5 Loại Thuốc Trị Hoại Tử Xương Tốt Nhất Và Hiệu Quả Cao

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc trị hoại tử xương được chỉ định trong giai đoạn đầu của bệnh để cải thiện các triệu chứng đau đớn, sưng viêm, cũng như ngăn ngừa tình trạng hoại tử diễn tiến. Các loại thuốc sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như ngăn ngừa tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Thuốc trị hoại tử xương
Thuốc trị hoại tử xương được chỉ định trong giai đoạn đầu để cải thiện tình trạng đau đớn và viêm

5 loại thuốc trị hoại tử xương hiệu quả nhất

Hoại tử xương xảy ra khi dòng máu đến mô xương bị ngăn chặn, dẫn đến lão hóa các mô xương, cuối cùng xương sẽ bị phá vỡ và chết đi. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể, nhưng thường xảy ra ở hông. Các khớp khác có thể bị hoại tử bao gồm hàm, mắt cá chân, đầu gối, cánh tay trên và vai.

Việc điều trị hoại tử xương phụ thuộc vào mức độ tổn thương của xương. Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm chườm lạnh, chườm nóng, nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, sử dụng thuốc và phẫu thuật. Trong giai đoạn đầu, thuốc sẽ được chỉ định kết hợp với các biện pháp tự chăm sóc để cải thiện các triệu chứng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như các triệu chứng cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc trị hoại tử xương như:

1. Thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau được sử dụng để cải thiện những cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Thuốc hoạt động bằng cách làm thay đổi cảm nhận của não bộ về các cơn đau, từ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Thuốc giảm đau là thuốc trị hoại tử xương đầu tiên được kê đơn. Thuốc có thể giúp cải thiện các cơn đau xương, hỗ trợ phục hồi sự linh hoạt và khả năng vận động của người bệnh.

Thuốc Paracetamol điều trị hoại tử xương
Các loại thuốc giảm đau được chỉ định để kiểm soát các triệu chứng hoại tử xương

Paracetamol:

Paracetamol còn được gọi là Acetaminophen, là một hoạt chất có tác dụng giảm đau, thường được chỉ định điều trị các cơn đau lưng, đau khớp, cảm cúm và đau liên quan đến hoại tử xương.

  • Liều lượng sử dụng: 500mg / lần x 3 – 4 lần / ngày

Paracetamol + Codein / Tramadol:

Codein là một dẫn chất của phenanthrene, còn được gọi là methylmorphin, có tác dụng giảm đau trong các cơn đau nhẹ và vừa, bao gồm các cơn đau liên quan đến hoại tử xương.

Tramadol là một loại thuốc giảm đau gây nghiện, được sử dụng để điều trị các cơn đau từ trung bình đến nghiêm trọng ở người lớn. Thuốc được sử dụng cho các cơn đau diễn tiến suốt ngày, đêm và không đáp ứng các loại thuốc giảm đau khác.

  • Liều lượng sử dụng: 2 – 4 viên / ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau:

Thuốc giảm đau nói chung là an toàn khi sử dụng theo đúng hướng dẫn. Tuy nhiên đôi khi thuốc có thể dẫn đến nhiều rủi ro cũng như tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng thường xuyên hoặc quá liều. Các tác dụng phụ bao gồm:

  • Tổn thương các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như gan hoặc thận.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Các vấn đề tim mạch.
  • Buồn nôn, đau bụng hoặc ợ chua.
  • Ù tai.
  • Viêm loét dạ dày.

Do đó, điều quan trọng là sử dụng đúng loại thuốc và hướng dẫn sử dụng được chỉ định.

2. Thuốc kháng viêm không steroid hỗ trợ trị hoại tử xương

Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau nhức và sốt, liên quan đến viêm khớp, viêm xương khớp và hoại tử xương. Các loại NSAID phổ biến nhất bao gồm Aspirin, Ibuprofen và Naproxen natri.

Thuốc chống viêm không steroid hoạt động bằng cách ngăn cơ thể sản xuất một số hóa chất gây viêm, làm chậm các tổn thương mô liên quan đến viêm khớp và hoại tử xương. Các loại NSAID được sử dụng như thuốc trị hoại tử xương bao gồm:

Thuốc Aspirin chữa hoại tử khớp
Thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa tình trạng sưng tấy

Diclofenac:

Diclofenac hay diclofenac sodium được chỉ định cho các trường hợp đau, sưng liên quan đến các bệnh viêm xương, viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý khác. Thuốc không thể chữa khỏi tình trạng hoại tử xương, tuy nhiên có thể giúp giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Liều lượng sử dụng: 25 mg / lần x 4 lần mỗi ngày.

Piroxicam:

Piroxicam thường được sử dụng để hạ sốt, chống viêm và giảm đau. Thuốc có tác dụng giảm đau mạnh và hiệu quả nhanh, do đó thường được kê đơn cho các trường hợp đau liên quan đến hoại tử xương từ trung bình để nghiêm trọng. Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định cho các trường hợp viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớpcơn gout cấp.

Liều lượng sử dụng: 20 mg / lần / ngày. Đây là liều tối đa được khuyến cáo, không được sử dụng quá liều trừ khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

Meloxicam:

Meloxicam thuộc nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, thường được chỉ định cho các trường hợp viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp, hoại tử xương hoặc viêm hoại tử vô mạch chỏm xương đùi.

  • Liều lượng sử dụng: Liều khởi đầu: 7.5 mg / ngày và có thể tăng lên tối đa 15 mg / ngày.

Đối với bệnh nhân cao tuổi, người suy gan, suy thận hoặc các các bệnh lý tiềm ẩn khác, vui lòng trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Celecoxib:

Celecoxib là thuốc giảm đau, chống viêm, được chỉ định để điều trị chứng thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và hoại tử xương. Thuốc có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng, kiểm soát cơn đau cấp tính và hỗ trợ phục hồi các chức năng vận động bình thường.

  • Liều lượng sử dụng: 100 – 200 mg / lần x 1 – 2 lần / ngày. Liều lượng tối đa là 400 mg lần x 2 lần / ngày.

Etoricoxib:

Etoricoxib được chỉ định như thuốc trị hoại tử xương, gout cấp tính và các cơn đau khác, chẳng hạn như phẫu thuật răng. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng cho các trường hợp như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp cấp và mạn tính.

Liều dùng phổ biến: 30 – 60 mg / lần / ngày.

Tác dụng phụ phổ biến của thuốc chống viêm không steroid:

Thuốc chống viêm không steroid có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nếu sử dụng với liều lượng lớn hoặc khi sử dụng trong thời gian kéo dài. Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Chướng bụng
  • Ợ chua
  • Đau bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy và (hoặc) táo bón

Các tác dụng phụ này có thể cải thiện bằng cách sử dụng thuốc cùng với thức ăn, sữa hoặc thuốc kháng axit. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Thuốc trị loãng xương Alendronate

Các loại thuốc điều trị loãng xương có thể làm chậm sự phát triển của tình trạng hoại tử xương và hỗ trợ tăng cường lượng máu lưu thông đến xương. Alendronate là thuốc trị hoại tử xương phổ biến nhất, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị tình trạng mất xương ở người lớn. Tác dụng làm chậm quá trình mất xương có thể duy trì xương chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ gãy xương cũng như ngăn ngừa tình trạng hoại tử xương trở nên nghiêm trọng hơn.

Liều lượng sử dụng: 1 viên 70 mg / lần / tuần. Sau khi uống thuốc, duy trì tư thế ngồi hoặc đứng thẳng lưng trong ít nhất 30 phút.

Thuốc Alendronate làm chậm quá trình hoại tử xương
Thuốc trị loãng xương Alendronate có thể tăng cường cấu trúc xương và làm chậm quá trình hoại tử

Tác dụng phụ của thuốc trị loãng xương Alendronate:

  • Đau dạ dày
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn

Thuốc hiếm khi dẫn đến các phản ứng phụ nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng như phát ban, ngứa da, sưng mặt, chóng mắt hoặc khó thở.

4. Thuốc điều trị viêm xương Miacalcic

Thuốc Miacalcic có hoạt chất chính là calcitonin, thuộc nhóm chủ vận thụ thể có vai trò điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Thuốc thường được chỉ định điều trị bệnh Paget xương, tăng canxi huyết và loãng xương. Tuy nhiên Miacalcic cũng được sử dụng kết hợp với calcitonin để điều trị hoại tử xương.

Miacalcic là thuốc giúp tình trạng hoại tử xương không nghiêm trọng
Miacalcic là thuốc điều trị viêm xương và có tác dụng ngăn ngừa tình trạng hoại tử xương trở nên nghiêm trọng hơn

Thuốc trị hoại tử xương Miacalcic hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào hủy xương. Khi các tế bào phá hủy xương sẽ dẫn đến sụp đổ cấu trúc xương và khiến tình trạng hoại tử xương trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định sử dụng để dự phòng tình trạng mất xương đột ngột và bảo vệ cấu trúc xương.

Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ cũng như khả năng đáp ứng của thuốc. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tác dụng phụ:

  • Sốt
  • Thở dốc
  • Nổi mề đay và gây ngứa da
  • Tiểu gắt, viêm bàng quang
  • Ớn lạnh, đau đầu, chóng mắt, hoa mắt
  • Tác động lên hệ thống tim mạch, dẫn đến đỏ bừng mặt, có cảm giác châm chích và tăng huyết áp
  • Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn

Nếu các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5. Thuốc làm loãng máu Warfarin giúp chữa hoại tử xương

Nếu nguyên nhân gây hoại tử xương là do rối loạn đông máu, bác sĩ có thể kê thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như Warfarin để ngăn ngừa các cục máu đông nuôi mạch trong xương.

Thuốc Warfarin hỗ trợ trị hoại tử xương
Warfarin là thuốc chống đông máu, có thể ngăn ngừa các cục máu đông và giúp đưa máu đi nuôi dưỡng các xương

Warfarin là thuốc kê đơn, có tác dụng điều trị hoặc ngăn ngừa cục máu đông. Cục máu đông có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim và các tình trạng nghiêm trọng khác. Cụ thể, Warfarin thường được chỉ định để:

  • Giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, tử vong.
  • Ngăn ngừa và điều trị các cục máu đông dẫn máu nuôi xương, hạn chế tổn thương liên quan đến hoại tử xương.
  • Ngăn ngừa và điều trị cục máu đông ở các bộ phận của cơ thể như chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) và ở phổi (thuyên tắc phổi).

Liều lượng sử dụng: 2 – 5 mg / lần. Liều lượng được chỉ định và thay đổi bởi bác sĩ chuyên môn.

Tác dụng phụ tiềm ẩn:

  • Chảy máu bất thường, chẳng hạn như bầm tím da không thể giải thích được
  • Chảy máu cam
  • Chảy máu nướu răng
  • Nước tiểu màu hồng hoặc nâu
  • Phân màu đỏ hoặc đen
  • Ho ra máu
  • Nôn ra máu hoặc bã cà phê

Đôi khi Warfarin có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh cần gọi cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng, chẳng hạn như đau đớn bất thường, thay đổi nhiệt độ cơ thể, đau và có màu tím sẫm ở ngón chân.

Thuốc trị hoại tử xương được chỉ định và hướng dẫn sử dụng bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị hoại tử xương

Hoại tử xương xảy ra do mất máu tạm thời hoặc vĩnh viễn ở xương, thường phổ biến ở phần cuối của những xương dài, chẳng hạn như xương đùi. Tình trạng này có thể liên quan đến chấn thương, sử dụng thuốc hoặc lạm dụng rượu hoặc biến chứng sau khi phẫu thuật xương.

Mặc dù các loại thuốc trị hoại tử xương có thể cải thiện một số triệu chứng, giảm giảm đau, ngăn ngừa tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, tuy nhiên thuốc chỉ mang lại hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh. Trong một số trường hợp, thuốc có thể ngăn ngừa các biến chứng, tuy nhiên điều quan trọng là sử dụng đúng loại thuốc cũng như liều lượng chỉ định. Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên duy trì hoạt động thể chất, tái khám định kỳ cũng như thông báo với bác sĩ ngay khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, để hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến hoại tử xương, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Hạn chế rượu bia, bởi vì uống nhiều rượu bia là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến hoại tử xương.
  • Duy trì mức độ cholesterol thấp, bởi vì những phần nhỏ chất béo là nguyên nhân chính ngăn chặn quá trình cung cấp máu cho xương, dẫn đến hoại tử.
  • Sử dụng thuốc steroid theo đúng hướng dẫn, không lạm dụng hoặc thay đổi liều lượng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Các tổn thương liên quan đến xương, bao gồm hoại tử xương, có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh sử dụng steroid liều cao kéo dài.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá, bởi vì thuốc lá một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hoại tử xương.

Những loại thuốc trị hoại tử xương mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, điều quan trọng là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện lối sống khoa học. Trao đổi với người có chuyên môn nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc khi có bất cứ câu hỏi liên quan nào.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Đa U Tủy Xương Sống Được Bao Lâu
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Hàm Ở Đâu
Việc xác định khám ung thư xương hàm ở đâu chính xác, chất lượng và điều trị hiệu quả? Người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. [caption id="attachment_33593" ...
Xem chi tiết
Bệnh Lao Xương Có Lây Không
Nếu thắc mắc bệnh lao xương có lây không, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị sớm và đúng ...
Xem chi tiết
Xạ Hình Xương Có Phải Cách Ly Không
Xạ hình xương có phải cách ly không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người đang có con nhỏ. Đây là một xét nghiệm tiên tiến và được áp dụng rộng rãi. Xét nghiệm này ...
Xem chi tiết
Đa U Tủy Xương Có Di Truyền Không
Nếu đang thắc mắc đa u tủy xương có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa phù hợp. Xác ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua