Đau Xương Gót Chân

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau xương gót chân là một vấn đề phổ biến, có thể xảy ra khi lạm dụng quá mức hoặc do chấn thương ở gót chân. Tình trạng này có thể nghiêm trọng và cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

đau xương gót chân
Đau xương gót chân có thể xảy ra khi lạm dụng gót chân quá mức

Đau xương gót chân là bệnh gì?

Bàn chân và cổ chân được tạo thành từ 26 xương, 33 khớp và hơn 100 gân, trong đó xương gót chân là xương lớn nhất ở bàn chân. Tình trạng đau xương gót chân có thể xảy ra khi người bệnh lạm dụng hoặc bị chấn thương gót chân. Ngoài ra, một số bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp, cũng có thể dẫn đến đau gót chân.

Đau xương gót chân thường không phải là một chấn thương đơn lẻ, chẳng hạn như vấp ngã, mà là do căng thẳng lặp lại nhiều lần. Cụ thể, các nguyên nhân có thể bao gồm:

1. Viêm gân Achilles

Viêm gân Achilles là tình trạng chấn thương do lạm dụng gân Achilles quá mức. Gân Achilles là dải mô kết nối cơ bắp chân ở mặt sau của cẳng chân với xương gót chân. Viêm gân Achilles thường phổ biến ở những vận động viên chạy bộ cần tăng tốc độ đột ngột hoặc chạy trong thời gian dài. Ngoài ra, tình trạng này cũng phổ biến ở những vận động viên trung niên chơi thể thao, chẳng hạn như quần vợt hoặc bóng rổ.

Viêm gân Achilles
Viêm gân Achilles thường phổ biến ở những người chơi thể thao, tác động đến gót chân thường xuyên

Viêm gân Achilles thường được đặc trưng bởi một cơn đau xương gót chân nhẹ sau khi chạy hoặc tham gia các hoạt động thể thao khác. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh chạy trong thời gian dài, leo cầu thang hoặc chạy nước rút.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng. Tình trạng này có thể được cải thiện sau các hoạt động nhẹ nhàng.

Hầu hết các trường hợp viêm gân Achilles đều có thể được điều trị bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng có thể gây rách gân và cần được phẫu thuật để điều chỉnh các chấn thương.

2. Gãy xương gót chân

Gãy xương gót chân có thể là một vết nứt nhỏ đến vỡ xương hoàn toàn. Xương có thể gãy theo chiều ngang, chiều dọc hoặc vỡ thành nhiều mảnh khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, gãy xương xảy ra khi xương bị tác động bởi một hoặc nhiều áp lực tác động lên xương.

Khi ảnh hưởng đến gót chân, gãy xương dẫn đến các cơn đau xương dữ dội. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh di chuyển hoặc chạm vào vùng bị tổn thương. Trong một số trường hợp, người bệnh thậm chí có thể bị bất tỉnh vì đau đớn.

Các triệu chứng tiềm ẩn khác có thể bao gồm:

  • Có âm thanh phát ra từ gót chân;
  • Sưng, đỏ và bầm tím ở vùng bị tổn thương;
  • Biến dạng có thể nhìn thấy ở gót chân.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh nhìn thấy xương chọc qua ngoài da.

Nếu nghi ngờ bị gãy xương gót chân hoặc đau xương gót chân dữ dội, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào loại gãy xương và tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh. Thông thường bác sĩ có thể cố định xương để xương có thời gian lành lại và ngăn chặn xương di chuyển. Đối với các trường hợp gãy xương phức tạp, người bệnh có thể cần phẫu thuật để sắp xếp lại xương và cố định bằng ghim hoặc vít.

Bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc để kiểm soát các cơn đau, chống nhiễm trùng và quản lý các triệu chứng liên quan.

3. Viêm tủy xương

Viêm tủy xương là tình trạng nhiễm trùng ở xương. Nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến xương bằng cách đi qua đường máu hoặc lây lan từ các mô lân cận. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể bắt đầu từ bên trong xương nếu chấn thương khiến xương có thể tiếp xúc với vi khuẩn.

nhiễm trùng xương gót chân
Nhiễm trùng xương gót chân có thể dẫn đế đau đớn, viêm và sưng tấy

Đau xương gót chân là dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất khi viêm tủy xương ảnh hưởng đến gót chân. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Sốt;
  • Sưng tấy, viêm, nóng đỏ ở vùng da nhiễm trùng;
  • Ớn lạnh hoặc mệt mỏi.

Đôi khi viêm tủy xương có thể không gây ra dấu hiệu nhận biết, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

Viêm tủy xương là một tình trạng nghiêm trọng và cần điều trị kịp lúc để tránh các rủi ro không mong muốn. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cần phẫu thuật để loại bỏ mô xương chết. Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể cần sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch để tránh tình trạng tái nhiễm trùng.

4. Bệnh Paget của xương

Bệnh Paget của xương là tình trạng gây cản trở quá trình tái tạo bình thường của xương, trong đó các mô xương mới dần thay thế các mô xương cũ. Theo thời gian, xương có thể dễ bị gãy và biến dạng. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến xương chậu, hộp sọ, cột sống và chân, bao gồm các xương ở gót chân.

Hầu hết các trường hợp, bệnh Paget của xương không gây ra triệu chứng nhận biết. Khi các triệu chứng xảy ra, triệu chứng phổ biến nhất là đau xương. Tuy nhiên do bệnh khiến xương tạo xương mới nhanh hơn bình thường, do đó, xương tạo ra thường yếu. Điều này gây đau xương gót chân, biến dạng và gãy xương.

Bệnh Paget của xương có thể không cần điều trị nếu không có triệu chứng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị để phòng ngừa các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

Bác sĩ có thể kê thuốc điều trị loãng xương bằng cách tiêm vào tĩnh mạch hoặc thông qua đường uống. Nếu người bệnh bị đau cơ, khớp hoặc đau xương gót chân nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tăng quá trình phục hồi của xương, thay thế các khớp bị tổn thương hoặc điều chỉnh các biến dạng.

5. Viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng là tình trạng sưng và đau khớp do nhiễm trùng ở một bộ phận khác của cơ thể, thường là đường ruột, bộ phận sinh dục và đường tiết niệu. Tình  trạng này thường ảnh hưởng đến đầu gối, cổ chân, bàn chân, bao gồm cả gót chân. Đôi khi viêm cũng có thể gây ảnh hưởng đến mắt, da và niệu đạo.

đau xương gót chân là bệnh gì
Viêm khớp phản ứng gây đau xương gót chân khi vi khuẩn tại vị trí khác của cơ thể tác động đến gót chân

Các triệu chứng và dấu hiệu viêm khớp phản ứng thường bắt đầu từ 1 – 4 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhiễm trùng khởi phát. Các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Đau và cứng khớp;
  • Viêm mắt;
  • Các dấu hiệu về đường tiết niệu;
  • Viêm mô mềm nơi vi khuẩn xâm nhập vào xương;
  • Ngón chân hoặc ngón tay bị sưng;
  • Các vấn đề về da, chẳng hạn như phát ban ở lòng bàn tay hoặc lở loét da.

Các biện pháp điều trị tình trạng viêm khớp phản ứng thường nhằm mục đích ngăn ngừa nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid, thuốc corticoid hoặc thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp để cải thiện các triệu chứng.

6. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn viêm mãn tính, có thể gây ảnh hưởng đến các khớp, bao gồm gót chân và gây đau xương gót chân. Ở một số người, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Không giống như viêm khớp do thoái hóa và hao mòn, viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến lớp niêm mạc khớp, gây sưng, đau và dẫn đến biến dạng xương. Tình trạng viêm cũng có thể gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến các khuyết tật về thể chất và tàn phế.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Sưng, mềm, ấm và sưng tấy ở khớp;
  • Cứng khớp, thường nghiêm trọng vào buổi sáng và sau khi hoạt động;
  • Mệt mỏi, chán ăn và sốt.

Viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp nhỏ hơn,đặc biệt là các khớp ngón tay, ngón chân. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng thường gây ảnh hưởng đến cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai. Nếu ảnh hưởng đến gót chân, bệnh có thể gây đau xương gót chân, viêm và sưng tấy. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể.

Hiện tại không có biện pháp điều trị khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị khác. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

7. Gãy xương do nén

Gãy xương do nén là tình trạng xuất hiện các vết nứt nhỏ ở xương do áp lực hoặc lực nén tác động lên xương. Tình trạng này thường xảy ra do các lực tác động lặp lại thường xuyên, chẳng hạn như sử dụng quá mức, chạy, nhảy hoặc lên xuống cầu thang liên tục. Tình trạng này cũng phổ biến ở những người loãng xương.

Bài tập chữa đau gót chân
Gãy xương do nén xảy ra khi có lực tác động đến gót chân trong một thời gian dài

Tình trạng gãy xương do nén thường phổ biến ở các xương chịu nhiều trọng lượng, chẳng hạn như cẳng chân và bàn chân. Lúc đầu, người bệnh gần như không nhận thấy các cơn đau liên quan đến gãy xương, tuy nhiên các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng theo thời gian. Cơn đau thường bắt đầu ở một vị trí cụ thể, chẳng hạn như đau xương gót chân, và được cải thiện khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sưng tấy ở xung quanh khu vực bị đau.

Gãy xương do nén thường được điều trị bằng cách hạn chế lực tác động cho đến khi xương lành. Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

Có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố rủi ro có thể dẫn đến đau xương gót chân. Ngoài các nguyên nhân chính nêu trên, một số yếu tố khác có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Tuổi tác: Đau xương gót chân thường phổ biến ở người từ 30 – 60 tuổi;
  • Béo phì: Trọng lượng có thể cao có thể gây căng thẳng quá mức ở cơ bắp chân, gót chân và dẫn đến đau đớn;
  • Đứng lâu: Những người thường xuyên đứng trên một mặt phẳng cứng trong vài giờ hoặc lâu hơn có thể gây tổn thương xương gót chân và gây đau đớn.

Đau xương gót chân phải làm sao?

Trong hầu hết các trường hợp, đau xương gót chân có thể được điều trị bằng cách phương pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như:

Cách chữa đau gót chân dân gian
Dành thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ quá trình hồi phục của xương gót chân
  • Nghỉ ngơi và kéo dài: Nếu cơn đau xương gót chân liên quan đến việc, người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi để giảm đau và phục hồi chức năng bàn chân. Bên cạnh đó, thực hiện bài tập kéo giãn cơ thể hàng ngày cũng có thể giảm đau và cải thiện tăng cường sức khỏe ở gót chân . Các bài tập chân cho phép bạn giữ cho cơ bắp chân không bị kéo căng, điều này giúp người bệnh có thể chịu được trọng lượng cơ thê và di chuyển tốt hơn.
  • Mang giày dép phù hợp: Sử dụng giày dép phù hợp có thể hỗ trợ tốt cho bàn chân và gót chân. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên chọn giày phù hợp với cấu trúc sinh học của chân, hãy đi giày thể thao khi chơi thể thao hoặc chạy bộ. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên đi chân trần trong nhà, điều này có thể gây áp lực cho các mô ở lòng bàn chân và gót chân.
  • Chườm lạnh: Đặt một túi đá lạnh lên khu vực bị đau trong 5 phút mỗi lần và 3 lần mỗi ngày có thể cải thiện cơn đau hiệu quả. Ngoài  ra người bệnh cũng có thể chườm đá lên bằng chân sau một hoạt động gây áp lực, chẳng hạn như chạy hoặc đứng trong một thời dài.
  • Sử dụng nẹp chân: Đối với các trường hợp nghiêm trọng, việc mang nẹp chân vào ban đêm có thể duy trì chân ở trạng thái thích hợp và tránh các chuyển động không cần thiết. Ngoài ra, nẹp chân có thể kéo căng cơ và giảm đau.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc giảm đau như Aspirin hoặc ibuprofen có thể giảm viêm và đau.

Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm liên quan để xác định nguyên nhân gây đau xương gót chân. Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau, bác sĩ có thể cung cấp các phương pháp điều trị thích hợp.

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định vật lý trị liệu để tăng cường cơ, gân và ngăn ngừa các chấn thương thêm. Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm để tiêm vào gót chân hoặc sử dụng thông qua đường uống.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, phẫu thuật gót chân thường cần nhiều thời gian phục hồi lâu dài và tình trạng đau xương gót chân có thể tái phát.

Phòng ngừa đau xương gót chân như thế nào?

Không có biện pháp ngăn ngừa tất cả các nguy cơ đau xương gót chân, tuy nhiên có một số biện pháp đơn giản có thể thực hiện để tránh chấn thương gót chân và ngăn ngừa đau. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Sử dụng giày vừa vặn và có thể hỗ trợ bàn chân;
  • Mang giày phù hợp cho hoạt động thể chất, chẳng hạn như giày đi bộ hoặc giày chơi thể thao;
  • Căng cơ và làm nóng cơ thể trước khi tập thể dục;
  • Vận động nhẹ nhàng sau khi hoạt động thể chất;
  • Thực hiện và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc khi cơ bắp của bạn bị đau;
  • Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.

Đau xương gót chân có thể là một tình trạng mãn tính và liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng này có thể được cải thiện tại nhà bằng nhiều phương pháp, chẳng hạn như dành thời gian nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm: 7 cách trị gai gót chân tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua