Cơ Thể Mệt Mỏi Đau Nhức Khắp Người

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Cơ thể mệt mỏi đau nhức khắp người có thể là dấu hiệu bị cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm virus hoặc các bệnh lý khác. Tuy nhiên mệt mỏi và đau nhức kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều điều kiện sức khỏe nguy hiểm, do đó điều quan trọng là xác định nguyên nhân để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Cơ thể mệt mỏi đau nhức
Cơ thể mệt mỏi đau nhức có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, viêm khớp hoặc các bệnh lý khác

Mệt mỏi đau nhức khắp người là gì?

Mệt mỏi đau nhức khắp người là tình trạng kéo dài, mãn tính, dai dẳng và tái phát thường xuyên. Điều này khiến người bệnh bị kiệt sức và không thể tập trung vào các hoạt động hàng ngày.

Các nguyên nhân có thể bao gồm cảm cúm hoặc mất ngủ quá nhiều. Người bệnh có thể bị mệt mỏi mãn tính, cơ thể kiệt sức hoàn toàn, thức dậy với cảm giác như chưa được ngủ và không thể tập trung vào công việc hàng ngày.

Trong hầu hết các trường hợp, người mệt mỏi đau nhức toàn thân có thể là dấu hiệu dị ứng, thiếu máu, trầm cảm, đau cơ xơ hóa, bệnh thận mãn tính, bệnh gan, bệnh phổi, nhiễm trùng vi khuẩn, virus hoặc một số tình trạng sức khỏe khác. Các biện pháp xử lý và điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức cơ thể

Đau nhức cơ thể và mệt mỏi là những triệu chứng phổ biến liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết các tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được điều trị phù hợp để tránh gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến người mệt mỏi đau nhức toàn thân:

1. Căng thẳng

Căng thẳng có thể dẫn đến đau nhức cơ thể và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Đau do căng thẳng thường phổ biến ở vai, cổ và lưng, tuy nhiên các triệu chứng cũng ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như bụng, chân hoặc ngực.

Ngoài ra, căng thẳng cũng có xu hướng gây ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, hô hấp, thần kinh, nội tiết và thường được biểu hiện bằng những cơn đau toàn thân, chẳng hạn như đau đầu, nhức mỏi cơ hoặc mệt mỏi mãn tính.

đau nhức cơ thể
Căng thẳng quá mức có thể dẫn đến đau nhức cơ thể và mệt mỏi mãn tính

Các dấu hiệu khác khi bị căng thẳng bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Khó ngủ
  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột

Nếu nghi ngờ căng thẳng dẫn đến cơ thể mệt mỏi đau nhức khắp người, người bệnh nên thử các biện pháp thư giãn trong ngày, chẳng hạn như yoga, thiền định hoặc hít thở sâu.

2. Thiếu ngủ

Không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức và đau nhức toàn thân.

Cơ thể người cần ngủ ít  nhất từ 6 – 8 giờ mỗi đêm. Ngoài ra, các mô và tế bào của cơ thể cần có giấc ngủ thích hợp để duy trì sức khỏe và não bộ cần ngủ được hồi phục cũng như duy trì sự tỉnh táo. Nếu không có đủ thời gian để ngủ, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc bổ sung năng lượng cần thiết để hoạt động và xử lý thông tin. Điều này khiến cơ thể bị mệt mỏi và toàn thân đau nhức mà không có yếu tố kích hoạt.

Các triệu chứng thiếu ngủ phổ biến bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Khó nói đúng cách
  • Chậm hiểu khi đọc sách, lắng nghe người khác hoặc sắp xếp từ ngữ khi nói chuyện
  • Nhầm lẫn hoặc mất phương hướng
  • Khó ghi nhớ những chuyện vừa xảy ra hoặc trong thời gian gần
  • Ngủ quên nhiều lần trong ngày mà không nhận thức được

Thiếu ngủ có thể được cải thiện bằng cách thiết lập một lịch trình ngủ ổn định mỗi đêm. Có thể cần tuân theo một thói quen hàng ngày để điều chỉnh giờ sinh hoạt và tăng cường sức khỏe.

Người bệnh có thể thử một số biện pháp thư giãn trước khi ngủ, chẳng hạn như:

  • Thiền định
  • Uống trà nóng hoặc thức uống nóng khác
  • Nghe nhạc hoặc sách nói

3. Cảm lạnh và cảm cúm

Cảm lạnh và cảm cúm là những bệnh lý nhiễm virus theo mùa dẫn đến viêm trong cơ thể. Khi nhiễm lạnh, hệ thống miễn dịch sẽ cố gắng chống lại các triệu chứng. Điều này dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể, đặc biệt là cổ họng, mũi hoặc phổi. Các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng, chẳng hạn như đau nhức xương khớp và mệt mỏi do hệ thống miễn dịch đang làm việc để chống lại nhiễm trùng.

mệt mỏi đau nhức khắp người
Cảm, cúm khiến cơ thể hoạt động quá mức để chống lại tổn thương, điều này dẫn đến mệt mỏi và đau nhức

Các dấu hiệu khác khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm bao gồm:

  • Hắt hơi hoặc ho
  • Chất nhầy đặc hoặc có màu
  • Giọng khàn
  • Viêm họng
  • Nhức đầu hoặc đau tai
  • Đau cơ 
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ thể

Cảm lạnh và cúm có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Ngoài ra, các loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen và pseudoephedrine, có thể giúp giảm các triệu chứng đau nhức khắp người.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần hoặc nếu không thể ăn uống, thở một cách bình thường, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

4. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mệt mỏi mãn tính và đau nhức cơ thể, đặc biệt là ở phụ nữ. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

người đau nhức mệt mỏi
Đau cơ xơ hóa là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau, đau nhức xương khớp và mệt mỏi
  • Người đau nhức mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Có vấn đề về trí nhớ
  • Khó tập trung
  • Lo lắng, căng thẳng và trầm cảm

Với chứng đau cơ xơ hóa, người bệnh có thể cảm thấy luôn luôn mệt mỏi, bất kể đã ngủ trong bao lâu. Giấc ngủ có thể bị gián đoạn vào ban đêm một cách thường xuyên và khiến người bệnh luôn mệt mỏi vào vào ngày. Một số người bệnh có thể gặp tình trạng sương mù não liên tục, dẫn đến khó tập trung, trí nhớ kém và thường xuyên nhầm lẫn.

Mệt mỏi liên tục thường khiến người bệnh không tập thể dục và hoạt động thể chất đầy đủ. Điều này dẫn đến suy giảm thể lực, các vấn đề tâm trạng và đau nhức xương khớp. Các tốt nhất để cải thiện các triệu chứng này là tập thể dục thường xuyên hơn, để tăng cường chất lượng giấc ngủ, cải thiện tâm trạng cũng như ngăn ngừa sự mệt mỏi. Ngoài ra, có một số loại thuốc và thực phẩm chức năng cũng được sử dụng để cải thiện các triệu chứng đau cơ xơ hóa. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5. Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hội chứng mệt mỏi mãn tính là tình trạng vô cùng mệt mỏi, buồn ngủ, đau nhức cơ thể, kiệt sức và gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày. Cơ thể mệt mỏi đau nhức là dấu hiệu phổ biến ở tình trạng này, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng thường khác nhau ở từng cá nhân.

Đau nhức là một phản ứng của cơ thể như một cơ chế tự vệ. Tuy nhiên trong trường hợp Hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc bất cứ tình trạng đau mãn tính nào, cơn đau thường khác nhau ở mỗi cá nhân. Đôi khi một số hoạt động đơn giản, chẳng hạn như mở cửa, xoay người, cũng có thể khiến người bệnh bị đau đớn.

Các dấu hiệu khác bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ
  • Đau họng
  • Các vấn đề về sự tập trung và trí nhớ

Hội chứng mệt mỏi mãn tính không có biện pháp điều trị, tuy nhiên có thể kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

6. Rối loạn miễn dịch

Rối loạn tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến đau đớn, mệt mỏi và đau nhức khắp người.

Cơ thể mệt mỏi đau nhức khắp người
Các bệnh lý rối loạn hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như Lupus ban đỏ có thể dẫn đến đau nhức và mệt mỏi khắp người

Có một số bệnh rối loạn miễn dịch có thể khiến cơ thể mệt mỏi đau nhức khắp người, bao gồm:

  • Bệnh đa xơ cứng (MS): Tình trạng này khiến hệ thống miễn dịch tấn công các chất béo tiết ra từ các sợi thần kinh trong não và tủy sống. Sự thiếu hụt các chất béo này có thể dẫn đến tê nhức, ngứa ran, yếu tay chân và đau khi cử động.
  • Lupus ban đỏ hệ thống Đây là một dạng rối loạn khiến cơ thể tấn công các mô quan trọng, bao gồm các khớp, da và các cơ quan nội tạng, dẫn đến đau nhức toàn thân.
  • Viêm da cơ: Tình trạng này có thể dẫn đến đau cơ, đau khớp và mệt mỏi mãn tính.

7. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng mãn tính, khiến cơ thể không thể sử dụng insulin như bình thường. Những người mắc bệnh tiểu đường được cho là có tình trạng kháng insulin. Những người ở độ tuổi trung niên là đối tượng có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao nhây. Tuy nhiên trẻ em, thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi cũng có thể mắc tình trạng này.

Các dấu hiệu bao gồm:

  • Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức xương khớp toàn thân
  • Nhiễm trùng nấm men
  • Giảm cân mà không rõ nguyên nhân
  • Dễ bị nhiễm trùng hơn

Để điều trị tình trạng này, người bệnh có thể:

  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tăng hoạt động thể chất
  • Duy trì kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể
  • Thực hiện chế độ ăn kiêng carbohydrate
  • Sử dụng thuộc theo hướng dẫn của bác sĩ

Ngoài ra, thay đổi lối sống, chẳng hạn như không hút thuốc, kiểm soát huyết áp và giảm cholesterol cũng có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường.

8. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh viêm khớp mãn tính, có thể gây ra tình trạng cơ thể mệt mỏi đau nhức khắp người. Đây là một dạng bệnh có thể gây tổn thương khớp nghiêm trọng và dẫn đến tàn tật, do đó cần điều trị sớm và tích cực để hỗ trợ phục hồi chức năng.

Viêm khớp dạng thấp 
Viêm khớp dạng thấp có thể gây đau khớp, cứng khớp tại nhiều vị trí trên cơ thể

Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp phổ biến bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Cứng khớp vào buổi sáng
  • Đau khớp
  • Viêm khớp

Các biện pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thay đổi lối sống, chẳng hạn như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)

9. Bệnh tim

Bệnh tim có thể dẫn đến mệt mỏi mãn tính, đau nhức khắp người và gặp khó khăn trong một số hoạt động. Nếu bị kiệt sức sau một hoạt động đơn giản, chẳng hạn như đi bộ lên các bậc thang, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán phù hợp.

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Nếu tình trạng đau nhức cơ thể và mệt mỏi liên quan đến bệnh tim, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc và các phương pháp điều trị khác để cải thiện các triệu chứng.

Cơ thể mệt mỏi đau nhức điều trị như thế nào?

Các biện pháp điều trị tình trạng cơ thể mệt mỏi đau nhức phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch, giúp giảm việc và tăng cường sức khỏe tổng thể.

người mệt mỏi đau nhức toàn thân
Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi và đau nhức

Đau nhức toàn thân có thể khiến việc nghỉ ngơi không thoải mái, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc ngủ đủ và ngủ chất lượng là điều cực kỳ quan trọng, có thể chống lại nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể.

2. Chườm nóng hoặc tắm nước ấm

Tắm nước ấm có thể giúp cơ thể thả lỏng, giảm tình trạng đau nhức toàn thân. Nếu bị cảm lạnh hoặc cúm, hãy giữ ấm cơ thể để cải thiện các triệu chứng.

Ngoài ra, các loại đệm sưởi  và chăn sưởi có thể giúp giảm đau nhức cơ thể toàn thân. Tuy nhiên cần chú ý về nhiệt độ của chăn, nhiệt độ quá cao có thể dẫn đến bỏng da. Người bệnh nên cân nhắc hẹn giờ để đảm bảo an toàn.

3. Uống đủ nước

Thiếu nước cũng có thể khiến người đau nhức mệt mỏi. Ở bệnh nhân bị cảm cúm hoặc sốt, cơ thể có xu hướng mất nhiều chất lỏng hơn do đổ nhiều mồ hôi. Do đó, người bệnh nên uống nhiều nước trong suốt cả ngày để tránh tình trạng mất nước.

Nước canh, trà, đồ uống điện giải và súp cũng là một nguồn bổ sung chất lỏng hiệu quả.

4. Xoa bóp

Xoa bóp, massage là một cách điều trị đau nhức cơ thể mang lại hiệu quả cao và gián tiếp giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. Ngoài việc giảm đau nhức cơ thể, liệu pháp xoa bóp có thể làm giảm mức độ cortisol. Đây là hormone căng thẳng làm suy yếu khả năng miễn dịch bằng cách làm suy giảm một số tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng.

điều trị cơ thể mệt mỏi đau nhức
Các động tác xoa bóp có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện cơn đau và giúp người bệnh thư giãn

Người bệnh có thể tự xoa bóp tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế chuyên môn để được xoa bóp đúng kỹ thuật.

5. Sử dụng thuốc

Các loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có thể cải thiện cơn đau và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Các loại thuốc phổ biến bao gồm acetaminophen, ibuprofen aspirin và naproxen.

Không sử dụng NSAID nếu có các vấn đề về thân, dạ dày hoặc các vấn đề y tế khác.

Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và kê các loại thuốc phù hợp nhất.

Cơ thể mệt mỏi đau nhức khi nào cần đến bệnh viện?

Cơ thể mệt mỏi đau nhức khắp người thường không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng nhiều biện pháp tự chăm sóc. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị nếu:

  • Các triệu chứng không được cải thiện trong vòng 3 ngày
  • Lưu thông máu kém ở vị trí bị đau
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như nổi mẩn đỏ hoặc sưng tấy ở xung quanh cơ

Cơ thể mệt mỏi đau nhức có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân với các mức độ nghiêm trọng các khác. Xác định được nguyên nhân là cách tốt nhất để điều trị cũng như ngăn ngừa các triệu chứng tái phát. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua