Đau Khớp Ngón Tay Trỏ
Đau khớp ngón tay trỏ thường xảy ra do lạm dụng khớp quá mức, chấn thương dẫn đến bong gân hoặc gãy xương ngón trỏ. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, cần điều trị sớm. Điển hình như hội chứng ống cổ tay, hội chứng Raynaud, hội chứng De Quervain… Vì thế người bệnh nên gặp bác sĩ, thăm khám và điều trị để được kiểm soát tình trạng, phòng ngừa rủi ro.
NÊN ĐỌC: Bài thuốc BÍ TRUYỀN điều trị viêm đau khớp DẬP TẮT sưng – nóng – đỏ – đau
Đau khớp ngón tay trỏ là bị gì?
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn, Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết: Đau khớp ngón tay trỏ là tình trạng đau nhức các khớp thuộc ngón tay trỏ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ tổn thương, cơn đau thường âm ỉ kéo dài hoặc nhức nhói khó kiểm soát. Đôi khi người bệnh còn có cảm giác đau như điện giật kèm theo tình trạng tê bì, cứng khớp, khó chuyển động ngón tay. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp ngón tay trỏ, bao gồm nguyên nhân cơ học và bệnh lý. Thông thường bệnh nhân được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm đau và hạn chế tổn thương. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh được khuyên vật lý trị liệu kết hợp sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay trỏ
Đau khớp ngón tay trỏ xảy ra do nhiều nguyên nhân. Phần lớn là do lạm dụng khớp và chấn thương. Các trường hợp còn lại xảy ra do nguyên nhân bệnh lý.
- Lạm dụng khớp: Đau khớp ngón tay trỏ thường xảy ra ở những người lạm dụng khớp, lặp đi lặp lại một số chuyển động. Điển hình như những người thường xuyên làm việc với bàn phím và con chuột, dùng khớp ngón tay kéo/ đẩy vật dụng trong thời gian dài…
- Chấn thương: Chấn thương dẫn đến bong gân, trật khớp, gãy xương… là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau khớp ngón tay trỏ. Tình trạng này thường xảy ra ở những người chơi thể thao tiếp xúc, lao động nặng hoặc thường xuyên thực hiện những động tác liên quan đến khớp trỏ. Hầu hết đau khớp ngón tay trỏ do chấn thương kèm theo biểu hiện sưng khớp, đỏ hoặc bầm tím, dị dạng khớp, không thể cử động hoặc thực hiện những động tác liên quan đến ngón tay trỏ.
- Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi không gian trong ống cổ tay bị thu hẹp khiến dây chằng và dây thần kinh giữa chịu nhiều áp lực dẫn đến tổn thương. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy, mất cảm giác ở bàn tay và các ngón tay (thường gặp ở ngón trỏ). Hội chứng ống cổ tay phổ biến ở những người thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần, điển hình như đánh máy vi tính…
- Hội chứng Raynaud: Hội chứng Raynaud là tình trạng co thắt các động mạch khiến dòng máu nuôi mô cơ quan giảm đáng kể. Điều này khiến da tại khu vực bị ảnh hưởng chuyển sang màu trắng/ xanh kèm theo đau nhức, tê và khó cử động. Hội chứng Raynaud thường gây ra những triệu chứng ở ngón tay, thường nặng hơn ở ngón tay trỏ.
- Hội chứng De Quervain: Hội chứng De Quervain là một tình trạng viêm do chít hẹp bao gân dẫn đến sưng, tê và khó vận động. Hội chứng này thường gặp ở nhân viên văn phòng và chị em nội trợ. Trong thời gian đầu, bệnh nhân bị đau đột ngột hoặc đau tăng dần ở vùng gốc ngón tay cái và mặt ngoài cổ tay. Sau đó kèm theo tình trạng tê bì hoặc/ và phù nề, triệu chứng lan sang ngón tay trỏ. Đau nặng hơn khi cử động, hạn chế động tác duỗi và dạng ngón tay. Ở giai đoạn muộn, Hội chứng De Quervain gây xơ cứng gần như toàn bộ, cử động ngón tay thường phát ra tiếng kêu lạo xạo hoặc lục cục.
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp có thể là nguyên nhân gây đau khớp ngón tay trỏ. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch rối loạn và tấn công và các mô khỏe mạnh dẫn đến tổn thương và gây ra những hậu quả nặng nề cho khớp, cơ quan ngoài khớp và toàn thân. Viêm khớp dạng thấp khiến ngón trỏ và một số ngón tay khác bị đau nhức, sưng, cứng, đỏ và nóng rát ở vùng da có khớp bị ảnh hưởng. Ngoài ra bệnh còn gây dị dạng khớp, xuất hiện nốt thấp và gây viêm nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
- Thoái hóa khớp ngón tay: Thoái hóa khớp ngón trỏ xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi và những người có tiền sử chấn thương hoặc lặp đi lặp lại những động tác liên quan đến ngón trỏ như nhân viên văn phòng… Bệnh lý này khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhức và cứng khớp. Đông khi kèm theo tình trạng tê bì, yếu cơ và giảm khả năng vận động tay tổn thương.
THAM KHẢO: Bài thuốc Nam bí truyền ĐẶC TRỊ thoái hóa xương khớp CHẤM DỨT đau nhức
Đau khớp ngón tay trỏ có nguy hiểm không?
Trong trường hợp xảy ra do lạm dụng khớp quá mức, đau khớp ngón tay trỏ thường không nghiêm trọng. Cơn đau có thể được kiểm soát bằng các biện pháp giảm đau và chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên ở những trường hợp bị đau do chấn thương dẫn đến gãy xương hoặc đau do bệnh lý, người bệnh cần được thăm khám và điều trị y tế càng sớm càng tốt. Bởi việc không điều trị kịp thời có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng dưới đây:
- Dị dạng khớp
- Giảm khả năng co, duỗi hoặc chuyển động khớp ngón trỏ
- Tổn thương không phục hồi
- Hoại tử
- Viêm lan rộng
- Liệt ngón trỏ.
CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRỰC TUYẾN – HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Chẩn đoán đau khớp ngón tay trỏ
Thông thường người bệnh sẽ được kiểm tra tiền sử chấn thương, bệnh lý, các biểu hiện quanh ngón trỏ, mức độ đau và những tổn thương liên quan (nếu có) để loại trừ các yếu tố có khả năng gây đau khớp ngón tay trỏ. Sau đó người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng để xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Một số kỹ thuật thường được áp dụng:
- Chụp X-quang khớp ngón trỏ: Chụp X-quang cho phép bác sĩ kiểm tra những tổn thương xảy ra ở khớp ngón trỏ, bao gồm cả gãy xương và tình trạng thoái hóa khớp.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Nếu có nghi ngờ đau khớp ngón trỏ do tổn thương mô mềm hoặc chèn ép dây thần kinh, người bệnh sẽ được yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định tình trạng.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính (CT) được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau khớp ngón tay trỏ không rõ nguyên nhân. Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh đa chiều và rõ nét giúp bác sĩ xác định những tổn thương tiềm ẩn.
- Điện cơ học: Nếu đau nhức kèm theo những tổn thương ở dây thần kinh, người bệnh sẽ được điện cơ học để xác định loại và vị trí dây thần kinh tổn thương. Đồng thời đánh giá chức năng dẫn truyền của các dây thần kinh.
Phương pháp điều trị đau khớp ngón tay trỏ
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau khớp ngón tay trỏ, người bệnh có thể giảm đau với các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
1. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Đối với những trường hợp bị đau khớp ngón tay trỏ do lạm dụng khớp hoặc đau nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc dưới đây để cải thiện tình trạng:
+ Massage
Người bệnh có thể massage để cải thiện cảm giác đau nhức ở ngón tay trỏ. Bởi khi massage, các mạch máu, khớp xương và mô mềm sẽ được thư giãn, tăng lưu thông khí huyết, xoa dịu cơn đau và hỗ trợ chữa lành tổn thương. Ngoài ra massage còn có tác dụng hạn chế căng cơ, cứng khớp, giảm cảm giác tê bì, tê mỏi, tăng khả năng vận động và phạm vi chuyển động cho bệnh nhân.
Hướng dẫn massage:
- Sử dụng tinh dầu trà trà, tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu gừng
- Thoa một ít tinh dầu lên ngón tay trỏ
- Thực hiện động tác massage khớp theo chuyển động tròn
- Vuốt nhẹ ngón tay từ trên xuống và ngược lại
- Lắc nhẹ ngón tay tổn thương và thực hiện động tác co duỗi
- Thực hiện từ 5 – 10 phút, mỗi ngày 2 lần.
+ Sử dụng nhiệt
Để cải thiện đau nhức và các biểu hiện đi kèm, người bệnh có thể chườm ấm hoặc chườm lạnh. Cả hai liệu pháp này đều an toàn và có tác dụng giảm đau hiệu quả.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh phù hợp với những bệnh nhân bị đau do chấn thương. Liệu pháp này có tác dụng giảm đau, co mạch, giảm sưng và giảm viêm. Để thực hiện, người bệnh sử dụng túi vải chứa đá lạnh bọc quanh ngón tay trỏ trong 15 phút, mỗi ngày 3 lần. Ngoài ra người bệnh cũng có thể ngâm tay trong chậu nước đá để giảm đau.
- Chườm ấm: Chườm ấm phù hợp với những bệnh nhân bị đau do bệnh lý. Liệu pháp này có tác dụng giãn mạch, tăng lưu thông máu giúp chữa lành tổn thương. Ngoài ra chườm ấm còn có tác dụng giảm đau, hạn chế căng cơ, giảm cứng khớp và viêm khớp hiệu quả. Để chườm ấm, người bệnh dùng túi chườm áp lên ngón tay trỏ hoặc ngâm ngón tay trong nước ấm khoảng 15 phút. Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày.
+ Sử dụng thảo dược
Sử dụng thảo được cũng là một trong những cách giảm đau khớp ngón tay trỏ hiệu quả. Biện pháp này có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giảm đau, cứng khớp, thư giãn khớp xương và tăng khả năng vận động. Ngoài ra việc sử dụng thảo dược còn giúp người bệnh giảm sưng, viêm và hỗ trợ chữa lành tổn thương.
Sử dụng gừng
- Rửa sạch và thái mỏng 1 củ gừng nhỏ
- Đun sôi gừng với 1 lít nước trong 1 phút
- Đợi nước gừng nguội bớt, ngâm ngón trỏ hoặc toàn bộ bàn tay trong 15 phút
- Thực hiện từ 1 đến 2 lần mỗi ngày để giảm đau.
Sử dụng ngải cứu và muối hạt
- Rửa sạch một nắm ngải cứu và để ráo
- Rang nóng ngải cứu và muối hạt đến khi các nguyên liệu ngả vàng
- Đựng ngải cứu và muối hạt trong túi vải, chườm lên ngón tay tổn thương
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút sẽ sớm nhận thấy hiệu quả giảm đau.
Sử dụng lá lốt
- Rửa sạch một nắm lá lốt
- Giã nát lá lốt
- Xào nóng lá lốt và muối hạt đến khi ráo nước
- Đựng hỗn hợp trong túi vải, chườm trực tiếp túi vải lên ngón tay tổn thương
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút. Kiên trì mỗi ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
+ Sử dụng nẹp
Nếu đau nhiều, người bệnh có thể dùng nẹp cố định ngón tay trỏ. Biện pháp này có tác dụng giữ ngón tay về trạng thái cân bằng, giảm căng thẳng, giảm đau và hạn chế những động tác xấu làm tổn thương khớp ngón tay. Nẹp ngón tay nên được sử dụng trong lúc ngủ và khi vận động.
+ Nghỉ ngơi và hạn chế cử động khớp
Trong trường hợp đau nhói hoặc đau nhiều và dai dẳng ở khớp ngón tay trỏ, người bệnh nên nghỉ ngơi, thư giãn và hạn chế cử động khớp. Điều này giúp giảm áp lực lên khớp tổn thương và xoa dịu cơn đau hiệu quả. Người bệnh tuyệt đối không cố gắng sử dụng ngón tay tổn thương để tránh tăng mức độ đau và tổn thương khớp.
+ Dùng thuốc bôi giảm đau
Nếu đau khớp ngón tay trỏ kèm theo cứng khớp và tê bì hoặc đau lan tỏa, người bệnh có thể sử dụng thuốc dạng gel hoặc kem bôi (điển hình như Salonpas gel) để cải thiện tình trạng. Loại thuốc này có tác dụng làm ấm, thư giãn khớp và mô mềm bị tổn thương. Đồng thời giảm đau, giảm cứng khớp và tăng lưu thông máu.
Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi giảm đau:
- Lấy một lượng vừa đủ thuốc bôi giảm đau thoa đều lên khớp ngón tay trỏ
- Massage nhẹ nhàng trong 5 phút
- Để bàn tay và ngón tay thư giãn
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày.
+ Tập thể dục cho tay và các ngón
Tập thể dục cho tay và các ngón giúp giảm đau, tăng phạm vi chuyển động và tăng cường sức mạnh. Ngoài ra việc thường xuyên luyện tập còn giúp bạn duy trì sức khỏe, tính linh hoạt của bàn tay và các ngón. Đồng thời hạn chế tình trạng cứng khớp và căng cơ.
Bài tập nắm tay
Bài tập nắm tay giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh cho bàn tay và các ngón tay (đặc biệt là ngón trỏ).
- Nhẹ nhàng nắm bàn tay, ngón cái quấn qua các ngón tay
- Cố gắng kéo căng cho đến khi cảm thấy căng tức
- Giữ nguyên tư thế trong 60 giây
- Từ từ thả lỏng và dang rộng các ngón tay
- Lặp lại động tác 4 – 6 lần ở mỗi bên.
Bài tập duỗi ngón tay
Bài tập duỗi ngón tay có tác dụng cải thiện phạm vi chuyển động và giảm đau.
- Đặt lòng bàn tay xuống sàn
- Từ từ duỗi thẳng các ngón tay sao cho bằng phẳng nhất có thể (lưu ý giữ cho các khớp không bị ép)
- Giữ nguyên tư thế trong 60 giây, từ từ thả lỏng
- Lặp lại động tác 4 – 6 lần ở mỗi bên.
Bài tập quắp duỗi
Bài tập quắp duỗi có tác dụng giảm đau, tăng phạm vi chuyển động và cải thiện sức mạnh cho các ngón tay.
- Đưa bàn tay ra trước mặt sao cho lòng bàn tay hướng về phía bạn
- Từ từ gập đầu ngón tay xuống đến khi chạm vào gốc của mỗi khớp ngón tay
- Giữ nguyên tư thế trong 60 giây, từ từ thả lỏng
- Lặp lại động tác 4 – 6 lần ở mỗi bên.
Bài tập véo mạnh
Bài tập véo mạnh có tác dụng tăng cường sức cơ của các ngón tay, đặc biệt là ngón cái và ngón trỏ. Ngoài ra bài tập này còn giúp người bệnh giảm đau và cải thiện khả năng vận động, giúp việc thực hiện các động tác trở nên dễ dàng.
- Sử dụng quả bóng xốp mềm kẹt vào giữa ngón cái và các ngón tay
- Giữ nguyên tư thế trong 60 giây, từ từ thả lỏng
- Lặp lại động tác 10 lần, thực hiện động thời ở cả hai bên tay
- Thực hiện từ 2 – 3 lần/ tuần. Nên nghỉ 48 giờ giữa các buổi tập.
Bài tập nâng ngón tay trỏ
Bài tập nâng ngón tay trỏ giúp giảm đau, tăng tính linh hoạt và tăng phạm vi chuyển động của ngón tay trỏ.
- Đặt bàn tay trên bàn, bàn tay bằng phẳng, lòng bàn tay úp xuống
- Nhẹ nhàng nhấc ngón tay trỏ lên khỏi mặt bàn sao cho căng hết mức có thể
- Từ từ hạ xuống
- Lặp lại động tác từ 10 – 12 lần
- Có thể thực hiện đồng thời với các ngón tay khác để cải thiện tình trạng của toàn bộ bàn tay.
2. Điều trị y tế
Đối với những trường hợp đau khớp ngón tay trỏ do bệnh lý hoặc đau nhức nghiêm trọng, người bệnh thường được hướng dẫn dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu. Ở những trường hợp có tổn thương nặng không thể phục hồi, bệnh nhân có thể được yêu cầu phẫu thuật.
+ Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc được áp dụng cho trường hợp đau nặng, không có đáp ứng với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Những loại thuốc thường được dùng trong điều trị đau khớp ngón tay trỏ gồm:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, Tylenol… là những thuốc giảm đau thông thường được sử dụng phổ biến trong điều trị đau khớp ngón tay cái. Nhóm thuốc này có tác dụng hạ sốt, giảm đau ở mức nhẹ đến trung bình. Thông thường Paracetamol và Tylenol có thể mang đến hiệu quả sau liều đầu tiên.
- Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc chống viêm không steroid được dùng cho bệnh nhân không có đáp ứng với Paracetamol và Tylenol hoặc đau kèm theo viêm ở mức trung bình. Thuốc này có tác dụng giảm viêm, đau và hạ sốt (không đặc hiệu). Một số thuốc chống viêm không steroid thường được dùng gồm Ibuprofen, Naproxen, Aspirin…
- Corticosteroid: Nếu không có đáp ứng tốt với các thuốc giảm đau và chống viêm thông thường, Corticosteroid sẽ được cân nhắc sử dụng ở dạng thuốc tiêm hoặc thuốc uống. Thuốc này có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên Corticosteroid có thể gây tác dụng phụ như tăng nhãn áp, tăng nguy cơ loãng xương… khi dùng liều cao.
+ Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu (bài tập vật lý trị liệu, sử dụng điện hoặc nhiệt…) thường được áp dụng trong thời gian điều trị đau khớp ngón tay trỏ bằng thuốc. Biện pháp này có tác dụng giảm đau, tăng cường sức cơ và sự linh hoạt cho người bệnh. Ngoài ra vật lý trị liệu theo hướng dẫn còn giúp người bệnh phục hồi tổn thương, tăng lưu thông máu và giảm các triệu chứng khó chịu như cứng khớp, mỏi khớp, sưng, đau dây thần kinh…
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ được thiết kế và hướng dẫn một chương trình vật lý trị liệu phù hợp, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Đôi khi vật lý trị liệu có thể được sử dụng để giảm liều dùng thuốc.
+ Phẫu thuật
Đối với những trường hợp bị đau khớp ngón tay trỏ, phẫu thuật được chỉ định khi:
- Thất bại sau 12 tuần điều trị nội khoa
- Khớp hư hỏng nặng, không có khả năng phục hồi
- Đau nhiều làm ảnh hưởng đến khả năng vận động khớp
- Có nguy cơ liệt ngón trỏ
- Gãy xương.
Dựa vào đặc điểm của từng trường hợp, người bệnh có thể được phẫu thuật điều chỉnh hoặc thay thế khớp hỏng.
Biện pháp phòng ngừa đau khớp ngón tay trỏ
Tình trạng đau nhức khớp ngón tay trỏ có thể được hạn chế bằng một số biện pháp dưới đây:
- Hạn chế lặp đi lặp lại một số chuyển động ở ngón tay trỏ.
- Thận trọng trong các hoạt động để tránh chấn thương.
- Những người làm việc nhiều với chuột và bàn phím nên hoặc gõ 10 ngón để giảm áp lực lên ngón trỏ. Ngoài ra nên thường xuyên massage ngón trỏ và bàn tay (cứ 30 – 60 phút 1 lần).
- Cần chuyển động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi sau 2 giờ làm việc (khoảng 5 -10 phút).
- Không nên lao động gắng sức hoặc dồn nhiều sức vào các đầu ngón tay. Nên sử dụng gang tay nếu là nhân viên bốc vác.
- Thực hiện các bài tập tăng cường sức cơ và độ linh hoạt cho ngón tay, bàn tay. Điều này giúp phòng ngừa đau nhức và hạn chế thoái hóa khớp.
- Nên thêm vào chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá và trứng để bổ sung đủ vitamin, canxi và các khoáng chất thiết yếu. Điều này giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, hạn chế tổn thương dẫn đến đau nhức khớp ngón tay trỏ.
Đau khớp ngón tay trỏ xảy ra do nhiều nguyên nhân. Phần lớn các trường hợp đều không nguy hiểm và có thể cải thiện tại nhà. Tuy nhiên đau khớp ngón trỏ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý và vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị y tế sớm. Vì thế bệnh nhân nên đến bệnh viện và điều trị theo hướng dẫn khi bị đau nhức nhiều hoặc đau kèm theo các biểu hiện bất thường khác.
Tham khảo thêm:
- Đau khớp ngón tay cái: Nguyên nhân và cách chữa trị
- Bệnh viêm khớp và cách khắc phục hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!