Tham Khảo Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Thoái Hóa Khớp Gối Theo Acr

Theo dõi IHR trên goole news

Tìm hiểu tiêu chuẩn chẩn đoán khớp gối theo ACR có thể giúp người bệnh bước đầu xác định các triệu chứng cũng như nắm rõ các xét nghiệm cần thực hiện. Chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Tiêu chuẩn chẩn đoán khớp gối theo ACR
Tiêu chuẩn chẩn đoán khớp gối theo ACR giúp xác định bệnh kịp lúc và có kế hoạch điều trị chính xác, hiệu quả

Khái niệm thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý viêm khớp phổ biến nhất, thường ảnh hưởng đến người trên 50 tuổi, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Bệnh lý này cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khuyết tật, mất khả năng vận động, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thoái hóa khớp gối, chẳng hạn như tuổi tác, béo phì, giới tính, nghề nghiệp, tham gia một số môn thể thao nhất định, tiền sử chấn thương khớp hoặc phẫu thuật và khuynh hướng di truyền. Ngoài ra, việc thiếu canxi và vitamin D cũng góp phần làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Bên cạnh đó, thoái hóa khớp gối có thể liên quan đến một số chấn thương, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết và nhiều nguyên nhân khác. Sự thay đổi sụn khớp gối xảy ra do nhiều tương tác phức tạp ở cấp độ phân tử, dẫn đến thu hẹp không gian khớp, xương cứng, giòn hơn, đồng thời làm dày màng hoạt dịch.

Trong hầu hết các trường hợp, thoái hóa khớp gối sẽ dẫn đến đau đớn và cứng khớp. Đôi khi tình trạng thoái hóa cũng dẫn đến sưng khớp, hạn chế khả năng di chuyển cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, chẳng hạn như lên xuống cầu thang.

Mặc dù thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi, tuy nhiên có nhiều biện pháp làm chậm tiến trình thoái hóa khớp, cải thiện các triệu chứng và phục hồi khả năng vận động. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để hạn chế nguy cơ tàn phế.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR

Theo ACR – American College of Rheumatology (Hội thấp khớp học Hoa Kỳ), thoái hóa khớp gối được xác định và chẩn đoán theo tiêu chuẩn như sau:

1. Triệu chứng lâm sàng

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán khớp gối theo ACR, các dấu hiệu lâm sàng của thoái hóa khớp gối bao gồm:

  • (1) Có gai xương ở rìa khớp (được xác định trên phim X – quang). Các gai xương thường ảnh hưởng đến phần tiếp giáp xương, sụn và màng hoạt dịch.
  • (2) Chất dịch khớp có dấu hiệu thoái hóa
  • (3) Người bệnh trên 38 tuổi
  • (4) Bệnh nhân có dấu hiệu cứng khớp không quá 30 phút
  • (5) Có âm thanh lục cục khi cử động khớp
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp ACR 1991
Xuất hiện gai xương được nhìn thấy qua phim X – quang là một tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • (6) Tràn dịch khớp gối 
  • (7) Biến dạng đầu gối, do trục khớp gối bị sai lệch hoặc tổn thương liên quan đến các gai xương

Theo ACR, thoái hóa khớp gối được xác định khi người bệnh có đủ các yếu tố:

  • (1), (2), (3), (4)
  • Hoặc (1), (2), (5)
  • Hoặc (1), (4), (5)

2. Chẩn đoán hình ảnh

Tiêu chuẩn chẩn đoán khớp gối theo ACR thông qua các xét nghiệm hình ảnh bao gồm:

– Hình ảnh X – quang:

X – quang quy ước chẩn đoán thoái hóa khớp gối của Kellgren và Lawrence:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện các gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ hình thành các gai xương
  • Giai đoạn 2: Gai xương xuất hiện rõ ràng
  • Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp gối với mức độ vừa phải
  • Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp ở mức độ nhiều, kèm theo xuất hiện xơ xương dưới sụn

– Siêu âm khớp:

Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ chỉ định siêu âm khớp gối để xác định các triệu chứng, tổn thương, nhằm lập kế hoạch điều trị hiệu quả nhất. Siêu âm đầu gối có phần hạn chế so với siêu âm kiểm tra các khớp khác vì dây chằng chéo và toàn bộ sụn chêm thường khó hình dung thông qua hình ảnh siêu âm.

Các tình trạng được phát hiện thông qua siêu âm bao gồm:

  • Gai khớp gối
  • Hẹp khe khớp gối
  • Tràn dịch khớp gối
  • Đo độ dày của sụn khớp
  • Xác định các mảnh sụn thoái hóa bị bong vào bên trong ổ khớp
  • Xác định tình trạng màng hoạt dịch khớp
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối 2009
Xét nghiệm hình ảnh MRI được sử dụng để xác định cấu trúc bên trong khớp gối và chẩn đoán các tổn thương liên quan

– Chẩn đoán hình hình MRI:

Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) là một xét nghiệm tạo ra hình ảnh rõ ràng về các cấu trúc bên trong khớp gối. Xét nghiệm này sử dụng từ trường, sống vô tuyến và máy tính, có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng khớp gối, chẩn đoán chính xác và có kế hoạch điều trị hiệu quả.

Hình ảnh MRI khớp gối giúp bác sĩ quan sát hình ảnh khớp một cách đầy đủ nhất trong không gian ba chiều, giúp phát hiện sớm các tổn thương sụn, khớp, dây chằng và màng hoạt dịch.

– Nội soi khớp:

Nội soi khớp được thực hiện để giúp bác sĩ quan sát trực tiếp các tổn thương thoái hóa của sụn khớp ở nhiều mức độ khác nhau. Thông qua nội soi (có thể kết hợp với sinh thiết màng hoạt dịch) có tác dụng xét nghiệm các tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý viêm khớp khác.

– Chọc hút dịch khớp:

Hút dịch khớp là một thủ thuật để loại bỏ chất lỏng dư thừa qua kim ra khỏi khớp gối, nhằm giảm sưng, viêm và đau khớp. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim mỏng để hút chất lỏng khỏi khớp bị ảnh hưởng. Một lượng chất lỏng khớp sẽ được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định thoái hóa khớp gối hoặc các bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra, tiêu chuẩn chẩn đoán khớp gối theo ACR cũng đề nghị một số xét nghiệm khác để xác định thoái hóa khớp gối, chẳng hạn như xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm sinh hóa.

3. Chẩn đoán phân biệt

Thoái hóa khớp gối rất dễ bị nhầm lẫn với các dạng viêm khớp khác. Do đó, tiêu chuẩn chẩn đoán khớp gối theo ACR cũng hướng dẫn các chẩn đoán phân biệt, như sau:

– Viêm khớp dạng thấp:

  • Dịch khớp: Chứa nhiều hơn 5000 / 1 mm3 bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính cao, độ nhớt khớp giảm nhiều so với thoái hóa khớp và mucin test (+).
  • X – quang: Có hiện tượng bào mòn khớp, mất khoáng chất ở các đầu xương, hình thành dải, khe khớp hẹp
  • Xét nghiệm máu: Tốc độ máu lắng tăng, Anti CCP (+), CRP tăng và yếu tố dạng thấp dương tính

Một số dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán phân biệt viêm khớp dạng thấp bao gồm;

  • Có nhiều biểu hiện viêm khớp và suy giảm chức năng vận động
  • Tổn thương ở nhiều khớp, thường xuất hiện ở khớp ngón tay và tổn thương ở dạng đối xứng
  • Viêm khớp tiến triển nhanh chóng
  • Có dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng
  • Có các dấu hiệu toàn thân, chẳng han như sốt, thiếu máu do viêm

– Bệnh cột sống huyết thanh âm tính:

  • Viêm khớp vẩy nến: Dấu hiệu viêm khớp kèm các tổn thương vẩy nến trên da hoặc móng tay, kèm theo các dấu hiệu viêm cột sống.
  • Bệnh Reiter: Có dấu hiệu tam chứng bao gồm viêm khớp, viêm niệu đạo, viêm kết mạc mắt. Đôi khi người bệnh có thể xuất hiện các tổn thương ngoài da, chẳng hạn như hình thành các nốt ban đỏ dạng nốt.
  • Viêm cột sống dính khớp: Thường đi kèm với viêm khớp cùng chậu, viêm cột sống, viêm khớp gối và viêm khớp háng.

– Bệnh lý đường ruột:

  • Viêm loét đại tràng: Tình trạng này có thể gây tổn thương khớp gối, viêm khớp, đau đớn và hạn chế khả năng vận động.
  • Bệnh Crohn: Tình trạng này có thể dẫn đến viêm khớp gối, viêm khớp cùng chậu và viêm cột sống dính khớp.

– Viêm khớp vi tinh thể:

  • Bệnh gout: Thường biểu hiện ở các khớp chi dưới bao gồm khớp gối, khớp cổ chân và khớp ngón cái. Cần thực hiện xét nghiệm tăng acid uric máu để xác định các triệu chứng.
  • Bệnh giả gout (Pseudogout): Các triệu chứng này có thể tồn tại song song với thoái hóa khớp gối. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự lắng đọng các tinh thể Calcium Pyrophosphate dihydrate ở khớp gối, gây đau đớn, sưng và cứng khớp. Xét nghiệm hình ảnh X – quang có thể nhìn thấy những vết vôi hoá ở sụn khớp.

Tóm lại, tiêu chuẩn chẩn đoán khớp gối theo ACR thường bắt đầu bằng một cuộc kiểm tra thể chất. Bác sĩ sẽ xác định tiền sử bệnh và xác định các triệu chứng liên quan. Ngoài ra, cần trao đổi với người bệnh về mức độ nghiêm trọng của cơ đau và tiền sử gia đình để nâng cao tính chính xác khi chẩn đoán.

Điều trị thoái hóa khớp gối theo tiêu chuẩn ACR

Tiêu chuẩn chẩn đoán khớp gối theo ACR khuyến cáo, bệnh cần được điều trị sớm để cải thiện cơn đau ở đầu gối, làm giảm nguy cơ mất khớp và phục hồi chức năng vận động. Điều trị có thể bao gồm các phương pháp điều trị không phẫu thuật, tiêm khớp và phẫu thuật.

Thông thường, các phương pháp điều trị không phẫu thuật sẽ được chỉ định đầu tiên. Phẫu thuật thường không cần thiết và chỉ được khuyến nghị khi các phương pháp điều trị khác đã được thử và không làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp gối.

1. Vật lý trị liệu

Các chương trình vật lý trị liệu được chỉ định để tăng cường sức khỏe mạnh, kéo giãn cơ và góp phần phục hồi chức năng khớp. Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích:

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp háng theo ACR
Vật lý trị liệu và duy trì vận động là một trong những biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
  • Tăng cường các cơ xung quanh khớp gối, chẳng hạn như cơ hông và cơ mông
  • Kéo căng các cơ bị cứng và không linh hoạt, chẳng hạn như cơ gân kheo
  • Kích thích quá trình trao đổi chất lỏng, chất dinh dưỡng trong khớp thông qua các bài tập nhẹ nhàng, bao gồm đi bộ, bôi lội hoặc đi xe đạp
  • Các cơ khỏe, mềm dẻo, linh hoạt có thể nâng đỡ khớp gối tốt hơn, giúp giảm áp lực lên sụn và xương bị tổn thương.

Ngoài ra, người bệnh có thể cần gặp bác sĩ vật lý trị liệu để được hướng dẫn về tư thế và dáng đi. Điều này góp phần làm chậm quá trình thoái hóa khớp và phục hồi chức năng khớp.

2. Sử dụng thuốc

Thuốc được sử dụng để giảm đau, chống viêm. Các loại thuốc phổ biến nhất hạn như:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có thể giúp giảm đau, chống viêm và góp phần hạn chế các tác nhân gây đau.
  • Thuốc uống theo toa: Nếu cơn đau không đáp ứng các loại thuốc không kê đơn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc theo toa, chẳng hạn như Ibuprofen và Naproxen.
  • Thuốc thoa ngoài da: Các thuốc giảm đau tại chỗ, chẳng hạn như Salonpas Gel, mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các triệu chứng đau và viêm. Bên cạnh đó, thuốc ít rủi ro và tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc đường uống.

3. Tiêm thuốc

Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc để giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Một số loại thuốc tiêm có sẵn bao gồm:

  • Tiêm Cortisone (steroid) là loại tiêm khớp phổ biến nhất, tuy nhiên tính ứng dụng khá hạn chế, bởi vì phương pháp này cũng góp phần gây mất sụn ở đầu gối. Một số bác sĩ có thể tiêm Steroid để giảm viêm, giảm cứng khớp và đau đớn, từ đó khuyến khích quá trình vận động, tập thể dục, góp phần phục hồi chức năng khớp tự nhiên.
  • Tiêm Axit Hyaluronic giúp bổ sung chất nhờn, tăng độ nhớt, cung cấp chất lỏng nhằm bôi trơn các khớp và góp phần giảm đau hiệu quả.
  • Phương pháp tiêm trị liệu giàu tiểu cầu (PRP) sử dụng các yếu tố các sẵn trong máu của người bệnh nhằm giảm đau, cải thiện chức năng khớp và kích thích quá trình chữa lành các mô.
  • Tiêm tế bào gốc sử dụng các tế bào có nguồn gốc từ tủy xương hoặc chất béo (mỡ) của chính người bệnh để giảm đau cũng như kích thích sự phát triển của các mô mới.
  • Liệu pháp tăng sinh sử dụng một số chất kích thích để tiêm vào các mô bị tổn thương, từ đó thúc đẩy quá trình chống viêm cũng phục hồi quá trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.

4. Phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật. Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài và có nguy cơ mất khớp, tàn phế, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật điều trị.

Phẫu thuật phổ biến nhất để điều trị thoái hóa khớp gối là thay thế toàn bộ khớp. Ngoài ra, các phẫu thuật khác có thể bao gồm cắt xương đầu gối, nhằm phục hồi chức năng khớp. Phẫu thuật thường được thực hiện thông qua nội soi có bóc tách. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hiệu quả nhất đối với tình trạng thoái hóa khớp gối.

Tiêu chuẩn chẩn đoán khớp gối theo ACR hướng dẫn chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt, nhằm có kế hoạch điều trị kịp lúc, chính xác, hiệu quả cao. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, người bệnh vui lòng trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Tập Gym
Tập gym là một trong những phương pháp cải thiện sức cơ, tăng cường sức mạnh, sức khỏe tổng thể và sự linh hoạt cho các khớp xương. Tuy nhiên bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có nên tập ...
Xem chi tiết
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Võng
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không? Nằm nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. [caption id="attachment_31079" align="aligncenter" width="768"] Thoát ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Hít Đất Được Không
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không, tập luyện bài tập này có gây tổn thương cột sống hoặc khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn không? Tham khảo các thông tin ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua