Đau Sau Lưng Vùng Phổi

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau sau lưng vùng phổi thường là do chấn thương, căng cơ hoặc do rối loạn khớp. Ngoài ra, tình trạng này đôi khi có thể liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn ở phổi và cần được điều trị y tế phù hợp để tránh các tổn thương không mong muốn.

Đau sau lưng vùng phổi
Đau sau lưng vùng phổi thường là do chấn thương, căng cơ hoặc các bệnh lý liên quan đến tim, phổi

Đau sau lưng vùng phổi (trái + phải) là bệnh gì?

Đau lưng ở vùng phổi có thể là do chấn thương hoặc kích ứng cơ. Tuy nhiên, đau lưng có thể là dấu hiệu của một tình trạng cấp cứu y tế, chẳng hạn như thuyên tắc phổi hoặc đau tim.

Xác định các nguyên nhân là cách tốt nhất để có kế hoạch điều trị phù hợp. Cụ thể, các nguyên nhân có thể dẫn đến đau sau lưng vùng phổi bao gồm:

1. Nguyên nhân phổ biến

Hầu hết các trường hợp đau lưng, bao gồm đau lưng vùng phổi thường không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng. Các nguyên nhân phổ biến thường là do chấn thương, căng cơ hoặc kích ứng. Cụ thể các nguyên nhân gây đau lưng bao gồm:

đau tức vùng phổi sau lưng
Tư thế kém và lạm dụng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau lưng tại vùng phổi
  • Tư thế kém: Lối sống ít vận động hoặc thường xuyên ngồi trong thời gian dài với tư thế kém có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc lưng trên và cổ. Các cơ ở cổ có thể trở nên suy yếu và không thể giữ thẳng cột sống. Điều này có thể dẫn gây áp lực lên xương, đĩa đệm, cơ, dây chằng và các mô mềm khác của cột sống. Nếu người bệnh thường xuyên ngồi nghiêng về một bên hơn, chẳng hạn như sử dụng điện thoại hoặc máy vi tính, điều này có thể dẫn đến mất cân bằng cột sống và đau sau lưng vùng phổi.
  • Lạm dụng: Sử dụng lưng trên quá mức có thể gây căng thẳng các cơ ở lưng trên. Điều này dẫn đến bong gân, căng cơ, tổn thương dây chằng và dẫn đến viêm, đau lưng tại vùng phổi.
  • Nâng không đúng kỹ thuật: Tư thế nâng một vật mà không giữ thẳng cột sống có thể gây căng quá mức ở lưng trên. Đặc biệt khi nâng và giữ một vật quá đầu hoặc quá xa cơ thể có thể gây chấn thương vai. Điều này có thể dẫn đến đau vai gáy hoặc đau sau lưng vùng phổi.
  • Tai nạn hoặc va chạm: Chấn thương do tại nạn xe giao thông, ngã từ trên cao xuống hoặc va chạm thể thao, chẳng hạn như bóng đá, có thể gây chấn thương cột sống, đĩa đệm, cơ, dây thần kinh, dây chằng hoặc các mô mềm khác. Điều này có thể dẫn đến đau sau lưng tại vùng phổi và khu vực xung quang.

Đôi khi nguyên nhân gây đau sau lưng vùng phổi có thể là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như lạm dụng cơ và nâng đồ vật không đúng kỹ thuật.

2. Các nguyên nhân không phổ biến

Ngoại trừ chấn thương, lạm dụng và tai nạn, có một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau sau lưng vùng phổi. Cụ thể các nguyên nhân không phổ biến bao gồm:

Các vị trí đau sau lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực có thể gây kích ứng các dây thần kinh và gây đau lưng
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực: Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực là tình trạng không phổ biến và hiếm khi dẫn đến đau đớn hoặc các triệu chứng khác. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau sau lưng tại vị trí phổi.
  • Gãy xẹp đốt sống: Gãy xẹp đốt sống là tình trạng cột sống thường gặp ở người lớn tuổi. Tình trạng này xảy ra khi xuất hiện các vết nén nhỏ ở phía trước của đốt sống, điều này khiến đốt sống trở nên yếu, mất chiều cao, gây thay đổi tư thế và đau lưng.
  • Biến dạng cột sống nghiêm trọng: Cong vẹo cột sống hoặc biến dạng cột sống nghiêm trọng có thể dẫn đến đau co thắt cơ, thậm chí là gây căng thẳng lên đĩa đệm và các khớp. Điều này có thể dẫn đến đau lưng trên ở vùng phổi.
  • Đau cơ xơ hóa: Mặc dù tình trạng này thường không phổ biến nhưng có thể dẫn đến đau lưng vùng phổi và mệt mỏi lan rộng ra khắp cơ thể. Cơn đau do đau cơ xơ hóa có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng thường ảnh hưởng đến phần lưng trên.
  • Viêm khớp: Có nhiều loại viêm khớp khác nhau có thể gây tác động đến cột sống ngực và gây đau sau lưng vùng phổi, chẳng hạn như thoái hóa cột sống hoặc viêm khớp dạng thấp.

3. Các nguyên nhân nghiêm trọng

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên tình trạng đau sau lưng vùng phổi có thể liên quan đến một số nguyên nhân nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Đau nhói sau lưng trên bên phải
Đau lưng vùng phổi có thể liên quan đến các bệnh lý tim và phổi
  • Đau tim: Trong một số trường hợp, đau lưng ở vùng phổi, có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim. Các dấu hiệu liên quan khác bao gồm: Tức ngực, có áp lực trong ngực; đau ở một hoặc hai bên cánh tay, đau hàm, hụt hơi hoặc buồn nôn và nôn mửa. Đau tim là tình trạng gây ảnh hưởng đến tính mạng và cần được điều trị y tế ngay lập tức.
  • Ung thư phổi: Ung thư phổi đôi khi có thể dẫn đến đau sau lưng vùng phổi, mặc dù tình trạng này thường không phổ biến. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm: Ho mãn tính, ho ra máu, nhiễm trùng đường hô hấp, hụt hơi, khàn tiếng, giảm cân không rõ lý do và chán ăn. Ngoài ra, nếu ung thư di căn đến một cơ quản khác, các khối u có thể đè lên các dây thần kinh cột sống, gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và gây đau lưng âm ỉ hoặc nghiêm trọng.
  • Thuyên tắc phổi: Thuyên tắc phổi xảy ra khi có một cục máu đông phát triển ở một trong các động mạch cung cấp máu đến phổi. Điều này có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của máu và gây nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm tức ngực, đau lưng tại vùng phổi, ho ra máu, nhịp tim nhanh, chóng mặt, chân bị sưng tấy. Thuyên tắc phổi là một tình trạng gây ảnh hưởng đến tính mạng và cần được điều trị ngay lập tức.
  • Viêm màng phổi: Viêm màng phổi là tình trạng viêm ở màng phổi, điều này có thể dẫn đến khó thở và gây ra các cơn đau buốt có thể lan xuống vai và lưng tại vị trí phổi. Chấn thương, nhiễm trùng hoặc một số bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, có thể làm tăng nguy cơ gây viêm màng phổi và gây đau sau lưng vùng phổi.
  • Viêm phổi: Viêm phổi là bệnh lý khiến các túi khí nhỏ ở phổi chứa đầy các chất lỏng. Điều này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai phổi. Các triệu chứng của viêm phổi có thể bao gồm: Sốt, ớn lạnh, ho có đờm, hụt hơi, chán ăn, thở khò khè, nôn mửa, đau tức ngực hoặc đau lưng tại vùng phổi. Viêm phổi có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc nhập viện để điều trị.

Ngoài ra, đôi khi tình trạng đau sau lưng vùng phổi (trái hoặc phải) có thể là do nhiễm trùng hoặc khối u đè lên tủy sống.

Đau sau lưng vùng phổi phải làm sao?

Các biện pháp xử lý và điều trị tình trạng đau sau lưng vùng phổi phụ thuộc vào các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

1. Tự chăm sóc tại nhà

Nếu cơn đau lưng tại vùng phổi phát triển mà không có bất cứ dấu hiệu nghiêm trọng nào, người bệnh có thể tự cải thiện các triệu chứng tại nhà. Một số biện pháp điều trị đau lưng tại nhà phổ biến bao gồm:

Đau tức sau lưng trên
Dành thời gian nghỉ ngơi có thể cải thiện cơn đau lưng tại nhà hiệu quả
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Đôi khi cơn đau lưng tại vùng phổi có thể được cải thiện khi người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp. Người bệnh cũng nên tránh một số hoạt động có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nâng vật nặng quá mức hoặc tập thể dục quá mức. Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi ban đầu,người bệnh có thể trở lại các hoạt động nhẹ nhàng để giảm đau và tránh yếu cơ.
  • Chườm nóng và chườm lạnh: Chườm đá được đề nghị trong vài ngày sau khi bắt đầu cơn đau và chườm nóng được thực hiện sau 48 giờ. Chườm nóng và chườm lạnh là biện pháp đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện nhiều lần. Tuy nhiên, khi chườm nóng và chườm lạnh, người bệnh cần chú ý đến nhiệt độ để tránh gây tổn thương mô.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn: Có một số loại thuốc giảm đau có sẵn có thể được sử dụng để cải thiện các cơn đau sau lưng vùng phổi. Các loại thuốc phổ biến bao gồm aspirin, ibuprofen, naproxen và acetaminophen. Mặc dù thuốc có thể sử dụng mà không kê toa của bác sĩ, tuy nhiên người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Xoa bóp: Xoa bóp, massage có thể hỗ trợ giảm đau lưng nhờ vào việc thư giãn các cơ và tăng cường lưu thông máu. Người bệnh có thể massage lưng tại nhà hoặc đến cơ sở massage chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

2. Thay đổi lối sống điều trị đau lưng

Đôi khi việc thay đổi thói quen sống hàng ngày có thể cải thiện các cơn đau sau lưng tại vùng phổi. Người bệnh có thể thực hiện một hoặc nhiều thói quen hàng ngày để cải thiện cơn đau lưng, chẳng hạn như:

điều trị đau lưng vùng phổi
Áp dụng tư thế nâng phù hợp có thể hạn chế nguy cơ đau lưng vùng phổi
  • Tập thể dục và duy trì hoạt động thể chất: Thường xuyên đi bộ, đi bộ đường dài hoặc tham gia các môn thể thao không va chạm có thể rèn luyện sức mạnh và kéo căng cột sống. Giữ cho lưng khỏe mạnh và linh hoạt có thể duy trì chức năng cột sống và giảm nguy cơ phát triển các cơn đau lưng ở vùng phổi. Nếu người bệnh chuyển từ lối sống ít vận động sang lối sống năng động hơn, hãy bắt đầu từ từ và tăng cường độ dần dần.
  • Thực hiện tư thế đúng: Các tư thế đúng bao gồm giữ đầu ở vị trí trung lập, giữ thẳng cột sống, cổ và lưng. Sử dụng tư thế đúng trong suốt cả ngày, chẳng hạn như khi ngồi, đi bộ, nâng vật nặng, có thể cải thiện các cơn đau hiệu quả.
  • Không hút thuốc: Nghiên cứu chỉ ra rằng việc hút thuốc có thể dẫn đến đau lưng và tăng tốc độ thoái hóa đĩa đệm cột sống. Cụ thể, nicotine có thể có thể làm giảm lưu lượng máu và chất dinh dưỡng đi vào đĩa đệm. Điều này có thể dẫn đến thoái hóa đĩa đệm và gây đau lưng.

3. Điều trị y tế

Các biện pháp điều trị y tế phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện để xác định nguyên nhân dẫn đến cơn đau và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Những người bị đau lưng dữ dội, nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các biện pháp chăm sóc tại nhà nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

điều trị đau lưng trên
Các cơn đau lưng nghiêm trọng cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn

Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Thở gấp hoặc khó thở;
  • Ho dữ dội hoặc ho ra máu;
  • Chóng mặt, choáng váng hoặc mất ý thức;
  • Đau ở một hoặc cả hai cánh tay;
  • Đau ở một hoặc hai chân;
  • Sưng chân;
  • Yếu hoặc tê tứ chi.

Phòng ngừa đau lưng vùng phổi

Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguyên nhân dẫn đến đau sau lưng tại vùng phổi. Tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ đau lưng bằng một số lưu ý, chẳng hạn như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi từ tư thế ngồi hoặc nằm xuống để kéo giãn và vận động các nhóm cơ khác nhau;
  • Thường xuyên nghỉ giải lao khi sử dụng máy vi tính để kéo căng, làm giảm cơ bắp và tránh gây áp lực lên lưng trên;
  • Tiến hành căng cơ hoặc khởi động trước khi thực hiện các hoạt động thể chất;
  • Nâng vật nặng đúng cách, tránh vặn người hoặc cong lưng khi nâng đồ vật;
  • Thường xuyên massage, xoa bóp để cải thiện tình trạng căng cơ;
  • Trao đổi với chuyên gia vật lý trị liệu để tiến hành tập luyện tăng cường cơ bắp và giảm áp lực lên các khớp;
  • Tránh mang balo hoặc túi quá nặng, đặc biệt là khi trọng lượng đặt ở một bên vai;
  • Luôn giữ tư thế đúng khi ngồi, đứng và di chuyển. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ, chẳng hạn như đai lưng khi cần thiết.

Hầu hết các cơn đau sau lưng vùng phổi liên quan đến các vấn đề về lối sống, chẳng hạn như yếu cơ hoặc lạm dụng quá mức. Trong các trường hợp này, việc điều trị có thể bao gồm thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên, tiến hành kéo giãn cơ để giảm đau.

Trong các trường hợp chấn thương nghiêm trọng hoặc khi cơn đau có liên quan đến các nguyên nhân tim hoặc phổi, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Thông tin thêm:

Đau lưng khó thở là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Bài thuốc xương khớp nổi danh VTV2 đưa tin, nghệ sĩ Phú Thăng và nhiều người bệnh tin dùng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua