Đau Cơ Liên Sườn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau cơ liên sườn là tình trạng đau dọc khung sườn do các cơ xung quanh bị tổn thương hoặc căng quá mức. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mạn sườn, đau âm ỉ kéo dài hoặc đau thành cơn. Đôi khi đau kèm theo cảm giác mỏi cơ, khó thở, ảnh hưởng đến các hoạt động.

Đau cơ liên sườn
Thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị đau cơ liên sườn

Đau cơ liên sườn là gì?

Ngoài dây thần kinh liên sườn, hai bên mạn sườn cũng tập trung nhiều . Cơ liên sườn nằm giữa các xương sườn và gắn chúng vào nhau. Có ba lớp cơ, bao gồm: Cơ liên sườn trong cùng, cơ liên sườn trong và cơ liên sườn ngoài.

Những cơ này giúp ổn định phần trên của cơ thể, hỗ trợ cột sống và giúp bạn thở. Ngoài ra các cơ cũng giúp duy trì sức mạnh và góp phần bảo vệ xương. Tuy nhiên khi tổn thương xảy ra, người bệnh có thể bị đau cơ liên sườn với những cơn đau từ nhẹ đến nặng (tùy thuộc vào nguyên nhân).

Đau cơ liên sườn trái hoặc phải là thuật ngữ chỉ những cơn đau xuất hiện do tổn thương hoặc căng cơ. Tình trạng này xảy ra khi các cơ bị kéo căng dẫn đến căng thẳng và rách một phần. Sự căng thẳng và tổn thương của bất kỳ lớp nào ở cơ liên sườn đều làm phát sinh cơn đau và khó thở.

Có thể mất nhiều thời gian để chữa lành đau cơ liên sườn. Điều này làm hạn chế vận động và khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên các biện pháp điều trị thường đơn giản. Việc thực hiện đúng cách có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Nguyên nhân gây đau cơ liên sườn

Có nhiều nguyên nhân gây đau cơ liên sườn. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:

1. Căng cơ

Đau cơ liên sườn chủ yếu xảy ra do căng cơ. Điều này có thể diễn ra theo nhiều khác nhau. Cụ thể:

  • Một số chuyển động vặn mình có thể khiến cơ liên sườn căng và bị tổn thương
  • Những chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như động tác vươn người tới khi sơn trần nhà
  • Chấn thương đột ngột
  • Nâng vật trong khi vặn mình
  • Dùng nhiều lực khi chặt cây
  • Ho hoặc hắt hơi liên tục
  • Tham gia những môn thể thao đòi hỏi các chuyển động lặp đi lặp lại và vươn tay thường xuyên. Cụ thể như chơi gôn, chèo thuyền, bóng chày, quần vợt
  • Rơi tự do
  • Bị va đập vào lồng ngực khi chơi môn thể thao tiếp xúc hoặc bị tai nạn xe.

2. Chấn thương

Chấn thương trong khi chơi thể thao hoặc lao động, té ngã, một cú đánh mạnh… có thể khiến lồng ngực bị va đập dẫn đến tổn thương cơ và đau cơ liên sườn. Đối với trường hợp này, cơn đau thường kèm theo vết bầm lan rộng và khó thở. Đôi khi chấn thương gây gãy xương sườn và tổn thương các cơ quan bên trong. Trường hợp này cần được thăm khám và điều trị theo bác sĩ.

viêm cơ liên sườn
Chấn thương có thể khiến lồng ngực bị va đập mạnh dẫn đến tổn thương và đau cơ liên sườn

3. Bệnh lý

Viêm cơ liên sườn có thể bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý sau:

Những trường hợp này cần điều trị nguyên nhân để tránh kích thích và gây đau cơ.

4. Sinh hoạt và vận động không hợp lý

Duy trì thói quen sinh hoạt và vận động không hợp lý khiến cơ liên sườn suy yếu, bị kích thích và phát sinh cơn đau. Ngoài ra lạm dụng cơ hay hoạt động/ làm việc sai tư thế cũng có thể khiến cơn đau khởi phát. Cụ thể:

  • Vận động mạnh và đột ngột
  • Làm việc không đúng tư thế
  • Làm việc gắng sức, ngủ nghỉ không đều độ
  • Thức khuya
  • Thực hiện những động tác quá sức khiến cơ liên sườn đột ngột co giãn
  • Lười hoạt động làm mất sự dẻo dai của cơ và tăng nguy cơ chấn thương.

5. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Cơ liên sườn suy yếu và dễ tổn thương khi không được nuôi dưỡng. Điều này thường do ăn uống thiếu chất (đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất), thường xuyên dùng rượu bia, thức uống có cồn và cà phê. Khi bị suy yếu, người bệnh dễ bị chấn thương và đau cơ liên sườn.

6. Tuổi tác

Trong độ tuổi phát triển, những tế bào cơ có sự biến đổi và dễ bị viêm đau do thường xuyên vận động. Tuy nhiên tình trạng này có thể tự khỏi.

Đối với người lớn, càng lớn tuổi càng khiến tế bào cơ bị lão hóa và suy giảm chức năng. Điều này gây nên tình trạng viêm và đau cơ liên sườn, đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc chuyển động đột ngột.

Dấu hiệu đau cơ liên sườn

Khi bị đau cơ liên sườn, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

  • Đau ở một hoặc ở cả hai bên sườn
  • Đau lưng trên
  • Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài. Hoặc đau nhói, đau thành cơn và đột ngột nếu bị chấn thương, có một cú đánh vào lưng hoặc ngực
  • Đau ở khu vực giữa các cơ liên sườn
  • Co thắt cơ liên sườn
  • Đau nhiều hơn khi tiếp tục thực hiện những chuyển động liên quan. Cụ thể như vận động vùng eo (nghiêng người, xoay bên trái hoặc phải), hít thở sâu, vươn vai, vặn mình, hắt hơi hoặc ho
  • Đau khi chạm vào vùng căng giữa các xương sườn
  • Đau được xoa dịu khi nghỉ ngơi
  • Đau kèm theo nhức mỏi cơ sườn
  • Cơn đau có xu hướng lan sang vùng cơ cạnh sống lưng, lan lên nách và ra trước bụng
Dấu hiệu đau cơ liên sườn
Đau cơ liên sườn gây đau ở một hoặc ở cả hai bên mạn sườn, đau âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói kèm theo nhiều biểu hiện khác

Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số triệu chứng đau cơ liên sườn khác cũng có thể xuất hiện, chẳng hạn như:

  • Bầm tím lan rộng
  • Hạn chế vận động, co cứng
  • Khó thở
  • Sưng tấy do cơ viêm khi bị căng hoặc rách

Khi nào đến gặp bác sĩ

Thời gian khám chữa bệnh với bác sĩ còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và chấn thương. Một chán thương nhẹ có thể gây triệu chứng nhẹ. Đối với những trường hợp này, cứng khớp và đau sẽ biến mất trong vài ngày.

Ở những trường hợp nặng, đau cơ liên sườn tương tự như dấu hiệu nhận biết các tình trạng nghiêm trọng, bệnh nhân đau kéo dài và dữ dội. Cụ thể như tổn thương phổi, gãy xương sườn… Chính vì thế người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi cơn đau bắt đầu. Bác sĩ có thể đánh giá các triệu chứng, xác định nguyên nhân cơ bản và đề xuất hướng xử lý thích hợp nhất.

Đau cơ liên sườn có nghiêm trọng không?

Đau cơ liên sườn thường không quá nghiêm trọng và có thể giảm nhẹ khi áp dụng các biện pháp chăm sóc. Mặc dù vậy, mất nhiều thời gian để cơ được chữa lành hoàn toàn. Điều này có thể hạn chế vận động và khiến bạn khó chịu.

Trong trường hợp đau nhiều và dai dẳng, bác sĩ có thể đề nghị những phương pháp chuyên sâu hơn, cụ thể như vật lý trị liệu và tiêm corticosteroid. Đôi khi đau do căng cơ liên sườn kèm theo gãy xương do căng thẳng. Tuy nhiên việc điều trị có thể không thay đổi ngay cả khi gãy xương.

Điều quan trọng là điều trị sớm và đúng cách. Tránh chậm trễ hoặc không chữa trị. Vì điều này có thể tăng kích thước vết rách ở cơ, đau mãn tính, giảm khả năng vận động hay thậm chí là tổn thương xương và các cơ quan.

Chẩn đoán đau cơ liên sườn

Bác sĩ chẩn đoán đau cơ liên sườn bằng cách khám sức khỏe và đặt một vài câu hỏi liên quan đến tiền sử chấn thương và những hoạt động khi cơn đau bắt đầu. Ngoài ra người bệnh được kiểm tra đặc điểm và mức độ đau, phạm vi cử động, các biểu hiện đi kèm.

Bác sĩ cũng có thể ấn vào một số vị trí nhất định và chụp X-quang. Điều này giúp đảm bảo bạn không bị gãy xương, phổi không bị bầm tím hoặc thủng khi bị thương.

Chụp X-quang
Chụp X-quang để đảm bảo xương sườn không bị gãy, phổi không bị bầm tím hoặc thủng

Các cách trị đau cơ liên sườn hiệu quả

Hẹn gặp bác sĩ nếu bị chấn thương hoặc bị thương cơ giữa các xương sườn. Khi thăm khám, bác sĩ có thể xác định cơ nào tổn thương, mức độ nghiêm trọng. Đồng thời đảm bảo bạn không bị tổn thương một số cấu trúc khác. Từ chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp.

1. Liệu pháp nóng và lạnh

Nếu chưa thể đến bệnh viện hoặc bị đau nhẹ, hãy thử áp dụng liệu pháp nóng và lạnh để giảm đau và giảm viêm cơ liên sườn. Dùng một túi lạnh hoặc túi nước đá (bọc trong chiếc khăn) chườm lên vùng bị thương trong 20 phút, mỗi 6 giờ trong hai ngày đầu. Biện pháp này có tác dụng giảm sưng, viêm và đau. Có thể dùng túi gel lạnh hoặc túi rau đông lạnh.

Người bệnh có thể bắt đầu sử dụng nhiệt (chườm nóng) sau 48 giờ đầu tiên. Biện pháp này giúp thư giãn và thả lỏng các cơ, giảm đau, cho phép cử động và thực hiện vật lý trị liệu. Ngoài ra chườm nóng còn giúp tăng lưu thông máu, thư giãn khớp xương, giảm tình trạng co thắt và cứng khớp.

Khi chườm nóng, sử dụng khăn ẩm ấm, chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc dùng một túi đệm sưởi đặt lên vùng bị đau trong 20 phút. Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày. Khi thực hiện đều đặn, liệu pháp nóng và lạnh có thể kiểm soát cơn đau trong thời gian ngắn.

2. Ngâm mình với nước muối Epsom

Ngâm mình với nước muối Epsom là một phần của liệu pháp nhiệt. Liệu pháp này giúp thư giãn và thả lỏng các cơ, giảm cảm giác co thắt hay cứng khớp. Đồng thời cải thiện phạm vi chuyển động và mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng.

Hòa tan hai cốc muối Epsom (magie sulfat) trong bồn nước ấm. Ngâm mình từ 15 phút trở lên sẽ cảm thấy thoải mái, cơn đau thuyên giảm đáng kể. Sau khi hòa tan, khoáng chất hấp thụ qua da làm tăng nhẹ nồng độ magie trong máu. Đây là một trong những khoáng chất quan trọng đối với chức năng của cơ, giúp giảm căng và đau cơ.

 Cách trị đau cơ liên sườn
Ngâm mình trong nước muối Epsom giúp thư giãn và thả lỏng các cơ, giảm đau đớn, co thắt và cứng khớp

3. Bài tập thở

Thở nông làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm phổi. Trong khi đó hít thở sâu và đầy có thể giúp cải thiện cơn đau. Ngoài ra các bài tập thở sâu là một hình thức thiền giúp giảm căng thẳng, giảm căng cơ và duy trì hoạt động của các cơ quan.

Hướng dẫn bài tập thở sâu giảm đau do căng cơ liên sườn:

  • Giữ một chiếc gối áp vào các cơ bị thương
  • Hít vào chậm và sâu nhất có thể
  • Cố gắng giữ hơi thở trong vài giây
  • Thở ra từ từ
  • Lặp lại 10 lần
  • Tập thở trong vài phút mỗi giờ.

4. Nghỉ ngơi

Người bệnh nên nghỉ ngơi và hạn chế những hoạt động thể chất trong vài ngày. Điều này giúp cơ căng có thời gian được phục hồi. Đồng thời xoa dịu cơn đau và tránh những chuyển động không cần thiết làm nặng thêm tình trạng.

5. Dùng thuốc điều trị đau cơ liên sườn

Dựa vào tình trạng, người bệnh có thể được hướng dẫn dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc một số loại thuốc mạnh hơn.

  • Acetaminophen (Tylenol): Đây là thuốc giảm đau không kê đơn, được dùng cho bệnh nhân bị đau nhẹ và dễ kiểm soát. Thuốc này mang đến hiệu quả giảm đau nhanh, thường chỉ sau 1 – 2 liều dùng.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Naproxen (Aleve) và Ibuprofen (Advil) là hai loại thuốc chóng viêm không steroid thường được dùng để chữa đau cơ liên sườn. Thuốc này có tác dụng loại trừ cơn đau và kháng viêm. NSAID cần được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc giảm đau giãn cơ: Nếu đau nhiều do căng và cứng cơ liên sườn, người bệnh có thể được hướng dẫn dùng thuốc giãn cơ. Thuốc này có tác dụng giảm đau, cứng cơ và co thắt nghiêm trọng. Liều dùng thuốc dựa trên tình trạng.
  • Tiêm corticosteroid hoặc lidocain: Nếu đau nặng và không giảm khi áp dụng những biện pháp nêu trên, tiêm corticosteroid hoặc lidocain có thể được chỉ định. Thuốc giúp giảm đau và sưng nhanh chóng. Hiệu quả thường kéo dài trong nhiều tháng.
Thuốc điều trị đau cơ liên sườn
Sử dụng thuốc điều trị dựa trên nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của cơn đau

6. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu trong điều trị đau cơ liên sườn có thể bao gồm những động tác kéo căng khác nhau. Đôi khi là những bài tập thở sâu. Kéo giãn đúng cách giúp tăng cường cơ liên sườn, giảm đau, thư giãn và cải thiện tính linh hoạt.

Nếu đau cơ liên sườn phải hoặc trái do căng cơ, người bệnh cần có sự giám sát của bác sĩ hay chuyên gia vật lý trị liệu khi thực hiện bài tập kéo giãn. Cần ngừng ngay việc kéo giãn nếu đột ngột bị đau hoặc động tác khiến những triệu chứng thêm tồi tệ.

Trong trường hợp đau nhiều hoặc khó thở xảy ra, người bệnh được hướng dẫn những bài tập thở sâu để ổn định phổi và cải thiện tình trạng thở nông. Bởi thở nông lâu ngày có thể làm tăng nguy co nhiễm trùng, viêm phổi và nhiều biến chứng khác.

Có thể hữu ích cho bạn: Hướng Dẫn Xoa Bóp Chữa Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn

Tiên lượng

Đau cơ liên sườn do căng cơ nhẹ thường lành trong vài ngày. Những trường hợp đau và căng cơ trung bình có thể mất khoảng 3 – 7 tuần để chữa lành hoàn toàn và lâu hơn ở những trường hợp nặng.

Phòng ngừa đau cơ liên sườn

Để ngăn ngừa đau cơ liên sườn trong tương lai, một số biện pháp cơ bản dưới đây nên được áp dụng:

  • Kéo căng cơ và khởi động trong 10 phút trước khi thực hiện những bài tập gắng sức và chơi thể thao.
  • Không nên vận động mạnh hay đột ngột vặn thân người.
  • Không lạm dụng cơ liên sườn khi tham gia những hoạt động thể thao, làm việc hoặc khi tập thể dục.
  • Giữ cho cơ bắp khỏe mạnh để ngăn ngừa đau cơ liên sườn.
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đủ thành phần cần thiết. Đặc biệt cần ăn nhiều thực phẩm giàu magie, vitamin, protein, canxi để nuôi dưỡng và giúp cơ chắc khỏe.
    • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
    • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Không vận động hay làm việc gắng sức.
    • Ngủ đủ giấc để các cơ có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi, tránh lão hóa sớm.
  • Duy trì thói quen luyện tập với những bài tập kéo giãn nhẹ nhàng, yoga, bơi lội… Điều này giúp tăng cường sức mạnh và duy trì sự dẻo dai cho các cơ. Đồng thời hạn chế chấn thương và giảm nguy cơ đau cơ liên sườn.
phòng ngừa đau cơ liên sườn
Luyện tập với bài tập kéo giãn nhẹ nhàng giúp phòng ngừa đau cơ liên sườn, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai

Đau cơ liên sườn trái hoặc phải chủ yếu xảy ra do căng cơ. Một số trường hợp khác xảy ra do chấn thương hoặc có bệnh lý tác động. Tình trạng này thường không quá nghiêm trọng, có thể chữa khỏi bằng các biện pháp chăm sóc. Tuy nhiên nếu đau không giảm hoặc nghiêm trọng và kéo dài, người bệnh nên khám chữa bệnh với bác sĩ chuyên khoa để sớm khắc phục tình trạng.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua