Đau Lưng Khi Mang Thai

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau lưng khi mang thai là tình trạng phổ biến, xảy ra khi có sự thay đổi nội tiết tố và khung xương chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau này có thể liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro nghiêm trọng.

Đau lưng khi mang thai
Đau lưng khi mang thai là tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến hơn 2/3 phụ nữ

Các loại đau lưng phổ biến ở phụ nữ mang thai

Đau lưng ở phụ nữ mang thai có thể khu trú ở vùng lưng hoặc lan xuống vùng mông, đùi, chân và dẫn đến các triệu chứng tương tự như đau dây thần kinh tọa. Cơn đau có thể liên tục, nghiêm trọng khi hoạt động và được cải thiện khi nghỉ ngơi. Hầu hết các trường hợp, tình trạng đau lưng sẽ được cải thiện sau khi sinh, tuy nhiên đôi khi cơn đau có thể tiếp diễn, trở thành mãn tính và dẫn đến nhiều rủi ro liên quan.

Khi mang thai, các thay đổi tự nhiên về giải phẫu và tư thế có thể dẫn đến nhiều vấn đề cơ học, đặc biệt là ở phần dưới của cơ thể. Đau thắt lưng và khó chịu ở vùng dưới của cơ thể có thể bắt đầu từ tháng thứ 5 đến tháng 7 của thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể xảy ra sớm, vào tuần 4 – 16 của thai kỳ.

Đau lưng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến bất cứ khu vực nào của lưng, chẳng hạn như:

1. Đau thắt lưng khi mang thai

Mang thai có thể gây mất ổn định ở cột sống thắt lưng và xương chậu, điều này dẫn đến đau thắt lưng. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Tăng lượng cơ ở cột sống thắt lưng để hỗ trợ cho thai kỳ. Điều này dẫn đến áp lực quá mức cho các khớp thắt lưng, cơ, dây chằng và đĩa đệm.
  • Cơ thắt lưng chậu (cơ psoas ở hông) có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống có thể bị rút ngắn trong quá trình mang thai. Điều này khiến các cơn đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bà bầu đau lưng 3 tháng đầu
Đau thắt lưng khi mang thai xảy ra do thay đổi số lượng cơ hỗ trợ cột sống

Cơn đau lưng dưới ở phụ nữ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi mang thai. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau âm ỉ hoặc đau buốt ở lưng dưới;
  • Đau ở một bên phải hoặc bên trái của lưng dưới hoặc lưng giữa;
  • Đau lan ra phía sau đùi và chân, đôi khi lan xuống bàn chân tương tự như các triệu chứng đau thần kinh tọa;
  • Không có khả năng nhấc phần trước của bàn chân khi đi bộ.

Phụ nữ có tiền sử đau lưng, rối loạn lưng từ trước hoặc mang đa thai, thường có triệu chứng đau lưng khi mang thai nghiêm trọng hơn.

2. Đau vùng chậu khi mang thai

Vùng chậu của phụ nữ có nhiều thay đổi khi mang thai. Điều này để thích ứng với tử cung đang phát triển và hỗ trợ quá trình sinh nở.

Đau vùng chậu khi mang thai thường liên quan đến việc nới lỏng các khớp xương chậu ở bên phải và bên trái. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tăng cao của nồng độ hormone relaxin làm mềm các mô liên kết và khớp. Ngoài ra, sự nới lỏng khung xương chậu có thể dẫn đến việc thay đổi vị trí của khớp xương cùng và khung chậu.

Đau vùng chậu khi mang thai ảnh hưởng 76% phụ nữ và có đặc điểm như sau:

  • Cơn đau xuất hiện âm ỉ hoặc nóng rát ở khu vực xương chậu;
  • Cơn đau kéo dài xuống mông và lan đến mặt sau của đùi;

Đau vùng chậu khi mang thai có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như đau thần kinh tọa. Những phụ nữ có hoạt động thể chất quá mức hoặc có tính chất công việc phải đứng trong thời gian dài có nguy cơ đau lưng khi mang thai cao hơn những người khác.

3. Đau lưng và hông khi mang thai

Bên cạnh đau lưng, phụ nữ mang thai cũng có thể bị đau hông do các thay đổi ở lưng dưới và xương chậu. Tình trạng này có thể liên quan đến một số vấn đề, chẳng hạn như:

Đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu
Đau lưng kèm đau lưng thường liên quan đến các thay đổi ở lưng dưới và xương chậu
  • Loãng xương thoáng qua: Đây là một tình trạng hiếm gặp, xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này khiến xương hông yếu đi và dẫn đến các cơn đau cấp tính và hạn chế các cử của hông. Cơn đau này có thể xảy ra đột ngột và nghiêm trọng khi thực hiện các hoạt động tác động đến hông, chẳng hạn như đi bộ hoặc đứng.
  • Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi: Các thay đổi sinh học trong thai kỳ có thể dẫn đến tăng lượng steroid tự nhiên trong cơ thể. Điều này có thể gây áp lực lên các khớp, chẳng ở hông và dẫn đến tình trạng hoại tử vô mạch chỏm xương đùi. Các triệu chứng bao gồm đau sâu ở đùi trong và lan đến đầu gối.

Tình trạng đau lưng khi mang thai thường tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, các cơn đau đột ngột, nghiêm trọng, kéo dài trong vài tuần kèm theo suy giảm chức năng thần kinh hoặc không thuyên giảm khi nghỉ ngơi cần được điều trị y tế ngay lập tức.

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai liên quan đến nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau, chẳng hạn như thay đổi về mặt giải phẫu, tư thế, mạch máu và nội tiết tố trong thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, đau lưng không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Đau lưng dưới gần mông khi mang thai
Tăng cân và thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân dẫn đến đau lưng trong thai kỳ
  • Thay đổi cấu trúc lưng: Khi mang thai, khung xương chậu và vùng lưng dưới bị ảnh hưởng do sự gia tăng kích thước của tử cung. Các thay đổi này có thể khiến cột sống bị biến dạng, khiến lưng cong hơn bình thường và dẫn đến đau lưng.
  • Các mô mềm và khớp bị nới lỏng: Nồng độ hormone relaxin tăng lên đáng kể khi mang thai, điều này làm tăng tính linh hoạt của mô và khớp ở lưng dưới. Các khớp xương cùng chịu trách nhiệm ổn định khung xương chậu và chuyển tải trọng lượng từ cột sống đến chân. Do đó, việc nới lỏng các khớp này có thể dẫn đến các vấn đề về tư thế và tăng nguy cơ đau lưng.
  • Khung xương chậu mở rộng: Nồng độ hormone estrogen tăng lên khi mang thai, kết hợp với hormone relaxin, điều này khiến khung xương chậu nở rộng ra. Sự mở rộng này thường bắt đầu từ tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ, khiến khung xương chậu tăng lên khoảng 10 mm và dẫn đến đau lưng dưới hoặc đau xương chậu.
  • Tăng cân: Trong một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ thường tăng từ 10 – 15 kg. Điều này khiến cột sống phải nâng đỡ một trọng lượng lớn hơn và dẫn đến đau lưng khi mang thai. Trọng lượng của thai nhi và tử cung ngày càng lớn cũng có thể gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở xương chậu, điều này cũng có thể dẫn đến đau lưng.
  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể tạo ra một số loại hormone có thể khiến khung xương chậu giãn ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này dẫn đến cấu trúc lưng và gây đau.
  • Căng thẳng: Căng thẳng cảm xúc có thể gây căng thẳng ở cơ lưng, dẫn đến đau lưng hoặc co thắt lưng.

Đau lưng khi mang thai có thể liên quan đến các nguyên nhân bệnh lý hoặc tình trạng y tế nghiêm trọng. Do đó, nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị phù hợp.

Đau lưng khi mang thai nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng đau lưng khi mang thai không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau khi sinh con. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau lưng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng cần được điều kiêm tra y tế.

Điều quan trọng là người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện nếu cảm thấy lo lắng hoặc khi đau lưng đi kèm các triệu chứng như:

Mang thai tuần đầu có đau lưng không
Đau lưng khi mang thai là tình trạng phổ biến và thường không nghiêm trọng
  • Chảy máu âm đạo hoặc co thắt tử cung: Đôi khi đau lưng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ, bao gồm sinh non hoặc thai chết lưu. Do đó, nếu người bệnh cảm thấy đau lưng thường xuyên và đi kèm tình trạng chảy máu ở âm đạo, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ.
  • Sốt và đau lưng âm ỉ: Cơn cơn đau âm ỉ khắp lưng kèm theo sốt có thể là dấu hiệu nhiễm trùng thận hoặc bàng quang. Tình trạng này cần được điều trị bằng kháng sinh.
  • Tê: Đau lưng khi mang thai kèm theo tê ngứa lưng hoặc tứ chi có thể là dấu hiệu tổn thương thần kinh tọa hoặc các dây thần kinh khác ở cột sống. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng các bài tập vật lý trị liệu, tuy nhiên người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Đau lưng đột ngột: Các cơn đau lưng xảy ra đột ngột, không rõ lý do và thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh loãng xương do thai kỳ. Đây là tình trạng hiếm gặp, có thể gây mất khối lượng xương và dẫn đến đau lưng mãn tính.

Đau lưng khi mang thai là điều bình thường và không liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể cần được chăm sóc y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai và đề nghị kế hoạch điều trị phù hợp.

Cách khắc phục tình trạng đau lưng khi mang thai

Các biện pháp điều trị tình trạng đau lưng khi mang thai phụ thuộc vào các giai đoạn của thai kỳ, nguyên nhân cơ bản, các yếu tố liên quan và điều kiện y tế cụ thể. Phương pháp điều trị thường được chỉ định bởi bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa. Sau khi đánh giá các dấu hiệu và loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

1. Điều chỉnh tư thế

Việc duy trì một tư thế trong suốt cả ngày có thể gây căng thẳng lên các mô và cột sống lưng dưới. Do đó, bác sĩ thường khuyến khích phụ nữ mang thai nên hạn chế duy trì một tư thế, thường xuyên hoạt động, nghỉ ngơi và thực hiện các động tác kéo giãn để tăng cường sức mạnh ở xương chậu, hông và lưng dưới.

Tư thế ngủ:

Đối với phụ nữ mang thai, thực hiện tư thế ngủ đúng có thể căng thẳng cơ học ở lưng và hỗ trợ cột sống. Cụ thể, người bệnh được đề nghị ngủ nghiêng kết hợp sử dụng gối để ngăn ngừa tổn thương ở lưng.

  • Sử dụng một chiếc gối ở giữa đầu gối và mắt cá chân khi ngủ có thể giúp đầu gối cao bằng hông. Điều này có thể giảm áp lực lên lưng dưới và giảm đau.
  • Đặt một chiếc gối thẳng đứng ở gần bụng và phần trên cơ thể. Điều này có thể nâng đỡ cánh tay trên, vùng ngực và hạn chế đau lưng trên.
  • Cuộn một chiếc khăn nhỏ đặt dưới cổ hoặc bên trong áo gối có thể hỗ trợ nâng đỡ đầu và cổ.
tư thế ngủ khi bị đau lưng cho bà bầu
Ngủ với tư thế phù hợp có thể hạn chế căng thẳng lên lưng và ngăn ngừa cơn đau

Tư thế khi ngồi:

Phụ nữ mang thai khi ngồi có thể giảm tần suất và cường độ của cơn đau lưng với một số lưu ý, chẳng hạn như:

  • Ngồi thẳng với tai, vai và hông thẳng hàng.
  • Sử dụng khăn mỏng cuộn lại đặt ở giữa thắt lưng và ghế có thể giảm áp lực lên thắt lưng. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể giảm đau xương chậu khi di chuyển từ tư thế ngồi sang đứng.
  • Nghỉ giải lao sau mỗi một giờ và vươn vai trong 1 – 2 phút hoặc đi một ngắn để tránh gây áp lực lên lưng.

Hạn chế đứng và di chuyển khi bị đau lưng:

Nếu việc đứng và đi bộ có thể khiến cơn đau lưng khi mang thai nghiêm trọng hơn, người bệnh nên hạn chế đứng và di chuyển. Sử dụng giày cho phụ nữ mang thai hoặc các dụng cụ hỗ trợ khác có thể giảm sốc và hạn chế áp lực lên thắt lưng.

Tuy nhiên phụ nữ mang thai nên cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và di chuyển. Việc ngồi thường xuyên trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đau lưng.

2. Dành thời gian nghỉ ngơi và chườm nóng

Phụ nữ bị đau lưng khi mang thai nên dành thời gian ngắn trong ngày để nghỉ ngơi, giảm co thắt và cải thiện các cơn đau cấp tính. Trong thời gian nghỉ ngơi, người bệnh nên nâng hai chân lên cao để giúp uốn cong hông và giảm độ cong ở cột sống thắt lưng.

Trong thời gian nghỉ ngơi, người bệnh có thể sử dụng miếng dán chườm nóng để giảm đau nhức, giảm co thắt cơ và cải thiện lưu thông máu. Chườm nóng có thể áp dụng từ 15 – 20 phút mỗi lần và với nhiệt độ phù hợp, không gây bỏng da. Ngoài ra, người bệnh có thể đặt một vật chắn, chẳng hạn như khăn tắm, để tránh bỏng hoặc nhiệt độ quá cao.

3. Vật lý trị liệu

Duy trì hoạt động là điều cần thiết trong suốt thai kỳ có thể điều trị các cơn đau lưng và hỗ trợ quá trình sinh sản. Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập điều chỉnh tư thế, tăng cường sức mạnh, kéo giãn cột sống thắt lưng và các bài tập tăng phạm vi chuyển động.

Các bài tập cho phụ nữ mang thai cần được thiết kế và hướng dẫn bởi chuyên gia vật lý trị liệu. Cụ thể các bài tập phổ biến bao gồm:

  • Các bài tập uốn dẻo (gập người về phía trước) có thể giúp cơ bụng khỏe hơn, tăng cường sức mạnh, giảm đường cong vùng thắt lưng và ngăn ngừa các vấn đề ở lưng.
  • Các bài tập mở rộng (uốn cong về phía sau) có thể tăng sức mạnh của các cơ dựng sống, điều này giúp ổn định cột sống và giảm đau.
vật lý trị liệu chữa đau lưng
Vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các cơn đau lưng

Các bài tập vật lý trị liệu cho phụ nữ mang thai thường bao gồm các bài tập tác động thấp, chẳng hạn như:

  • Căng lưng: Bắt đầu với tư thế quỳ gối và hai bàn tay đặt trên sàn nhà, đặt một chiếc gối nhỏ để hỗ trợ phần bụng. Gập người về phía trước, hai tay thẳng qua đầu và giữa cột sống thẳng.
  • Căng ngực: Người tập đứng thẳng, chấp hai tay ra sau lưng, không nghiêng vai và lưng, nhẹ nhàng duỗi thẳng cánh tay ra phía sau để cảm thấy căng ở ngực.
  • Căng cổ: Người tập ngồi hoặc đứng, đưa đầu về phía trước và nghiêng sang một bên. Sử dụng tay cùng bên để kéo đầu nhẹ nhàng để cảm thấy căng ở cổ sau đó lặp lại với bên còn lại.

4. Sử dụng thuốc an toàn khi mang thai

Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ cần nhận được hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ có một nhóm thuốc nhỏ được xem là an toàn khi sử dụng trong thai kỳ, tuy nhiên cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, chẳng hạn như:

  • Đối với tình trạng đau lưng và đau vùng chậu khi mang thai, có thể sử dụng acetaminophen để cải thiện cơn đau;
  • Đối với tình trạng đau lưng liên quan đến tổn thương thần kinh, chẳng hạn như đau thần kinh tọa, có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian ngắn hạn;
  • Đối với tình trạng đau lưng khi mang thai liên quan đến suy nhược cơ thể hoặc đau đớn dữ dội, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau theo toa. Tuy nhiên thuốc này có thể gây nghiện ở trẻ sơ sinh, do đó không được sử dụng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ.

Theo nguyên tắc chung, không sử dụng thuốc điều trị đau lưng khi mang thai mà không trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Nếu cơn đau lưng khi mang thai không đáp ứng các phương pháp điều trị, bác sĩ có thể đề nghị chẩn đoán chuyên môn để xác định các nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Đau lưng khi mang thai khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau lưng khi mang thai được xem là một dấu hiệu bình thường và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Đau lưng kéo dài trong một thời gian (vài tuần hoặc vài tháng) có thể là dấu hiệu của cơn đau mãn tính và có thể kéo dài sau khi sinh. Do đó, phụ nữ mang thai thường được đề nghị trao đổi với nhà vật lý trị liệu để ngăn ngừa các cơn đau tái phát sau khi sinh.
  • Đau lưng kèm chảy máu âm đạo hoặc đau bụng dưới, đau vùng háng, có cảm giác mệt mỏi hoặc rò rỉ phân màu đen, điều này có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung đã vỡ. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế cần điều trị trị để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng.
đau lưng khi mang thai có sao không
Nếu cơn đau kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp

Trong một số trường hợp, đau lưng khi mang thai có thể là dấu hiệu của Hội chứng chùm đuôi ngựa. Có khoảng 2% phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và dẫn đến Hội chứng chùm đuôi ngựa. Các triệu chứng bao gồm:

  • Không có khả năng đi tiểu, giảm cảm giác muốn đi tiểu hoặc dòng nước tiểu kém;
  • Giảm hoặc mất khả năng kiểm soát chức năng ruột hoặc bàng quang;
  • Đau lưng dưới, tê ở vùng bẹn, mông hoặc bộ phận sinh dục;
  • Cơn đau và các triệu chứng thần kinh trở nên nghiêm trọng hoặc vượt qua khả năng chịu đựng của người bệnh.

Hội chứng chùm đuôi ngựa cần được điều trị cấp cứu để tránh các rủi ro nghiêm trọng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai, chẳng hạn như các yếu tố sinh học, cơ học, tư thế, nội tiết tố và mạch máu. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau lưng do mang thai thường tự giảm và không dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng và dấu hiệu xấu đi theo thời gian, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: 10 cây thuốc nam chữa đau lưng hiệu quả – Hết đau nhanh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua