Đau Sau Lưng Bên Dưới Bả Vai

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau sau lưng bên dưới bả vai có thể hạn chế các chuyển động bình thường của cánh tay và cản trở các hoạt động hàng ngày. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng và cần điều trị phù hợp.

Đau sau lưng bên dưới bả vai
Đau sau lưng bên dưới bả vai có thể là do căng cơ hoặc lạm dụng quá mức

Đau sau lưng bên dưới bả vai là bị gì?

Đau sau lưng bên dưới bả vai (trái – phải) có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như đau tim, ung thư phổi hoặc chỉ đơn giản là do căng cơ hoặc sai tư thế. Ngoài ra, tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, bệnh túi mật hoặc thân.

Điều quan trọng là xác định các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ để có kế hoạch điều trị phù hợp. Cụ thể, các nguyên nhân liên quan có thể bao gồm:

1. Tư thế xấu

Giữ tư thế sai trong một thời gian dài có thể khiến làm thay đổi cấu trúc cột sống và dẫn đến đau lưng bên dưới xương bả vai.

Tư thế ngồi gập lưng, nghiêng đầu xuống hoặc ngồi đặt trọng lực sang một bên cơ thể, chẳng hạn như ngồi đọc sách hoặc sử dụng điện thoại di động, có thể dẫn đến yếu cơ bắp. Tư thế này cũng gây áp lực lên đĩa đệm, cơ dây chằng cột sống. Sự mất cân bằng thường xuyên, kéo dài có thể dẫn đến đau lưng trên ngay bên dưới bả vai.

Ngoài ra, lối sống ít vận động và ngồi trong một thời gian dài cũng có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc cổ và lưng. Các cơ có thể bị suy giảm và yếu đi, do đó không thể giữ thẳng cột sống. Điều này có thể dẫn đến cong vẹo cột sống hoặc các biến dạng khác, và dẫn đến đau lưng bên trên.

2. Lạm dụng

Việc sử dụng các cơ bên dưới bả vai trong các hoạt động thể chất quá mức có thể khiến các cơ bị căng thẳng và dẫn đến đau đớn. Lạm dụng có có thể dẫn đến căng cơ, bong gân, tổn thương dây chằng và dẫn đến đau lưng trên, đặc biệt là khu vực ở giữa cột sống và xương bả vai.

Đau sau lưng vùng phổi
Lạm dụng cơ bắp quá mức có thể dẫn đến căng cơ và đau lưng bên dưới bả vai

Đau vai trên thường xảy ra sau các hoạt động như:

  • Liên tục nâng các vật nặng lên cao;
  • Làm việc quá sức ở vai hoặc cánh tay;
  • Thực hiện một chuyển động bất ngờ, đột ngột.

Bên cạnh đau đớn, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Co thắt cơ bắp;
  • Chuột rút;
  • Sưng tấy bên dưới bả vai;
  • Khó di chuyển;
  • Đau lưng và đau đớn khi thở.

3. Kỹ thuật nâng không chính xác

Nâng một vật nặng qua đầu không đúng kỹ thuật có thể khiến lưng và vai bị tổn thương, dẫn đến đau đớn. Nếu người bệnh nâng một vật quá nặng hoặc quá xa cơ thể, điều này có thể khiến cột sống bị lệch hoặc tạo quá nhiều áp lực lên cột sống.

Ngoài ra, nâng vật nặng quá đầu có thể dẫn đến căng cơ, bong gân dây chằng hoặc làm tăng khả năng chấn thương vai hoặc cột sống, dẫn đến đau sau lưng bên dưới bả vai. Các triệu chứng khác có thể bao gồm suy giảm phạm vi hoạt động ở cánh tay hoặc vai và đau khi cử động vai, cánh tay hoặc lưng.

4. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi lớp ngoài của đĩa đệm bị rách và phần nhân bên trong bắt đầu rò rỉ ra bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau đớn và có thể gây viêm rễ thần kinh ở gần đó, dẫn đến đau sau lưng bên dưới bả vai.

Đau sau lưng bên phải dưới bả vai
Thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây chèn ép các dây thần kinh và dẫn đến đau lưng bên dưới bả vai

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống ngực có thể gây đau lan tỏa đến khu vực lưng bên dưới xương bả vai. Điều này dẫn đến đau lan tỏa vào hoặc gần khu vực xương bả vai.

Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều loại đau khác nhau hoặc hoàn toàn không có triệu chứng. Cơn đau có thể bao gồm đau nhức từ cổ, cánh tay trên hoặc đau lan tỏa đến các khu vực lân cận. Đôi khi người bệnh có thể bị đau, yếu ở cánh tay hoặc bàn tay.

Nếu không được điều trị phù hợp, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang. Các triệu chứng này cần được chăm sóc y tế phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

5. Trật xương sườn

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên trật xương sườn có thể là nguyên nhân dẫn đến đau sau lưng bên dưới bả vai. Những xương sườn bị trật có thể bị bật ra khỏi vị trí ban đầu hoặc bị lệch có thể gây ra các cơn đau nhói ở gần xương bả vai. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy đau ngay cả khi hít thở sâu.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau nhói từng cơn ở vùng lưng trên, ngay dưới xương bả vai;
  • Khó thở;
  • Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi cúi người, nâng đồ vật, hắt hơi, hít thở sâu, vươn vai hoặc trở người trên giường.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng trượt xương sườn có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá và tránh các hoạt động mạnh để cải thiện các triệu chứng. Nếu cơn đau không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

6. Gãy nén xương sườn

Gãy xương do nén thường ảnh hưởng đến lưng trên và dẫn đến tình trạng đau sau lưng bên dưới bả vai. Tình trạng này xảy ra khi xương yếu đi và bị áp lực tác động, điều này dẫn đến đau lưng và được cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi. Gãy xương do nén thường phổ biến ở người lớn tuổi bị loãng xương.

gãy nén cột sống gây đau lưng
Gãy xương do nén có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống và dẫn đến đau lưng

Tình trạng gãy xương do nén thường được cải thiện bằng cách điều trị gãy xương và điều trị chứng gãy xương. Để điều trị gãy xương, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau, chườm nóng, chườm đá để giảm đau cục bộ. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ổn định và tạo hình vị trí gãy xương.

Sau khi cải thiện tình trạng gãy xương, người bệnh cần tiến hành điều trị chứng loãng xương. Điều trị loãng xương bao gồm bổ sung canxi, tăng cường vitamin D, thực hiện các bài tập tăng cường sức khỏe xương khớp và liệu pháp hormone cho nữ giới.

7. Khối u

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên tình trạng đau sau lưng bên dưới bả vai có thể là dấu hiệu của ung thư phổi hoặc các khối u khác có liên quan đến ngực, chẳng hạn như u lympho hoặc ung thư vùng bụng, chẳng hạn như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan hoặc ung thư tuyến tụy.

Ung thư di căn đến xương bả vai cũng có thể dẫn đến các cơn đau liên quan. Các bệnh ung thư phổ biến bao gồm ung thư vú, ung thư phổi, ung thư thực quản và ung thư ruột kết.

8. Nguyên nhân gây đau sau lưng bên dưới bả vai phải

Bên cạnh các nguyên nhân cơ xương khớp, có một số nguyên nhân không phổ biến có thể gây đau sau lưng bên dưới bả vai phải bao gồm:

Đau nhói sau lưng bên trái sau tim
Đau lưng sau bả vai có thể liên quan đến các bệnh lý ở phổi hoặc tuyến tụy
  • Tình trạng phổi: Phổi nằm ở gần lưng trên, do đó các tình trạng như viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi, có thể dẫn đến các cơn đau lưng trên bên phải. Ung thư phổi cũng có thể dẫn đến đau ở khu vực này, đặc biệt là khi ung thư di căn đến cột sống ngực và lưng.
  • Bệnh túi mật: Mặc dù túi mật không nằm gần lưng trên, tuy nhiên một số tình trạng ảnh hưởng đến bộ phận này, chẳng hạn như sỏi mật, có thể khiến lưng trên bên phải bị đau. Nếu không được điều trị, viêm túi mật có thể khiến túi mật bị vỡ.
  • Nhiễm trùng cột sống: Nhiễm trùng cột sống do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra, có thể khiến hệ thống miễn dịch suy yếu. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến đĩa đệm, xương hoặc tủy sống. Các triệu chứng bao gồm đau sau lưng bên dưới bả vai và một số triệu chứng khác, chẳng hạn như tê, ớn lạnh, sốt hoặc ngứa ran.

9. Nguyên nhân gây đau sau lưng bên dưới bả vai trái

Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến đau sau lưng bên dưới bả vai trái bao gồm:

  • Viêm tụy: Viêm tụy dẫn đến đau ở vùng bụng trên, cơn đau này có thể lan đến lưng trên và nghiêm trọng hơn sau khi ăn. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, buồn nôn, nôn mửa, tim đập loạn nhịp hoặc sưng vùng bụng trên.
  • Sỏi thận: Sỏi thận có thể dẫn đến các cơn đau sau lưng bên dưới bả vai trái và đau âm ỉ ở vùng bụng trên. Cơn đau này có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm bụng dưới, bẹn, bên hông và lưng trên. Các triệu chứng khác bao gồm đau khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi, nước tiểu có màu nâu, hồng hoặc đỏ, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và nôn.
  • Đau tim: Nhồi máu cơ tim có thể khiến người bệnh bị đau ngực, lan đến cổ, hàm và đau sau lưng bên dưới bả vai trái. Các triệu chứng khác có thể bao gồm tức ngực, hụt hơi, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và đổ mồ hôi lạnh.

Đôi khi tình trạng đau sau lưng bên dưới bả vai trái có thể là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Đau sau lưng bên dưới bả vai phải làm sao?

Đau sau lưng bên dưới bả vai có thể là cơn dau nhói, đau rát ở gần cột sống hoặc đau sâu khắp vai hoặc lưng trên. Tình trạng đau xương bả vai kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cử động của cánh tay, vai hoặc lưng.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp, chẳng hạn như:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nếu cơn đau lưng trở nên nghiêm trọng khi người bệnh thực hiện một số hoạt động thể chất, chẳng hạn như tập thể dục, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày. Tạm dừng các hoạt động thể chất có thể hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các hoạt động quá sức.

điều trị đau lưng trên
Dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi các cơn đau lưng trên

Tuy nhiên, người bệnh không nên dừng các hoạt động quá lâu hoặc ngừng hoàn toàn. Điều này có thể gây yếu cơ lưng và và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, giữ một tư thế quá lâu, chẳng hạn như ngồi sau bàn làm việc cũng có thể gây căng cơ và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó,người bệnh nên thường xuyên thay đổi vị trí để tránh gây tổn thương các cơ lưng.

2. Chườm đá hoặc chườm nóng

Chườm lạnh trong 10 – 20 phút mỗi lần và 3 – 4 lần mỗi ngày có thể giúp giảm viêm và cải thiện cơn đau lưng trên. Liệu pháp chườm nóng được sử dụng 15 – 20 phút mỗi lần sử dụng có tác dụng thư giãn các cơ và giảm đau lưng.

Để tránh gây bỏng da và tổn thương mô, người bệnh nên bọc một lớp vải mỏng bên ngoài trước chườm nóng hoặc chườm đá lên da. Người bệnh có thể xen kẽ giữa việc chườm đá và chườm nhiệt để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Xoa bóp

Nếu cơn đau sau lưng bên dưới bả vai là cơn đau do co thắt cơ, người bệnh có thể massage, xoa bóp để thả lỏng cơ bắp và tăng cường lượng máu lưu thông đến khu vực bị ảnh hưởng.

Người bệnh có thể tự xoa bóp tại nhà hoặc đến cơ sở xoa bóp chuyên nghiệp để xoa bóp chỗ đau, giải phóng căng thẳng và cảm thấy thoải mái hơn.

2. Điều trị y tế

Khi cơn đau sau lưng bên dưới bả vai nghiêm trọng và không đáp ứng các biện pháp nghỉ ngơi hoặc chăm sóc tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để có kế hoạch điều trị phù hợp hơn.

vật lý trị liệu chữa đau lưng
Thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị các cơn đau lưng

Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: Bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu có thể xây dựng một chương trình vật lý trị liệu phù hợp để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người bệnh. Hầu hết các bài tập tập trung vào vào việc kéo căng cơ lưng trên và tăng cường sức mạnh ở cơ lưng, cổ. Vật lý trị liệu thường bắt đầu dần dần và thường mang lại hiệu quả trong vài tuần hoặc vài tháng.
  • Thuốc giảm đau theo toa: Đối với các cơn đau do suy nhược hoặc các cơn đau bùng phát dữ dội, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc giảm đau theo toa trong một thời gian ngắn. Các loại thuốc phổ biến bao gồm thuốc giảm đau opioid, hoạt động bằng cách ngăn chặn tín hiệu đau truyền đến não, thuốc giãn cơ, hoạt động bằng cách an thần và làm dịu thần kinh cơ.
  • Thuốc tiêm: Nếu cơn đau sau lưng bên dưới bả vai nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc tiêm cột sống để giảm đau. Thuốc tiêm, thường là steroid, thường có tác dụng giảm đau ngắn hạn và không được sử dụng như một liệu pháp lâu dài.

Thông thường các cơn đau sau lưng bên dưới bả vai cần được điều trị theo nhiều liệu pháp khác nhau. Ban đầu, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau tuy nhiên sau khi cơn đau được cải thiện, người bệnh có thể chuyển sang vật lý trị liệu để kiểm soát các cơn đau mãn tính.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không phổ biến, tuy nhiên người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật nếu:

  • Tủy sống hoặc rễ thần kinh bị ảnh hưởng;
  • Biến dạng cột sống nghiêm trọng hoặc có nguy cơ phát triển;
  • Các biện pháp điều trị không phẫu thuật không mang lại hiệu quả điều trị.

Các loại phẫu thuật thường được đề nghị bao gồm:

  • Nâng cao đốt sống: Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để điều chỉnh tình trạng gãy nén đốt sống và ngăn chặn các tổn thương cột sống liên quan.
  • Giải áp lực lên tủy sống: Loại phẫu thuật này có thể giảm áp lực lên rễ thần kinh hoặc tủy sống và ngăn ngừa các tổn thương gây ảnh hưởng đến chức năng cột sống. Phẫu thuật này loại bỏ các cấu trúc gây ảnh hưởng đến cột sống, chẳng hạn như đĩa đệm bị thoát vị hoặc gai xương.

Đau sau lưng bên dưới bả vai có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để xác định các nguyên nhân cũng như có kế hoạch điều trị phù hợp. Điều trị sớm và đúng phương pháp là cách tốt nhất để tránh các cơn co thắt và tổn thương cột sống.

Bình luận (42)

  1. Nguyễn văn Dũng says: Trả lời

    Tôi bị thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép thần kinh, hiện tại đau từ vai gáy xuống cổ xuống vai và cả tay. Tôi đã từng điều trị cả đông cả tây cũng khá nhiều rồi mà không khỏi. Giờ chỉ biết uống thuốc giảm đau mỗi khi không chịu được.

    1. trần bá nguyên says:

      Thoái hóa xương khớp thì chỉ có điều trị bằng đông y thì may ra mới khỏi được thôi chứ thuốc tây là các thuốc kháng sinh giúp gảm đau tạm thời thôi

    2. Hiếu Trang says:

      Tôi cũng đang tìm thuốc điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Vừa đọc được bài nói về trung tâm thuốc dân tộc có bài thuốc chữa được bệnh này tốt, nghe mọi người chia sẻ trên cũng khen, chắc tôi cũng đến đây khám chữa xem sao

    3. Nguyễn quảng Hưng says:

      Trung tâm Thuốc dân tộc ở trong bài viết trên đúng không nhỉ. Tôi thấy trung tâm này có ở Hà Nội với Hồ Chí Minh. Mẹ tôi cũng đang bị đau khớp vai nhưng bà đang ở quê không đi lại được thế thì cũng không mua được thuốc.

    4. Đỗ Minh Anh says:

      Không đi lại được cũng không sao đâu. Giờ người ta chữa bệnh từ xa được mà. Gọi điện tới viện gặp bác sĩ của họ tư vấn điều trị cho, phải dùng thuốc thì bác sĩ kê đơn gửi đơn thuốc về tận nhà cho mà

  2. Nam Hưng THT says: Trả lời

    Trước đây tôi bị chấn thương đập vai xuống đường gây lệch khớp vai. Hồi đó tôi vào viện nắn thì khớp vai vào hoạt động được. Nhưng từ đó tới giờ cảm thấy vai nó cứ yếu đi và thay đổi thời tiết hay bị đau. Giờ nên uống thuốc gì để tốt cho bệnh như vậy nhỉ?

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua