên thực hiện vào buổi tối và buổi sáng khi vừa ngủ dậy 10 phút/ lần.

– Ngâm chân với nước sắc thảo dược:

Đây cũng là một mẹo làm giảm sưng nhức ngón chân cái rất dễ áp dụng. Dùng nước sắc thảo dược để ngâm chân có thể khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra giải pháp này còn hỗ trợ làm tan dịch viêm và thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương trong khớp.

Ngải cứu, lá lốt, lá tía tô… là một số thảo dược được dùng phổ biến. Người bệnh chỉ cần rửa sạch thảo dược rồi đun sôi cùng 1 lít nước. Sau đó cho ra chậu pha thêm nước lã vào cho ấm. Sử dụng nước này để ngâm chân khoảng 10 – 15 phút.

2. Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa

Trong trường hợp ngón chân cái bị sưng nhức nhiều, ảnh hưởng đến khả năng vận động thì người bệnh có thể cân nhắc dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC). Acetaminophen và thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) là các loại được dùng phổ biến.

Mặc dù thuộc nhóm thuốc không kê đơn nhưng người bệnh vẫn cần cẩn trọng khi dùng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến dược sĩ để được tư vấn liều dùng phù hợp. Tuyệt đối không được lạm dụng vì các thuốc này rất dễ gây ra tác dụng phụ.

Ngón chân cái bị sưng nhức là tình trạng thường gặp cần chú ý theo dõi. Tốt nhất nên chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên điều chỉnh lối sống lành mạnh. Đồng thời, hạn chế đi giày mũi nhọn để giảm thiểu ảnh hưởng lên khớp bị tổn thương.

Bình luận (80)

  1. Marra says: Trả lời

    E mua 3 tháng uống không biết như thế nào họ vọng khỏi nếu khỏi mình sẽ chia sẻ cho mọi người biết

  2. Hồ Việt says: Trả lời

    Cả tháng nay em bị nhức nhẹ khó chịu ở lòng bàn chân trái, sau đó lan lên tê ngón chân cái bên trái và phải. Rồi sáng nay tê hơi nhức tay trái kèm theo cảm giác ngứa ngáy toàn thân.
    Em có đi khám đầu tháng, chỉ số Axit uric 2 lần 340 và 410, bác sĩ lúc thì nói có khả năng giựt, lúc thì nói có khả năng viêm khớp virus (e có uống colchicine 3 viên nhưng ko thấy hết)
    A chị e nào bị như e chia sẻ nha.

    1. Bảo Sơn says:

      Cái này axit uric chưa cao nhưng triệu chứng lâm sàng đã thể hiện rõ ,bạn bị viêm khớp do gout.bạn nên hạn chế ăn phủ tạng động vật hải sản và nhớ là thải độc cơ thể nữa nhé

    2. Phạm Trần Vương Phúc says:

      Uống colchine không cải thiện được tình trạng này đâu, biểu hiện như bạn thì chớm gout rồi. Bạn qua chỗ trung tâm thuốc dân tộc 70 nguyễn thị định mà lấy thuốc. Mình bị gout nặng chân tay sưng húp không đi lại được mà uống thuốc ở đây còn khỏi, bạn mới bị thì chắc chữa cũng đơn giản thôi

    3. Nguyễn Tuyến says:

      Thuốc đông y à anh. em cũng muốn điều trị đông y cho lành tính mà ngại đun sắc quá cơ. Ở trên Hn này thuê trọ 1 thân 1 mình, đến nấu ăn em còn lười huống chi thời gian sắc thuốc nữa

    4. Vũ Văn Tùng says:

      Thuốc ở đây có phải sắc đâu, đóng gói sẵn rồi về cất tủ lạnh, mỗi lần uống mang ra ngâm vào cốc nước nóng rồi uống trực tiếp luôn. Tôi đang uống thuốc này được gần tháng, cũng thấy đỡ nhiều rồi, các khớp không sưng thêm nữa

  3. Lê Hồng Nhung says: Trả lời

    Chân e tự nhiên xương chỗ gần ngón cái bị chồi ra , k đau, còn chân kia k bị như vậy, như vậy có phải bệnh gì k ạ. Ai bị như vậy k ạ, chỉ giúp e với e cảm ơn ạ.

    1. Trang Kim says:

      Như bài viết này thì bạn bị chứng Hallux Valgus, có thể bạn mới bị nên 1 chân bên kia không sao. Nên đi chụp chiếu rồi chữa sớm đi bạn nhé

    2. Phạm Thư says:

      Giống mình rồi, mới đầu cũng bị 1 chân phải khoảng 1-2 tháng sau là bị nốt chân còn lại. Mình đi khám rồi lấy thuốc ở Việt Đức hết gần 5tr mà có khỏi đâu, may sao đợt ấy đc chị đồng nghiệp mách qua nhà thuốc trung tâm thuốc dân tộc chỗ biệt thự 31 ngõ 70 nguyễn thị định thanh xuân lấy thuốc nam về uống mới khỏi được đấy

    3. Lê Hồng Nhung says:

      E chưa đi khám thì có cần phải đi chụp chiếu rồi mới qua chỗ nhất nam này lấy thuốc được không ạ

    4. Phạm Thư says:

      Không cần đâu bạn, mình có mang phim xquang đến nhưng bs cũng không dùng đến, chắc là chữa nhiều trường hợp như vậy nên quen rồi. Mình thấy nhiều bệnh nhân khác ngồi chờ cũng không thấy ai mang phim đi cả

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua