Trẻ Bị Đau Xương Ống Chân: Nguyên Nhân và Cách Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Trẻ bị đau xương ống chân có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm sử dụng quá mức, gãy xương, các chấn thương khác hoặc các bệnh lý tiềm ẩn như nhiễm trùng và khối u. Hầu hết các nguyên nhân là lành tính, không nguy hiểm, tuy nhiên phụ huynh cần xác định nguyên nhân gây đau để có kế hoạch xử lý phù hợp.

trẻ bị đau xương ống chân
Trẻ bị đau xương ống chân thường là do vận động quá mức gây ra

Nguyên nhân khiến trẻ bị đau xương ống chân

Hầu hết các nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhức xương ống chân là không nghiêm trọng. Mặc dù vậy, vẫn có một số bệnh lý và tình trạng tiềm ẩn dẫn đến đau xương ở trẻ và phụ huynh cần lưu ý để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau xương ống chân ở trẻ:

1. Chấn thương

Chấn thương, bao gồm bầm tím, bong gân hoặc gãy xương, là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau nhức xương ống chân ở trẻ em. Tùy thuộc vào chấn thương, tuy nhiên cơn đau thường là cấp tính và có thể điều trị dễ dàng.

Bé 4 tuổi bị đau bắp chân
Chấn thương, chẳng hạn như bong gân, bầm tím, là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị đau xương ống chân

Những biểu hiện và dấu hiệu nhận biết chấn thương xương ống chân ở trẻ bao gồm:

  • Khó cử động đầu gối hoặc bàn chân
  • Sưng, bầm tím hoặc đỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường
  • Trẻ hạn chế sử dụng hoặc bất động chân bị thương
  • Căng cơ hoặc yếu cơ
  • Chuột rút

Những cơn đau liên quan đến chấn thương thường dễ chẩn đoán dựa trên tiền sử y tế, khám sức khỏe và hình ảnh chụp X – quang. Cơn đau thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và dễ dàng điều trị.

Các vết bầm tím và bong gân thường được điều trị bằng cách chườm đá, nâng cao chân và sử dụng thuốc chống viêm. Các trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như gãy xương hoặc sai khớp, có thể cần được can thiệp y tế, nắn Điều quan trọng là đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bởi chuyên gia.

2. Đau do tăng trưởng

Đau xương ống chân ở trẻ em có thể là dấu hiệu xương đang phát triển nhanh chóng, trong khi cơ không bắt kịp tốc độ tăng trưởng. Cơn đau này thường là mãn tính, hầu như luôn xảy ra ở cả hai chân và nghiêm trọng hơn vào buổi tối. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 đến 10 tuổi, nhưng không gây ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như nhu cầu vui chơi của trẻ.

Cơn đau xương tăng trưởng thực chất là do trẻ lạm dụng hệ cơ xương và vận động quá mức mà không có thời gian nghỉ ngơi phù hợp. Tình trạng này không nghiêm trọng và có thể tự biến mất khi trẻ ở đầu tuổi vị thành niên. Ngoài ra, phụ huynh có thể xoa bóp, massage chân hoặc chườm đá cho trẻ để cải thiện các triệu chứng.

3. Viêm lồi củ trước xương chày

Viêm lồi củ trước xương chày (bệnh Osgood-Schlatter) xảy ra ở bé trai từ 13 – 14 tuổi và bé gái từ 11 – 12 tuổi. Tình trạng này xảy ra do lạm dụng, dẫn đến căng thẳng quá mức lên các đĩa đệm ở phía trên xương chày, ngay bên dưới đầu gối ở thanh thiếu niên và có thể dẫn đến sưng trên củ chày (cục u nơi dây chằng chéo gắn vào).

Đau nhức chân về đêm
Viêm lồi củ trước xương chày gây căng thẳng quá mức lên các đĩa đệm ở đầu gối và đau đớn xương bắp chân

Viêm củ lồi trước xương chày sẽ dẫn đến đau đớn xương ống chân, đau đầu gối. Cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi nhảy, chạy và đặc biệt là khi quỳ.

Hầu hết các trường hợp viêm củ lồi trước xương chày là tình trạng lành tính, không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà. Phụ huynh có thể khuyến khích trẻ dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá giảm đau và sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, trẻ có thể cần tạm ngừng chơi thể thao và các hoạt động thể chất mạnh để cải thiện các triệu chứng.

Đôi khi bác sĩ có thể đề  nghị trẻ sử dụng miếng dán mỏng quanh đầu gối và xương bánh chè. Điều này có thể giảm căng thẳng lên xương bánh chè và cải thiện cơn đau xương ống chân.

Các triệu chứng viêm củ lồi trước xương chày tự biến mất khi các đĩa tăng trưởng đóng lại.

4. Bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở trẻ em

Bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở trẻ em (Legg-Calvé-Perthes) là một bất thường về mạch máu liên quan đến việc cung cấp máu cho chỏm xương đùi. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em từ 3 – 12 tuổi. Bệnh cũng có xu hướng phổ biến ở trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái.

Thông thường bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở trẻ em chỉ ảnh hưởng đến một bên chân. Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng bao gồm:

  • Đi khập khiễng
  • Đau hoặc cứng ở hông, háng, đùi, đầu gối và xương bắp chân
  • Hạn chế phạm vi chuyển động của chân, đặc biệt là ở khớp háng
  • Cơn đau xương ống chân ở trẻ thường nghiêm trọng hơn khi hoạt động và được cải thiện khi nghỉ ngơi
  • Trên phim X – quang chỏm xương đùi sẽ trông dày đặc hơn và cuối cùng có thể xẹp xuống (dẹt).

Khi bệnh xảy ra ở trẻ em, tiên lượng về sự phục hồi của khớp thường tốt hơn. Khi xảy ra ở trẻ lớn hơn, hông có thể bị biến dạng vĩnh viễn, dẫn đến viêm khớp háng và một số bệnh lý xương khớp khác.

Phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu, bó bột và phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Trẻ cũng có thể được chỉ định sử dụng ibuprofen hoặc naproxen sodium để giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.

5. Viêm khớp tự phát thiếu niên

Viêm khớp tự phát thiếu niên trước đây được gọi là viêm khớp dạng thấp vị thành niên, là một dạng viêm khớp phổ biến ở trẻ em dưới 16 tuổi. Tình trạng này có thể gây sưng, đau đớn, cứng khớp. Một số trẻ có thể bị đau xương ống chân trong vài tháng trong khi những trẻ khác có thể bị đau trong nhiều năm. Ngoài ra, đôi khi các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng, tổn thương khớp và viêm mắt.

Các dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ bị viêm khớp tự phát bao gồm:

  • Đau đớn: Mặc dù trẻ có thể không kêu đau, tuy nhiên phụ huynh có thể thấy trẻ đi khập khiễng, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa.
  • Sưng tấy: Sưng khớp là dấu hiệu phổ biến của các bệnh viêm khớp.
  • Cứng khớp: Phụ huynh có thể nhận thấy trẻ vụng về hơn bình thường, đặc biệt khi vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa.
  • Sốt, sưng các hạch bạch huyết và phát ban: Trong một số trường hợp, viêm khớp có thể khiến trẻ bị sốt, sưng hạch bạch huyết hoặc phát ban toàn thân. Các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn vào buổi tối.

Viêm khớp tự phát ở thiếu niên cần được đánh giá và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến viêm mống mắt, mất thị lực và nhiều rủi ro khác.

Điều trị viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên tập trung vào việc duy trì mức độ hoạt động thể chất. Để đạt được mục tiêu này, các bác sĩ có thể đề nghị trẻ sử dụng thuốc chống viêm, thuốc điều trị thấp khớp, vật lý trị liệu và duy trì vận động thể chất để cải thiện các triệu chứng.

6. Nhiễm trùng khớp và xương

Nhiễm trùng xương và khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị đau xương ống chân. Cơn đau có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Ở trẻ em, nhiễm trùng thường lây lan đến hệ xương khớp thông qua đường máu.

Nhiễm trùng khớp:

Nhiễm trùng xảy ra ở khớp (viêm khớp nhiễm trùng) được coi là trường hợp khẩn cấp, bởi vì tình trạng này có thể phá hủy bề mặt khớp rất nhanh.

Khi bị nhiễm trùng khớp khớp háng, trẻ thường không chịu đi, gập hông và gập người lệch sang một bên để ngăn ngừa cơn đau. Nếu bị nhiễm trùng khớp gối, trẻ thường cong đầu gối khoảng 20 độ, đầu gối trẻ cũng có thể bị sưng tây.

Đôi khi nhiễm trùng khớp có thể khiến trẻ bị sốt, tuy nhiên một số trẻ có thể không bị sốt. Đối với trẻ bị sốt, khi xét nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch cầu tăng cao. Những trẻ này thường cần được phẫu thuật khẩn cấp và sử dụng kháng sinh sau đó để ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn.

