Đau Khuỷu Tay
Đau khuỷu tay thường xảy ra do chấn thương, hoạt động quá sức làm ảnh hưởng đến khớp xương và mô mềm. Ngoài ra cơn đau cũng có thể phát sinh từ những nguyên nhân bệnh lý. Để khắc phục cơn đau nhanh và hiệu quả, người bệnh cần được thăm khám, xác định nguyên nhân và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đau khuỷu tay là bị gì?
Đau khuỷu tay là những cơn đau phát sinh quanh khuỷu tay do chấn thương hoặc bệnh lý. Tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí tổn thương, cơn đau có thể ngắn hạn hoặc kéo dài trong nhiều ngày kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác. Cụ thể như sưng, đỏ, ấm nóng, dị dạng xương, hạn chế khả năng vận động…
Thông thương cơn đau có thể thuyên giảm sau vài ngày nghỉ ngơi kết hợp các biện pháp giảm đau tại nhà hoặc dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên cảm giác đau nhức cũng có thể kéo dài và trở nặng. Vì thế bạn cần đến bệnh viện khi nghi ngờ đau do bệnh lý hoặc có những cơn đau nặng kèm theo nhiều triệu chứng khác.
Nguyên nhân gây đau khuỷu tay
Đau khuỷu tay có thể bắt đầu từ những nguyên nhân đơn giản như chấn thương (té ngã, va đập…) hay lạm dụng khớp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, cơn đau có thể là triệu chứng của những tổn thương sâu do bệnh lý.
Dưới đây là những nguyên nhân gây đau khuỷu tay thường gặp:
1. Nguyên nhân cơ học
Phần lớn bệnh nhân bị đau khuỷu tay do các nguyên nhân cơ học. Cụ thể:
- Chấn thương
Chấn thương trong khi sinh hoạt, chơi thể thao có thể làm ảnh hưởng đến khớp xương, xương và mô mềm quanh khuỷu tay, cụ thể như dây chằng, gân, bao hoạt dịch… Điều này thường dẫn đến một cơn đau buốt khó chịu kèm theo tình trạng sưng tấy, ửng đỏ hoặc bầm tím. Tuy nhiên những triệu chứng thường có xu hướng thuyên giảm theo thời gian.
Đau khuỷu tay do chấn thương thường xảy ra khi có lực tác động mạnh vào khuỷu tay, té ngã trong tư thế chống khuỷu tay, va chạm khi chơi các môn thể thao tiếp xúc.
- Sử dụng khuỷu tay quá mức
Một số hoạt động và bộ môn thể thao như quần vợt, golf, bóng chuyền, cầu lông… đòi hỏi người chơi uốn cong và duỗi khuỷu tay liên tục. Điều này làm tăng áp lực lên khớp và tạo điều kiện cho cơn đau phát sinh.
Ngoài ra thường xuyên tỳ khuỷu tay xuống bề mặt cứng trong thời gian dài cũng có thể làm phát sinh cơn đau. Điều này thường xảy ra ở những ngươi dành nhiều thời gian làm việc với bàn phím, chống khuỷu tay xuống bàn khi học tập…
2. Nguyên nhân bệnh lý
Đau khuỷu tay có thể là dấu hiệu nhận biết của một số tình trạng, bệnh lý được liệt kê dưới đây:
- Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay
Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay thường gây sưng và đau kèm theo tình trạng ấm và đỏ quanh khu vực tổn thương. Bệnh lý này xảy ra khi khuỷu tay bị viêm hoặc kích ứng quá mức dẫn đến hiện tượng tích tụ chất lỏng trong bao hoạt dịch. Từ đó tạo một khối u sần sùi ở khuỷu tay kèm theo đau đớn, ấm nóng, tấy đỏ và hạn chế khả năng vận động.
Bao hoạt dịch khuỷu tay bị viêm thường do chấn thương, nhiễm trùng, tăng áp lực lên khuỷu tay và một số bệnh lý như gout, viêm khớp dạng thấp.
- Viêm xương sống giữa
Viêm xương sống giữa (khuỷu tay của người chơi golf) thể hiện cho tình trạng viêm gân (gân gắn cơ với xương) làm ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong khuỷu tay. Mặc dù được gọi là khuỷu tay của người chơi golf nhưng bệnh lý này có thể xảy ra từ bất kỳ hoạt động nào (bao gồm cả bóng chày, quần vợt…). Ngoài ra bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến người chơi golf.
Dấu hiệu nhận biết viêm xương sống giữa gồm:
-
- Đau bên trong khuỷu tay
- Yếu tay và cổ tay
- Cứng khuỷu tay
- Có cảm giác tê bì hoặc ngứa ran ở các ngón tay, đặc biệt là ngón út và ngón đeo nhẵn
- Khó cử động hay di chuyển khuỷu tay.
- Viêm khớp khuỷu tay bên
Viêm khớp khuỷu tay bên (khuỷu tay quần vợt) là tình trạng viêm đau khuỷu tay do hoạt động quá sức (căng thẳng lặp đi lặp lại). Đối với bệnh lý này, cơn đau nằm bên ngoài của khuỷu tay. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển, đau có thể lan xuống mặt sau của cẳng tay. Đau nhiều hơn khi mở rộng hoàn toàn cánh tay hoặc khi duỗi thẳng, nâng hoặc bóp một vật.
- Viêm xương khớp
Đau khuỷu tay có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm xương khớp (OA). Đây là một tình trạng liên quan đến sự hao mòn và hư hỏng sụn do viêm khớp. Ngoài cảm giác đau đớn, bệnh viêm xương khớp còn khiến bệnh nhân khó uốn cong khuỷu tay, cứng khớp, phát ra âm thanh lạ khi chuyển động khớp, khớp sưng tấy.
- Gãy khuỷu tay
Cơn đau đột ngột và nghiêm trọng khi bạn bị gãy khuỷu tay. Tình trạng này thường xảy ra sau một cú đánh mạnh và trực tiếp, té ngã do tai nạn xe, chơi những môn thể thao tiếp xúc. Bệnh nhân bị gãy khuỷu tay cần được chăm sóc và điều trị y tế ngay lập tức để tránh nhiễm trùng, dị dạng xương và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Một số dấu hiệu và triệu chứng giúp nhận biết gãy khuỷu tay:
-
- Đau đớn đột ngột và nghiêm trọng
- Sưng tấy
- Bầm tím quanh khu vực tổn thương
- Biến dạng xương
- Không thể chuyển động hay nâng vật.
- Trật khớp khuỷu tay
Trật khớp khuỷu tay xảy ra khi một trong những xương tạo thành khuỷu tay rời khỏi vị trí của nó. Điều này thường gặp ở những người sử dụng khuỷu tay đỡ thân người bị ngã. Thông thường những trường hợp trật khớp khuỷu tay sẽ có dấu hiệu đau nhức, tê yếu và biến dạng ngay tại khuỷu tay.
- Bệnh viêm xương tủy
Đau khuỷu tay có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xương tủy. Bệnh lý này xảy ra khi một mảnh xương gần khuỷu tay bị chết. Sau đó một số sụn và xương bị vỡ dẫn đến những cơn đau nhức nghiêm trọng khi hoạt động thể chất.
Bệnh viêm xương tủy phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên, thường xảy ra ở đầu gối hơn so với khuỷu tay. Bệnh lý này khá nghiêm trọng, có thể gây biến chứng. Do đó nếu có nghi ngờ hoặc phát sinh dấu hiệu bất thường, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để khám và điều trị.
- Bong gân hoặc căng dây chằng
Bong gân hoặc căng dây chằng trong khớp khuỷu tay khiến người bệnh đau đớn kèm theo sưng, đỏ hoặc bầm tím quanh vùng tổn thương. Ngoài ra tình trạng này còn khiến khớp mất tính ổn định và hạn chế phạm vi chuyển động.
Căng dây chằng hoặc bong gân thường xảy ra do căng thẳng lặp đi lặp lại. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể là kết quả của chấn thương. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể bị giãn dây chằng khuỷu tay, rách một phần hoặc rách hoàn toàn dây chằng.
- Viêm khớp
Nhiều loại viêm khớp có thể làm ảnh hưởng đến khuỷu tay dẫn đến đau nhức. Cụ thể như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp.
-
- Viêm khớp dạng thấp: Khi bị viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công mạnh mẽ vào các mô khỏe mạnh dẫn đến đau nhức và sưng tấy.
- Bệnh gout (gút): Axit uric cần được thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên khi mắc bệnh gout, loại chất thải này nhanh chóng chuyển hóa và tích tụ dưới dạng tinh thể trong các mô. Từ đó gây ra tình trạng viêm, sưng, biến dạng và nóng đỏ các khớp, trong đó có khuỷu tay.
Tất cả những trường hợp bị viêm khớp cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế rủi ro.
- Bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ có thể khiến người bệnh bị đau khuỷu tay. Tương tự như viêm khớp dạng thấp, bệnh xảy ra khi các mô khỏe mạnh của cơ thể bị tấn công bởi hệ miễn dịch. Từ đó gây ra những vấn đề ở khuỷu tay và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh lupus ban đỏ gồm:
-
- Đau, sưng và viêm khớp
- Phát ban hình bướm trên má và mũi
- Đau đầu
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau ngực
- Rụng tóc
- Thiếu máu
- Co giật
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời…
- Bệnh Lyme
Bệnh Lyme xảy ra khi bọ ve bị nhiễm bệnh cắn vào da và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh trên cơ thể người. Bệnh tiến triển khiến hệ thần kinh gặp vấn đề và dẫn đến những cơn đau ở khớp, bao gồm cả đau khuỷu tay. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh Lyme:
-
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau họng
- Đảng trí
- Nghe khó
- Khó tập trung
- Tổn thương bàn chân
- Nhịp tim chậm
- Đau nhức cơ thể
- Phát ban
- Sốt, ớn lạnh
- Đau khớp
- Vấn đề về thần kinh
Triệu chứng đau khuỷu tay
Khi bị đau khuỷu tay, người bệnh sẽ nhận thấy một số biểu hiện sau:
- Đau đột ngột, đau nhói hoặc đau âm ỉ kéo dài
- Đau dữ dội khi cố gắng uốn cong khuỷu tay, chạm vào hoặc di chuyển khuỷu tay
- Vùng da xung quanh khớp có cảm giác nóng rát, sưng đỏ hoặc bầm tím
- Hạn chế khả năng vận động khớp
Đau khuỷu tay – Khi nào cần khám bác sĩ?
Bệnh nhân bị đau khuỷu tay cần khám bác sĩ khi:
- Đau dữ dội và liên tục, cơn đau không biến mất hoặc giảm khi nghỉ ngơi hoặc/ và chườm đá
- Đau khuỷu tay kèm theo những biểu hiện sau:
- Sưng, đỏ hoặc bầm tím
- Biến dạng khớp, xương
- Hạn chế khả năng vận động
- Sốt, ớn lạnh
- Tình trạng sưng, đau và đỏ khuỷu tay tăng dần theo thời gian
- Không thể hoặc rất khó để uốn cong cánh tay.
Chấn đoán đau khuỷu tay
Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau khuỷu tay và đánh giá mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng. Bao gồm kiểm tra triệu chứng, bệnh sử, cơ chế bệnh sinh.
Ngoài ra người bệnh còn được yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật để chẩn đoán xác định. Từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất.
- Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh X-quang, bác sĩ có thể kiểm tra những bất thường ở xương, cụ thể như gãy xương, trật khớp, u xương, viêm khớp… Từ đó xác định nguyên nhân gây đau khuỷu tay.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ giúp bác sĩ kiểm tra các mô mềm xung quanh khớp (dây chằng, sụn khớp, dây thần kinh, mao mạch). Ngoài ra kỹ thuật này còn giúp phát hiện những tổn thương sâu và khó nhìn thấy của xương.
- Điện cơ: Điện cơ được chỉ định với mục đích đo mức độ phản ứng của các cơ trong khi truyền qua khuỷu tay một dòng điện kích thích.
- Sinh thiết: Bác sĩ có thể dùng kim đâm sâu vào bao hoạt dịch khuỷu tay hoặc tủy xương để lấy một lượng dịch thích hợp. Sau đó kiểm tra bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm để xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc những bất thường khác có liên quan đến bao hoạt dịch.
- Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện một vài nguyên nhân gây đau khuỷu tay gồm viêm bao hoạt dịch khuỷu tay, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout… Bởi xét nghiệm này có khả năng kiểm tra những yếu tố gây viêm.
Đau khuỷu tay được điều trị như thế nào?
Hầu hết bệnh nhân bị đau khuỷu tay đều có đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị bảo tồn. Phẫu thuật chỉ được áp dụng cho những trường hợp có biến dạng xương, khớp (điển hình như gãy xương…) hoặc khi những triệu chứng của bạn không được cải thiện.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, những phương pháp điều trị dưới đây sẽ được chỉ định:
1. Nghỉ ngơi và nâng cao tay
Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên dừng các hoạt động đang thực hiện và dành thời gian nghỉ ngơi. Có thể ngồi hoặc nằm nghỉ, đặt tay trên gối để nâng cao tay hơn tim. Biện pháp này giúp làm dịu cảm giác đau đớn, hạn chế tình trạng sưng đỏ và tạo điều kiện cho những tổn thương trong ổ khớp được chữa lành.
Lưu ý không nên nghỉ ngơi và bất động cánh tay quá lâu. Bởi điều này có thể gây ra một số triệu chứng khác như cứng khớp, khó vận động…
2. Chườm đá
Chườm đá phù hợp với những trường hợp bị đau khuỷu tay do chấn thương. Biện pháp này có tác dụng co mạch, hạn chế lưu thông máu. Đồng thời giảm hoạt động của dây thần kinh, từ đó xoa dịu cơn đau hiệu quả.
Ngoài ra biện pháp chườm đá còn có tác dụng giảm sưng hiệu quả. Biện pháp này nên được thực hiện trong 48 giờ đầu sau chấn thương để đạt được hiệu quả cao nhất.
Để chườm đá, hãy bọc một ít đá lạnh bằng một miếng vải bông sạch. Sau đó áp lên khuỷu tay bị tổn thương từ 15 – 20 phút. Thực hiện 3 – 4 lần sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
3. Chườm ấm
Chườm ấm phù hợp với những bệnh nhân bị đau khuỷu tay do bệnh lý. Phương pháp này có tác dụng xoa dịu cơn đau, hỗ trợ giảm viêm và hạn chế tình trạng cứng khớp. Chườm ấm nên được thực hiện mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20 phút để giảm nhẹ các triệu chứng.
Để chườm ấm, bạn có thể sử dụng túi chườm, chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc khăn ấm. Bên cạnh chườm ấm, tắm với nước ấm cũng mang đến hiệu quả tương tự.
4. Dùng miếng đệm
Miếng đệm có tác dụng xoa dịu và hạn chế cơn đau xuất hiện, giảm nguy cơ va đập và tạo điều kiện thuận lợi cho những tổn thương sớm được chữa lành. Ngoài ra thường xuyên dùng miếng đệm bao quanh khuỷu tay đau còn giúp giảm nhẹ tình trạng sưng và cứng khớp (do hơi ấm được giữ lại).
5. Sử dụng thuốc
Nếu đau đớn nghiêm trọng hoặc cơn đau không giảm sau 2 – 3 ngày áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Những loại thuốc thường được dùng trong điều trị đau khuỷu tay gồm:
- Thuốc bôi ngoài chứa capsaicin
Đau là thuốc giảm đau không kê đơn thường được sử dụng để giảm nhẹ các cơn đau. Bôi thuốc ngoài da kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng có thể giảm đau nhanh, giảm sưng, tăng lưu thông máu và hạn chế tình trạng cứng khớp.
- Thuốc kháng sinh
Nếu đau khuỷu tay liên quan đến một số tình trạng nhiễm trùng, người bệnh có thể được chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị nguyên nhân. Thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Thuốc kháng sinh phù hợp với những bệnh nhân bị đau khuỷu tay do viêm màng bao hoạt dịch khuỷu tay do nhiễm trùng, viêm xương tủy…
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Ibuprofen hoặc một số loại thuốc chống viêm không steroid khác sẽ được sử dụng cho những trường hợp bị đau khuỷu tay do viêm khớp hoặc đau kèm theo viêm sưng.
Nhóm thuốc này có tác dụng trị viêm, giảm đau và sưng tấy ở các khớp. NSAID mang đến hiệu quả điều trị nhanh nhưng dễ gây tác dụng ngoại ý ở hệ tiêu hóa. Vì thế thuốc cần được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
6. Tiêm Corticoid vào khớp
Nếu không đáp ứng với SNAID hoặc những nhóm thuốc kháng viêm khác, phương pháp tiêm Corticoid vào khớp có thể được chỉ định. Corticoid là thuốc kháng viêm mạnh, có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, giảm triệu chứng và ức chế hệ miễn dịch.
Thuốc Corticoid thường được dùng cho những trường hợp bị viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, viêm khớp vẩy nến…), thoái hóa khớp, bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Khi được tiêm Corticoid vào khớp, người bệnh sẽ nhận thấy triệu chứng đau và viêm nhanh chóng được khắc phục.
7. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) có thể được xem xét chỉ định cho những bệnh nhân mắc chứng viêm xương sống giữa (khuỷu tay của người chơi golf) và viêm khớp khuỷu tay bên (khuỷu tay quần vợt). Các nghiên cứu cho thấy, phương pháp này có tác dụng tăng vận động và giảm đau hiệu quả hơn so với tiêm steroid.
Khi tiến hành tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu từ người bệnh. Sau đó mẫu bệnh phẫu được xử lý để tăng số lượng tiểu cầu. Cuối cùng dùng chất này để tiêm vào vùng bị đau.
8. Dùng nẹp cố định khuỷu tay
Nếu bị gãy xương kín, trật khớp, bong gân, đau do chấn thương… người bệnh sẽ được hướng dẫn dùng nẹp để cố định khuỷu tay bị đau. Phương pháp này có tác dụng bảo vệ vị trí tổn thương, tạo điều kiện cho quá trình chữa lành, tránh những tác động bên ngoài khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra sau một thời gian sử dụng nẹp, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau và tình trạng sưng đỏ ở khuỷu tay thuyên giảm đàng kể. Do đó hãy sử dụng nẹp cố định khuỷu tay theo hướng dẫn của bác sĩ.
9. Vật lý trị liệu
Để giảm đau khuỷu tay và cải thiện khả năng vận động, người bệnh sẽ được hướng dẫn một số hình thức vật lý trị liệu thích hợp. Cụ thể như:
- Tập vật lý trị liệu
- Nhiệt trị liệu
- Siêu âm trị liệu
- Kích thích dòng điện qua da
- Massage giảm đau
Vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường sức cơ, thư giãn khớp xương và mô mềm, giảm cứng khớp, cải thiện khả năng vận động sau tổn thương khớp. Ngoài ra phương pháp này còn giúp xoa dịu cảm giác đau đớn, tăng lưu thông máu, tăng cường sự dẻo dai cho khớp xương. Từ đó hạn chế những chấn thương trong tương lai.
10. Phẫu thuật
Phẫu thuật được xem xét và chỉ định cho những trường hợp sau:
- Gãy xương hoặc trật khớp khuỷu tay nghiêm trọng
- Triệu chứng không giảm khi điều trị bảo tồn
- Viêm xương tủy
Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được phẫu thuật điều chỉnh xương, loại bỏ một phần xương, tái tạo mô mềm, loại bỏ bao hoạt dịch… Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn cách chăm sóc và vật lý trị liệu để sớm phục hồi chức năng.
Phương pháp phòng ngừa đau khuỷu tay
Không thể ngăn ngừa tất cả nguyên nhân gây đau khuỷu tay. Tuy nhiên hầu hết các rối loạn xảy ra do chấn thương và việc sử dụng khớp quá mức. Vì thế bạn có thể giảm nguy cơ bằng một số biện pháp đơn giản dưới đây:
- Luôn luôn hoạt động và chơi thể thao với tư thế đúng.
- Mặc đồ bảo hộ hoặc mang các thiết bị bảo vệ khuỷu tay nếu phải chơi những bộ môn thể thao tiếp xúc hay nguy hiểm.
- Khi chơi quần vợt, cần sử dụng lực căng đúng.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, không nên lạm dụng hoặc tỳ đè làm tăng áp lực lên khớp.
- Kéo giãn và khởi đông đúng cách trước khi hoạt động hay chơi bất kỳ bộ môn thể thao nào.
- Duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để các khớp xương và mô mềm được nuôi dưỡng, chắc khỏe và dẻo dai. Từ đó hạn chế các rối loạn gây tổn thương khuỷu tay trong tương lai.
Trên đây là những nguyên nhân gây đau khuỷu tay thường gặp, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Phần lớn các trường hợp bị đau không quá nghiêm trọng, triệu chứng có thể giảm sau một vài tuần điều trị nội khoa. Những trường hợp khác có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa để tránh biến chứng. Vì thế cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!