Bị Tê Bàn Tay

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bị tê bàn tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm tổn thương các dây thần kinh hoặc vấn đề về tuần hoàn máu. Tình trạng này có thể là nhẹ và tạm thời hoặc liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Bị tê bàn tay phải - trái
Bị tê bàn tay phải – trái là tình trạng phổ biến xảy ra khi các dây thần kinh bị tổn thương

Bị tê bàn tay phải – trái là bệnh gì?

Tê bàn tay là một cảm giác bất thường và có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một phần của bàn tay, chẳng hạn như ngón tay cái hoặc một vài ngón tay, tuy nhiên đôi khi toàn bộ bàn tay đều có thể bị ảnh hưởng.

Có nhiều dẫn đến tình trạng bị tê bàn tay phải – trái, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng. Cụ thể các nguyên nhân bao gồm:

1. Thiếu vitamin hoặc khoáng chất

Cơ thể cần vitamin, đặc biệt là vitamin B12 để hệ thống thần kinh hoạt động khỏe mạnh. Sự thiếu hụt vitamin có thể dẫn đến tê bì chân tay hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, thiếu kali và magie cũng có thể dẫn đến tê bàn tay.

Bị tê bàn tay
Thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tê bàn tay

Các triệu chứng khác khi thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết, bao gồm:

  • Mệt mỏi;
  • Mất sức mạnh;
  • Vàng da hoặc mắt;
  • Khó đi bộ hoặc khó giữ thăng bằng;
  • Gặp khó khăn khi suy nghĩ;
  • Gặp ảo giác.

2. Tổn thương đĩa đệm cột sống cổ

Đĩa đệm cột sống cổ có nhiệm vụ ngăn cách và giảm ma sát ở các đốt sống của cột sống. Khi đĩa đệm bị tổn thương hoặc bị rách, phần nhân mềm bên trong đĩa đệm có thể bị ép ra bên ngoài. Tình trạng này được gọi là thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm hoặc các tổn thương khác có thể gây kích thích các dây thần kinh ở cột sống cổ. Điều này có thể dẫn đến tê bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc chân. Ngoài tê, đôi khi người bệnh cũng cảm thấy đau đớn hoặc yếu ở cánh tay.

3. Hội chứng ống cổ tay

Ống cổ tay là một lối đi hẹp ở cổ tay. Ở trung tâm ống cổ tay là các dây thần kinh giữa. Dây thần kinh này cung cấp cảm giác cho cho các ngón tay, bao gồm ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần của ngón đeo nhẫn.

Hay bị tê bàn tay trái là bệnh gì
Hay bị tê bàn tay có thể là dấu hiệu của Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi người bệnh thực hiện một số hoạt động lặp lại thường xuyên, chẳng hạn như đánh máy vi tính hoặc làm việc ở dây chuyền lắp ráp. Các hoạt động này có thể gây áp lực lên các dây thần kinh giữa, khiến các dây thần kinh này sưng lên. Điều này dẫn đến tình trạng tê bàn tay, ngứa ran hoặc yếu ở bàn tay bị ảnh hưởng.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các biện pháp điều trị có thể bao gồm thay đổi hoạt động hàng ngày, sử dụng thuốc giảm đau, nẹp cổ tay, tiêm steroid hoặc phẫu thuật khi cần thiết.

4. Hội chứng ống khuỷu tay

Dây thần kinh xương trụ đi dọc từ cổ đến bàn tay ở ngón tay út. Khi dây thần kinh xương trụ bị chèn ép hoặc căng quá mức có thể dẫn đến Hội chứng ống khuỷu tay.

Hội chứng ống khuỷu tay có thể dẫn đến các triệu chứng tê bàn tay, đặc biệt là ở ngón đeo nhẫn và ngón út. Người bệnh cũng có thể bị ngứa ran, đau hoặc mất cảm giác ở bàn tay. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dẫn đến đau cẳng tay hoặc yếu bàn tay, đặc biệt là khi uốn cong khuỷu tay.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, các biện pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc chống viêm, kích thích điện hoặc vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.

5. Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng xảy ra khi các đĩa đệm cột sống cổ bị tổn thương hoặc thoái hóa theo thời gian. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này do quá trình thoái hóa tự nhiên khi có thể lão hóa. Các đốt sống bị tổn thương có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh lân cận khiến người bệnh bị tê bàn tay, cánh tay và các ngón tay.

Bị tê tay trái khi ngủ
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây chèn ép các dây thần kinh và dẫn đến tê tay

Hầu hết các trường hợp, thoái hóa đốt sống cổ không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cảm thấy đau và cứng cổ. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Yếu ở cánh tay, bàn chân, chân và bàn chân;
  • Đau đầu;
  • Có âm thanh khi cử động cổ;
  • Mất thăng bằng và khả năng cân bằng;
  • Co thắt cơ ở cổ hoặc vai;
  • Mất kiểm soát ruột và bàng quang.

6. Hội chứng khuỷu tay quần vợt

Hội chứng khuỷu tay quần vợt xảy ra khi người bệnh thực hiện một hành động lặp lại thường xuyên, chẳng hạn hạn như vung tay khi chơi quần vợt. Các chuyển động lặp lại thường xuyên này có thể làm tổn thương các cơ và gân ở cẳng tay, dẫn đến đau, bỏng rát ở bên ngoài khuỷu tay.

Tổn thương các dây chằng ở có thể dẫn đến tê bàn tay, đặc biệt là ở ngón út và ngón đeo nhẫn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau hoặc yếu ở bàn tay và cẳng tay.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, Hội chứng cánh tay quần vợt có thể dẫn đến rối loạn chức năng dây thần kinh, tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

7. Bệnh tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường, có thể thường gặp khó khăn trong việc di chuyển đường đến các tế bào. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng cao trong một thời gian dài và gây tổn thương các dây thần kinh. Tình trạng này được gọi là tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường.

Ngủ dậy bị tê tay trái
Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên và dẫn đến tê bàn tay

Bệnh thần kinh do tiểu đường có thể gây tổn thương dây thần kinh và dẫn đến tê tay, bàn tay, chân và bàn chân của người bệnh.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Nóng rát khu vực bị tổn thương;
  • Có cảm giác như kim châm;
  • Mất sức mạnh ở cánh tay;
  • Đau cánh tay và bàn tay;
  • Mất khả năng giữ thăng bằng.

8. Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến ở cổ có nhiệm vụ sản xuất các hormone hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuyến giáp hoạt động kém, còn được gọi là suy giáp, xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone cần thiết.

Nếu không được điều trị, tình trạng suy giáp có thể gây tổn thương các dây thần kinh truyền cảm giác đến cánh tay và chân. Tình trạng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại vi. Điều này có thể khiến người bệnh bị tê bàn tay phải – trái, ngứa ran hoặc yếu ở cánh tay và chân.

9. Bệnh thần kinh do rượu

Rượu là loại đồ uống an toàn khi sử dụng với một số lượng nhỏ, tuy nhiên sử dụng quá nhiều rượu có thể gây hỏng các mô xung quanh cơ thể, bao gồm các dây thần kinh. Những người thường xuyên lạm dụng rượu có thể bị tê bàn tay phải – trái và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Có cảm giác châm chích;
  • Yếu cơ;
  • Chuột rút hoặc co thắt cơ bắp;
  • Khó kiểm soát việc đi tiểu;
  • Rối loạn cương dương.

10. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là tình trạng gây mệt mỏi và đau cơ bắp. Tình trạng mệt mỏi có thể trở nên rất nghiêm trọng và dẫn đến cơn đau xuất hiện trên khắp cơ thể. Người bệnh đau cơ xơ hóa cũng có thể bị tê bàn tay phải – trái, cánh tay, bàn chân, chân và khuôn mặt.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Khó tập trung;
  • Có vấn đề về giấc ngủ;
  • Đau đầu;
  • Đau bụng;
  • Táo bón;
  • Bệnh tiêu chảy.

11. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và mô của cơ thể. Tình trạng này có thể gây viêm ở nhiều cơ quan, bao gồm:

  • Tim;
  • Khớp;
  • Thận;
  • Phổi.
tê bàn tay là triệu chứng của bệnh gì
Lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm dẫn đến tê bàn tay

Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống thường xuất hiện và tự cải thiện sau một thời gian. Triệu chứng phụ thuộc vào những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.

Khi viêm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, có thể dẫn đến tê, ngứa ran ở cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Phát ban hình cánh bướm trên khuôn mặt;
  • Mệt mỏi;
  • Đau khớp, cứng và sưng khớp;
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời;
  • Ngón tay và ngón chân trở nên lạnh, xanh (hiện tượng Raynaud);
  • Khó thở;
  • Đau đầu;
  • Mất sự tập trung;
  • Có vấn đề về thị lực.

12. Ảnh hưởng của một số loại thuốc

Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc có thể gây tổn thương các dây thần kinh. Điều này có thể khiến người bệnh bị tê bàn tay, cánh tay và bàn chân.

Một số loại thuốc có thể dẫn đến tê bì chân tay bao gồm:

  • Thuốc chống ung thư, chẳng hạn cisplatin và vincristine;
  • Thuốc chống co giật, chẳng hạn như phenytoin;
  • Thuốc kháng sinh, bao gồm metronidazole, nitrofurantoin và fluoroquinolones;
  • Thuốc huyết áp và thuốc điều trị bệnh tim, chẳng hạn như hydralazine hoặc amiodarone.

Các triệu chứng khác của bệnh thần kinh do thuốc bao gồm:

  • Ngứa ran;
  • Yếu hoặc mất sức mạnh;
  • Có cảm giác bất thường ở bên trong bàn tay.

13. Các nguyên nhân hiếm gặp

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đôi khi bị tê tay có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như:

tê bàn tay khi ngủ là bệnh gì
Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên nhiễm HIV có thể là nguyên nhân dẫn đến tê bàn tay
  • Giai đoạn 4 của HIV: Tình trạng này có thể phá hủy rất nhiều bào miễn dịch và cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng. HIV và AIDS làm tổn thương các tế bào thần kinh trung ương và tủy sống. Điều này có thể khiến người bệnh bị tê bàn tay hoặc mất cảm giác ở tay và chân.
  • Bệnh đa xơ cứng: Đây là một bệnh lý tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công lớp phủ bảo vệ xung quanh các dây thần kinh. Theo thời gian, các dây thần kinh bị tổn thương có thể dẫn đến tê, ngứa ran và đau ở bàn tay, cánh tay và mặt. Các triệu chứng thường chỉ gây ảnh hưởng đến một bên cơ thể.
  • Hội chứng lối thoát ngực: Tình trạng xảy ra khi có áp lực lên các mạch máu hoặc các dây thần kinh ở cổ và phần ngực trên của người bệnh. Tình trạng này có thể xảy ra sau chân thường hoặc các chuyển động lặp lại, dẫn đến chèn ép các dây thần kinh. Áp lực lên các dây thần kinh có thể dẫn đến ngứa ran, tê, đau ở bàn tay, ngón vai, vai và cổ.
  • Viêm mạch máu: Đây là một nhóm bệnh lý hiếm gặp, xảy ra khi các mạch máu bị sưng và viêm. Tình trạng này làm chậm lưu lượng máu đến các cơ quan và mô. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như tê bàn tay hoặc yếu cánh tay.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác hoặc chấn thương, chẳng hạn như gãy xương hoặc có các vết cắt sâu, có thể gây tổn thương các dây thần kinh. Điều này có thể khiến người bệnh bị tê bàn tay, đau đớn, ngứa ran và mất sức mạnh. Trong các trường hợp rất hiếm khi xảy ra, tình trạng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề ở não hoặc tủy sống.

Bị tê bàn tay khi nào cần đến bệnh viện?

Hầu hết các trường hợp, tê bàn tay không nghiêm trọng và có thể được cải thiện trong một thời gian ngắn. Do đó, nếu các triệu chứng kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán ngay lập tức. Điều này có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng. Người bệnh cũng cần đến bệnh viện ngay nếu bị tê bàn tay sau các chấn thương hoặc bệnh lý nghiêm trọng.

tê bàn tay khi ngủ dậy
Nếu các triệu chứng kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp

Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Bị tê bàn tay và các bộ phận khác của cơ thể;
  • Tê liệt, mất cảm giác hoặc không thể cử động bàn tay;
  • Lo lắng, chóng mặt, hoang mang, mất sự bình tĩnh;
  • Nói lắp;
  • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang;
  • Phát ban;
  • Mất thị lực;
  • Đau đầu dữ dội và đột ngột.

Chẩn đoán tê tay như thế nào?

Để chẩn đoán tình trạng đột quỵ, bác sĩ có thể bắt đầu kiểm tra sức khỏe tổng thể bằng cách trao đổi với người bệnh về thời gian cũng như các triệu chứng liên quan. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm máu;
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp;
  • Kiểm tra nồng độ vitamin trong cơ thể;
  • Kiểm tra các chất điện giải.

Trong trường hợp nghi ngờ các khối u, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp xét nghiệm như:

  • Chụp CT cột sống và đầu;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống và đầu;
  • Siêu ẩm mạch cổ;
  • Chụp X – quang;
  • Chụp động mạch để kiểm tra các mạch máu có bị tắc nghẽn hay không;
  • Chọc dò thắt lưng để kiểm tra các rối loạn thần kinh;
  • Điện cơ để kiểm tra kích thích của hệ thống thần kinh.

Sau khi xác định được nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp để cải thiện các triệu chứng.

Tê bàn tay được điều trị như thế nào?

Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng tê bàn tay. Mục tiêu của các biện pháp là khắc phục tình trạng tê và phục hồi hoạt động bình thường của người bệnh.

phòng ngừa tê tay
Thường xuyên vận động và thả lỏng tay để phòng ngừa tê bàn tay

Bác sĩ có thể xác định phương pháp điều trị tốt nhất dựa trên các tình trạng cơ bản và dây thần kinh liên quan. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, để chống viêm;
  • Sử dụng nẹp cổ tay hoặc khuỷu tay để giữ tay ở vị trí phù hợp và ít gây chèn ép lên các dây thần kinh;
  • Tiêm steroid có thể được đề nghị nếu các phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị.

Phẫu thuật có thể được đề nghị để làm giảm các tổn thương thần kinh hoặc loại bỏ các gai xương gây chèn ép lên các dây thần kinh.

Người bệnh cũng cần dành thời gian để cổ tay nghỉ ngơi và chườm đá vào khu vực bị ảnh hưởng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện một số bài tập bàn tay để giảm bớt sự khó chịu. Các bài tập cụ thể bao gồm:

  • Duỗi các ngón tay ra hết sức có thể và giữ yên trong khoảng 10 giây;
  • Di chuyển hai bàn tay theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 lần, sau đó đổi chiều để làm giảm tình trạng căng cơ;
  • Cuộn vai về phía sau năm lần sau đó về phía trước năm lần để thư giãn vai và ngăn ngừa kích ứng các dây thần kinh.

Biện pháp phòng ngừa bị tê bàn tay

Một số nguyên nhân khiến người bệnh bị tê bàn tay có thể phòng ngừa được, chẳng hạn như sử dụng quá mức hoặc chấn thương. Tình trạng này thường liên quan đến các chuyển động lặp lại thường xuyên gây kích thích hoặc tổn thương các dây thần kinh và gây tê.

Các nguyên nhân chấn thương và hoạt động lặp lại thường xuyên có thể được phòng ngừa bằng cách:

  • Thực hiện các tư thế tốt khi và hình thức tốt khi sử dụng một công cụ, bàn phím hoặc các thiết bị khác có thể dẫn đến các chấn thương do hoạt động lặp lại thường xuyên;
  • Tạm dừng các hoạt động sau 30 – 60 phút và để tay có thời gian nghỉ ngơi;
  • Kéo giãn các cơ ở cổ tay, bàn tay, các ngón tay và vai để giảm căng thẳng lên các dây thần kinh;
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như nẹp cổ tay hoặc gối tựa cổ tay khi sử dụng bàn phím.

Bị tê bàn tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng cần được điều trị y tế phù hợp. Nghỉ ngơi có thể cải thiện các triệu chứng liên quan đến chấn thương hoặc lạm dụng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất để hạn chế các tổn thương và tàn tật vĩnh viễn. Do đó, điều quan trọng là người bệnh không nên bỏ qua các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua