Đau Thắt Lưng Và Trễ Kinh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau thắt lưng và trễ kinh là các triệu chứng thường gặp ở nữ giới, chúng có xu hướng đi kèm với nhau. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thai kỳ hoặc các vấn đề bất thường khác. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

đau thắt lưng và trễ kinh
Tìm hiểu về tình trạng đau thắt lưng và trễ kinh ở nữ giới

Đau thắt lưng và trễ kinh có phải mang thai không?

Khi bước vào thời kỳ mang thai, cơ thể nữ giới sẽ ít nhiều có những thay đổi nhất định. Đây chính là yếu tố khiến cho các triệu chứng bất thường xảy ra. Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng đau thắt lưng và trễ kinh.

Vậy đau thắt lưng và trễ kinh có phải là dấu hiệu cảnh báo thai kỳ hay không? Các bác sĩ Sản phụ khoa cho biết, đa phần nữ giới đều gặp phải tình trạng đau thắt lưng và trễ kinh khi mang thai. Tuy nhiên, chỉ dựa vào các dấu hiệu này thì chưa đủ để xác định thai kỳ.

Bởi trên thực tế, tình trạng đau thắt lưng kèm theo trễ kinh có thể liên quan tới nhiều vấn đề khác nhau. Tốt nhất chị em nên chú ý theo dõi thêm các triệu chứng đi kèm để có nhận định đúng đắn hơn.

Trong trường hợp trước đó từng có quan hệ tình dục không an toàn thì khả năng mang thai là rất cao. Đặc biệt là khi đau thắt lưng và trễ kinh có đi kèm với các triệu chứng sau đây đi kèm:

  • Đau bụng dưới
  • Đau thắt lưng kèm theo chuột rút
  • Ra máu báo thai
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Tiết nhiều dịch âm đạo
  • Ngực căng và nhạy cảm
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Khó chịu với mùi thức ăn
  • Buồn nôn, nôn ói
đau thắt lưng và trễ kinh có phải mang thai
Đau thắt lưng và trễ kinh có phải mang thai không còn tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm khác

Các vấn đề liên quan tới đau thắt lưng và trễ kinh

Như đã nói, đau thắt lưng và trễ kinh không chỉ là dấu hiệu cảnh báo thai kỳ mà còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác. Đặc biệt là tình trạng stress, căng thẳng, thừa cân – béo phì, bệnh phụ khoa, bệnh lý về cột sống…

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng kèm theo trễ kinh:

1. Các bệnh phụ khoa

Rất nhiều trường hợp, tình trạng đau thắt lưng và trễ kinh ở nữ giới có liên quan đến các bệnh phụ khoa. Đây là vấn đề nghiêm trọng cần sớm phát hiện và có biện pháp điều trị đúng đắn. Nếu chủ quan, sức khỏe sinh sản của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Các bệnh phụ khoa có thể gây đau thắt lưng và trễ kinh bao gồm:

– U xơ tử cung:

Đặc trưng bởi sự hình thành nhiều u nhỏ với các kích thước khác nhau bên trong tử cung. Đa phần các khối u đều lành tính và có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên nếu chủ quan để ủ bệnh lâu ngày thì một số khối u có thể tiến triển ác tính kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nữ giới có thể nhận biết bệnh u xơ tử cung thông qua các thay đổi bất thường của cơ thể như:

  • Rối loạn kinh nguyệt (trễ kinh, rong kinh, thất kinh…)
  • Đau bụng và đau thắt lưng
  • Đau vùng xương chậu
  • Tiểu buốt, khó tiểu

– Viêm lộ tuyến cổ tử cung:

Các tế bào tuyến ở cổ tử cung có thể phát triển bất thường và xâm lấn ra mặt ngoài cổ tử cung. Tổn thương hình thành kéo theo tiết dịch âm đạo bất thường. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho hại khuẩn và nấm men tấn công, gây viêm nhiễm.

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể gây ra các triệu chứng bao gồm:

  • Thắt lưng bị đau mỏi thường xuyên
  • Đau rát vùng kín
  • Trễ kinh, rối loạn kinh nguyệt
  • Đau và khó chịu khi quan hệ tình dục
  • Tiểu tiện gặp khó khăn
đau thắt lưng và trễ kinh là bệnh gì
Đau thắt lưng và trễ kinh có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa ở nữ giới

– Các bệnh phụ khoa khác:

Ngoài liên quan tới các bệnh lý kể trên thì đau thắt lưng và trễ kinh còn có thể là dấu hiệu của:

  • Viêm vùng chậu
  • Viêm nội mạc tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư cổ tử cung

2. Căng thẳng, stress quá mức

Thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng cũng sẽ khiến cho sức khỏe bị giảm sút rõ rệt. Đối với nữ giới thì đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó làm phát sinh các triệu chứng bất thường như trễ kinh, đau thắt lưng, thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt.

3. Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có thể gây ra các tác dụng ngoại ý tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Chị em có thể bị tức ngực, đau thắt lưng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, buồn nôn hay tiêu chảy. Chính vì vậy cần cẩn trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc tránh thai nào. Đặc biệt là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.

4. Thừa cân – béo phì

Hiện nay, không ít nữ giới đang phải đối mặt với tình trạng thừa cân – béo phì. Đây là yếu tố không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp mà còn liên quan tới vấn đề rối loạn nội tiết.

Đặc biệt cân nặng quá khổ gây ra rất nhiều áp lực cho vùng cột sống thắt lưng, nhất là khi vận động mạnh hoặc di chuyển. Lúc này, các cơn đau ở vùng thắt lưng sẽ rất dễ kích hoạt, thậm chí là trở nên nhức nhối.

Ngoài ra, béo phì còn cản trở quá trình chuyển hóa và làm rối loạn nội tiết tố nữ. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến cho chị em bị trễ kinh, rối loạn kinh nguyệt.

vì sao bị đau thắt lưng và trễ kinh
Nữ giới thừa cân – béo phì rất dễ gặp phải các tình trạng đau thắt lưng kèm theo trễ kinh

5. Chấn thương

Chấn thương là vấn đề rất dễ gặp phải trong cuộc sống thường ngày. Có thể là do vui chơi thể thao, tham gia giao thông hay chấn thương lao động.

Đặc biệt là các chấn thương ở vùng cột sống có thể khiến cho nữ giới bị đau thắt lưng kéo dài. Ngoài ra, chấn thương còn ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tuần hoàn máu. Từ đó khiến cho không ít chị em gặp phải tình trạng trễ kinh.

6. Tuổi tiền mãn kinh

Khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ thường sẽ bị mất dần chu kỳ kinh nguyệt do suy giảm hormone sinh dục. Đây là quy luật lão hóa tự nhiên khiến cho chị em bị trễ kinh và đau thắt lưng. Tình trạng này thường không nghiêm trọng nhưng cần chú ý nếu kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác của cơ thể. Ví dụ như suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài…

7. Các bệnh về cột sống

Đau thắt lưng là triệu chứng rất phổ biến ở các bệnh về cơ xương khớp. Tuy nhiên triệu chứng trễ kinh ở nữ giới thì nhiều người lại không nghĩ là có liên quan tới nguyên nhân này.

Thực tế cho thấy, đau thắt lưng kèm theo trễ kinh có thể là do ảnh hưởng của các bệnh về cột sống. Bao gồm:

– Thoát vị đĩa đệm:

Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân bên trong đĩa đệm thoát ra bên ngoài do bao xơ bị nứt, rách. Lúc này, nhân xơ sẽ gây chèn ép lên tủy sống và rễ dây thần kinh gây đau thắt lưng.

Khi mắc bệnh, tâm lý của nhiều chị em cũng trở nên căng thẳng và lo lắng. Điều này ảnh hưởng không ít đến sự cân bằng nội tiết tố và có thể gây ra tình trạng trễ kinh. Trên fanpage chính thức của VTV2 Chất lượng cuộc sống từng xuất hiện bản tin về giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm kết hợp Đông – Tây y. Sự kết hợp hài hòa của hai nền y học mang lại hiệu quả tối ưu từ TRONG ra NGOÀI. 

– Loãng xương:

Loãng xương là bệnh xương khớp phổ biến, xảy ra khi mật độ xương bị giảm sút nhanh chóng hơn so với quá trình lão hóa bình thường. Bệnh lý này khiến cho xương trở nên giòn và dễ bị gãy hơn.

đau thắt lưng và trễ kinh là bị gì
Loãng xương là bệnh xương khớp có thể liên quan tới tình trạng đau thắt lưng và trễ kinh

Đau thắt lưng, đau khớp, mệt mỏi và sụt cân là những triệu chứng xảy ra phổ biến ở những người bị loãng xương. Đặc biệt nếu bệnh lý này xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi mãn kinh thì có triệu chứng trễ kinh kèm theo là điều dễ hiểu.

– Hẹp ống sống:

Tình trạng hẹp ống sống có thể gây chèn ép và tạo nhiều áp lực cho tủy sống cùng hệ thống dây thần kinh. Từ đó làm bùng phát các cơn đau lưng nói chung và đau thắt lưng nói riêng. Nếu trong thời gian này chị em dùng nhiều thuốc Tây hay quá căng thẳng thì còn có thể bị trễ kinh.

– Viêm khớp:

Viêm xương khớp là bệnh lý thường gặp, xảy ra khi có phản ứng viêm nhiễm kích hoạt trong xương. Ngoài gây sưng đau, cứng khớp thì còn ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động. Bệnh viêm khớp rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên trở lên lên có thể đi kèm với tình trạng trễ kinh.

Cách xử lý khi bị đau thắt lưng và trễ kinh

Chị em không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng đau thắt lưng kèm theo trễ kinh. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thai kỳ hoặc một số vấn đề sức khỏe không quá nghiêm trọng.

Dưới đây là cách xử lý khi bị đau thắt lưng và trễ kinh:

1. Sử dụng que thử thai

Nếu trước đó từng có quan hệ tình dục không an toàn thì có khả năng cao là chị em đang mang thai. Cần theo dõi thêm các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ khác để xác định rõ hơn. Để chắc chắn về thai kỳ, có thể mua que thử thai về để thử.

Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, nữ giới nên sử dụng que thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn khoảng 7 – 10 ngày. Nếu có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì nên thử khi bị trễ kinh khoảng 1 tuần.

xử lý khi bị đau thắt lưng và trễ kinh
Chị em có thể dùng que thử thai để kiểm tra xem đau thắt lưng và trễ kinh có phải mang thai không?

Ngoài ra, nên dùng que thử thai vào thời điểm buổi sáng ngay khi thức dậy. Bởi đây là lúc nồng độ hCG trong nước tiểu ở mức cao nhất nên sẽ cho kết quả rõ ràng.

Trường hợp que thử thai hiện 1 vạch chứng tỏ bạn không mang thai. Cần chú ý theo dõi thêm các biểu hiện của cơ thể và thử lại 1 tuần sau đó. Nếu que vẫn xuất hiện 1 vạch thì nên thăm khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau thắt lưng và trễ kinh.

2. Một số biện pháp giảm đau tại nhà

Tình trạng đau thắt lưng và trễ kinh gây ra rất nhiều phiền toái cho nữ giới trong cuộc sống thường ngày. Nên áp dụng một số giải pháp giảm đau tại nhà để hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Bao gồm:

+ Tắm nước ấm:

Tắm nước ấm có thể giúp làm dịu bớt tình trạng đau nhức ở vùng thắt lưng. Hơn nữa đây còn là giải pháp hữu ích với sức khỏe tinh thần, giúp cho cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, stress hiệu quả. Hơn nữa, ngâm mình trong bồn tắm nước ấm còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu hiệu quả. Chị em có thể nhỏ thêm vài ba giọt tinh dầu vào bồn tắm để thư thái hơn.

+ Chườm ấm:

Chườm ấm cũng là giải pháp dễ thực hiện giúp cải thiện nhanh tình trạng đau thắt lưng. Nhiệt độ ấm từ túi chườm sẽ giúp thư giãn gân cơ và giải phóng hệ thống rễ dây thần kinh bị chèn ép. Cách này đặc biệt phù hợp khi bị đau thắt lưng và trễ kinh do các bệnh về cột sống.

Chỉ cần chuẩn bị 1 túi chườm ấm có nhiệt độ phù hợp. Sau đó chườm đắp trực tiếp lên vùng thắt lưng bị đau khoảng 20 phút. Có thể chườm cả vùng bụng dưới nếu khu vực này cũng bị đau. Nếu không có sẵn túi chườm thì bạn có thể dùng chai nước ấm để lăn qua lăn lại lên khu vực bị đau.

+ Massage:

Ngoài chườm ấm và tắm nước ấm thì massage cũng là giải pháp đơn giản có thể làm dịu các cơn đau thắt lưng. Lực vừa đủ từ bàn và các ngón tay ngoài giúp giảm đau thì còn thúc đẩy tuần hoàn máu và thư giãn cơ thể hiệu quả.

Chị em có thể massage vùng thắt lưng vào buổi tối để hạn chế cơn đau kích hoạt khi ngủ. Từ đó giúp chăm sóc tốt cho chất lượng giấc ngủ. Chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bị đau theo chuyển động tròn khoảng 15 – 20 phút. Nếu không thể tự xoa bóp, có thể nhờ tới sự giúp đỡ của người thân.

mẹo giảm triệu chứng đau thắt lưng
Có thể massage cho vùng lưng để làm giảm đau và thúc đẩy tuần hoàn máu

+ Tập yoga:

Khi bị đau thắt lưng và trễ kinh, chị em nên dành thời gian rèn luyện các động tác yoga phù hợp. Yoga ngoài giúp làm giảm đau lưng thì còn đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Điển hình như thúc đẩy tuần hoàn máu, ổn định nội tiết và kiểm soát căng thẳng. Các bài tập phù hợp bao gồm:

– Tư thế rắn hổ mang:

  • Nằm sấp xuống sàn tập. Duỗi thẳng 2 chân, chạm mũi chân xuống sàn. Thả lỏng 2 tay theo chiều dọc cơ thể.
  • Chống 2 bàn tay dưới ngực. Ấn đùi và hông xuống sát mặt sàn. Sau đó sử dụng lực tay để nâng thân trên lên.
  • Tiếp tục đẩy thân trên lên cho đến khi cột sống được kéo căng ra. Giữ chặt hông, kéo phần vai ngược ra sau. Đầu hơi ngẩng lên và nhìn về phía trước.
  • Giữ nguyên tư thế này khoảng 20 giây.
  • Lặp lại khoảng 5 – 7 lần cho mỗi bài tập.

– Tư thế cây cầu:

  • Nằm ngửa trên sàn tập, co đầu gối lên để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt sàn.
  • Đặt 2 bàn tay dưới mông (có thể đan các ngón tay vào nhau).
  • Siết chặt cơ bụng, hông và mông.
  • Từ từ đẩy phần hông lên cao để tạo đường thẳng từ vai tới đầu gối.
  • Cố gắng siết chặt cơ vùng core, đồng thời hít sâu vào.
  • Giữ nguyên tư thế này khoảng 20 giây.
  • Từ từ hạ người và trở về tư thế chuẩn bị.
  • Lặp lại các động tác trên khoảng 10 lần cho mỗi bài tập.

3. Thăm khám bác sĩ khi cần thiết

Như đã đề cập, trong rất nhiều trường hợp, đau thắt lưng và trễ kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý. Điển hình là các bệnh phụ khoa hoặc bệnh về cột sống. Cần chủ động thăm khám bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Đau thắt lưng và trễ kinh kèm theo ngứa ngáy vùng kín, ra khí hư bất thường, đau bụng dưới
  • Cơn đau dữ dội kéo dài
  • Chức năng vận động bị ảnh hưởng
  • Thường xuyên mệt mỏi, suy nhược
  • Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng
bị đau thắt lưng và trễ kinh cần làm gì
Nếu bị đau thắt lưng và trễ kinh kéo dài hay đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường khác thì chị em nên chủ động thăm khám bác sĩ

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định nguyên nhân cụ thể. Tùy thuộc vào vấn đề nguyên nhân và biểu hiện triệu chứng mà sẽ có phác đồ điều trị riêng cho từng đối tượng người bệnh.

Phòng ngừa đau thắt lưng và trễ kinh ở nữ giới

Để tránh gặp phải tình trạng đau thắt lưng và trễ kinh, chị em cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Ngoài tác dụng ngăn ngừa triệu chứng phát sinh thì còn đảm bảo duy trì một sức khỏe tốt.

Dưới đây là một số vấn đề cần chú ý:

  • Điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể từ những nguồn thực phẩm lành mạnh. Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia hay dùng chất kích thích.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ và khoa học. Không thức khuya, đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đây là yếu tố quan trọng giúp cân bằng nội tiết tố và ổn định chức năng sinh lý.
  • Dành ít nhất 30 – 45 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất. Nên rèn luyện các bộ môn vận động nhẹ như đi bộ, bơi lội, yoga… Ngoài cải thiện sức khỏe xương khớp, ổn định nội tiết thì còn giúp chị em duy trì vóc dáng cân đối.
  • Luôn giữ cho tình thần lạc quan, thoải mái. Tránh xa áp lực và căng thẳng trong cả công việc và cuộc sống. Nếu bị stress có thể áp dụng các liệu pháp ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách… để cải thiện.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời khi không may mắc bệnh.

Thực tế, tình trạng đau thắt lưng và trễ kinh có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chị em nên chú ý theo dõi các biểu hiện đi kèm và chủ động thăm khám bác sĩ. Việc nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua