Đau Bả Vai Khó Thở
Đau bả vai và khó thở diễn ra cùng một lúc có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó thường liên quan tới tim, phổi, các cơ quan nội tạng khác và một số bệnh cơ xương khớp. Cần theo dõi triệu chứng để nắm bắt nguyên nhân và có cách xử lý đúng đắn.
Nguyên nhân gây đau bả vai (phải – trái) khó thở
Đau bả vai nếu xuất hiện đơn thuần thì hầu hết là liên quan đến các vấn đề về cơ xương khớp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cơn đau còn đi kèm với biểu hiện khó thở và một số dấu hiệu bất thường khác. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Một số vấn đề về tim, phổi, các cơ quan nội tạng khác có thể liên quan tới triệu chứng đau bả vai khó thở. Ngoài ra tình trạng đau bả vai và đau ngực, khó thở có thể là do cơn đau từ một bộ phận khác chuyển đến.
Trường hợp cơn đau đột ngột hoặc dữ dội kèm theo khó thở thì điều quan trọng là bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Điều này giúp ngăn chặn các tình trạng tồi tệ hơn xảy ra.
Một số vấn đề được liệt kê dưới đây là các thủ phạm phổ biến nhất gây đau bả vai khó thở:
1. Đau thắt ngực
Đau thắt ngực đề cập tới cơn đau ngực xảy ra do các động mạch ở xung quanh tim bị tắc và thu hẹp. Tình trạng này xuất hiện khi cơ tim không được nhận đủ máu và oxy.
Mặc dù đây không phải là một cơn đau tim nhưng nó là dấu hiệu cho thấy tim của bạn đang có nguy cơ tổn thương. Hoạt động thể chất hay căng thẳng cảm xúc thường là những thủ phạm kích hoạt cơn đau thắt ngực.
Cơn đau thường bắt đầu sau xương ức và có thể được chuyển tới vai trái hay cánh tay trái. Một số triệu chứng khác đi kèm bao gồm:
- Mệt mỏi
- Khó thở
- Buồn nôn, khó tiêu
- Yếu đuối
- Đổ mồ hôi
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà bác sĩ có thể đề nghị kết hợp nhiều giải pháp khác nhau. Thường bao gồm sử dụng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục.
2. Đau tim
Đau tim xảy ra khi bị tắc nghẽn động mạch trong tim làm ngừng hay giảm lưu lượng máu tới cơ tim. Các triệu chứng có thể bắt đầu đột ngột hay đến từ từ. Nếu nghi ngờ cơn đau là bị đau tim thì bạn hãy gọi cấp cứu ngay để nhận sự trợ giúp y tế khẩn cấp.
Các triệu chứng đau tim phổ biến bao gồm:
- Có cảm giác căng tức hoặc áp lực từ trong lồng ngực
- Đau ngực lan đến cổ, vai, cánh tay hoặc lưng
- Khó thở
- Mồ hôi lạnh
- Mệt mỏi
- Khó tiêu, đau dạ dày, ợ chua
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
Khi cơn đau tim được chẩn đoán thì bác sĩ sẽ cố gắng khôi phục lưu lượng máu đến tim. Phương pháp được dùng có thể là sử dụng thuốc hay phẫu thuật khi cần thiết.
3. Viêm màng ngoài tim
Màng ngoài tim gồm có 2 lớp giúp bảo vệ trái tim và giữ nó đúng vị trí. Chất lỏng giữa các lớp màng ngoài tim có tác dụng ngăn cản ma sát khi tim đập.
Viêm màng ngoài tim đề cập đến tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng tới một túi mỏng bao quanh tim. Tình trạng này thường khởi phát đột ngột, có thể kéo dài từ vài ngày cho tới vài tuần. Nhiễm virus được cho là nguyên nhân chính trong hầu hết các trường hợp.
Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau nhói hay đau âm ở ở giữa ngực hoặc phía bên trái
- Cơn đau lan từ ngực xuống xương bả vai
- Khó thở
- Mệt mỏi
- Sốt nhẹ
- Cơn đau tồi tệ hơn khi nằm xuống hay hít thở sâu
- Đau giảm khi nghiêng người về phía trước
Điều trị có thể bao gồm dùng thuốc kháng sinh để giảm đau do nhiễm trùng và dẫn lưu chất lỏng.
4. Sỏi mật
Túi mật là cơ quan nhỏ nằm phía trên bên phải và ngay dưới gan. Chức năng chính là giải phóng dịch mật vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa bằng cách phá vỡ các chất béo trong thực phẩm.
Sỏi mật là thuật ngữ mô tả những khối nhỏ hình thành từ dịch tiêu hóa bị cứng lại bên trong túi mật. Chúng có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Từ hạt cát cho đến quả bóng bàn. Nữ giới trên 40 tuổi, phụ nữ mang thai, người bị thừa cân có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn.
Đôi khi sỏi mật không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên một số trường hợp có thể gây đau dữ dội nếu sỏi làm tắc ống mật hay khi bạn tiêu thụ thức ăn béo. Cơn đau có thể kéo dài tới vài giờ.
Một số triệu chứng của sỏi mật có thể bao gồm:
- Đau phía trên dạ dày, bên phải
- Đau bên dưới xương ức gây khó thở
- Đau ở vai hoặc giữa bả vai
- Mệt mỏi
- Buồn nôn, nôn ói
Trường hợp ít nghiêm trọng có thể sử dụng thuốc làm tan sỏi mật kết hợp chế độ ăn kiêng ít chất béo. Ngoài ra, phẫu thuật nội soi loại bỏ sỏi hay cắt bỏ túi mật cũng có thể được thực hiện khi cần thiết.
5. Hội chứng lối thoát ngực
Hội chứng lối thoát ngực là thuật ngữ đề cập tới một nhóm các rối loạn xảy ra khi có chấn thương, sự chèn ép, kích thích thần kinh và mạch máu tại vùng cổ thấp hay ngực trên. Đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bả vai kèm theo khó thở.
Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:
- Đau cổ, đau đầu, đau bả vai
- Đau, ngứa ran hoặc bị tê bì cánh tay, bàn tay và ngón tay
- Bàn tay và ngón tay trở nên nhợt nhạt
- Khó thở, mệt mỏi
- Cảm giác đầy hay đau nhức cánh tay
Điều trị có thể bao gồm dùng thuốc chống viêm OTC, thuốc làm tan huyết khối, vật lý trị liệu hoặc can thiệp phẫu thuật.
6. Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi thường xảy ra khi có 1 cục máu đông phát triển từ bộ phận khác di chuyển tới phổi và gây tắc nghẽn một trong các động mạch phổi. Sự tắc nghẽn này sẽ hạn chế lượng máu lưu thông đến phổi. Từ có có thể dẫn tới tổn thương phổi và làm giảm mức độ oxy trong máu.
Các triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng thuyên tắc phổi là khó thở và đau ngực sâu. Nặng hơn khi thở, hắt hơi hoặc ho. Đau ngực do thuyên tắc phổi có thể lan ra cả vùng cổ và bả vai.
Các triệu chứng khác có thể đi kèm bao gồm:
- Thở nhanh
- Tăng nhịp tim
- Ho có hoặc không có máu
- Huyết áp thấp
- Cảm giác lâng lâng
- Đổ mồ hôi
- Ngất xỉu
Mục đích của việc điều trị là ngăn ngừa cục máu đông phát triển và phá vỡ cục máu đông hiện có. Đồng thời ngăn ngừa hình thành các cục máu đông mới. Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên một số thủ thuật y tế khác có thể được thực hiện để loại bỏ hay phá hủy các cục máu đông lớn.
7. Viêm phổi
Viêm phổi là thuật ngữ mô tả tình trạng nhiễm trùng gây sưng và tích tụ chất lỏng bên trong các túi khí (phế nang) của khổi. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, bệnh viêm phổi có thể gây ra cơn đau tức ngực và đau nhói. Cơn đau nghiêm trọng hơn khi ho hoặc hít thở sâu. Có thể ảnh hưởng đến vùng ngực trên, bả vai và cổ.
Các triệu chứng khác của viêm phổi có thể bao gồm:
- Khó thở
- Ho có hoặc không có chất nhầy
- Sốt, ớn lạnh
- Mệt mỏi
- Ăn không ngon
- Buồn nôn, nôn ói
Điều trị viêm phổi thường bao gồm quản lý tại nhà, sử dụng thuốc và chăm sóc khẩn cấp đối với các trường hợp bị nhiễm trùng nặng.
8. Khối u Pancoast
Tình trạng đau bả vai kèm theo khó thở có thể liên quan tới khối u Pancoast. Đây là khối u phát triển ở đỉnh phổi bên trái hoặc bên phải. Sự phát triển của khối u Pancoast có thể xâm lấn mô liên kết, dây thần kinh và các cơ lân cận.
Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm:
- Đau ngực
- Khó thở
- Đau bả vai và cánh tay
- Ngứa ran và yếu ở cánh tay, bàn tay và các ngón tay
Tùy thuộc vào kích thước của khối u và nguy cơ di căn mà sẽ có giải pháp điều trị khác nhau. Hóa trị và xạ trị có thể tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời thu nhỏ khối u. Phẫu thuật có thể được thực hiện để bác sĩ theo dõi các phương pháp điều trị này.
9. Ung thư phổi
Đau bả vai kèm theo khó thở trong một số trường hợp có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Bởi đầu phổi được bao quanh bởi hệ thống các dây thần kinh và mạch máu gần với khu vực bả vai.
Các tế bào ung thư tấn công đầu phổi có thể đè nén hay xâm lấn các dây thần kinh ở bả vai. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới đau bả vai bên phải hoặc bên trái khi bị ung thư phổi.
Các triệu chứng thường gặp của ung thư phổi bao gồm:
- Đau ngực
- Đau bả vai
- Khó thở
- Ho
- Tụ máu
Bệnh lý này cần được điều trị bởi các chuyên gia ung thư. Người bệnh có thể cần được phẫu thuật để loại bỏ các khối u. Đồng thời hóa trị hay xạ trị cũng có thể được áp dụng nhằm tránh các rủi ro không mong muốn.
10. Nén dây thần kinh
Dây thần kinh bị nén hoặc chèn ép có thể là nguyên nhân dẫn tới đau bả vai, đau ngực và khó thở. Các triệu chứng nén dây thần kinh thường khác nhau tùy thuộc vào loại dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau nhức
- Tê bì
- Ngứa ran
- Nóng bỏng
Chấn thương vai, khối u hay viêm đều có thể gây áp lực lên các dây thần kinh và dẫn tới những cơn đau bả vai, cánh tay, đau ngực, khó thở. Ngoài ra còn có thể gây mất cảm giác và mất kiểm soát cơ hay yếu cơ ở cánh tay, cổ tay và bàn tay.
11. Các bệnh lý xương khớp
Ngoài các vấn đề sức khỏe nêu trên thì một số bệnh lý xương khớp cũng có thể là nguyên nhân gây đau bả vai khó thở. Đặc biệt là các bệnh ở vùng cột sống cổ, nơi chứa các dây thần kinh gửi và nhận thông tin giữa não bộ với đầu, cổ, vai và chi trên.
Một số bệnh lý có liên quan đến tình trạng đau bả vai khó thở bao gồm:
– Thoái hóa cột sống cổ:
Bệnh lý này đề cập đến tình trạng các đốt sống ở vùng cột sống cổ bị bào mòn, tổn thương hoặc rạn nứt. Thoái hóa cột sống cổ có thể xảy ra một cách tự nhiên cùng với quá trình lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên một số yếu tố khác như chấn thương, ăn uống kém, tư thế xấu, béo phì… cũng có thể là nguyên nhân.
Cơn đau do thoái hóa cột sống cổ thường kích hoạt ở vùng cổ vai gáy, đau hơn khi vận động và kèm theo biểu hiện cứng cổ khi thức dậy. Tuy nhiên nếu có gai xương xuất hiện thì triệu chứng rất khó kiểm soát. Bởi gai xương có thể chèn ép dây thần kinh dẫn tới đau bả vai, đau lưng. Đôi khi còn gây đau vùng ngực và khó thở.
– Hội chứng cổ vai cánh tay:
Hội chứng cổ vai cánh tay thường xảy ra do lười vận động hoặc duy trì các tư thế tĩnh quá lâu. Tình trạng này phổ biến ở các đối tượng như học sinh, sinh viên, công nhân may, nhân viên văn phòng…
Triệu chứng thường gặp là đau nhức, tê bì ở vùng cổ, bả vai và cánh tay. Cơn đau và phạm vi ảnh hưởng tăng khi các dây thần kinh và gân cơ bị chèn ép. Có thể bị đau lan ra lưng, ngực và gây khó thở, mệt mỏi.
– Thoát vị đĩa đệm cổ:
Thoát vị đĩa đệm cổ mô tả tình trạng tổn thương xảy ra ở các mô liên kết giữa đốt sống và đĩa đệm tại vùng cột sống cổ. Lúc này, bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách hoặc vỡ khiến cho nhân nhầy bên trong thoát ra bên ngoài. Từ đó gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh.
Sự chèn ép do thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây đau vai gáy dữ dội kèm theo nhiều biểu hiện khác. Cụ thể như tê buốt, yếu cánh tay, cứng khớp cổ, đau lan ra bả vai, thiếu máu lên não, chóng mặt, khó thở.
– Thoái hóa khớp vai:
Cũng như thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa khớp vai có thể xảy ra tự nhiên do vấn đề tuổi tác. Ngoài ra các chấn thương như trật khớp hay rách vòng bít xoay cũng có thể là yếu tố nguy cơ.
Đau bả vai, cứng khớp và mất phạm vi chuyển động là những triệu chứng phổ biến nhất. Tuy nhiên một số trường hợp cơn đau có thể ảnh hưởng tới cả vùng ngực và gây khó thở. Đặc biệt là khi bị thoái hóa khớp vai bên trái.
Điều trị các bệnh cơ xương khớp nêu trên thường bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu kết hợp với chăm sóc tại nhà. Phẫu thuật chỉ được cân nhắc trong các trường hợp cần thiết.
Đau bả vai khó thở có nguy hiểm không?
Như đã phân tích, tình trạng đau bả vai (phải – trái) khó thở có liên quan đến rất nhiều nguyên nhân. Đa phần là các bệnh lý về tim, phổi, nội tạng và một số bệnh cơ xương khớp. Tùy thuộc vào bệnh lý nguyên nhân và tiến triển của bệnh mà mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau.
Nhìn chung, các triệu chứng của bệnh gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu cho cuộc sống thường ngày. Đặc biệt là các bệnh về tim mạch hoặc bệnh phổi có thể đe dọa tính mạng nếu không sớm điều trị kịp thời.
Lời khuyên cho bạn khi gặp phải các triệu chứng đau bả vai, đau ngực kèm theo khó thở là nên chủ động thăm khám bác sĩ. Việc nghiêm túc điều trị theo phác đồ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.
Chẩn đoán bệnh lý gây đau bả vai khó thở
Để chẩn đoán bệnh lý nguyên nhân gây đau bả vai khó thở, bác sĩ có thể bắt đầu bằng cách xem xét lịch sử y tế của người bệnh. Mục đích ban đầu là để tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh tim hay các vấn đề về phổi.
Một số tiền sử có thể được đề cập với người bệnh bao gồm:
- Bệnh tim
- Đau tim
- Nhiễm trùng
- Thuyên tắc phổi
- Hút thuốc
- Bệnh tiểu đường
- Hội chứng chuyển hóa
- Bệnh gan hay thận
- Rối loạn tự miễn dịch
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi kỹ hơn về các triệu chứng. Ví dụ như người bệnh đã trải qua cơn đau bao lâu? Liệu triệu chứng này có phải là sự cố đầu tiên hay không?
Sau khi đã biết về tiền sử bệnh cũng như các triệu chứng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể kiểm tra nhịp tim, huyết áp, cân nặng và nhiệt độ cơ thể.
Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể được thực hiện:
- Chụp X-quang, CT hay MRI để có hình ảnh chi tiết về tim, phổi và bả vai
- Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu viêm, nhiễm trùng và xác định nồng độ enzyme cụ thể của một số bệnh lý nhất định
- Siêu âm tim để theo dõi hoạt động của cơ tim
- Điện tâm đồ để đo nhịp tim đập nhanh
- Sinh thiết mô phổi để tìm kiếm dấu hiệu tích tụ chất lỏng dư thừa trong màng phổi
- Kiểm tra mức độ căng thẳng
Cách khắc phục tình trạng đau bả vai khó thở
Điều trị đau bả vai khó thở cần căn cứ vào nguyên nhân cụ thể và mức độ của triệu chứng. Điều trị y tế là cần thiết trong hầu hết các trường hợp. Chăm sóc tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm mức độ đau nhức và sự khó chịu.
1. Chăm sóc tại nhà
Một số mẹo chăm sóc tại nhà có thể làm giảm đau và hạn chế sự chèn ép lên dây thần kinh. Từ đó giúp người bệnh thư giãn hơn và cải thiện phạm vi chuyển động của khớp vai cũng như vùng cổ vai gáy. Các mẹo được áp dụng phổ biến bao gồm:
– Dành thời gian nghỉ ngơi:
Nghỉ ngơi là cần thiết khi bạn gặp bất cứ vấn đề sức khỏe bất thường nào. Tình trạng đau nhức bả vai cũng sẽ được xoa dịu bớt khi nghỉ ngơi. Bởi đôi khi làm việc quá sức, mang vác nặng có thể là nguyên nhân dẫn tới đau nhức.
Khi cơn đau đã được giảm bớt, bạn có thể nhẹ nhàng vận động phần khớp vai. Nâng cánh tay lên xuống hay xoay nhẹ khớp vai cũng rất hữu ích. Nếu cảm thấy khó thở thì nên mở rộng lồng ngực.
– Chườm nóng:
Chườm nóng có tác dụng thư giãn gân cơ, giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu. Đây là giải pháp rất hữu hiệu với trường hợp bị đau bả vai kèm theo khó thở.
Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 túi chườm ấm với nhiệt độ phù hợp rồi chườm đắp lên vùng bả vai bị đau. Thực hiện khoảng từ 15 – 20 phút. Có thể chườm rộng ra cả phía lưng sau tim hay vùng ngực. Tuy nhiên tuyệt đối không áp dụng khi vùng bả vai đang có dấu hiệu sưng viêm.
– Massage:
Massage là liệu pháp dễ thực hiện đáp ứng với rất nhiều trường hợp bị đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Trong đó với chứng đau bả vai kèm đau lưng thì đây là giải pháp nên thực hiện.
Xoa bóp giúp cải thiện cơn đau rất rõ rệt nhờ thư giãn gân cơ và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra còn giúp tăng tuần hoàn máu, thoải mái tinh thần và mang đến cảm giác dễ thở hơn.
Cần xoa nhẹ 2 lòng bàn tay lại với nhau. Sau đó nhẹ nhàng massage lên vùng bả vai theo chuyển động tròn. Có thể massage rộng ra vùng cổ, gáy và lưng. Kết hợp một số động tác như lăn, day, ấn, miết sẽ giúp nâng cao hiệu quả.
2. Điều trị y tế
Đau bả vai kèm theo khó thở có liên quan đến rất nhiều vấn đề bệnh lý. Tình trạng này chỉ được loại bỏ triệt để khi các bệnh lý nguyên nhân được kiểm soát và điều trị hoàn toàn.
Tốt nhất người bệnh cần chủ động thăm khám. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các kiểm tra và xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân. Tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể mà sẽ có giải pháp điều trị khác nhau.
Các phương pháp điều trị trong phác đồ có thể bao gồm:
- Sử dụng thuốc
- Vật lý trị liệu
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống
- Can thiệp phẫu thuật
Vấn đề của người bệnh là cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Hãy thường xuyên tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm soát tốt tiến triển của bệnh. Trường hợp phác đồ không đáp ứng tốt hay gây ra các bất thường, hãy báo cho bác sĩ được biết để sớm có sự điều chỉnh.
Đau bả vai (phải – trái) khó thở là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý cần chăm sóc y tế. Tốt nhất nên chủ động thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được chủ quan bởi các biến chứng nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra.
Không ngờ chỉ có cái đau bả vai thôi mà đã cả trời nguyên nhân thế này rồi, thời đại hiện đại nên sinh ra lắm bệnh lắm tật thât, cứ như các cụ ngày xưa ăn uống khổ sở mà không thấy bệnh tật gì
Ba tôi vừa làm cho cả nhà một phen hú hồn hú vía, chả là ba đi đánh tenis với mấy người bạn của ba về, thì ba bảo đau vai quá, mà kèm theo cả đau ngực sườn nữa, nghe thấy thế là cả nhà cuống cuồng sợ ba bị làm sao, phổi phiếc có chuyện rồi các thứ. May mà đi khám bác sĩ chỉ bảo do vận động quá mạnh đột ngột nhiều, mà người có tuổi rồi nên xương khớp thoái hóa nhanh, chụp phim thì có gai xương nên mới gây đau, vì đau vùng vai lan xuống nên mới có cảm giác như thế. Với mọi người nếu mà gặp trường hợp bị đau như vậy nên đi khám sớm đi
E ngày trước cũg chủ quan lúc đau bả vai nhẹ khôg để ý rồi đến lúc ngày càng đau nặg và đau nhiều thàh thoái hóa giờ khôg biết phải làm sao e hay phải uốg thuốc giảm đau lắm
Thoái hóa khớp thì nên điều trị bằng đông y thì sẽ có tác dụng lâu dài nhé, tôi cũng thoái hóa khớp, mới hơn 3 năm thôi nhưng đã không chịu nổi rồi. Tôi có dùng thuốc tây bệnh viện cấp hàng tháng nhưng chỉ thấy bớt đau được thời gian đàu, thời gian sau là bị nhờn thuốc ngay, từ ngày chuyenr qua đông y là hết hẳn chuyện nhờn thuốc, dùng cũng tác dụng lâu hơn, 1 năm nay cuộc sống bình thường không đau thường xuyên nữa
Tôi muốn đến bệnh viện 102 khám chữa quá mà không biết địa chỉ ở đâu, trước đây cũng chưa nghe thấy tên bệnh viện này bao giờ cả nên hơi chần chừ
Bv102 có 2 cs ở HN với ở TP.HCM, bạn ở gần chỗ nào thì đến chỗ đó, dưới cuối bài viết có ghi đc đấy bạn
Tiền thân của bệnh viện quân dân 102 là trung tâm thừa kế đông y đó, chắc bạn cũng nghe qua trung tâm này rồi chứ. Năm ngoái do như cầu phục vụ người bệnh đến thăm khám nên đã phát triển lên thành bệnh viện như bây giờ rồi. Kể từ khi chưa lên thành bệnh viện thì trung tâm đã khám chữa được khỏi cho hàng nghìn chục nghìn người bệnh rồi đó
Đến đây thì có bác sĩ nào nổi nổi chữa được khỏi bệnh xương khớp cho người già không, tôi muốn đưa người nhà đến hẳn bác sĩ đó chữa luôn
Bác Phương 102 nhé, bác được nhiều người tin tưởng lắm, bác có bốn chục năm trong nghề rồi, bài thuốc này cũng là do bác nghiên cứu mới được như bây giờ đó. Bạn đọc thêm về bác ở đây này https://benhvienxuongkhop102.org/bac-si-le-phuong-quan-dan-102-3822.html
Không biết thời gian bác làm ở viện là trong giờ nào đến giờ nào nhể, đến đột xuất lại sợ bác không có ở viện lại mất công đến rồi về
Còn tùy hôm bác đi làm hay nghỉ nữa, không phải bác nào cũng 24/7 ở viện đâu, bình thường sáng 8h-12h, chiều từ 1h30-5h30, đấy là thời gian làm trong ngày, còn bác làm ngày nào thì hỏi trước đặt lịch trước mới rõ được, bạn nhắn vào fanpage Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102 hỏi cho rõ
Em chỉ hơi đau đau ở khớp vai thôi, nhưng khi vận động thì khớp vai nó cứ kêu như tiếng bẻ khớp ngón tay ý, em thấy hơi bất thường nên muốn hỏi thêm, mà bệnh này của em thì nên dùng thuốc chưa
Mình cũng bị như của bạn, ở nhà thì mọi người nói đó là bình thường, mà mình sợ khớp có vấn đề gì nên muốn đi kiểm tra, nhưng khám ở phòng khám tư thì không ra bệnh gì cả, họ chỉ cho mấy viên giảm đau bảo lúc nào đau thì uống, chán chán
Đi các bệnh viện lớn mà kiểm tra xem cụ thể nó là như thế nào. Đau thông thường này cần phải kết hợp nhiều phương pháp như chụp XQ hay xét nghiệm các thứ mới ra được. Đôi khi các phòng khám nhỏ nó không có đầy đủ các máy móc nên khó ra bệnh
Tôi bị viêm quanh khớp vai phải, bình thường trong lúc viêm thì tôi hay đi bệnh viện huyện lấy thuốc để chống viêm giảm đau, nhưng từ hôm dịch bùng là tôi ít đi viện, toàn đi ra ngoài lấy thuốc theo đơn cũ, uống nhiều nhưng lại không thấy đỡ, không biết tôi bây giờ mà chuyển qua dùng thuốc cốt vương thần hiệu thang này thì còn tác dụng gì nữa không
Do chị dùng nhiều thuốc tây quá nên nó nhờn thuốc rồi đó, dịch bệnh thì dịch nhưng bệnh viện không có ca nào thì cứ đến khám thôi chị, mình đảm bảo quy tắc 5k thì sợ gì dịch, cứ đi khám đi
Tôi bị viêm khớp vai nhiều năm và dùng cốt vương thần hiệu thang 4 tháng thấy rất hiệu quả, nếu chị còn lo là nó có tác dụng hay không thì cứ đến hẳn bệnh viện 102, bác sĩ chụp chiếu cho rõ mức độ bệnh rồi giải đáp thêm cho, nhưng tôi nghĩ nó không khỏi được 100 thì cũng 90 là được rồi, bệnh nó bị lâu mà kiểu tây y đã nhờn rồi thì đông y chữa được thế là tốt lắm rồi. Dịch bệnh nhưng ở đây họ làm nhiều phương pháp để chống dịch lắm
Lần trước tôi bị sỏi túi mật nặng, cũng may là vẫn còn bảo toàn được túi mật chứ không phải cắt đi rồi. Mấy hôm nay tôi lại thấy đau vai, thắt lưng đau 2 bên còn lan xuống tay nữa, tôi sợ lại bị sỏi nữa nên có đi khám mà phát hiện ra không sỏi mà là thoái hóa cột sống cổ nó chèn ép gây đau. Đúng là có tuổi thì xương khớp nó cũng yếu dần đi, mà chữa thuốc tây thì không ăn thua, tôi có ý chuyển sang dùng thuốc đông mà không biết nên chọn loại nào cho nó yên tâm, giờ trên thị trường tôi tra ra nhiều loại không đếm hết
Khoan đã nghĩ đến mua thuốc nào mà nên chọn nơi khám chữa theo y học cổ truyền uy tín đã, tìm được nơi khám rồi thì đến đó họ hướng dẫn tiếp. Chứ giờ mua thuốc thật giả lẫn lộn không phân biệt được đâu, mà giờ thuốc giả uống vào nó còn khỏi nhanh hơn thuốc thật mới chết chứ
Đến 102 mà chữa anh, bv quân dân 102 là bệnh viện lớn, có các máy móc giúp chẩn đoán bệnh như các viện tây y, mà đã lớn thế thì đảm bảo uy tín cả rồi k phải lo. T dùng được hơn 1 tháng mà đỡ nhiều rồi đấy, người khỏe ra k có td phụ
Mấy loại thuốc tây chỉ giảm các triệu chứng lúc đấy thôi không hết được triệt để đâu mà phụ thuộc nhiều vào thuốc lắm đấy. Mình giới thiệu bạn đến bác sĩ Lê Phương của bệnh viện quân dân 102, có gì bạn đến bác sĩ mà thăm khám nhé, bác sĩ là chuyên gia hàng đầu về chữa bệnh xương khớp đấy
Đau cái gì mà có kèm theo khó thở thì cứ đi khám chụp chiếu là ra, chứ cứ tự chữa ở nhà thì không đời nào nó khỏi mà lại còn biến chứng nguy hiểm hơn ấy chứ
Ờ kiểu nó toàn liên quan đến tim với phổi thôi, mấy bệnh kiểu này chậm 1 giây thôi có khi lại chậm cả đời luôn cũng nên
Nhắc đến đau vai thì mới nhớ đến cô ở quê, cô bị thoát bị cột sống cổ nên thường xuyên bị đau luôn. Lần nào có con cháu từ xa về cô toàn nhờ mua thuốc gửi về thôi, vì cô ở một mình không lấy chồng nên giờ không ai chăm cả. Hôm trước thấy cô gọi tìm hiểu rồi mua thuốc cốt vương thần hiệu thang, tháng sau gửi về quê cho cô mà lại quên xừ mất, mình cũng đang tìm hiểu, thấy thuốc này có vẻ hiệu quả nhỉ
T đang dùng thuốc này được hơn 1 tháng rồi thì đúng là thuốc này rất hiệu quả và tác dụng rất là tốt đấy, vừa giảm đau vừa giúp người khỏe
Điều trị bằng cốt vương thần hiệu thang phải trải qua 3 giai đoạn, giai đoạn 1 là điều trị triệu chứng, giai đoạn 2 là điều trị căn nguyên, giai đoạn 3 là nâng cao sức đề kháng. Bạn cần độc nhiều bài về thuốc để có thể hiểu rõ hơn như bài này chẳng hạn đó hoặc bạn đánh google là ra
Tổng thời gian điều trị có lâu không? dùng bao lâu thì thấy tác dụng?
Trung bình điều trị đều là 2-3 tháng thôi, có người lâu hơn do bệnh nặng hoặc bệnh đã nhieuf năm nên khó chữa hơn
Theo kinh nghiem toi dieu tri roi thi hon 1 tuan se co tac dung, chi do hon duoc mot chut thoi, sang tuan thu 2 thi giam dau nhieu hon, khong con cam giac nong trong nguoi nhu may hom dau, khoang 1 thang dieu tri thi do dau nhieu, ba vai co gay khong con cung nua, het lieu trinh thi het dau han
Tôi đau là do bị ngã xong trật khớp, mà từ hồi xưa bé xíu đến giờ rồi, hồi đó nhỏ đi nắn đắp thuốc thì thấy đỡ, mà đến nay khi thay đổi thời tiết vẫn cứ âm ỉ đau lại cơ, không biết có cách nào điều trị dứt điểm không thế
Tôi cũng không biết thế nào mà cứ thay đổi thời tiết, trời lạnh lên là cũng hay bị đau các khớp, đau âm ỉ cả ngày không dứt, đặc biệt là từ đêm về sáng đau không ngủ được. Tôi cũng có đi khám chữa nhiều nơi nhưng kết quả vẫn bị lại, thế rồi có lần tôi được bạn bè làm trong ngành giới thiệu cho đến 102. Lúc đến thì tôi cũng không hy vọng gì nhiều, yêu cầu của tôi thì chỉ muốn chấp dứt được cái đau này càng lâu càng tốt, có bị lại nhưng cũng dãn dãn ra là được. Sau khi được thăm khám. chụp chiếu cũng như được bác sĩ kê đơn cho thuốc, tôi dùng xong thì vượt hơn cả mong đợi. Thời gian đầu dùng tuy có chậm nhưng vẫn cảm nhận được các cơn đau dịu dần, không còn cảm giác mỏi nhừ khi vận động, ban đêm cũng không còn đau thường xuyên nữa. Hết liệu trình là tôi cảm nhận được cả cơ thể trơn tru chứ không ì ạch nữa, đau cũng không còn thường trực. Cho nên bạn mà có muốn chữa, thì nên nhờ bác sĩ tư vấn cả các cách chăm ở nhà nữa thì mới đỡ bị tái phát
Mẹ cháu cũng hay bị như cô, từ lúc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh mẹ cháu cũng đau khớp xương nhiều, cũng vì nó mà mất ngủ thường xuyên luôn, cô dùng những thuốc gì vậy cô, cho cháu xem đơn của cô với
Tôi dùng thuốc cốt vương thần hiệu thang, tôi dùng trong 3 tháng nhưng mỗi tháng thì có kết hợp với các thuốc khác nữa, như tháng đầu thì có thêm cả rượu để xoa bóp, tháng thứ 2 thì thêm thuốc bổ thận hoàn, tháng thử 3 thì chỉ dùng bổ thận hoàn với với phong thấp hoàn thôi. Tôi được biết là mỗi người thì bác sĩ sẽ dựa trên mức độ cộng với thể trạng mà kê đơn, nên nếu bạn mà muốn mua cho mẹ dùng thì nên đưa mẹ đi khám đã
Thế thì bắt buộc phải đi khám mới mua được thuốc hả chị, nhà tôi thì ở ngoại thành thôi, nhưng đi xe bus tính cả thời gian chờ xe với đổi chuyến xe, tính cả thêm tắc đường nữa thì ngót nghét cũng phải 2 tiếng mới vào được, xa lắm
Xa thì khám onl tiện hơn đấy, chị đau chỗ nào muốn khám chỗ nào mà có phim chụp rồi thì càng tốt, bác sĩ cần thì gửi luôn cho người ta chẩn bệnh cho, chứ nhà xa đi đi về về cũng mệt người chứ khỏe gì. Tôi ở Quảng Bình mà còn khám rồi lấy được thuốc trong vòng cso 3 ngày, chị ở gần ngay đất thủ đô thì trong ngày lấy được luôn cũng nên, chị gọi vào số này người ta tư vấn cho 0888 598 102