Chân bị tê mất cảm giác
Chân bị tê mất cảm giác có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng cơ bản khác nhau và việc chẩn đoán chính xác là điều cần thiết để có kế hoạch điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh cần xác định nguyên nhân và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.
Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì?
Chân bị tê mất cảm giác có thể liên quan đến nhiều bệnh lý ở lưng dưới, xương chậu hoặc các vấn đề bắt nguồn từ chân. Cụ thể, các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:
1. Dây thần kinh bị chèn ép
Chèn ép dây thần kinh ở cột sống là nguyên nhân gây tê chân phổ biến nhất. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị yếu, mất cảm giác ở một hoặc cả hai bên chân.
Trong hầu hết các trường hợp, dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, gây đau đớn dữ dội và gây suy nhược chân.
Dây thần kinh bị chèn ép thường liên quan đến các bệnh lý viêm khớp, viêm cột sống và có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng khác ở cột sống. Đôi khi, tình trạng chèn ép các dây thần kinh ở chân có thể dẫn đến yếu chân, tê và mất cảm giác đột ngột mà không có dấu hiệu nhận biết, đặc biệt là khi nguyên nhân liên quan đến các chấn thương ở cột sống.
Ngoài ra, kích thích các dây thần kinh ở cột sống thắt lưng có thể dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa. Tình trạng này gây tổn thương dọc theo đường đi của dây thần kinh ở chân, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên và gây đau chân.
2. Chấn thương ở chèn ép ở tủy sống
Tủy sống hoạt động để cung cấp năng lượng cho cơ thể và kiểm soát cảm giác. Thông thường, tủy sống được bảo vệ bởi ống sống. Nếu tủy sống bị tổn thương, điều này có thể khiến chân bị tê mất cảm giác.
Các tình trạng và bệnh tật có thể làm tổn thương tủy sống bao gồm gãy cột sống, thoát vị đĩa đệm, ung thư di căn đến cột sống (hoặc tủy sống), nhiễm trùng cột sống (hoặc tủy sống) và bệnh đa xơ cứng. Tổn thương tủy sống có thể khiến chân bị tê mất cảm giác và đau đớn, thường là ở cả hai chân.
Ngoài ra, có một loại đột quỵ phổ biến, được gọi là nhồi máu tủy sống, thường gây ảnh hưởng đến cột sống hơn là ảnh hưởng đến não. Nhồi máu tủy sống là tình trạng chảy máu ở gần cột sống hoặc xuất hiện các cục máu đông ở động mạch của cột sống (cung cấp máu cho cột sống). Loại đột quỵ này chỉ chiếm 1% trong tổng số các ca đột quỵ tuy nhiên tình trạng này có thể dẫn đến các tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Những tình trạng gây ảnh hưởng đến cột sống là các trường hợp khẩn cấp cần được chăm sóc y tế phù hợp để ngăn ngừa các tổn thương cột sống vĩnh viễn. Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại chấn thương.
3. Bệnh mạch máu
Có một số vấn đề ở mạch máu có thể khiến chân bị tê mất cảm giác. Hệ thống tuần hoàn đưa máu, oxy và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Khi lưu lượng máu giảm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng kém lưu thông, chẳng hạn như chân bị tê mất cảm giác, tê tay hoặc lạnh ở các tứ chi.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Ngứa ran;
- Tê buốt ở tứ chi;
- Đau nhói ở tay hoặc chân;
- Chuột rút cơ bắp.
Các bệnh mạch máu thường là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc các vấn đề về động mạch. Ngoài ra, lưu lượng máu giảm và các mảng bám bên trong thành động mạch cũng có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim và một số vấn đề nghiêm trọng khác. Do đó, những người có dấu hiệu bệnh mạch máu, đặc biệt là bệnh nhân trên 50 tuổi nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
4. Chấn thương chân
Chấn thương ở chân hoặc vùng xương chậu có thể gây tổn thương dây thần kinh, cơ hoặc các khớp. Điều này có thể dẫn đến mất cảm giác, yếu và tê chân.
Trong hầu hết các trường hợp, chấn thương ở chân và vùng chậu nghiêm trọng thường dẫn đến đau đớn dữ dội trước khi bị mất cảm giác. Tuy nhiên, nếu chấn thương cột sống hoặc dây thần kinh nghiêm trọng, đôi khi có thể khiến người bệnh không cảm nhận được cơn đau và mất cảm giác ở chân.
Các chấn thương ở chân cần được chăm sóc và điều trị phù hợp để tránh các tổn thương nghiêm trọng. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị các chương trình tập luyện để cải thiện tình trạng chân bị tê mất cảm giác sau khi chấn thương được chữa khỏi.
5. Các vấn đề ở xương chậu và hông
Các vấn đề về khớp ở xương chậu và vùng hông, chẳng hạn như rối loạn chức năng khớp xương cùng hoặc thoái hóa khớp háng, có thể dẫn đến đau chân và kích ứng các dây thần kinh liên quan. Điều này có thể khiến chân bị tê mất cảm giác, yếu và đau đớn. Ngoài ra, tình trạng co thắt cơ ở cùng chậu, chằng hạn như Hội chứng cơ hình lê (Piriformis Syndrome), cũng có thể khiến chân bị mất cảm giác, tê và yếu.
Các vấn đề ở xương chậu và hông có thể dẫn đến viêm khớp và gây ảnh hưởng đến chức năng bình thường của chân. Do đó, chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời là điều cần thiết để tránh các rủi ro liên quan.
6. Bệnh thần kinh
Bệnh thần kinh là thuật ngữ mô tả các vấn đề gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh xa của cơ thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thần kinh có thể gây tê chân, ngứa ra, mất cảm giác và yếu chân. Thông thường các triệu chứng diễn tiến chậm và trở nên nghiêm theo thời gian.
Các bệnh lý thần kinh có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như gây đau đớn dữ dội, mất cảm giác và khả năng điều khiển các hoạt động như ý muốn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến bệnh thần kinh bao gồm bệnh tiểu đường, nghiện rượu và thiếu chất dinh dưỡng cần thiết.
Nếu người bệnh thỉnh thoảng bị tê chân mất cảm giác hoặc cảm thấy cẳng chân căng ra hoặc có cảm giác bất thường, hãy đến bệnh viện để được chăm sóc y tế phù hợp. Các bệnh thần kinh không có biện pháp điều trị những có thể được kiểm soát bằng nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm sử dụng thuốc hoặc vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
7. Bệnh cơ
Các bệnh lý về cơ, chẳng hạn như bệnh nhược cơ, thường được biểu hiện bằng việc yếu cơ và hạn chế khả năng hoạt động. Tuy nhiên đôi khi tình trạng tê chân mất cảm giác có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh yếu cơ.
Các bệnh về cơ thường liên quan đến các yếu tố di truyền và được chẩn đoán bằng phương pháp điện cơ hoặc nghiên cứu dẫn truyền thần kinh. Các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng nẹp hỗ trợ, vật lý trị liệu và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
8. Nhiễm trùng cột sống
Nhiễm trùng hệ thống hoặc nhiễm trùng cột sống và đĩa đệm, chẳng hạn như viêm tủy xương hoặc viêm đốt sống có thể dẫn đến tình trạng chân bị tê mất cảm giác. Nhiễm trùng cột sống là tình trạng không phổ biến, đặc biệt là ở người trẻ. Tuy nhiên nhiễm trùng có thể lan đến cột sống theo đường máu. Điều này giúp vi khuẩn xâm nhập vào cột sống cổ và gây tổn thương cột sống.
Các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng cột sống thường phát triển trong một thời gian dài. Ngoài việc khiến chân bị tê mất cảm giác, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu, chẳng hạn như:
- Sốt, ớn lạnh hoặc run rẩy;
- Giảm cân mà không rõ nguyên nhân;
- Đau nghiêm trọng hơn về ban đêm;
- Sưng tấy hoặc có thể gây nổi mẩn đỏ ở xung quanh vị trí bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng cột sống là tình trạng nghiêm trọng, có thể dẫn đến các tổn thương cột sống vĩnh viễn. Do đó, người bệnh cần lưu ý về các dấu hiệu và có biện pháp xử lý phù hợp.
9. Ung thư
Mặc dù ung thư là nguyên nhân ít phổ biến nhất có thể khiến chân bị tê mất cảm giác, tuy nhiên mất cảm giác và yếu chân có thể là dấu hiệu đầu tiên của khối u ở não hoặc cột sống. Ngoài ra, các khối u ở bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như vú, phổi hoặc thận có thể di căn đến não hoặc cột sống và dẫn đến tê mất cảm giác ở chân.
Bác sĩ có thể kiểm tra và đề nghị các xét nghiệm để xác định các khối u khiến chân bị tê mất cảm giác. Hầu hết các khối u có thể được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.
Ngoài ra, đôi khi nhiễm độc chì và các loại thuốc, chẳng hạn như hóa trị cũng có thể khiến chân bị tê mất cảm giác. Do đó, nếu các triệu chứng xuất hiện sau khi sử dụng một loại thuốc mới, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Chân bị tê mất cảm giác có nguy hiểm không?
Chân bị tê mất cảm giác thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm các dấu hiệu liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Yếu chân: Yếu chân thường xảy ra khi dây thần kinh cột sống thắt lưng hoặc xương cùng bị chèn ép. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến cảm giác nặng ở chân hoặc khiến người bệnh không thể hoặc khó nhấc chân khỏi sàn nhà.
- Thay đổi cảm giác: Khi dây thần kinh bị ảnh hưởng người bệnh có thể nhận thấy cảm giác như kim châm, ngứa ran hoặc thay đổi cảm giác liên quan đến dây thần kinh bị ảnh hưởng.
- Đau chân: Đôi khi dây thần kinh có thể bị viêm, dẫn đến đau đớn lan xuống chân hoặc nhiều vùng khác nhau của chân, dẫn đến đau rát hoặc bỏng.
- Đau khi thay đổi tư thế: Người bệnh có thể bị đau chân khi thay đổi tư thế hoặc thực hiện một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như đứng trong thời gian dài, đi bộ hoặc leo cầu thang.
Các triệu chứng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm bệnh tiểu đường, ung thư di căn đến xương, thiếu dinh dưỡng và nhiều điều kiện sức khỏe khác.
Chân bị tê mất cảm giác có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân cơ bản nghiêm trọng và cần được điều trị y tế ngay lập tức để bảo tồn chức năng của chân. Các triệu chứng nghiêm trọng thường bao gồm:
- Sốt không rõ nguyên nhân;
- Đau, sưng tấy nghiêm trọng;
- Chán ăn hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân;
- Buồn nôn;
- Đau lưng dữ dội;
- Tê chân, mất cảm giác và yếu dần theo thời gian;
- Mất chức năng ruột và bàng quang.
Mặc dù không phải tất cả các nguyên nhân khiến chân bị tê mất cảm giác đều nghiêm trọng, tuy nhiên nếu các triệu chứng kéo dài hoặc không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Xử lý chân bị tê mất cảm giác như thế nào?
Việc điều trị tình trạng chân bị tê mất cảm giác phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Do đó, xác định nguyên nhân là cách tốt nhất để có kế hoạch điều trị phù hợp.
1. Thuốc điều trị
Có một số loại thuốc có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng tê và mất cảm giác ở chân, chẳng hạn như:
- Thuốc corticoid: Một số loại corticosteroid có thể giúp giảm viêm mãn tính, tê và mất cảm giác ở chân, đặc biệt là trường hợp liên quan đến bệnh đa xơ cứng.
- Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như duloxetine và milnacipran, có thể được chỉ định để cải thiện tình trạng đau cơ xơ hóa gây tê mất cảm giác ở chân.
- Thuốc thay đổi tín hiệu thần kinh: Các loại thuốc thay đổi tín hiệu thần kinh, chẳng hạn như gabapentin và pregabalin, có thể cải thiện tình trạng đau cơ xơ hóa, bệnh thần kinh tiểu đường gây mất cảm giác và tê ở chân.
2. Biện pháp xử lý tại nhà
Bên cạnh các loại thuốc, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị tình trạng tê và mất cảm giác ở chân, chẳng hạn như:
- Dành thời gian nghỉ ngơi có thể giảm áp lực lên các dây thần kinh và cải thiện tình trạng tê ở chân;
- Chườm lạnh và chườm nóng có thể hỗ trợ thư giãn các dây thần kinh, cải thiện tình trạng cứng, đau hoặc tê chân, tuy nhiên người bệnh cần chú ý về nhiệt độ để tránh gây tổn thương các mô;
- Tập thể dục, tập yoga hoặc Thái cực quyền có thể thúc đẩy lưu lượng máu, giảm viêm và cải thiện tình trạng chân bị tê mất cảm giác.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cần bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B, để tránh nguy cơ tê bì chân tay và mất cảm giác.
- Tránh hoặc hạn chế uống rượu có thể ngăn ngừa các tổn thương thần kinh do rượu. Sử dụng rượu mạnh có thể dẫn đến đau thần kinh mãn tính và khiến tình trạng chân bị tê mất cảm giác trở nên nghiêm trọng hơn.
Chân bị tê mất cảm giác có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Một số nguyên nhân có thể cần được điều trị y tế phù hợp để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Một số trường hợp chân tê mất cảm giác xuất phát từ các bệnh xương khớp mãn tính như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, người bệnh nên chuyển hướng điều trị bằng các bài thuốc Y học cổ truyền chiết xuất từ thảo dược để đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bởi vì có nhiều nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây tê và mất cảm giác ở chân, do đó điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Điều trị sớm và đúng cách có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa các thương tật vĩnh viễn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!