Đầu Ngón Chân Bị Đau Như Kim Châm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Chuyên môn: Đau nhức xương khớp, Tê Bì Tay Chân | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đầu ngón chân bị đau như kim châm thường khởi phát do những nguyên nhân bệnh lý. Điển hình như hội chứng ống cổ chân, đau thần kinh tọa và một số tổn thương ở cột sống thắt lưng. Không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu, cảm giác đau và tê như kim châm còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý và khả năng vận động.

Đầu ngón chân bị đau như kim châm
Tìm hiểu đầu ngón chân bị đau như kim châm có nguy hiểm không? Nguyên nhân và hướng dẫn điều trị

Nguyên nhân khiến đầu ngón chân bị đau như kim châm

Đầu ngón chân bị đau như kim châm thường xảy do một chấn thương, va đập ở ngón chân và do các bệnh lý tiềm ẩn. Tùy thuộc vào nguyên nhân, người bệnh có thể bị đau nhói hoặc âm ỉ và châm chích. Ngoài ra một số triệu chứng khác như tê, cứng khớp, ngứa ran, cảm giác kiến bò cũng có thể xuất hiện đồng thời.

Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Hữu Tuấn (Nguyên Phó Giám Đốc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương), một số nguyên nhân phổ biến khiến đầu ngón chân bị đau như kim châm:

1. Chấn thương, va đập mạnh

Một chấn thương, va đập mạnh ở các ngón chân có thể khiến người bệnh đột ngột bị đau như kim châm ở các đầu ngón chân. Đối với trường hợp này, cơn đau thường giảm nhẹ sau vài giờ, kèm theo sưng và bầm tím.

Đầu ngón chân bị đau như kim châm do chấn thương, va đập mạnh thường nhẹ, có thể tự khỏi và không cần điều trị y tế. Nếu sưng to, bầm và đau nặng, người bệnh có thể dùng thuốc tan máu bầm và giảm đau không kê đơn để cải thiện tình trạng.

Chấn thương, va đập mạnh ở các ngón chân
Chấn thương, va đập mạnh ở các ngón chân là nguyên nhân phổ biến khiến đầu ngón chân bị đau như kim châm

2. Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud thể hiện cho tình trạng co thắt các mạch máu ngoại vi trong những tình huống căng thẳng hoặc khi gặp lạnh, lưu lượng máu cung cấp cho các tế bào và mô suy giảm. Hội chứng này thường làm ảnh hưởng đến ngón chân, ngón tay, chóp mũi và núm vú.

Đối với hội chứng Raynaud, biểu hiện lâm sàng của mỗi người bệnh không giống nhau. Ngoài ra tần suất và thời gian kéo dài các đợt co thắt mạch thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ. Các biểu hiện thường gặp gồm: Thay đổi màu sắc da ở vị trí ảnh hưởng, rối loạn cảm giác, đau đầu ngón chân và đầu ngón tay, loét và hoại tử.

3. Đau thần kinh tọa

Đầu ngón chân bị đau như kim châm có thể bắt nguồn từ đau thần kinh tọa. Đây là một dạng tổn thương dây thần kinh tọa làm phát sinh cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh này. Cụ thể bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau nhói từ thắt lưng xuống mông, đùi, cẳng chân, mắt cá chân và những ngón chân.

Đau do tổn thương dây thần kinh tọa thường nặng nề, có xu hướng tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất theo thời gian. Ngoài cảm giác đau nhức, những vị trí bị ảnh hưởng như đầu ngón chân, cẳng chân, mông, thắt lưng… còn bị tê, yếu, ngứa ran, châm chích, bệnh nhân khó vận động hoặc/ và mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Đau thần kinh tọa thường bắt đầu sau một chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thoái hóa cột sống thắt lưng.

4. Các bệnh lý ở cột sống

Đầu ngón chân bị đau như kim châm có thể là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lý ở cột sống thắt lưng như hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống... Những bệnh lý này khiến nhân nhầy thoát vị, đĩa đệm/ đốt sống bị hư hỏng hoặc hao mòn và tạo nên gai xương.

Nhân nhầy thoát vị và gai xương có khả năng chèn ép vào mạch máu và các dây thần kinh xuống chân. Điều này tạo cảm giác đau nhức, tê bì, yếu từ khu vực tổn thương đến các đầu ngón chân.

Các bệnh lý ở cột sống
Các bệnh lý ở cột sống như gai cột sống, thoái hóa cột sống… có thể chèn ép lên dây thần kinh xuống chân dẫn đến đau

5. Viêm khớp ngón chân

Viêm khớp ngón chân là tình trạng khớp nhỏ ở các ngón chân bị viêm và tổn thương. Bệnh lý này thường xảy ra do những chấn thương trong quá khứ (gãy xương ngón chân, bong gân), nhiễm trùng, quá trình thoái hóa khiến lớp sụn hao mòn. Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao ở những người có tiền sử gia đình bị viêm khớp.

Viêm khớp nói chung và viêm khớp ngón chân nói riêng được phân thành nhiều loại. Phổ biến nhất gồm viêm xương khớp (thoái hóa khớp/ viêm khớp do thoái hóa), viêm khớp dạng thấp và bệnh gout.

Tùy thuộc vào phân loại, viêm khớp ngón chân sẽ có những đặc trưng riêng. Tuy nhiên một số triệu chứng chung của các dạng viêm khớp có thể bao gồm:

  • Đầu ngón chân bị đau như kim châm
  • Đau nhiều hơn ở các khớp, đau nhói khi ấn vào khớp tổn thương hoặc khi vận động mạnh
  • Cứng khớp, khó khăn trong việc co duỗi và vận động
  • Sưng tấy và đỏ ửng ở các khớp bị tổn thương
  • Phát ra tiếng kêu khi cử động khớp ngón chân
  • Biến dạng khớp
  • Hạn chế khả năng vận động và đi lại
  • Sờ thấy vùng da quanh khớp tổn thương ấm nóng

6. Móng chân mọc ngược

Móng chân mọc ngược làm ảnh hưởng đến ngón chân và khiến các đầu ngón chân bị đau như kim châm. Tình trạng này xảy ra khi các góc hoặc các cạnh của móng chân mọc vào da.

Những móng chân mọc ngược khiến người bệnh đau nhức, đỏ và sưng to ở các đầu ngón chân. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động đi lại và vận động của người bệnh. Các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn khi mang giày hoặc tạo áp lực lên ngón chân.

7. Gãy xương ngón chân

Gãy xương ngón chân xảy ra do có áp lực lớn đè nén hoặc chấn thương mạnh. Điều này khiến người bệnh đột ngột đau nhức ở các đầu ngón chân và khớp bị ảnh hưởng. Đau nhức ngón chân do gãy xương thường nặng nề khiến bệnh nhân co rút chân theo phản ứng, bên chân tổn thương không thể duỗi thẳng hoặc chịu lực.

Đối với gãy xương ngón chân, cơn đau thường kèm theo biểu hiện sưng tấy, đỏ ửng hoặc bầm tím, có biến dạng xương. Trường hợp này cần được cố định bàn chân và đưa đến bệnh viện để kịp thời xử lý.

Gãy xương ngón chân
Các đầu ngón chân thường bị đau như kim châm sau một cú va chạm mạnh gây gãy xương ngón chân

8. Bong gân

Bong gân có thể xảy ra sau một chấn thương hoặc tăng áp lực lên bàn chân/ ngón chân khiến các đầu ngón chân đột ngột bị đau như kim châm. Đây là một chấn thương của dây chằng (mô liên kết nối các xương với nhau trong khớp). Tùy thuộc vào yếu tố tác động, dây chằng có thể chỉ căng giãn quá mức hoặc bị rách.

Khi bị bong gân ở các ngón chân, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói, đau nhiều hơn ở đầu ngón chân kèm theo sưng tấy, bầm tím, mất tính ổn định chung và khó cử động ngón chân.

9. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những bệnh lý nêu trên, đầu ngón chân bị đau như kim châm có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác, bao gồm:

Đầu ngón chân bị đau như kim châm có nguy hiểm không?

Đầu ngón chân bị đau như kim châm thường không nguy hiểm do phần lớn các trường hợp đều xảy ra do chấn thương, va đập và bong gân.

Tuy nhiên trong các trường hợp khác, bong gân có thể bắt nguồn từ những bệnh lý ở cột sống, dây thần kinh, viêm khớp và gãy xương. Đây là những tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị y tế sớm. Trong trường hợp không điều trị hoặc chậm trễ, người bệnh có thể gặp các vấn đề sau:

  • Đau mãn tính
  • Biến dạng khớp vĩnh viễn
  • Yếu chi
  • Teo các cơ xung quanh
  • Hạn chế khả năng vận động
  • Tê liệt

Chính vì thế, nếu các đầu ngón chân bị đau như kim châm hoặc kéo dài không rõ nguyên nhân, đau kèm theo tê, sưng to và có xu hướng nặng nề theo thời gian, người bệnh cần di chuyển đến bệnh viện, trao đổi thông tin và nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Đầu ngón chân bị đau như kim châm không được điều trị gây biến dạng khớp vĩnh viễn
Đầu ngón chân bị đau như kim châm không được điều trị gây biến dạng khớp vĩnh viễn, đau mãn tính

Chẩn đoán nguyên nhân gây đầu ngón chân như kim châm

Để chẩn đoán các nguyên nhân gây đầu ngón chân như kim châm, đầu tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng, kiểm tra mức độ đau, vị trí đau và những triệu chứng đi kèm. Để rõ hơn về khả năng vận động và chịu lực, người bệnh sẽ được yêu cầu đứng thẳng trên chân tổn thương, đi lại và thực hiện động tác co duỗi các ngón chân.

Nếu phát hiện các triệu chứng liên quan đến gãy xương, khối u hoặc những bệnh lý thần kinh và cột sống, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm máu: Cho phép kiểm tra nồng độ axit uric, các yếu tố dạng thấp, nhiễm khuẩn. Từ đó phân biệt viêm khớp nhiễm trùng, bệnh gout và viêm khớp dạng thấp.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI và siêu âm là những xét nghiệm hình ảnh được chỉ định. Những kỹ thuật này cho phép tìm kiếm những bất thường của xương (gãy xương), chấn thương mô mềm (tổn thương dây chằng), khối u, chèn ép dây thần kinh và những tổn thương ở cột sống (đĩa đệm tổn thương, nhân nhầy thoát vị…)
  • Điện cơ và những nghiên cứu vận tốc dẫn truyền thần kinh: Được dùng để kiểm tra khả năng dẫn truyền xung điện từ não bộ qua dây thần kinh và phản ứng cơ, xác định số lượng và loại dây thần kinh bị tổn thương.

Cách giảm đau đầu ngón chân

Đối với những trường hợp nhẹ hoặc đầu ngón chân bị đau như kim châm do chấn thương dây chằng, móng chân mọc ngược, người bệnh có thể lựa chọn những biện pháp giảm đau dưới đây:

  • Nghỉ ngơi: Để giảm đau, người bệnh nên nghỉ ngơi, để bàn chân và các ngón chân được thả lỏng. Điều này giúp làm giảm áp lực, hạn chế tổn thương tiếp diễn và làm dịu cơn đau. Trong thời gian nghỉ ngơi, người bệnh cần nâng cao chân khi có thể.
  • Nẹp cố định: Nếu đầu ngón chân bị đau như kim châm do bong gân, người bệnh nên sử dụng nẹp để cố định bàn chân. Biện pháp này giúp giảm áp lực lên các ngón chân tổn thương, hỗ trợ ổn định cấu trúc khớp, giảm đau và giảm sưng.
  • Xoa bóp: Xoa bóp là một trong những lựa chọn hoàn hảo giúp giảm đau đầu ngón chân. Khi xoa bóp, các mạch máu và dây chằng sẽ được thư giãn, kích thích lưu thông khí huyết, giảm căng cơ và đau nhức. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy, thường xuyên xoa bóp giúp hạn chế tình trạng cứng khớp, tê bì và cải thiện tính linh hoạt của các khớp.
  • Châm cứu: Châm cứu được chứng minh là có khả năng giảm đau hiệu quả. Biện pháp này sử dụng kim châm vào một vài vị trí cần thiết. Để đảm bảo an toàn, châm cứu chỉ được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Trong thời gian điều trị đầu ngón chân bị đau như kim châm, người bệnh cần đảm bảo ăn uống đủ chất. Điều này giúp hệ xương khớp và mô mềm chắc khỏe, cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra việc tăng cường bổ sung vitamin C có thể giúp giảm viêm, giảm đau. Bổ sung axit béo omega-3 và axit gamma-linolenic (GLA) giúp hỗ trợ điều trị cứng khớp, viêm và đau nhức do viêm khớp.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh lên vùng bị ảnh hưởng 3 – 4 lần mỗi ngày nếu đau do chấn thương va đập, viêm khớp và bong gân. Biện pháp này giúp phòng ngừa và giảm sưng, chữa viêm và đau nhức hiệu quả. Chườm lạnh nên được thực hiện từ 15 – 20 phút mỗi ngày.
  • Chườm ấm: Nếu đầu ngón chân bị đau như kim châm do tổn thương dây thần kinh, người bệnh nên áp dụng biện pháp chườm ấm 4 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút. Biện pháp này có tác dụng giảm đau nhức, thư giãn dây thần kinh và mạch máu, điều hòa khí huyết, hạn chế cứng khớp. Ngoài ra dùng nhiệt độ cao còn giúp hỗ trợ giảm viêm và tăng khả năng vận động. Để điều trị, người bệnh nên chườm ấm ở vùng thắt lưng (nơi dây thần kinh tổn thương), các đầu ngón chân và một số vùng bị ảnh hưởng khác.
  • Tập thể dục: Một số bài tập xoay khớp và kéo giãn chân, yoga, đi bộ… có thể tăng khả năng cử động của các khớp tổn thương và tăng khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra việc tập thể dục và vận động đúng cách còn làm dịu cơn đau, hạn chế sưng và cứng khớp, tăng cường sức cơ, duy trì độ bền cho dây chằng và sự chắc khỏe cho các khớp xương.
Tập thể dục
Tập thể dục giúp tăng khả năng cử động của các khớp tổn thương, hạn chế sưng, cứng khớp và đau nhức đầu ngón chân

2. Sử dụng thuốc

Nếu cơn đau không thuyên giảm sau vài ngày điều chỉnh lối sống và áp dụng các biện pháp giảm đau, người bệnh có thể thử sử dụng những loại thuốc sau:

  • Paracetamol: Đây là thuốc giảm đau không kê đơn, được dùng cho những trường hợp có cơn đau nhẹ và đau ngắt quãng. Thuốc này có khả năng giảm sốt và điều trị đau hiệu quả.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đây là thuốc giảm đau chống viêm được sử dụng cho những cơn đau ở mức trung bình. Thuốc này giúp điều trị viêm và giảm đau, phù hợp với người bị viêm khớp.

Nếu đầu ngón chân bị đau như kim châm do tổn thương dây thần kinh hoặc bệnh nhân không có đáp ứng tốt với Paracetamol và NSAID, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Gabapentin và Pregabalin: Hai loại thuốc này được dùng để điều trị đau thần kinh (cơn đau khởi phát do tổn thương hoặc bất thường ở dây thần kinh) và động kinh. Cả Gabapentin và Pregabali đều có tác dụng giảm đau nhờ khả năng ngăn chặn/ thay đổi tín hiệu thần kinh.
  • Corticosteroid: Corticosteroid được lựa chọn để giảm đau từ vừa đến nặng và viêm khớp. Thuốc này có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, ngăn phản ứng viêm, hạn chế tổn thương và giảm đau do viêm. Thông thường Corticosteroid được sử dụng bằng đường uống để trị viêm toàn thân và tiêm để trị viêm tại chỗ.

3. Can thiệp ngoại khoa

Ít khi các trường hợp có đầu ngón chân bị đau như kim châm được chỉ định can thiệp ngoại khoa. Thông thường chỉ định này sẽ được hiện khi:

  • Gãy xương ngón chân
  • Tổn thương khớp nghiêm trọng
  • Dây thần kinh bị chèn ép
  • Đĩa đệm vỡ, hẹp ống sống, chấn thương cột sống… là những nguyên nhân khiến đầu ngón chân bị đau như kim châm
  • Không đạt hiệu quả sau 3 tháng điều trị bảo tồn

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần mổ hở để giải nén dây thần kinh, thay khớp hoặc thay đĩa đệm. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, bệnh nhân chỉ cần mổ nội soi hoặc áp dụng những phương pháp xâm lấn tối thiểu để can thiệp.

Can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa cho những trường hợp gãy xương ngón chân, tổn thương khớp nghiêm trọng, chèn ép dây thần kinh

Trên đây là thông tin cần biết về trạng đầu ngón chân bị đau như kim châm và cách điều trị. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc trong việc điều trị bệnh. Để được tư vấn chi tiết tình trạng bệnh gặp phải, bạn đọc nên thăm khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua