10 thuốc trị đau nhức xương khớp tốt nhất 2023 và lưu ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, Corticosteroid… là các thuốc trị đau nhức xương khớp tốt, thường được sử dụng. Những loại thuốc này có tác dụng chống viêm và giảm đau từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra dựa vào nguyên nhân và triệu chứng, người bệnh có thể được yêu cầu dùng thêm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm, thuốc giảm đau thần kinh.

Thuốc trị đau nhức xương khớp
Thông tin cơ bản về công dụng và liều dùng 10 thuốc trị đau nhức xương khớp tốt nhất hiện nay

10 loại thuốc trị đau nhức xương khớp tốt nhất

Đau nhức xương khớp thường xảy ra ở những người có công việc nặng nhọc, thừa cân béo phì, người già và bệnh nhân mắc bệnh xương khớp. Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bằng các cách trị đau nhức xương khớp tại nhà. Đối với những trường hợp nặng hơn, đau nhức dai dẳng hoặc đau do bệnh lý, người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thông thường, người bệnh được kiểm tra kỹ lưỡng và chẩn đoán xác định trước khi sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được dùng nhóm/ loại thuốc trị đau nhức xương khớp dưới đây:

1. Paracetamol (acetaminophen)

Paracetamol (acetaminophen) là thuốc trị đau nhức xương khớp được sử dụng phổ biến. Thuốc này có tác dụng chính gồm hạ sốt và giảm đau, phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do chấn thương, lao động gắng sức, hoạt động sai tư thế. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng cho những người bị đau xương khớp cấp tính, đau do một số bệnh lý kèm theo sốt.

Paracetamol giúp giảm đau bằng cách ức chế quá trình dẫn truyền cảm giác đau, cải thiện chức năng thần kinh. Thông thường Paracetamol có thể mang đến hiệu quả hạ sốt và giảm đau sau liều đầu tiên. Tuy nhiên thuốc không thể ngăn tình trạng nhiễm trùng và viêm tiến triển.

Trong thời gian sử dụng Paracetamol điều trị đau nhức xương khớp, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, buồn ngủ, phát ban, ngứa da… Tuy nhiên những tác dụng phụ này hiếm gặp và thường chỉ thoáng qua.

Chống chỉ định

Không dùng Paracetamol cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Những người có vấn đề ở thận, phổi và tim
  • Người say rượu hoặc có tiền sử nghiện rượu
  • Bệnh nhân bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase
  • Người bị thiếu máu

Liều dùng thuốc 

Paracetamol được sử dụng bằng đường miệng

Liều dùng Paracetamol trong điều trị đau nhức xương khớp:

  • Liều khuyến cáo: Uống 1 viên Paracetamol 500mg/ lần mỗi 4 – 6 giờ. Uống thuốc liên tục 5 đến 7 ngày.
  • Liều tối đa: Uống 3000mg Paracetamol/ ngày.

Giá bán tham khảo

Paracetamol đang được bán trên trị trường với giá 32.000 VNĐ/ hộp 5 vỉ x 10 viên Paracetamol 500mg.

Paracetamol (acetaminophen)
Paracetamol (acetaminophen) phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do chấn thương và bệnh lý

2. Hoạt huyết Phục cốt hoàn 

Sau một quá trình dài được các bác sĩ, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu, phát triển và bào chế, viên uống Hoạt huyết Phục cốt hoàn đã chính thức được ra đời. Sản phẩm được bào chế từ các loại dược liệu thiên nhiên quý, đảm bảo được nuôi trồng và thu hoạch SẠCH theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy không những mang lại hiệu quả cao, viên uống còn đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. 

Thành phần

  • Hầu vĩ tóc (9400mg): Thành phần dược liệu này mang tới công dụng nổi bật trong việc chống oxy hóa mạnh, giảm đau, sưng, kháng khuẩn,.. 
  • Gối hạc (5600mg): Đây được biết đến là cây thuốc Nam quý, giúp tiêu sưng, thông huyết, đem lại công dụng hiệu quả trong điều trị phong tê thấp,…
  • Na rừng (8500mg): Có khả năng điều trị phong thấp, điều hòa khí huyết thúc đẩy quá trình đưa máu đến nuôi sụn khớp thuận lợi hơn. 
  • Hy thiêm (7500mg): Là loại dược liệu có tác dụng chống viêm, giãn cơ. Vì vậy thường được sử dụng trong cải thiện các vấn đề liên quan đến xương khớp. 
  • Phòng phong (8750mg): Loại dược liệu này có tác dụng hành kinh lạc, khu phong, bổ trung, lợi ngũ tạng,…Do đó được dùng nhiều trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp và cải thiện sức khỏe tổng thể. 
  • Một số hoạt chất khác: Glucosamin sulfat Natri 300mg, Chondroitin 50mg, MSM – Methylsunlfonylmethane 20mg….

Công dụng

Với nguồn dược liệu sạch 100% và được bào chế theo quy trình khoa học, Hoạt huyết phục cốt hoàn mang đến người dùng những công dụng tuyệt vời như sau: 

  • Bổ sung lượng chất nhầy dịch khớp giúp tăng hiệu quả hoạt động cho các khớp, đồng thời tái tạo sụn khớp. Từ đó giúp các khớp khỏe mạnh hơn, giảm đau nhức và vận động linh hoạt, dẻo dai. 
  • Hỗ trợ làm giảm hiệu quả các triệu chứng bệnh lý liên quan đến sức khỏe xương khớp như đau nhức, viêm đa khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp,…
  • Chăm sóc sức khỏe xương khớp toàn diện và phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý về xương khớp thường gặp ở cả người trưởng thành, người trung tuổi và cao tuổi.

Chống chỉ định

  • Trẻ dưới 6 tuổi.
  • Người bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong sản phẩm.
  • Phụ nữ có thai cần thận trọng khi dùng sản phẩm, tốt nhất nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cách sử dụng

  • Nên uống sau ăn từ 20 – 30 phút để sản phẩm phát huy công dụng tốt nhất. 

Liều dùng

  • Trẻ từ 6 – 15 tuổi: Dùng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ
  • Người trên 15 tuổi: Uống từ 12 – 14 viên/ngày và chia thành 2 lần. 

Giá bán tham khảo

Hiện nay, viên uống Hoạt huyết Phục cốt hoàn đã có mặt tại siêu thị DrVitamin – Địa chỉ phân phối chính hãng sản phẩm từ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Vì vậy, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm tham khảo và chọn mua sản phẩm tại đây với giá thành ưu đãi nhất cùng nhiều quà tặng giá trị. 

3. Glucosamine Orihiro 

Glucosamine Orihiro với thành phần chính là glucosamine hydrochloride giúp tăng tiết dịch khớp, giúp khớp vận động dễ dàng và linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm này của Nhật cũng có tác dụng giúp giảm đau nhức xương khớp và phòng chống hiệu quả một số bệnh về xương khớp thường gặp hiện nay như viêm khớp, sưng khớp, thoái hóa khớp,…Đồng thời sản phẩm cũng được nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng hàng đầu hiện nay.

Chống chỉ định

  • Những người đang sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị y tế với các bệnh lý tim mạch, tiểu đường.
  • Không dùng cho trẻ nhỏ.

Liều dùng

  • Liều dùng: Mỗi ngày nên uống 10 viên, uống làm 2 lần sau các bữa ăn.
  • Cách dùng: Cần uống với nhiều nước, giúp sản phẩm hấp thụ nhanh và hiệu quả.

Nên đọc:

Giá bán hiện nay: Glucosamine Orihiro chính hãng Nhật đang được bán tại chuỗi siêu thị DrVitamin với giá ưu đãi 749.000đ/hộp/900 viên. 

4. Thuốc chống viêm và giảm đau tại chỗ

Đây là thuốc trị đau nhức xương khớp có độ an toàn cao và được dùng rộng rãi để cải thiện tình trạng đau nhức. Người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm và giảm đau tại chỗ như Lidocaine, Menthol, Methyl salicylate, Capsaicin…

Thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm đau (mức độ nhẹ đến trung bình), hạn chế cứng khớp và tăng khả năng vận động. Một số tác dụng khác: Tăng lưu thông máu, giảm tê bì tay chân, giảm sưng, tan vết bầm…

+ Lidocaine

Thuốc chứa Lidocaine được bào chế dưới dạng kem bôi và miếng dán. Thuốc có tác dụng co mạch, giảm khả năng thụ cảm tính hiệu đau của dây thần kinh (thông qua bề mặt da) và gây tê tại chỗ.Từ đó giúp giảm viêm, sưng và giảm cảm giác đau nhức.

Liều dùng Lidocaine cho bệnh nhân đau nhức xương khớp

  • Dùng Lidocaine từ 2 – 4 lần/ ngày.

+ Menthol

Menthol được chiết xuất từ tinh dầu bạc hà. Đây là một hoạt chất kháng viêm có tác dụng giảm viêm, sưng, đau nhức và bầm tím tại khu vực tổn thương.

Liều dùng Menthol

  • Dùng Menthol từ 2 – 4 lần/ ngày.

+ Methyl salicylate

Methyl salicylate có tác dụng giảm đau và giảm sung huyết niêm mạc tại chỗ. Loại thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do chấn thương, đau do bong gân, đau kèm theo tình trạng co thắt cơ, sưng và bầm tím. Thuốc chứa Methyl salicylat được bào chế dưới dạng thuốc xịt, kem bôi, thuốc xoa bóp và miếng dán.

Liều dùng Methyl salicylate

  • Dùng Methyl salicylate từ 2 – 3 lần/ ngày.

+ Capsaicin

Capsaicin được chiết xuất từ quả ớt. Đây là một hoạt chất giảm đau có tác dụng phòng ngừa và xoa dịu cảm giác đau nhức kèm theo căng cơ. Thuốc chứa Capsaicin phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do chấn thương, vận động quá sức, lao động nặng nhọc, đau nhức xương khớp ở người già do thoái hóa xương.

Thuốc chống viêm và giảm đau tại chỗ
Lidocaine, Menthol, Methyl salicylate, Capsaicin… là thuốc chống viêm và giảm đau tại chỗ được dùng phổ biến

Liều dùng Capsaicin

  • Dùng Capsaicin từ 1 – 3 lần/ ngày.

Mặc dù hiếm gặp nhưng việc dùng thuốc chống viêm và giảm đau tại chỗ có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như kích ứng da, ngứa ngáy, phát ban, đỏ da.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.

Thận trọng

  • Không dán và bôi thuốc lên những khu vực có lở loét da hoặc có vết thương hở.

Cách sử dụng

Thuốc dán

  • Dùng miếng dán dán trực tiếp lên khu vực đau nhức

Thuốc bôi

  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa đều lên khu vực bị đau nhức
  • Massage trong 5 phút để các tinh chất thấm nhanh và sớm phát huy tác dụng.

5. Thuốc giảm đau gây nghiện (liều đơn lẻ)

Đây là thuốc điều trị đau nhức xương khớp được dùng cho những trường hợp đau từ vừa đến nặng, bệnh nhân không có đáp ứng với Paracetamol + codeine hoặc các loại thuốc giảm đau và chống viêm khác. Thuốc này có khả năng tác động lên hệ thần kinh, giảm truyền tín hiệu đau, tăng khả năng chịu đau của cơ thể. Vì thế việc sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện có thể giúp người bệnh giảm đau nhức xương khớp nhanh và hiệu quả.

Tùy thuộc vào mức độ đau và khả năng đáp ứng, người bệnh có thể được yêu cầu dùng thuốc giảm đau gây nghiện với những loại sau:

  • Tramadol (hoạt tính nhẹ): Dùng cho trường hợp đau trung bình
  • Morphin, Pethidin (hoạt tính nặng): Dùng cho trường hợp đau nặng

Bệnh nhân chỉ dùng thuốc giảm đau gây nghiện khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra thuốc được dùng điều trị ngắn hạn để hạn chế nguy cơ lệ thuộc thuốc và phát sinh các tác dụng phụ (buồn ngủ, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, thở chậm, khó tiểu, rối loạn cương dương, rối loạn hệ tiêu hóa, chóng mặt…)

Chống chỉ định

Thuốc giảm đau gây nghiện không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Người quá mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc
  • Bệnh nhân dưới 15 tuổi
  • Đang sử dụng thuốc ức chế MAO
  • Có tiền sử ngộ độc với thuốc ngủ, thuốc hướng tâm thần
  • Động kinh chưa được kiểm soát
  • Suy gan nặng
  • Suy hô hấp
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Liều lượng

Sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện trong điều trị đau nhức xương khớp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc giảm đau gây nghiện
Thuốc giảm đau gây nghiện (liều đơn) được dùng cho người bị đau từ vừa đến nặng, không có đáp ứng với Paracetamol + codeine

6. ZS Chondroitin 

Zs Chondroitin có sự kết hợp giữa Glucosamine và các loại sụn bào chế. Vì vậy viên uống có khả năng hấp thụ nước cao, giúp đưa dịch đến các sụn khớp tốt hơn, cải thiện chức năng bôi trơn các khớp xương. 

Không những thế, Zs Chondroitin còn có tác dụng giảm nhanh những cơn đau do thoải hóa khớp gây ra. Đồng thời giúp thúc đẩy quá trình tái tạo của sụn khớp, giúp việc hấp thu canxi được cải thiện. Từ đó giúp phòng chống hiệu quả các bệnh về xương khớp thường gặp hiện nay. 

Chống chỉ định

  • Không sử dụng cho trẻ sơ sinh.
  • Không sử dụng cho người bị dị ứng với thành phần sản phẩm.
  • Đối với phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc cho con bú cần thận trọng khi dùng viên uống.

Liều dùng

  • Liều dùng: Sử dụng 6 viên mỗi ngày.
  • Cách dùng: Uống các viên uống sau mỗi bữa ăn. Đối với các trường hợp đặc biệt cần uống theo chỉ định của bác sĩ.

Sản phẩm hiện đang được bán với giá 1.499.000đ tại siêu thị DrVitamin. 

7. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ là lựa chọn cho những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp kèm theo căng cơ, đau do chấn thương cấp tính hoặc không có đáp ứng tốt với NSAID/ Acetaminophen. Thuốc này có tác dụng giảm co thắt cơ và giảm đau hiệu quả.

Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng Cyclobenzaprine (Flexeril), Metaxalone (Skelaxin), TIZANIDINE (Zanaflex) hoặc một số loại thuốc giảm cơ khác.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc giãn cơ cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Trẻ em
  • Bệnh nhân bị nhược cơ năng
  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần của thuốc

Liều dùng

Uống thuốc giãn cơ với một ly nước đầy. Nên uống thuốc sau khi ăn no.

Liều dùng thuốc giãn cơ (Cyclobenzaprine) trong điều trị đau nhức xương khớp:

  • Liều khuyến cáo: Uống 5 – 10mg Cyclobenzaprine/ lần, ngày uống 3 lần.
  • Liều tối đa: 30mg Cyclobenzaprine/ ngày.

Thuốc giãn cơ giúp cải thiện tình trạng co thắt cơ và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên dùng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng liều cao có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Thường gặp gồm buồn nôn, đau hoặc khó chịu ở ngực, rối loạn nhịp tim, ra nhiều mồ hôi, đau bụng, mệt mỏi, giảm khả năng phối hợp giữa các chi, suy nhược một bên cơ thể, dễ bầm tím, nước tiểu sẫm màu…

Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp kèm theo căng cơ, đau do chấn thương cấp tính

8. Corticosteroid

Trong điều trị đau nhức xương khớp, Corticosteroid có thể được dùng ở dạng thuốc uống (viên) hoặc thuốc tiêm (dung dịch) tùy theo khả năng đáp ứng. Corticosteroid có tác dụng ức chế miễn dịch, chống dị ứng, chống viêm và giảm đau.

Corticosteroid phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp thể cấp tính và mãn tính, đau do những bệnh lý ở cột sống như viêm cột sống, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

Ngoài ra thuốc còn được dùng cho những trường hợp không có đáp ứng với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc giãn cơ. Corticosteroid được uống giúp giảm đau và chống viêm toàn thân. Corticosteroid đường tiêm có tác dụng giảm đau và viêm tại chỗ (dùng cho trường hợp nặng).

Trong hầu hết các trường hợp, dùng Corticosteroid dài ngày có thể gây ra một số tác dụng phụ như loãng xương, tăng đường huyết, nhiễm trùng, loét dạ dày tá tràng, da teo mỏng, hội chứng cushing, vấn đề ở mắt…

Chống chỉ định

  • Viêm gan A hoặc B
  • Loãng xương
  • Nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn tiến triển
  • Dị ứng với thành phần của thuốc

Thận trọng

  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Trẻ em
  • Suy gan, suy thận
  • Suy giảm miễn dịch
  • Cao huyết áp
  • Viêm loét dạ dày
  • Đái tháo đường

Liều lượng

Thuốc Corticosteroid cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Corticosteroid
Thuốc Corticosteroid thường được sử dụng với mục đích ức chế miễn dịch, chống dị ứng, chống viêm và giảm đau

9. Thuốc giảm đau thần kinh

Gabapentin là thuốc giảm đau thần kinh được dùng rộng rãi. Thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do các bệnh lý làm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Điển hình như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa

Việc sử dụng Gabapentin có thể giúp người bệnh giảm đau từ vừa đến nặng. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, thuốc này được dùng chung với các loại giảm đau gây nghiện để tăng hiệu quả. Ngoài ra thuốc Gabapentin còn có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh động kinh, hội chứng chân không yên, phù hợp với những người có nguy cơ mắc bệnh.

Chống chỉ định

  • Người quá mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc

Thận trọng

Thận trọng trước khi dùng Gabapentin cho các trường hợp:

  • Bệnh nhân bị động kinh vắng ý thức
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Phụ nữ mang thai
  • Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị với Morphine

Liều dùng

Gabapentin được dùng ở dạng thuốc uống. Nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

Liều dùng Gabapentin trong điều trị đau nhức xương khớp liên quan đến bệnh lý thần kinh:

  • Liều khởi đầu: Uống 100 – 300mg Gabapentin/ lần/ ngày vào buổi tối. Sử dụng liên tục từ 3 đến 7 ngày.
  • Liều duy trì: Uống 600mg Gabapentin/ lần x 3 lần/ ngày. Uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

Gabapentin có khả năng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng vì thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, tăng huyết áp, tăng cân, run, rối loạn tư duy, rung giật nhãn cầu…

Giá bán tham khảo

Thuốc Gabapentin đang được bán với giá 1.178.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Gabapentin 300mg.

Thuốc giảm đau thần kinh
Gabapentin được dùng cho bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do các bệnh lý làm ảnh hưởng đến dây thần kinh

10. Diacerein

Diacerein thuộc nhóm Anthraquinon. Đây là một loại thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm. Thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa, tăng khả năng chữa lành tổn thương, hỗ trợ giảm viêm và giảm đau. Vì thế Diacerein thường được dùng cho những trường hợp bị đau nhức xương khớp do thoái hóa.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, Diacerein (đường uống) được dùng với liều đơn lẻ hoặc dùng kết hợp với thuốc giảm đau kháng viêm để tăng hiệu quả cải thiện triệu chứng. Ở trường hợp nặng, Diacerein được dùng ở dạng thuốc tiêm kết hợp với thuốc chứa corticoid.

Hầu hết các trường hợp đều có đáp ứng tốt với Diacerein. Tuy nhiên dùng thuốc lâu dài có thể gây tác dụng phụ như đau bụng, tăng nhu động ruột, tiêu chảy, phản ứng dị ứng, tăng men gan, buồn nôn, nôn…

Chống chỉ định

Diacerein không được dùng cho trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc.

Liều dùng thuốc

Diacerein (đường uống) được dùng trong và sau bữa ăn.

Liều dùng thuốc Diacerein trị đau nhức xương khớp do thoái hóa:

  • Liều khởi đầu: Uống 50mg Diacerein/ ngày. Sử dụng liên tục từ 1 – 2 tuần.
  • Liều duy trì (tăng liều): Uống 50mg Diacerein/ lần, mỗi ngày 2 lần.

Giá bán tham khảo

Trên thị trường, thuốc Diacerein đang được bán với giá 313.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Diacerein 50mg.

Diacerein
Diacerein có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa, tăng khả năng chữa lành tổn thương, giảm viêm và giảm đau

 

Lưu ý khi dùng thuốc trị đau nhức xương khớp

Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trị đau nhức xương khớp sau khi thăm khám và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra bệnh nhân nên dùng thuốc đúng cách và đúng liều để đảm bảo tính an toàn, sớm kiểm soát tình trạng. Tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc hoặc tăng/ giảm liều dùng để tránh phát sinh rủi ro và ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị.

Một số lưu ý khác:

  • Không tự ý ngưng điều trị.
  • Cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc đang dùng và tình trạng sức khỏe trước khi sử dụng thuốc trị đau nhức xương khớp.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc thay đổi loại thuốc đang dùng khi dùng thuốc không hiệu quả (sau 7 ngày), phát sinh tác dụng phụ.
  • Không lạm dụng hoặc dùng thuốc quá số liều quy định. Nếu có vấn đề, người bệnh nên đến bệnh viện và gặp bác sĩ chuyên khoa
  • Không tự ý sử dụng thuốc trị đau nhức xương khớp kết hợp các các loại thuốc khác (bao gồm cả thuốc tây y, đông y và thuốc nam)
  • Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra diễn tiến bệnh, khả năng đáp ứng với thuốc. Đồng thời sớm phát hiện các bất thường và kịp thời xử lý (nếu có).
  • Chuyên gia xương khớp khuyến cáo người bệnh không nên tự ý lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm điều trị bệnh xương khớp vì có thể ảnh hưởng tới dạ dày, thần kinh. Người bệnh nên chuyển hướng điều trị sang Y học cổ truyền với cơ chế tự chữa lành và phục hồi cơ thể tự nhiên đảm bảo an toàn tuyệt đối. 

Trên đây là thông tin cơ bản về công dụng và liều dùng 10 loại thuốc trị đau nhức xương khớp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và điều trị đúng cách, người bệnh nên thăm khám và dùng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc để tránh phát sinh rủi ro.

Tham khảo thêm:

  • Hành trình thoát khỏi thoái hóa xương khớp nhờ Y học cổ truyền Việt Nam của vị tiến sĩ người Ấn độ
Câu hỏi liên quan
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết

Bình luận (64)

  1. Hoang minh thai says: Trả lời

    Cân tư vấn
    0965190***

  2. Hoàng Cảnh says: Trả lời

    Chào các bác, nhờ các bác ở đây ai có kinh nghiệm điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tư vấn giúp tôi. Hiện tôi đã bị chèn ép dây thần kinh nên có biểu hiện đau từ cổ xuống 2 bên cánh tay, vận động rất khó khăn. Riêng cổ là đau không thể cúi ngửa được nữa. Bác sĩ có nói nếu thời gian tới không có tiến triển thì phải xem xét đến phẫu thuật.

    1. Nguyễn Phương says:

      Tham khảo phương pháp tiêm ngoài màng cứng xem sao. Bố tôi bị thoát vị đĩa đệm tiêm 2 hay 3 mũi gì đó giờ hết đau được cả năm nay rồi

    2. Phan Huy says:

      Nếu đã bị nặng chèn ép thần kinh như vậy thì chỉ có vật lý trị liệu là hiệu quả nhất. Vừa giảm đau tốt lại giúp phục hồi chức năng. Phương pháp này cũng rất an toàn không tác dụng phụ

    3. Hải Nam says:

      Ở Hà Nội thì qua trung tâm thuốc dân tộc điều trị một đợt thử xem thế nào. Cách đây 2 năm tôi cũng được bác sĩ chỉ định phẫu thuật thoát vị mà thấy tốn kém quá nên được người ta mách cho đến trung tâm thuốc dân tộc chữa. Hồi đó bác sĩ Hữu Tuấn là người trực tiếp điều trị cho tôi, không biết giờ bác sĩ còn làm ở trung tâm nữa không, bác sĩ cho tôi dùng thuốc đông y kết hợp với châm cứu bấm huyệt. Đúng trong 3 tháng là tôi hết đau, tuy vận động không thể phục hồi được hoàn toàn chỉ được 8-9 phần, vẫn bị để lại di chứng nhẹ do tôi bị cứng khớp quá lâu trước đó rồi vậy nên được kết quả như thế này cũng là ngoài mong đợi

  3. Lê Thị Thu says: Trả lời

    Thuốc dán ngoài anh chị em hay dùng loại nào tốt mách tôi.

  4. Huỳnh Minh says: Trả lời

    Glucosamin nên mua loại của Nhật hay của Mỹ tốt hơn? Tôi thấy đa số đau xương khớp người ta đều đua nhau dùng glucosamin mà không biết có hiệu quả không, giá còn rất đắt

    1. Đỗ Trung Kiên says:

      Mua glucosami orihio của nhật ấy. Loại này 1 hộp giá hơn 700k. Uống được 3 tháng tính ra cũng rẻ mà. Tôi uống thằng này được nửa năm thấy khả quan phết

    2. Lưu Văn Hiếu says:

      Mua Orihio ở đâu được giá này thế bác. Em mới mua ngoài hiệu thuốc 930 nghìn mà chẳng biết có phải thuốc thật không. Nó báo là thuốc xách tay toàn là chữ tây chữ tàu

    3. Đỗ Trung Kiên says:

      Thuốc xách tay mua giá đấy là quá cao rồi. Tôi mua ở Dr vitamin là hàng nhập chính hãng đấy. Thuốc ngoại tôi toàn mua ở đây, giá nhỉnh hơn hàng xách tay chút nhưng có giấy tờ mã vạch đầy đủ nên đảm bảo

    4. Trang nguyễn says:

      Mình vừa uống thuốc nam vừa cấy chỉ. Uống thêm cái này đc ko ạ.

  5. Lê Khiêm says: Trả lời

    Có cách nào điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp mà không cần dùng đến thuốc không ? Ngoài viêm khớp tôi còn bị dạ dày nên không dám uống nhiều thuốc tây, muốn tìm phương pháp dân gian nào an toàn mà vẫn hiệu quả chút

    1. Cường says:

      Anh tham khảo bài này . Tôi cũng hay áp dụng những bài thuốc dân gian điều trị tại nhà cho lành mà cũng tiết kiệm chi phí. Nhưng hồi trước bệnh nhẹ thấy còn có tác dụng, nay bệnh ngày một nặng hơn, bôi đăp mãi không thấy giảm đau mấy. Chắc thời gian tới chuyển qua đông y xem thế nào. Họ bảo bệnh xương khớp dùng đông y là tốt nhất

    2. Linh Nguyễn says:

      Với bệnh xương khớp thì nên dùng ngải cứu hoặc lá lốt . Cứ theo công thức chia 50:50. Một nửa uống một nửa đắp ngoài. Đảm bảo dùng liên tục trong 1 tháng bệnh sẽ thuyên giảm rất nhiều. Tôi chưa bao giờ phải dùng đến một viên thuốc nào, chỉ có dùng mỗi 2 loại lá này

    3. Đào Hương Giang says:

      Dùng lá tươi hay lá khô thế bác ? Một ngày dùng bao nhiêu lần ?

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua