Cứng Cổ
Cứng cổ không xoay được thường liên quan đến tình trạng căng cơ hoặc do bong gân mô mềm. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể là do tổn thương đốt sống cổ hoặc các bệnh lý cần điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.
Cứng cổ không xoay được là bệnh gì?
Cổ chứa nhiều cơ, gân, dây chằng và xương. Các bộ phận này hoạt động cùng nhau để hỗ trợ đầu và cho phép đầu di chuyển theo nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi cổ có thể bị đau hoặc cứng khi sử dụng quá mức hoặc khi bị tổn thương.
Cứng cổ thường xảy ra khi các cơ bị căng hoặc do chấn thương các mô mềm. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể liên quan đến các tổn thương ở đốt sống. Trong một số trường hợp không phổ biến, cứng cổ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị y tế.
Trong hầu hết các trường hợp, cứng cổ thường xảy ra do hoạt động quá mức, kéo căng hoặc áp lực tác động đến cột sống cổ. Điều này có thể dẫn đến cứng và đau với cơn đau từ nhẹ đến nghiêm trọng hoặc khiến người bệnh khó cử động đầu, cổ. Cụ thể, các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến cổ cứng bao gồm:
1. Căng cơ và bong gân nhẹ
Cổ cứng thường liên quan đến chấn thương nhỏ, bong gân nhẹ hoặc căng cơ ở cổ. Tình trạng này có thể xảy ra sau một số hoạt động như:
- Ngủ với tư thế kém, chẳng hạn như nằm sấp khi ngủ. Điều này gây áp lực lên cột sống cổ và dẫn đến đau đớn, cứng khớp.
- Ngồi hoặc ngồi xổm trong thời gian dài, chẳng hạn như ngồi ở bàn làm việc.
- Cúi đầu nhìn xuống một vật (chẳng hạn như điện thoại di động) liên tục trong một thời gian dài.
- Chấn thương, chẳng hạn như tai nạn lao động hoặc chấn thương thể thao.
- Té ngã hoặc bị tấn công vào cổ.
- Căng cơ do căng thẳng.
2. Chấn thương do giật cổ
Chấn thương do giật cổ (Whiplash) thường xảy ra sau những cú va chạm nhẹ trong các tai nạn ô tô khiến đầu xe giật ngược về phía trước và phía sau. Điều này có thể gây tác động đến cơ cổ hoặc cột sống cổ và dẫn đến cứng cổ.
Chấn thương do giật cổ là chấn thương gây ảnh hưởng đến xương, cơ, dây chằng, dây thần kinh ở cổ. Bên cạnh cứng và đau cổ, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng, chẳng hạn như:
- Đau đầu;
- Chóng mặt;
- Đau lưng hoặc vai;
- Đau vai gáy;
- Mất trí nhớ tạm thời hoặc khó tập trung;
- Cớ cảm giác châm chích hoặc nóng rát ở khu vực cổ.
3. Các bệnh viêm khớp
Một số bệnh viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến cột sống cổ và dẫn đến đau đớn hoặc cứng cổ, kể cả khi người bệnh nằm nghỉ ngơi. Cơn đau do viêm khớp có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thường xuyên giữ một tư thế trong một thời gian dài, chẳng hạn như lái xe hoặc ngồi trước màn hình máy vi tính.
Các bệnh lý viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến cột sống cổ bao gồm:
- Viêm khớp dạng thấp, có thể dẫn đến đau đớn, sưng các khớp, bao gồm đốt sống cổ. Khi ảnh hưởng đến cổ, viêm khớp dạng thấp có thể gây cứng và đau cổ.
- Loãng xương có thể làm suy yếu xương và dẫn đến gãy các xương nhỏ. Tình trạng này thường phổ biến ở cột sống, cổ tay hoặc đầu gối, nhưng cũng có thể xảy ra ở cổ.
- Đau cơ xơ hóa, đây là một tình trạng gây đau đớn khắp cơ thể, đặc biệt là gây đau vai gáy và cứng cổ.
- Thoái hóa đĩa đệm do chấn thương hoặc lão hóa có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoái hóa cột sống cổ. Điều này dẫn đến tình trạng hẹp ống sống cổ, dẫn đến căng thẳng ở các đốt sống cổ và gây cứng cổ.
- Thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh. Điều này dẫn đến cứng, đau cổ và hạn chế phạm vi hoạt động của người bệnh.
- Hẹp ống sống là tình trạng xảy ra khi ống sống bị thu hẹp. Điều này dẫn đến áp lực lên tủy sống, rễ thần kinh và có thể dẫn đến viêm nhiễm kéo dài. Các triệu chứng phổ biến khi bị hẹp ống sống bao gồm cứng cổ, đau đớn và hạn chế phạm vi hoạt động. Đôi khi người bệnh có thể bị tê, ngứa dọc theo cánh tay trên.
Viêm khớp, đặc biệt là thoái hóa cột sống cổ có thể dẫn đến một số dấu hiệu, chẳng hạn như:
- Đau đầu;
- Tê ngứa cánh tay hoặc bàn tay;
- Khó đi lại, mất thăng bằng;
- Yếu ở tay và chân.
Các bệnh viêm khớp cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện chụp X – quang, MRI hoặc một số xét nghiệm liên quan, chẳng hạn như xét nghiệm máu, để chẩn đoán các bệnh viêm khớp.
4. Đau tim
Đôi khi cứng và đau cổ có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim. Tình trạng này thường đi kèm một số triệu chứng đau tim khác, chẳng hạn như:
- Khó thở;
- Đổ nhiều mồ hôi;
- Buồn nôn;
- Nôn mửa;
- Đau cánh tay hoặc hàm.
Một cơn đau tim có thể gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu bị cứng cổ và kèm theo các triệu chứng bệnh tim khác, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức hoặc gọi cho cấp cứu để được hướng dẫn cụ thể.
5. Viêm màng não
Đôi khi cứng cổ có thể là một triệu chứng nhận biết của bệnh viêm màng não, mặc dù tình trạng này thường không phổ biến. Viêm màng nào là tình trạng viêm các mô mỏng ở xung quanh não và tủy sống.
Virus, nhiễm vi khuẩn hoặc nấm là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến viêm màng não. Viêm màng não do nhiễm virus có thể tự khỏi, tuy nhiên viêm màng não do vi khuẩn hoặc nhiễm nấm có thể gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Ngoài cứng cổ, các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác có thể bao gồm:
- Sốt đột ngột, thường kèm theo đau đầu, cứng cổ hoặc cả hai;
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Nhạy cảm với ánh sáng;
- Nhầm lẫn, khó chịu hoặc lú lẫn tạm thời;
- Khó thức dậy sau một giấc ngủ.
Viêm màng não là tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế. Do đó, người bệnh có dấu hiệu hoặc nghi ngờ viêm màng não nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Ngoài ra, trong một số trường hợp rất hiếm khi xảy ra, cứng cổ có thể liên quan đến các nguyên nhân như:
- Dị tật hoặc bất thường bẩm sinh;
- Nhiễm trùng cột sống cổ;
- Áp xe cột sống cổ;
- Khối u xương hoặc ung thư di căn đến cổ;
- Ung thư cột sống.
Hầu hết các trường hợp, cứng cổ liên quan đến các nguyên nhân không nghiêm trọng và có thể được điều trị tại nhà với các biện pháp tự chăm sóc. Đôi khi cứng cổ có thể liên quan đến nhiều rối loạn tiềm ẩn ở cột sống cổ. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Cách khắc phục tình trạng cứng cổ
Cứng cổ đôi khi có thể được điều trị bằng cách biện pháp tại nhà, chẳng hạn như chườm lạnh, và thực hiện các vài tập tăng cường sức mạnh cổ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hoặc đi kèm các dấu hiệu nghiêm trọng, chẳng hạn như sốt hoặc khó thở, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị y tế phù hợp.
Cụ thể để cải thiện tình trạng cứng cổ, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp, chẳng hạn như:
1. Chườm đá hoặc chườm nóng
Chườm đá trong 20 phút mỗi lần và vài lần mỗi ngày có thể hạn chế tình trạng cứng cổ. Ngoài ra, chườm nóng có thể hỗ trợ thư giãn cổ, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng cứng cổ. Người bệnh có thể thực hiện xen kẽ giữa chườm lạnh và chườm nóng để tăng hiệu quả điều trị.
Tắm nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
2. Uống thuốc giảm đau không kê đơn
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng để ngăn ngừa cơn đau, chống viêm và hạn chế tình trạng cứng cổ. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Acetaminophen;
- Ibuprofen;
- Naproxen natri.
Mặc dù là thuốc không kê đơn, tuy nhiên các loại thuốc này cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn phù hợp.
3. Kéo căng và tránh các chuyển động đột ngột
Kéo căng cơ bắp ở cổ có thể giảm đau và cứng khớp, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tổn thương trong tương lai. Điều quan trọng là người bệnh cần kéo giãn nhẹ nhàng, chậm rãi và tránh các chuyển động đột ngột.
Chuyển động đột ngột có thể dẫn đến viêm, đau, cứng khớp và các chấn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, chườm nóng trước khi căng cơ có thể hỗ trợ phòng ngừa các chấn thương liên quan.
Để căng cơ cổ, người bệnh có thể:
- Người bệnh cuộn vai về phía sau và di chuyển về phía trước để tạo thành một đường tròn;
- Ép hai bả vai vào nhau ở phía sau bằng các ưỡn ngực hoặc nắm và kéo hai tay về phía sau cơ thể, sau đó giữ yên tư thế trong vài giây, lặp lại nhiều lần;
- Tư từ xoay đầu sang hai bên.
4. Xoa bóp cổ
Đôi khi biện pháp tự xoa bóp cổ có thể hỗ trợ thả lỏng, kéo căng cơ cổ và lưng. Điều này có thể hỗ trợ giảm cứng cổ và ngăn ngừa cơn đau cổ.
5. Châm cứu
Châm cứu là biện pháp điều trị theo Y học cổ truyền, sử dụng các kim dài và mỏng để tạo áp lực lên một số huyệt vị cụ thể trên cơ thể.
Có nhiều nghiên cứu khoa học xác được được lợi ích và hiệu quả khi châm cứu điều trị cứng cổ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên môn để được châm cứu đúng cách.
6. Hạn chế các hoạt động thể chất
Nếu cổ bị cứng và đau sau một số hoạt động thể chất, người bệnh có thể hạn chế các hoạt động đến khi cổ hết cứng. Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế nâng vật nặng và tránh các hoạt động có thể khiến cổ bị đau và cứng.
7. Giảm căng thẳng
Đôi khi căng thẳng có thể dẫn đến căng cơ ở cổ và gây cứng cổ. Giảm căng thẳng có thể hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa các cơn đau và cứng cổ. Người bệnh có thể giảm căng thẳng bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:
- Nghe nhạc;
- Thiền định;
- Dành thời gian nghỉ giải lao trong mỗi giờ và đi lại nhẹ nhàng tại văn phòng.
8. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường cơ bắp và ngăn ngừa các chấn thương tác động đến cổ. Thường xuyên tập thể dục cũng có thể hỗ trợ cải thiện tư thế và ngăn ngừa tình trạng cứng cổ hiệu quả.
Ngoài ra, tập thể dục có thể giảm căng thẳng lên cổ và ngăn ngừa các biện lý liên quan.
9. Điều chỉnh môi trường ngủ
Điều chỉnh môi trường ngủ có thể giúp giảm cứng và đau cổ. Cụ thể người bệnh có thể:
- Sử dụng nệm ngủ có độ lún phù hợp;
- Sử dụng gối nâng đỡ cổ hoặc được làm từ lông vũ;
- Chỉ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ;
- Thư giãn trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút;
- Sử dụng miếng bảo vệ miệng nếu người bệnh nghiến răng khi ngủ.
Cứng cổ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên tình trạng này thường không nghiêm trọng và được điều trị bằng cách biện pháp chăm sóc tại nhà. Mặc dù tình trạng này thường không nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng.
Khi nào cứng cổ cần đến bệnh viện?
Nếu tình trạng cứng cổ kéo dài hơn một tuần, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng, chẳng hạn như:
- Đau cổ dữ dội mà không rõ nguyên nhân;
- Xuất hiện các cục u ở cổ;
- Sốt;
- Đau đầu;
- Viêm các tuyến;
- Buồn nôn và nôn;
- Khó thở hoặc khó nuốt;
- Mất sức mạnh;
- Tê hoặc ngứa ran;
- Cơn đau lan xuống cánh tay hoặc chân;
- Không có khả năng cử động cánh tay hoặc bàn tay;
- Không thể chạm cằm vào ngực;
- Rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột.
Ngoài ra, nếu người bệnh bị tai nạn, té ngã hoặc va chạm vào cổ, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.
Phòng ngừa tình trạng cứng cổ
Đôi khi chỉ cần thay đổi lối sống và thực hiện các tư thế tốt là đủ để cải thiện tình trạng cứng cổ. Ngoài ra, tránh các tư thế xấu, tập thể dục thường xuyên để tăng cường cơ bắp có thể giảm nguy cơ căng cổ. Bên cạnh đó, không hút thuốc hoặc từ bỏ thuốc lá có thể ngăn ngừa tình trạng cứng cổ.
Mặc dù không có biện pháp phòng ngừa tất các các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây cứng cổ, tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ cứng cổ bằng cách thực hiện một số phương pháp phòng ngừa, như:
1. Điều chỉnh môi trường làm việc
Nhiều người cần làm việc trên máy tính tại bàn làm việc 8 tiếng (hoặc hơn) mỗi ngày. Điều này có thể gây tổn thương đến cột sống cổ, tăng khả năng căng cơ và gây cứng cổ hoặc một số bệnh lý khác. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng cứng cổ, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục, chẳng hạn như:
- Điều chỉnh ghế ngồi thoải mái hơn với bàn chân đặt trên sàn nhà và đầu gối thấp hơn hông một chút;
- Sử dụng tư thế đúng khi ngồi, chẳng hạn như lưng, cột sống cổ thẳng và tay ngang hàng với bàn làm việc;
- Điều chỉnh màn hình máy tính vừa với tầm mắt;
- Sử dụng bàn phím và chuột máy tính tiện dụng, phù hợp với độ mở của cánh tay;
- Thường xuyên nghỉ giải lao, vươn vai và vận động sau mỗi giờ.
2. Giới hạn thời gian sử dụng máy tính và điện thoại
Việc liên tục cuối nhìn vào điện thoại có thể gây áp lực, kéo căng các cơ ở cổ quá mức và dẫn đến cứng cổ. Do đó, nếu cần sử dụng màn hình máy tính hoặc điện thoại thông minh thường xuyên, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo cải thiện, chẳng hạn như:
- Giữa màn hình và điện thoại ngang tầm mắt;
- Không giữa điện thoại ở giữa vai và tai;
- Sử dụng tai nghe nếu cần nghe điện thoại trong thời gian dài;
- Tạm ngừng sử dụng điện thoại sau mỗi giờ và tiến hàng căng vai cũng như vận động cổ;
- Sau khi sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử, hãy vươn vai để thư giãn các cơ.
3. Không giữ một tư thế kéo dài
Việc giữa một tư thế kéo dài suốt cả ngày có thể gây ảnh hưởng đến các cơ ở cổ và dẫn đến cứng cổ. Do đó, người bệnh cần tránh giữ một tư thế kéo dài. Ngoài ra, để tránh các nguy cơ đau cổ, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như:
- Dành thời gian giảm đau, đứng lên và vươn vai;
- Đặt báo thức để đảm bảo thời gian và thực hiện vận động phù hợp;
- Hạn chế các hoạt động cần di chuyển cổ liên tục, chẳng hạnh như nhắn tin khi đang sử dụng máy tính. Điều này khiến có thể gây áp lực lên cổ, dẫn đến cứng và đau cổ.
4. Vận động cổ định kỳ
Vận động và duỗi cổ định kỳ có thể tránh tình trạng cứng cổ và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan. Để ngăn ngừa tình trạng cứng cổ, người bệnh có thể:
- Xoay vai nhẹ nhàng một vài lần sau mỗi 60 phút;
- Ép bả vai vào nhau nhiều lần;
- Từ từ di chuyển tai đến khi chạm hoặc gần chạm vai, thực hiện đều đặn cho mỗi bên;
- Từ từ quay đầu sang hai bên.
5. Thay đổi tư thế ngủ
Tư thế ngủ không đúng vào ban đêm có thể dẫn đến cứng cổ sau khi ngủ dậy. Nằm nghiêng hoặc nằm ngửa có thể giúp người bệnh ít bị mỏi cổ hơn so với nằm sấp. Khi nằm sấp, cổ bị buộc ở trong tình trạng căng kéo dài, điều này có thể dẫn đến đau đớn và cứng cổ.
Nếu ngủ nghiêng, người bệnh có thể đặt một chiếc gối ở giữ hai đầu gối. Nếu ngủ nằm ngửa, người bệnh có thể đặt một chiếc khăn cuộn tròn ở dưới cổ để hỗ trợ cổ.
Cứng cổ thường liên quan đến tư thế không đúng và căng cơ. Trong các trường hợp này, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng và không đáp ứng các biện pháp tự điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: Đau cổ, cứng cổ sau khi ngủ dậy do đâu? Cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!