Đau 2 Bên Sườn Dưới Nách
Đau 2 bên sườn dưới nách thường là do căng cơ, hoạt động quá mức hoặc tổn thương xương sườn gây ra. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng, cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.
Nguyên nhân gây đau xương sườn dưới nách
Đau vùng xương sườn dưới nách có thể liên quan đến cấu trúc bên ngoài hoặc bên trong của nách. Cụ thể các nguyên nhân bao gồm:
1. Căng cơ
Nách và vùng ngực là vùng da dưới cánh tay được bao quanh bởi các mạch máu, dây thần kinh và cơ. Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khu vực xương sườn ngay bên dưới nách cơ thể bị căng do vận động quá mức, chẳng hạn như nâng vật nặng, đưa lên cao đột ngột hoặc bị tấn công trực tiếp.
Các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của căng cơ, cụ thể bao gồm:
- Cảm thấy căng và đau 2 bên sườn dưới nách, đặc biệt là sau khi vận động kéo căng
- Đỏ hoặc bầm tím ở khu vực dưới nách
- Cơ co giật hoặc co thắt
- Sưng tấy
Căng cơ có thể gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện tại nhà.
Đối với các trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi và tạm dừng các hoạt động gây đau. Người bệnh cũng có thể chườm đá lên khu vực đau và dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau, sưng, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc tình trạng căng cơ không được cải thiện trong vài tuần, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
2. Đau dây thần kinh liên sườn
Một nguyên nhân phổ biến khác gây đau 2 bên sườn dưới nách là do đau dây thần kinh liên sườn gây ra. Tình trạng này có thể dẫn đến đau đớn ở mạn sườn bên dưới cánh tay. Đôi khi cơn đau có thể lan đến vùng ngực, xương ức hoặc vùng xương sườn sau lưng.
Cơn đau xương sườn do dây thần kinh gây ra thường được mô tả như cơn đau nhói, xảy ra đột ngột. Đau khi cơn đau có thể lan đến vai và phía trên của chân.
Các triệu chứng khác khi đau dây thần kinh liên sườn bao gồm:
- Co thắt và co giật cơ ở cánh tay, vai hoặc lưng trên
- Đau lưng trên và mạn sườn bên trái hoặc bên trái
- Mất cảm giác ở lưng trên hoặc ngực (thỉnh thoảng)
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn, bao gồm bệnh zona, viêm khớp, chấn thương khung sườn, cơ ngực bị kéo căng hoặc viêm sụn sườn.
Đôi khi đau dây thần kinh liên sườn có thể dẫn đến đau nhói ở ngực trái, tương tự như những cơn đau tim. Các dấu hiệu đầu tiên của đau tim bao gồm đau tức ngực lan đến cánh tay trái. Do đó người bệnh cần lưu ý đến các cơn đau để có kế hoạch xử lý phù hợp.
3. Tư thế xấu
Đứng hoặc ngồi với tư thế khom lưng hoặc cúi xuống có thể gây căng thẳng cho cột sống ngực và gây đau xương sườn bên dưới nách.
Tư thế sai có thể gây áp lực lên các dây thần kinh trong cột sống và khung sườn. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau từ lưng giữa và lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Cơn đau sườn dưới nách có thể xảy ra khi người bệnh ngồi lệch hẳn về một bên trái hoặc phải trong thời gian dài. Ngoài ra, đứng không thẳng, kiễng chân hoặc hông không cần bằng cũng có thể dẫn đến những cơn đau.
Tình trạng đau xương sườn bên dưới nách thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện tại nhà. Người bệnh có thể điều chỉnh tư thế, giữ cột sống lươn thẳng để ngăn ngừa cơn đau. Trong các trường hợp lệch vai hoặc cong vẹo cột sống, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
4. Tổn thương xương sườn
Đau 2 bên sườn dưới nách có thể xuất phát từ các chấn thương hoặc va chạm mạnh. Các cấu trúc xương sườn bên dưới nách có thể bị tổn thương theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như khi vận động sai cách, vặn người bất ngờ hoặc nâng tao quá cao trong một thời gian dài.
Một điểm dễ bị tổn thương ở mạn sườn là các dây thần kinh hình thành đám rối cánh tay. Tình trạng này có thể xảy ra khi cánh tay bị kéo mạnh hoặc uốn công. Điều này có thể dẫn đến đau xương sườn dưới nách và một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:
- Mất cử động ở cánh tay
- Mất sức mạnh
- Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc cánh tay
Các chấn thương khác có thể bao gồm trật khớp vai, chấn thương xương đòn, đều có thể dẫn đến đau xương sườn bên dưới cánh tay.
5. Viêm sụn sườn
Viêm sụn sườn là tình trạng viêm các sụn kết nối xương sườn và xương ức. Cơn đau thương sẽ bắt đầu ở giữa ngực và lan ra xung quanh. Cơn đau cũng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ấn vào giữa ngực.
Viêm sụn sườn dẫn đến những cơn đau đột ngột và có cảm giác như đau nhói. Đôi khi cơn đau âm ỉ và nhói hơn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu.
Mặc dù viêm sụn sườn có thể sẽ gây đau xương ức hoặc đau bao quanh lồng ngực và lan ra sau lưng. Tuy nhiên cơn đau thường ảnh hưởng đến ngực trái và mạn sườn trái, dẫn đến tình trạng đau sườn bên dưới nách.
6. Chèn ép dây thần kinh
Chèn ép dây thần kinh ở vai, nách hoặc mạn sườn có thể dẫn đến đau xương sườn bên dưới cánh tay. Tình trạng này thường là một cơn đau rát, nhói và có thể cải thiện ngay lập tức. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm yếu, ngứa ran hoặc tê bàn tay và cánh tay. Chèn ép dây thần kinh có thể liên quan đến một số nguyên nhân như chấn thương trực tiếp hoặc các áp lực lên dây thần kinh và khối u gây sưng tấy.
Ngoài ra, khối u Pancoast (một loại ung thư phổi). Các Khối u Pancoast cũng có thể gây sưng cổ, mặt và cánh tay trên.
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng chèn ép dây thần kinh bao gồm:
- Bàn tay hoặc cánh tay bị mất cảm giác
- Có cảm giác ngứa ran như kim châm hoặc điện giật
Dây thần kinh bị chèn ép thường chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể và có thể dẫn đến các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị nhiều biện pháp xử lý, chẳng hạn như điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc, thực hiện vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
7. Bệnh tim
Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đau xương sườn có thể là dấu hiệu của bệnh tim, đặc biệt là ở phụ nữ. Đôi khi cơn đau có thể xuất hiện ở phần mạn sườn bên trái và gây đau ở lồng sườn bên dưới nách. Những cơn đau này thường xuất hiện trong một thời gian dài, đau nhức nhẹ và có thể tái phát. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Đau lưng trên
- Đau xương hàm
- Buồn nôn
- Có cảm giác mệt mỏi và khó chịu nói chung
Đau tim là tình trạng nghiêm trọng và có thể gây đe dọa đến tính mạng. Do đó bất cứ lúc nào nhận thấy các triệu chứng của một cơn đau tim, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
8. Lo lắng quá mức
Lo lắng quá mức hoặc cơn hoảng sợ đột ngột, chẳng hạn như ác mộng vào ban đêm, có thể dẫn đến tăng nhịp tim, đổ mồ hôi, kích ứng và gây đau sườn bên dưới cánh tay do run rẩy. Nhịp tim nhanh khi hoảng sợ có thể khiến cơ cơ bị co giật, dẫn đến cảm giác đau đớn và khó chịu.
9. Các nguyên nhân khác
Ngoài ra có một số nguyên nhân không phổ biến khác có thể dẫn đến tình trạng đau sườn dưới nách bao gồm:
- Các khối u lành tính chẳng hạn như u nang, u mỡ và u sợi
- Phù hạch bạch huyết có thể gây gián đoạn dòng chảy của bạch huyết, dẫn đến đau vùng sườn bên dưới cánh tay
- Trào ngược axit đôi khi cũng có thể gây đau vùng xương hàm ở bên dưới nách
- Bệnh động mạch ngoại vi gây hẹp các mạch máu chính cung cấp cho cánh tay và dẫn đến đau đớn
- Đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như căng ngực trước và trong chu kỳ có thể lan tỏa đến hai cánh tay, dẫn đến tình trạng đau 2 bên sườn dưới nách.
Đau sườn dưới nách có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, đau xương sườn dưới nách không phải là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà, thay đổi thói quen vận động để cải thiện các triệu chứng.
Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể liên quan đến nhiều điều kiện sức khỏe nghiêm trọng và cần điều trị y tế ngay lập tức. Đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:
- Đau đớn dữ dội
- Gây ảnh hưởng đến các hoạt động ngày ngày
- Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, ớn lạnh, đỏ da hoặc thoát nước tại sườn
- Đi kèm các triệu chứng liên quan khác, chẳng hạn như đổ mồ hôi đêm, có khối u ở ngực và giảm cân không rõ lý do
Ngoài ra, ngay cả khi các triệu chứng nhẹ, người bệnh cũng được khuyến cáo đến bệnh viện nếu:
- Đau ngực
- Hụt hơi
- Ngứa ran ở lòng bàn tay hoặc các ngón tay
- Buồn nôn và nôn mửa
Điều trị đau 2 bên sườn dưới nách như thế nào?
Việc điều trị tình trạng đau 2 bên sườn dưới nách phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Nếu cơn đau nhẹ, bác sĩ có thể khuyên người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh để cải thiện các triệu chứng. Điều quan trọng là cần cải thiện tư thế để tránh các áp lực lên cột xương sườn và ngăn ngừa các cơn đau mãn tính.
Cụ thể các biện pháp điều trị tình trạng đau sườn dưới nách như sau:
1. Chườm ấm hoặc chườm lạnh
Chườm lạnh hoặc ấm lên vùng đau thể giúp giảm viêm, căng cơ hoặc đau dây thần kinh. Các ưu điểm của phương pháp này như sau:
- Chườm lạnh giúp giảm sưng tấy và hạn chế lưu thông máu để tránh bị bầm tím hoặc chảy máu. Phương pháp này nên được thực hiện trong 48 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương hoặc căng cơ để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Chườm nóng có thể tăng cường tuần hoàn máu để tăng tốc độ chữa lành, giảm cứng khớp và đau xương sườn. Chỉ chườm nóng khi hết sưng và viêm từ vết thương ban đầu (thường là sau 48 giờ).
Lưu ý không đặt trực tiếp đá lạnh lên da khi chườm lạnh để tránh gây bỏng lạnh. Bên cạnh đó, chú ý đến nhiệt độ khi chườm nóng để tránh gây tổn thương da.
2. Điều trị y tế
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau sườn bên dưới nách, bác sĩ có thể đề nghị nhiều biện pháp điều trị như:
- Đối với chấn thương và căng cơ: Nghỉ ngơi, chườm đá, vận động nhẹ nhàng, sử dụng thuốc chống viêm (NSAID, corticosteroid) hoặc thuốc giảm đau khác và vật lý trị liệu.
- Chèn ép dây thần kinh: Thực hiện các phương pháp điều trị cơ bản, chẳng hạn như sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), vật lý trị liệu để kiểm soát cơn đau hoặc các liệu pháp bổ sung như châm cứu, massage hoặc kích thích điện để giảm đau.
- Nhiễm trùng: Sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Ung thư: Hóa trị, xạ trị, liệu pháp hormone hoặc phẫu thuật.
Đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện cơn đau sườn ở hai bên nách hiệu quả nhất.
Phòng ngừa cơn đau sườn ở hai bên nách
Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguyên nhân dẫn đến đau sườn ở hai bên nách, tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh với một số phương pháp như:
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh cho đến khi các triệu chứng được cải thiện
- Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, tránh lạm dụng cánh tay và vai
- Thực hiện các tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày, luôn giữ cột sống và vai thẳng
- Mặc quần áo rộng rãi và phù hợp khi vận động để tránh gây áp lực lên dây thần kinh
Đau 2 bên sườn dưới nách có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý nghiêm trọng, như bệnh tim và ung thư. Các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị phù thuộc vào các triệu chứng và chẩn đoán của bác sĩ chuyên môn.
Hầu hết các nguyên nhân gây đau sườn hai bên nách không nghiêm trọng và có thể được cải viện với các biện pháp tại nhà. Nếu các triệu chứng không rõ ràng hoặc kéo dài, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!