Trẻ bị đau chân đi khập khiễng
Nhiễm trùng xương và khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau xương ống chân

Nhiễm trùng xương:

Nhiễm trùng trong xương (viêm tủy xương) là tình trạng phức tạp và có thể khiến trẻ đi khập khiễng do đau xương ống chân.

Điều trị nhiễm trùng xương thường bao gồm sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch sau đó là kháng sinh đường uống, kéo dài trong 6 tuần hoặc hơn. Nếu có áp xe trong xương, trẻ có thể cần phẫu thuật để tránh các biến chứng.

7. Khối u xương

Có rất nhiều khối u xương khác nhau. Khối u có thể là lành tính (không lây lan, không gây nguy hiểm đến tính mạng) hoặc ác tính (có thể lan rộng sang các bộ phận khác và đe dọa đến tính mạng). Các khối u xương thường hiếm khi xuất hiện ở trẻ em, tuy nhiên đôi khi khối u có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đau xương ống chân.

Các khối u xương phổ biến bao gồm:

  • Các khối u lành tính bao gồm loạn sản dạng sợi, u xương dạng xương, u nang xương đơn giản và u sợi không hóa xương. Các khối u này có thể được ghi nhận trên phim X – quang.
  • Các khối u ác tính có xu hướng dẫn đến nhiều triệu chứng hơn, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của trẻ. Ngoài ra, đôi khi các cơn đau xương ống chân có thể nghiêm trọng đến mức khiến trẻ thức giấc vào ban đêm, sốt, sụt cân, sưng, gãy xương và đau đớn dữ dội. Các khối u ác tính không phổ biến ở trẻ em, nhưng cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên môn để có kế hoạch quản lý phù hợp.

Trẻ bị đau xương ống chân có nguy hiểm không?

Hầu hết các nguyên nhân khiến trẻ bị đau xương ống chân là lành tính và không gây đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, trẻ cần được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên môn để xác định nguyên nhân cụ thể gây đau.

Ngoài ra, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Đau đớn kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn
  • Đau liên tục và chỉ xảy ra ở một bên chân
  • Con đu nghiêm trọng hơn vào ban đêm
  • Sốt cao, ớn lạnh và giảm cân không rõ lý do
  • Trẻ không hiếu động và không hứng thú với các hoạt động vui chơi

Cách điều trị đau xương ống chân ở trẻ

Các biện pháp điều trị tình trạng đau xương ống chân ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Do đó, điều quan trọng là đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bởi bác sĩ chuyên môn.

1. Chăm sóc tại nhà

Nếu các cơn đau không nghiêm trọng, liên quan đến vận động quá mức, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau như:

Các bệnh về xương ở trẻ em
Hướng dẫn trẻ dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động thể chất để cải thiện cơn đau
  • Chườm đá vào xương ống chân của trẻ ít nhất 4 – 5 lần mỗi ngày có thể cải thiện cơn đau. Lưu ý không chườm đá trực tiếp lên da trẻ, điều này có thể gây tổn thương da và bỏng lạnh.
  • Tắm nước ấm hoặc ngâm chân trong bồn nước ấm có thể tăng cường lưu thông máu và cải thiện các cơn đau hiệu quả.
  • Xoa bóp chân sau khi tắm nước ấm, có thể cải thiện cơn đau, tăng cường lưu thông máu và giúp trẻ dễ ngủ hơn.
  • Nghỉ ngơi: Để cải thiện tình trạng đau xương ống chân, cha mẹ nên khuyến khích trẻ dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế các hoạt động thể chất đến khi xương lành hoàn toàn.

2. Điều trị y tế

Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau như Acetaminophen có thể được chỉ định cải thiện các cơn đau ở trẻ em.
  • Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc có thể điều trị cơn đau nhức xương ống chân hiệu quả. Các loại thuốc này có thể tăng cường khả năng cung cấp thông tin của cơ thể về sức khỏe, giúp thư giãn và kiểm soát cơn đau.

Mặc dù các loại thuốc này có thể được sử dụng cho trẻ em, tuy nhiên chỉ được chỉ định cho các trường hợp cơn đau nghiêm trọng. Ngoài ra, cần lưu ý về liều lượng cũng như thời gian sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn. Điều quan trọng là sử dụng thuốc cho trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trẻ bị đau xương ống chân thường là do lạm dụng, vận động quá mức hoặc chấn thương cơ xương khớp. Các tình trạng này không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi và điều hòa hoạt động thể chất phù hợp.

Đôi khi các cơn đau này cũng có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng, cần điều trị y tế. Do đó, nếu trẻ bị đau xương ống chân, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua