Đau Cổ Vai Gáy Khó Thở

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Các triệu chứng đau cổ vai gáy khó thở có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, từ căng cơ, tổn thương cột sống đến các vấn đề tim, phổi. Điều quan trọng là xác định nguyên nhân và có kế hoạch điều trị chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Đau cổ vai gáy khó thở
Đau cổ vai gáy khó thở cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các biến chứng nghiêm trọng

Nguyên nhân nào gây đau cổ vai gáy khó thở?

Khi đau cổ vai gáy và khó thở xảy ra cùng nhau, người bệnh có thể cảm thấy không thoải mái, khó chịu và lo lắng. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động linh hoạt, suy giảm chất lượng cuộc sống và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây đau cổ vai gáy khó thở, người bệnh có thể tham khảo:

  • Căng cơ: Có một số cơ kết nối cổ và vai, chẳng hạn như cơ nâng vai và cơ thẳng. Khi các cơ này bị căng, có thể dẫn đến đau đớn, khó chịu ở cả cổ và vai gáy. Đôi khi căng có có thể dẫn đến đau ở các khu vực lân cận, bao gồm ngực và dẫn đến cảm giác khó thở.
  • Căng thẳng quá mức: Lo lắng, căng thẳng quá mức có thể gây đau đầu, khó ngủ, cáu gắt. Sự lo lắng cũng có thể dẫn đến rối loạn tuần hoàn máu, gây đau cổ vai gáy và khó thở.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi vòng xơ bị rách một phần hoặc hoàn toàn, khiến nhân nhầy rò rỉ ra bên ngoài. Điều này có thể gây tổn thương các rễ thần kinh gần đó, dẫn đến viêm và đau đớn. Nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống cổ, cơn đau có thể ảnh hưởng đến cổ vai gáy kèm theo tình trạng khó thở do căng cơ.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa cột sống cổ có thẻ liên quan đến viêm xương khớp cổ, bệnh thoái hóa đĩa đệm cổ và các tình trạng hao mòn khác của cột sống. Các đốt sống sẽ hao mòn theo tuổi tác, dẫn đến thu hẹp một hoặc nhiều lỗ liên hiệp. Lỗ liên hiệp nhỏ hơn sẽ gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến viêm và đau đớn kéo dài từ cổ đến vai gáy. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng hít thở khó khăn hoặc đau nhẹ khi thở.
  • Thay đổi tư thế đột ngột: Việc thay đổi tư thế đột ngột có thể làm căng dây thần kinh giữa cổ và vai quá mức, dẫn đến đau mỏi vai gáy khó thở. Một số người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, ngứa rát hoặc tê yếu dọc theo cánh tay.
  • Viêm sụn sườn: Viêm sụn sườn có thể gây tức ngực khó thở đau vai gáy từ nhẹ đến nghiêm trọng. Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy đau tức ở lưng và hạn chế khả năng chuyển động linh hoạt.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau cổ vai gáy khó thở. Đến bệnh viện nếu cơn đau kéo dài hơn 1 – 2 tuần. Ngoài ra, nếu cơn đau xuất hiện kèm tình trạng yếu, tê, chóng mặt, buồn nôn kèm các vấn đề về sự phối hợp, người bệnh nên gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

Tức ngực khó thở đau vai gáy có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau vai gáy và khó thở, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng. Do đó, nếu bị đau đớn, khó chịu hoặc lo lắng, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

đau mỏi vai gáy khó thở
Tức ngực khó thở đau vai gáy có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim

Một số nguyên nhân và điều kiện y tế có thể dẫn đến đau cổ vai gáy kèm khó thở, chẳng hạn như:

  • Tổn thương phổi: Các vấn đề ở phổi, chẳng hạn như viêm phổi, có thể gây căng tức, khó chịu ở ngực, khó thở kèm theo các cơn đau vai gáy. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị ho, thậm chí là ho ra máu.
  • Viêm màng não: Viêm màng não là tình trạng viêm màng bao phủ tủy sống và não. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm sốt, đau đầu, đau cổ, đau vai gáy khó thở.
  • Cuồng nhĩ: Cuồng nhĩ là vấn đề xảy ra ở tâm nhĩ của tim. Trong tình trạng này, tâm nhĩ của tim đập liên tục do sự bất thường trong hệ thống điện tim. Các dấu hiệu phổ biến của tình trạng này bao gồm ngất xỉu, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, đau ngực, đau cổ vai gáy. Cuồng nhĩ cần được điều trị sớm và đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tình trạng đau cổ vai gáy khó thở và mệt mỏi đột ngột. Cơn đau có thể kéo dài đến cánh tay, gây tê yếu hoặc khó cử động cánh tay. Nhồi máu cơ tim là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, cần được điều trị ngay lập tức để tránh các rủi ro phát sinh.

Tức ngực khó thở đau vai gáy đôi khi cũng xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn bao phủ não và tủy sống. Người bệnh cần được bác sĩ đánh giá và kiểm tra để xác định nguyên nhân, loại bệnh lý và có cách điều trị hiệu quả nhất. Tốt nhất là hãy đến bệnh viện ngay khi bị đau vai gáy kèm khó thở.

Đau mỏi vai gáy khó thở phải làm sao?

Các phương pháp cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy khó thở phụ thuộc vào nguyên gây đau. Các phương pháp xử lý chính bao gồm tự chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật, tuy nhiên phẫu thuật thường không cần thiết.

Các phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy khó thở phổ biến bao gồm:

1. Chườm nóng và chườm lạnh

Chườm nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu và chất dinh dưỡng đến khu vực cổ vai gáy, từ đó kiểm soát cơn đau. Chườm lạnh sẽ làm chậm lưu lượng máu, hỗ trợ giảm sưng và đau. Liệu pháp chườm nóng và chườm lạnh là phương pháp ngắn hạn, mang lại hiệu quả nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp.

Để kiểm soát cơn đau nhanh chóng, hãy chườm nóng và chườm lạnh với bất cứ vật dụng nào sau đây:

  • Gói gel lạnh hoặc nóng
  • Miếng dán lạnh và hoặc
  • Túi đá hoặc túi chườm nước nóng
  • Khăn mặt ẩm lạnh hoặc ấm, vắt khô, gắp lại và đắp lên khu vực cổ vai gáy

Cho dù chườm nóng hay chườm lạnh, hãy nhớ bọc nguồn nhiệt hoặc nguồn lạnh trong một chiếc khăn mỏng để bảo vệ làn da. Mỗi lần chườm nóng hoặc chườm lạnh nên kéo dài 15 – 20 phút, 2 – 3 lần mỗi ngày.

Trong quá trình chườm lạnh hoặc chườm nóng, nếu nhận thấy các dấu hiệu như sưng tấy, nóng rát, đỏ da, người bệnh cần ngừng áp dụng phương pháp, để da nghỉ ngơi, hồi phục. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Tăng cường hoạt động thể chất

Thiếu hoạt động thể chất có thể gây tổn khớp khớp vai và cột sống cổ. Việc thiếu cử động ở khớp có thể gây suy yếu đến các cơ xung quanh khớp, điều này tạo ra nhiều áp lực hơn cho khớp. Tập thể dục có thể giúp cải thiện cơn đau mỏi vai gáy và không làm trầm trọng thêm tình trạng khó thở. Ngoài ra, các hoạt động thể chất cũng giúp phục hồi các triệu chứng viêm quanh khớp vai và phục hồi khả năng vận động linh hoạt.

Tập thể dục mang lại một số lợi ích như:

  • Tăng cường các cơ xung quanh khớp
  • Duy trì sức mạnh xương
  • Cung cấp năng lượng
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tăng cường chất lượng giấc ngủ
  • Cải thiện sự cân bằng
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống
tức ngực khó thở đau vai gáy
Tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp kiểm soát cơn đau cổ vai gáy và khó thở

Một số động tác giúp kiểm soát cơn đau cổ vai gáy khó thở như sau:

Xoay cổ:

Xoay cổ là động tác kéo dài đơn giản và dễ thực hiện, có thể giúp thư giãn phía trước, sau và hai bên cổ. Bài tập này có thể thực hiện khi ngồi, đứng, đang làm việc hoặc bất cứ khi nào có thể.

  • Đứng hoặc ngồi với tư thế thẳng lưng, cánh tay ở hai bên và mắt nhìn thẳng về phía trước
  • Nhẹ nhàng nghiêng hoặc cúi đầu sang bên trái cho đến khi cảm thấy căng ở bên phải và giữ trong vài giây
  • Xoay đầu trở lại vị trí ban đầu, nhìn về phía trần nhà đến khi cảm thấy căng ở cổ mà không gây khó chịu, giữ yên trong vài giây
  • Nhẹ nhàng nghiêng đầu sang bên phải cho đến khi cảm thấy căng ở cổ vai trái, giữ yên trong vài giây
  • Cúi đầu về phía trước sao cho cằm hướng về phía ngực và mắt nhìn xuống sàn, lúc này người tập có thể cảm thấy căng ở phía sau gáy, giữ yên trong vài giây
  • Quay lại vị trí ban đầu

Tư thế mèo – bò:

Động tác kéo dài con mèo – bò là một tư thế thiết yếu có trong hầu hết các chuỗi yoga. Động tác này đưa cột sống từ tư thế uốn cong sang duỗi thẳng, giúp lưng trên, vai sau, thân và cổ được kéo căng hoàn toàn.

  • Bắt đầu động tác với hai bàn tay đặt trên sàn và cổ tay ở dưới vai, đầu gối phải ở dưới hông và các ngón chân cong lại
  • Giữ lưng phẳng, cổ trung lập và mắt nhìn thằng ra ngoài
  • Hít vào và cong người vào tư thế con bò, rốn hướng về phía sàn nhà, nâng cằm và nhẹ nhàng nhìn lên trần nhà
  • Thở ra và xoay người về tư thế con mèo, bắt đầu từ cột sống và di chuyển lên cổ, hướng rốn về phía cột sống, cúi đầu, mắt nhìn về rốn
  • Lặp lại động tác con mèo – bò mỗi lần hít và thở ra trong 10 lần

Ngồi gập người về phía trước:

Động tác gập người về phía trước là một tư thế yoga phổ biến khác và phù hợp cho hầu hết mọi người. Tư thế này có thể kéo căng cột sống, cải thiện tình trạng căng cứng cơ và hỗ trợ điều trị đau cổ vai gáy khó thở.

  • Bắt đầu bằng cách ngồi trên sàn với hai chân duỗi thẳng trước mặt và hai tay để dọc hai bên
  • Thở ra, uốn cong hong và tiến người về phía trước cho đến khi cảm thấy căng ở lưng trên và vai
  • Hít vào và cố gắng uốn cong người về phía trước sâu hơn, cố gắng để đặt tay lên hai bên bàn chân, nếu khoảng cách quá xa, hãy đặt tay lên cẳng chân
  • Giữ ở tư thế này với cột sống kéo giãn và cổ vai gáy mở rộng tự nhiên và căng nhẹ ở sau vai

3. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Khi cố gắng cải thiện tình trạng tức ngực khó thở đau vai gáy, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Chú ý đến chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát cân nặng, giảm viêm và đau đớn.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy và giúp hệ thống hô hấp hoạt động dễ dàng hơn. Một vấn đề khác khi thừa cân là chất béo tạo ra và giải phóng các hóa chất gây viêm. Do đó, bằng cách giảm cân, mức độ viêm trong cơ thể sẽ giảm, từ đó ngăn ngừa các  vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở cổ vai gáy.

Giữ cân nặng lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, như bệnh tiểu đường và huyết áp cao.

Mặc dù không có chế độ ăn uống dành riêng cho người đau cổ vai gáy khó thở, tuy nhiên chế độ ăn uống chống viêm có thể làm giảm đau khớp và viêm. Người bệnh được khuyến khích tiêu thụ các loại thực phẩm từ thực vật, thịt nạc, trái cây, rau xanh và hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, chất béo, chất kích thích, rượu bia.

Ăn một chế độ ăn chống viêm có nhiều lợi ích, bao gồm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, hạ huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Ăn uống lành mạnh cũng giúp nâng cao sức khỏe khớp, hạn chế chứng viêm, hỗ trợ cải thiện cơn đau mỏi vai gáy.

4. Sử dụng thuốc chống viêm

Các loại thuốc điều trị đau cổ vai gáy phổ biến nhất là thuốc giảm đau không kê đơn, như Paracetamol, hoặc và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Aspirin, Ibuprofen và Naproxen. Thuốc có thể giúp kiểm soát cơn đau và viêm khớp vai.

Đau cổ vai gáy khó thở uống thuốc gì
Sử dụng thuốc điều trị đau cổ vai gáy khó thở theo hướng dẫn

Mặc dù các loại thuốc này có thể sử dụng mà không cần toa thuốc, tuy nhiên hãy thận trọng và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Ngoài ra, hãy chắc chắn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các loại thuốc NSAID mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau và chống viêm, tuy nhiên thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như kích ứng dạ dày, dẫn đến loét và các bệnh lý khác. NSAID cũng có thể gây tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch. Sử dụng NSAID kéo dài có thể gây tổn thương thận.

Sử dụng quá nhiều Paracetamol có thể dẫn đến tổn thương gan.

Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên về sự an toàn và tác dụng, cũng như hướng dẫn kế hoạch sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả nhất.

5. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng quá mức có thể dẫn đến đau cổ vai gáy khó thở. Do đó, người bệnh có thể tham khảo các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như thiền định, để giúp làm giảm các triệu chứng. Điều quan trọng là thực hiện kỹ thuật thư giãn theo một lịch trình khoa học.

Thiền là một phương pháp thư giãn, kiểm soát căng thẳng phổ biến. Người bệnh cần tập trung vào một suy nghĩ hoặc hoạt động cụ thể để rèn luyện não bộ chú ý và nhận thức để đạt được một tinh thần minh mẫn, bình tĩnh về mặt cảm xúc. Việc thiền kéo dài khoảng 8 tuần có thể giúp giảm đau, cải thiện tình trạng rối loạn chức năng cổ vai gáy và tăng cường sức khỏe xương khớp.

Yoga cũng là một cách tuyệt vời để kéo giãn các khớp ở vai và làm dịu tâm trí. Kết hợp các tư thế kéo giãn cơ thể, hít thở, thiền định và thư giãn, có thể giúp kiểm soát cơn đau cơ bắp cũng như tăng khả năng vận động linh hoạt.

Đau cổ vai gáy khó thở – Khi nào cần đến bệnh viện?

Đau cổ vai gáy khó thở kèm cảm giác tức ngực có thể là dấu hiệu của cơn đau tim và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Ngoài ra, hãy đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu ngay khi cơn đau cổ vai gáy khó thở xảy ra do chấn thương và kèm theo các triệu chứng như:

  • Biến dạng khớp
  • Không thể di chuyển cánh tay
  • Đau nhức và sưng tấy dữ dội

Tình trạng đau cổ vai gáy khó thở cần được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp. Trì hoãn điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua