Đau Bắp Chân Về Đêm
Đau bắp chân về đêm có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây mệt mỏi vào ban ngày. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này không nghiêm trọng và cơ thể được điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc nâng cao chân. Tuy nhiên các triệu chứng kéo dài có thể liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn và cần điều trị y tế. Do đó, điều quan trọng là các định nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây đau nhức mỏi bắp chân về đêm
Có nhiều nguyên nhân gây đau bắp chân vào ban đêm, nhưng chủ yếu là do hoạt động quá mức hoặc chấn thương khớp, xương, cơ, gân, dây chằng hoặc các mô mềm khác. Ngoài ra, đau bắp chân cũng có thể liên quan đến các vấn đề cột sống, hình thành cục máu đông, giãn tĩnh mạch hoặc tuần hoàn máu kém.
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến có thể đau nhức bắp chân về đêm, người bệnh có thể tham khảo.
1. Chuột rút chân
Chuột rút bắp chân là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau bắp chân về đêm. Những cơn chuột rút khiến cơ bắp bị co rút lại không tự chủ, dẫn đến khó chịu nhẹ hoặc đau đớn dữ dội. Các triệu chứng có thể kéo dài vài giây hoặc đến hàng giờ và khiến người bệnh bị mất ngủ.
Chuột rút có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
- Mất nước
- Tuổi tác cao
- Giảm lưu lượng máu đến chân
- Tổn thương gân
- Cơ bắp hoạt động quá mức
- Mang thai
2. Tập thể dục quá mức
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhức mỏi bắp chân về đêm là tập luyện hoặc vận động quá mức vào ban ngày. Việc tạo áp lực liên tục vào bắp chân có thể dẫn đến viêm gân, chấn thương cơ và đau nhức về đêm.
Tình trạng này thường phổ biến ở vận động viên. Tuy nhiên, bất cứ ai thường xuyên vận động quá mức, đều có thể bị đau bắp chân về đêm.
Hầu hết tình trạng này sẽ được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi hợp lý và áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như chườm đá.
3. Tư thế kém
Đau, nhức, tê mỏi bắp chân khi ngủ có thể xảy ra khi người bệnh có tư thế đứng hoặc ngồi không tốt vào ban ngày. Nếu thường xuyên bắt chéo chân hoặc chĩa mũi chân vào nhau, có thể dẫn đến chuột rút và đau bắp chân.
Tư thế ngồi không tốt có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ và dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra, đứng quá lâu trên các bề mặt cứng, chẳng hạn như bê tông, cũng có thể gây đau bắp chân.
Do đó, điều quan trọng là điều chỉnh tư thế đứng hoặc ngồi để cải thiện cơn đau bắp chân.
4. Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên là tình trạng chân di chuyển một cách đột ngột, dữ dội và gây gián đoạn giấc ngủ. Các triệu chứng bao gồm đau, ngứa rát, tê nhức và giật mạnh ở chân vào ban đêm.
Bất cứ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi Hội chứng chân không yên, tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh sẽ cao dần theo độ tuổi. Ngoài ra, tình trạng này được cho là có tính di truyền. Vì vậy nếu trong gia đình có người mắc bệnh, nguy cơ thường cao hơn.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Thiếu sắt
- Tổn thương hệ thống thần kinh
- Lo lắng, stress, trầm cảm
- Bệnh Parkinson
- Bệnh thận
- Mang thai
5. Bệnh động mạch ngoại vị
Bệnh động mạch ngoại vi là tình trạng các mạch máu ở cẳng chân, bắp chân bị cứng và tổn thương. Điều này khiến các mạch máu trở nên hẹp và thậm chí là tắc nghẽn, gây giảm lưu lượng máu và đau bắp chân về đêm.
Suy giảm lưu lượng máu cũng dẫn đến chuột rút và một số vấn đề khác. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ. Trong các trường hợp khác, người bệnh có thể cần được điều trị y tế để tránh các vấn đề nghiêm trọng khác.
6. Viêm gân Achilles
Gân Achilles là gân lớn nhất trên cơ thể, nằm ở mặt sau của chân, kết nối bắp chân và xương gót chân. Khi gân Achilles bị kích thích hoặc bị viêm, người bệnh có thể cảm thấy bị đau bắp chân, thường là người trên gót chân. Cơn đau có thể xuất hiện vào ban đêm và khiến người bệnh bị cứng bắp chân.
Trong trường hợp gân Achilles bị rách, người bệnh có thể bị đau đớn dữ dội ở phía sau bắp chân. Các triệu chứng khác bao gồm tê mỏi, khó chịu hoặc nhức ở chân bị tổn thương.
7. Cục máu đông
Các cục máu đông có thể hình thành trong các tĩnh mạch sâu của chân, được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Tình trạng này có thể gây sưng, nóng đỏ, đau rát, chuột rút bắp chân về ban đêm.
Các rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây ra cục máu đông ở chân, chẳng hạn như:
- Tuổi tác lớn
- Béo phì
- Mang thai
- Thiếu hoạt động thể chất
- Bệnh ung thư
- Đã trải qua một cuộc phẫu thuật gần đây
Cục máu đông là nguyên nhân rất nghiêm trọng gây đau bắp chân về đêm. Nếu không được điều trị, cục máu đông sẽ di chuyển đến phổi, dẫn đến tình trạng thuyên tắc phổi và gây đe dọa đến tính mạng.
Chẩn đoán đau bắp chân về đêm
Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bắp chân về đêm bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe và xác định các tiền sử bệnh lý của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X – quang, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ để xác định các triệu chứng.
Trong quá trình kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể sờ hoặc ấn vào bắp chân để xác định dấu hiệu đau, ấm, đổi màu hoặc đỏ ở bắp chân. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như:
- Siêu âm hoặc chụp MRI có thể xác định các vết thương và các vết rách ở bắp chân. Trong một số trường hợp, các xét nghiệm hình ảnh cũng có thể xác định cục máu đông.
- Xét nghiệm máu để xác định tốc độ lắng hồng cầu, mức độ protein phản ứng C để xác định các tình trạng viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, xét nghiệm máu là không cần thiết.
Đau nhức bắp chân về đêm điều trị như thế nào?
Đau bắp chân vào ban đêm có thể khiến người bệnh mất ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, do đó cần có biện pháp xử lý phù hợp. Hầu hết các trường hợp này không nghiêm trọng, có thể cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên người bệnh có thể cần được điều trị y tế trong các trường hợp cần thiết để tránh các rủi ro không mong muốn.
1. Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là phương pháp đầu tiên và đơn giản nhất mà người bệnh có thể thực hiện để điều trị tình trạng đau bắp chân. Tránh gây áp lực lên các cơ bắp chân và nghỉ ngơi phù hợp có thể giảm bớt tình trạng viêm.
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng nạng hoặc các dụng cụ hỗ trợ duy chuyển khác.
2. Chườm nóng và chườm lạnh
Chườm nóng và chườm lạnh là hai liệu pháp bổ sung giúp kiểm soát tình trạng nhức mỏi bắp chân về đêm hiệu quả. Chườm lạnh có thể làm co các mạch máu, giúp giảm sưng tấy và cải thiện cơn đau. Ngoài ra, chườm lạnh cũng có thể cải thiện cơn đau bằng cách làm gián đoạn các tín hiệu đau đến não.
Chườm nóng hoặc chườm ấm có thể giúp mở rộng các mạch máu, tăng cường lưu lượng máu lưu thông và cải thiện cơn đau.
Theo các khuyến cáo, người bệnh nên chườm lạnh trong giai đoạn đầu và chườm lạnh trong giai đoạn sau để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Băng ép
Băng ép bắp chân bằng băng thun hoặc nẹp điều chỉnh có thể hỗ trợ bắp chân, giảm sưng và cải thiện cơn đau hiệu quả. Trong khi băng ép, bắp chân sẽ được nghỉ ngơi và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, tránh băng ép quá mức. Điều này có thể hạn chế lưu thông máu và khiến tình trạng tê mỏi chân trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Massage
Xoa bóp và massage là một cách tuyệt vời để giúp cơ bắp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu bị đau bắp chân vào ban đêm, người bệnh hãy dành thời gian xoa bóp vào mỗi tối trước khi đi ngủ.
Xoa bóp bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau, chẳng hạn như vuốt dọc theo bắp chân hoặc ấn sâu vào các mô. Ngoài ra, các dụng cụ hỗ trợ như bóng lăn massage cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự và giúp người bệnh thư giãn tốt hơn.
5. Kéo giãn và tập thể dục
Khi bị đau gót chân, người bệnh có thể thực hiện các bài tập căng cơ bắp chân và tập sức mạnh để giảm đau cũng như ngăn ngừa các cơn đau trong tương lai.
Nếu cơn đau liên quan đến chuột rút thì việc kéo giãn nhẹ nhàng, tại chỗ có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng. Người bệnh có thể bắt đầu bằng cách đứng ở bên giường, sau đó nhấc các ngón chân lên, sao cho các ngón chân hướng về cơ thể và trọng lượng dồn về gót chân.
Nếu cơn đau bắp chân liên quan đến chấn thương cơ, các bài tập thể dục có thể tăng cường các cơ xung quanh và ngăn ngừa chấn thương tái phát. Tuy nhiên, người bệnh nên chờ đến khi các chấn thương cơ lành lại để tránh các rủi ro liên quan.
Người bệnh có thể ngồi tại giường bệnh nhấc gót chân lên khỏi mặt đất và sau đó từ từ hạ xuống. Lặp lại động tác 10 – 15 lần để giúp bắp chân thư giãn.
6. Nâng cao chân
Nâng cao chân có thể giúp giảm lưu lượng máu và điều trị tình trạng đau bắp chân tại nhà. Người bệnh có thể sử dụng gối kê chân khi ngủ hoặc nằm trên dài để nâng cao chân.
7. Sử dụng thuốc
Có nhiều loại thuốc điều trị đau bắp chân về đêm, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau không kê đơn. Các loại thuốc thường mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, do đó người bệnh cần thận trọng khi sử dụng.
Thuốc không kê đơn như ibuprofen và naproxen là thuốc giảm đau phổ biến thường được sử dụng để điều trị đau bắp chân, đau cơ và viêm khớp. Trao đổi với dược sĩ kê đơn hoặc bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc hiệu quả nhất.
Phòng ngừa đau bắp chân khi ngủ
Đau bắp chân khi ngủ thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách biện pháp nội khoa. Tuy nhiên tình trạng này có thể tái phát, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày. Do đó, người bệnh cần có kế hoạch phòng ngừa phù hợp để tăng cường sức khỏe tổng thể.
Một kế hoạch phòng ngừa đau bắp chân về ban đêm bao gồm:
- Tập thể dục: Người bệnh nên dành thời gian trong ngày để đi bộ nhẹ nhàng hoặc đạp xe để tăng cường sức khỏe cơ bắp.
- Uống đủ nước: Nước cần thiết cho các hoạt động bình thường của cơ thể, do đó người bệnh cần uống đủ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày.
- Thực hiện tư thế tốt: Thử nghiệm các tư thế ngủ khác nhau để xác định tư thế phù hợp nhất.
- Căng cơ trước khi ngủ: Các hoạt động duỗi thẳng chân, uốn cong, kéo các ngón chân phía ống chân có thể giúp giãn cơ bắp chân và ngăn ngừa các cơn đau khi ngủ.
- Tránh các bộ drap giường phức tạp: Bộ drap giường nặng hoặc chật có thể đẩy bàn chân xuống bị ngủ và dẫn đến đau đớn. Do đó, người bệnh nên chọn giường rộng, có độ mềm mại vừa phải để hỗ trợ hệ thống cơ bắp khi ngủ.
Đau bắp chân về đêm có thể liên quan đến nguyên nhân đơn giản như chuột rút ở chân hoặc phức tạp như cục máu đông. Các trường hợp đau bắp chân nhẹ thường có thể được điều trị tại nhà nhưng các trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ cần đến sự can thiệp của y tế. Do đó, nếu các triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy trao đổi với bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị tốt nhất.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!