Ngồi Lâu Bị Tê Chân

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Ngồi lâu bị tê chân thường là dấu hiệu bị chèn ép các dây thần kinh hoặc mạch máu, khiến máu không thể lưu thông đến chân. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề y tế nghiêm trọng cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Ngồi lâu bị tê chân
Ngồi lâu bị tê chân có thể là do chèn ép các dây thần kinh hoặc mạch máu ở chân

Tại sao ngồi lâu bị tê chân?

Hơn một nửa dân số dành sáu giờ để ngồi mỗi ngày để làm việc hoặc nghỉ ngơi. Ngồi nhiều có thể ảnh hưởng ngắn hạn hoặc dài hơn đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi ngồi lâu có thể dẫn đến một số tình trạng nghiêm trọng, bao gồm các điều kiện sức khỏe có thể gây đe dọa đến tính mạng.

Cụ thể, tình trạng ngồi lâu bị tê chân có thể liên quan đến một số tình trạng, chẳng hạn như:

  • Tăng lượng đường trong máu: Đối với người bị tê chân do bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao có thể dẫn có thể dẫn đến các cơn đau thần kinh. Ngồi lâu có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và gây tê chân, đặc biệt là ở người bệnh có chế độ ăn uống không thích hợp.
  • Tăng huyết áp: Ngồi nhiều và lối sống ít vận động là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể làm tổn thương động mạch và gây bệnh huyết áp cao. Huyết áp cao có thể dẫn đến tổn thương các dây thần kinh và gây tê chân. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể dẫn đến đau tim, suy tim, đột quỵ và một số vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Lưu thông kém: Ngồi lâu trong nhiều giờ liên tục có thể gây cản trở lưu thông máu và các chất dinh dưỡng trong cơ thể, điều này dẫn đến tê bắp chân và bàn chân. Các dây thần kinh cần chất dinh dưỡng và oxy từ máu để hoạt động và tránh các tổn thương liên quan. Do đó, để hạn chế tình tình ngồi lâu bị tê chân, người bệnh nên đứng lên sau mỗi 30 phút để hỗ trợ quá trình lưu thông.
  • Dây thần kinh bị chèn ép: Ngồi lâu có thể gây chèn ép các dây thần kinh, đặc biệt là khi ngồi ở tư thế xấu. Điều này có thể dẫn đến tê chân hoặc đau lưng dưới. Ngoài ra, đôi khi các triệu chứng chèn ép dây thần kinh có thể được cảm nhận ở cổ, chân hoặc cổ tay phụ thuộc vào dây thần kinh bị chèn ép. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy nóng rát hoặc ngứa ran dọc theo dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Suy giảm cơ bắp: Ngồi lâu và lối sống kém vận động có thể dẫn đến tình trạng suy giảm cơ bắp và dẫn đến các bệnh lý thần kinh ngoại biên. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể mất hoàn toàn chức năng cơ, tê mất cảm giác ở chân và cần cố gắng hết sức để di chuyển chân bị ảnh hưởng.

Ngồi lâu bị tê chân là bệnh gì?

Có một số nguyên nhân và điều kiện sức khỏe có thể dẫn đến tình trạng ngồi lâu bị tê chân. Các tình trạng này có thể bao gồm dây thần kinh bị chèn ép do tư thế xấu, tổn thương cột sống hoặc các điều kiện sức khỏe nghiêm trọng hơn, bao gồm đau cơ xơ hóa hoặc các bệnh viêm khớp.

1. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tình trạng này thường liên quan đến các tổn thương ở cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương ở cột sống, gây chèn ép lên các dây thần kinh. Sự chèn ép này có thể xảy ra bên trong ở bên ngoài ống sống và thường là ở cột sống thắt lưng.

Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tê chân khi ngồi lâu

Đau thần kinh tọa có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào của dây thần kinh, dẫn đến đau lan từ mông đến mặt sau của chân và đầu gối. Cơn đau thường được mô tả là bỏng rát hoặc châm chích dọc theo đường đi của dây thần kinh.

Trong một số trường hợp, ngồi lâu bị tê chân có thể là dấu hiệu của tình trạng đau thần kinh tọa. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Đau lưng dưới;
  • Tê và yếu chân;
  • Cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi ngồi, ho hoặc thực hiện một số hoạt động nhất định.

2. Bệnh tiểu đường

Những người dành nhiều thời gian trong ngày để ngồi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 112%. Trong một số nghiên cứu, việc ngồi nhiều kết hợp với lối sống ít vận động có thể làm tăng khả năng kháng insulin, tiền thân của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh, đặc biệt là bệnh tiểu đường mãn tính. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh thần kinh tiểu đường và gây tê bì tay chân. Bệnh thần kinh tiểu đường là một tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế phù hợp để tránh các tổn thương ảnh hưởng không thể phục hồi ở các dây thần kinh.

3. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một dạng viêm gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi bệnh tiến triển, các đốt sống có thể hợp nhất lại với nhau, khiến cột sống trở nên kém linh hoạt. Tình trạng này cũng có thể gây ảnh hưởng đến các xương sườn và khó người bệnh bị khó thở.

Tại sao ngồi lâu bị tê chân
Viêm cột sống dính khớp có thể dẫn đến tình trạng tê chân khi ngồi lâu

Hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng viêm cột sống dính khớp, tuy nhiên có một số biện pháp có thể làm chậm tiến triển của bệnh và kiểm soát các triệu chứng. Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm:

  • Đau âm ỉ ở lưng dưới và gần mông;
  • Đau và cứng khớp, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn vào buổi sáng và ban đêm;
  • Ngồi lâu bị tê chân, đau lưng dưới hoặc tê mông;
  • Đau lưng hoặc tê chân khi thay đổi tư thế ngồi;
  • Sốt nhẹ;
  • Ăn mất ngon.

Theo thời gian, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, dai dẳng và lan xuống xương sườn và cột sống cổ.

4. Hội chứng cơ hình lê

Hội chứng cơ hình lê là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp và thường không không được chẩn đoán chính xác do các triệu chứng tương tự như các triệu chứng phổ biến khác, chẳng hạn như đau thần kinh tọa hoặc thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, có khoảng 6% người được chẩn đoán đau thắt lưng, thực sự mắc Hội chứng cơ hình lê.

Cơ hình lê là một cơ hẹp ở mông. Hội chứng cơ hình lê có thể gây kích thích và chèn ép dây thần kinh tọa. Điều này có thể dẫn đến một số triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Ngồi lâu bị tê chân hoặc đau thắt lưng lan đến một hoặc cả hai chân;
  • Tê, ngứa ran từ hông đến một hoặc hai chân;
  • Đau ở mông hoặc chân, các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi ngồi lâu hoặc thực hiện một số hoạt động cụ thể.

Hội chứng cơ hình lê thường không cần điều trị. Người bệnh có thể dành thời gian để nghỉ ngơi, chườm nóng, chườm đá, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng.

5. Hội chứng chùm đuôi ngựa

Hội chứng chùm đuôi ngựa là một tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi một bó dây thần kinh ở dưới tủy sống bị chèn ép. Các dây thần kinh này nhận và gửi các thông điệp đến và đi ở xương chậu, chân và bàn chân. Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát và tê liệt vĩnh viễn.

Ngồi lâu bị đau chân
Hội chứng chùm đuôi ngựa là tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tê chân khi ngồi lâu

Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này là do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng. Tuy nhiên một số  bệnh lý cột sống khác cũng có thể gây chèn ép các dây thần kinh, chẳng hạn như hẹp ống sống, u cột sống, chấn thương hoặc các biến chứng từ phẫu thuật cột sống cũng có thể dẫn đến Hội chứng chùm đuôi ngựa.

Các triệu chứng phổ biến của Hội chứng chùm đuôi ngựa bao gồm:

  • Tê ở mông, bẹn, đùi trong (còn được gọi là tê vùng yên xe);
  • Đau hoặc yếu ở một hoặc hai bên chân, đặc biệt là khi ngồi lâu;
  • Có vấn đề về bàng quang, chẳng hạn như tiểu không kiểm soát hoặc không thể đi tiểu;
  • Mất kiểm soát ruột đột ngột.

Hội chứng chùm đuôi ngựa là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần được phẫu thuật khẩn cấp để tránh các tổn thương vĩnh viễn.

6. Đau cơ xơ hóa

Ngồi lâu bị tê chân có thể là dấu hiệu của tình trạng đau cơ xơ hóa. Đây là một tình trạng được đặc trưng bởi cơn đau cơ lan rộng khắp các bộ phận của cơ thể. Tình trạng này ảnh hưởng đến 2% dân số, thường phổ biến ở phụ nữ.

Nguyên nhân chính xác của tình trạng này không được xác định cụ thể, tuy nhiên bệnh thấp khớp và rối loạn căng thẳng sau chấn thương được xem là các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này.

Các triệu chứng phổ biến khác có thể bao gồm:

  • Tê và ngứa ran;
  • Cứng khớp;
  • Khó ngủ;
  • Có vấn đề về khả năng tập trung;
  • Đau đầu;
  • Lo lắng, phiền muộn.

Đau cơ xơ hóa là tình trạng mãn tính và không có biện pháp điều trị. Tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo nhiều biện pháp xử lý khác nhau, chẳng hạn như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau;
  • Thay đổi phong cách sống;
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn;
  • Tập thể dục và vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, người bị đau cơ xơ hóa có thể trao đổi với bác sĩ về các kế hoạch ăn kiêng. Nếu đã được chẩn đoán đau cơ xơ hóa, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống cần bằng các chât dinh dưỡng để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

7. Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng hình thành một cục máu đông ở chân. Khi cục máu đông này vỡ ra, có thể dẫn đến cắt đứt dòng chảy của máu đến chân. Tình trạng này có thể gây tê chân và nghiêm trọng hơn khi ngồi lâu.

Mẹo chữa tê bì chân tay
Tê chân khi ngồi lâu có thể là dấu hiệu của tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một trường hợp cấp cứu y tế có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Ngồi quá lâu bị tê chân có thể là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Sưng ở bàn chân, mắt cá chân, thường là ở một bên chân;
  • Đau hoặc chuột rút ở chân, thường bắt đầu ở bắp chân;
  • Đau đớn dữ dội, không rõ nguyên nhân ở mắt cá chân và bắp chân;
  • Vùng da bị ảnh hưởng có cảm giác ấm hoặc nóng rát;
  • Vùng da bị ảnh hưởng có thể trở nên nhạt màu, hơi xanh hoặc có màu đỏ.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị y tế ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó nếu nhận thấy các triệu chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Trong hầu hết các trường hợp ngồi lâu bị tê chân thường do ngồi sai tư thế, lối sống kém vận động hoặc do đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng cần được điều trị y tế phù hợp. Do đó, nếu các triệu chứng kéo dài hoặc không được cải thiện sau các biện pháp tự chăm sóc, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Ngồi lâu bị tê chân phải làm sao?

Tình trạng ngồi lâu bị tê chân dai dẳng, đau đớn hoặc thường xuyên tái phát có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng, cần điều trị y tế. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

điều trị tê bì chân khi ngồi
Dành thời gian để giãn chân có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tê chân khi ngồi lâu

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, tình trạng ngồi lâu bị tê chân có thể được cải thiện bằng các phương pháp tại nhà để giảm bớt khó chịu. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Nếu bị tê chân, người bệnh nên cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi và tránh gây áp lực lên chân. Ngồi thẳng người và nằm thẳng để giảm áp lực lên các dây thần kinh và hạn chế tình trạng tắc nghẽn các mạch máu. Ngoài ra, tránh ngồi chéo chân hoặc khoang chân, điều này có thể làm tăng nguy cơ tê chân.
  • Chườm nóng và chườm lạnh: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tê, người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh lên khu vực bị ảnh hưởng để cải thiện các triệu chứng. Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng và viêm, trong khi chườm nóng có thể làm tăng lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp. Nếu không chắc chắn về nguyên nhân, người bệnh có thể luân phiên giữa chườm nóng và chườm lạnh để cải thiện các thiện triệu chứng.
  • Xoa bóp chân: Đôi khi xoa bóp nhẹ nhàng cẳng chân và bàn chân có thể kích thích lưu thông máu, điều này có thể giảm cảm giác tê và ngứa ran.
  • Ngâm chân: Ngâm chân trong bồn nước ấm có thể giải phóng các ion magie và sulfat. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện lưu lượng máu, giảm tê, sưng và đau chân.

Ngồi lâu bị tê chân có là tình trạng phổ biến và có thể được cải thiện với các biện pháp tại nhà. Tình trạng tê thường xuyên, tái phát hoặc kéo dài có thể liên quan đến các điều kiện sức khỏe nghiêm trọng hơn. Các bệnh lý này cần được điều trị y tế phù hợp để tránh các biến chứng không mong muốn.

Phòng ngừa tình trạng ngồi lâu bị tê chân

Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng ngồi lâu bị tê chân phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, một số thói quen sống có thể hỗ trợ phòng ngừa hoặc giảm nguy cơ tế chân, chẳng hạn như:

  • Thực hiện một chế độ ăn uống ít chất béo, nhiều chất xơ;
  • Hạn chế thức ăn quá mặn hoặc quá nhiều gia vị;
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;
  • Hạn chế uống rượu và ngừng hút thuốc;
  • Hoạt động thể chất thường xuyên để tăng cường sức khỏe cơ bắp và dây thần kinh;
  • Hạn chế ngồi chéo chân hoặc khoanh chân;
  • Thường xuyên nghỉ giải lao và dành thời gian để giãn cơ sau mỗi 60 phút;
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12, vitamin D, canxi và magiê hoặc uống bổ sung để tăng cường sức khỏe hệ thống thần kinh.

Tê chân khi ngồi lâu thường hiếm khi liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng. Tình trạng này cũng được cải thiện khi người bệnh đứng dậy, di chuyển hoặc vận động nhẹ nhàng. Tình trạng tê chân kéo dài hoặc không được cải thiện với các biện pháp tự chăm sóc có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

 Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua