Top 8 Thuốc Trị Đau Khớp Vai Hiệu Quả Và Lưu Ý Khi Dùng

Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc trị đau khớp vai chủ yếu là những loại thuốc giảm đau kháng viêm có hoạt chất từ nhẹ đến mạnh. Loại thuốc cụ thể được chỉ định dựa trên mức độ nghiêm trọng của cơn đau, biểu hiện đi kèm và nguyên nhân. Trong thời gian điều trị, cần tuân thủ liều dùng và cách sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc trị đau khớp vai
Thuốc trị đau khớp vai gồm những thuốc giảm đau và kháng viêm có hoạt chất từ nhẹ đến mạnh

Danh sách 8 thuốc trị đau khớp vai hiệu quả

Đau khớp vai xảy ra do nhiều nguyên nhân, được chia thành hai nhóm gồm: Nguyên nhân cơ học (căng thẳng, hoạt động gắng sức, sai tư thế, chấn thương) và nguyên nhân bệnh lý (như viêm khớp vai, viêm quanh khớp vai, thoái hóa khớp vai, gãy xương, trật khớp vai…).

Tùy vào nguyên nhân mà cơn đau có thể nhẹ hoặc rất nặng. Đau thường kèm theo cứng vai, sưng, đỏ, yếu cánh tay và hạn chế cử động. Để kiểm soát tình trạng, thuốc trị đau khớp vai sẽ được chỉ định.

Các thuốc thường được sử dụng gồm:

1. Acetaminophen (Tylenol)

Acetaminophen (Tylenol) là thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc này được dùng phổ biến cho những bệnh nhân có cơn đau nhẹ và vừa. Acetaminophen giúp giảm đau do chấn thương và bệnh lý, tăng cảm giác dễ chịu, hỗ trợ phục hồi và cải thiện giấc ngủ.

Ngoài ra Acetaminophen còn có tác dụng hạ sốt. Thuốc được điều chế ở dạng viên uống. Đối với đau khớp vai, Acetaminophen (Tylenol) được sử dụng với liều lượng như sau:

  • Liều khuyến cáo: Uống 325 – 650mg Acetaminophen mỗi 4 đến 6 giờ
  • Liều tối đa: 4 gram/ ngày

Không sử dụng Acetaminophen cho những người quá mẫn với thành phần hoặc thiếu hụt men G6PD. Thuốc có thể gây độc tính với gan nếu dùng quá liều.

Acetaminophen (Tylenol)
Những người bị đau khớp vai do bệnh lý hoặc chấn thương nhẹ có thể dùng Acetaminophen (Tylenol)

2. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Đây là thuốc trị đau khớp vai hiệu quả. Các loại thường dùng gồm Aspirin, Ibuprofen và Naproxen. Thuốc có tác dụng trị viêm, chống kết tập tiểu cầu, giảm đau và hạ sốt. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) phù hợp với những bệnh nhân bị đau khớp vai ở mức độ trung bình, đau do các tình trạng viêm, chẳng hạn như:

  • Viêm khớp vai
  • Viêm gân
  • Viêm quanh khớp vai

NSAID cũng được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau khớp vai do chấn thương (giãn dây chằng vai, rách cơ…) để giảm sưng và ngăn viêm khớp sau chấn thương. Thuốc không phù hợp với người bị hen suyễn, mang thai, suy gan/ thận nặng, bệnh tim, loét dạ dày.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen phù hợp với người bị đau khớp vai ở mức độ vừa

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường được dùng ở dạng viên uống với liều lượng như sau:

  • Naproxen Natri: Uống 220mg/ lần mỗi 8 đến 12 giờ. Liều tối đa 440mg/ ngày, liên tục 5 ngày.
  • Ibuprofen: Uống 200 – 400mg/ lần mỗi 4 giờ. Liều tối đa 1200mg/ ngày.

NSAID thường làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và gây một số tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa. Vì thế thuốc bơm proton được sử dụng đồng thời để hạn chế tác dụng phụ.

3. Các loại gel và kem giảm đau tại chỗ

Nếu đau khớp vai ở mức độ nhẹ đến trung bình, người bệnh có thể thử các loại gel và kem giảm đau tại chỗ. Chẳng hạn như Salonpas gel và Diclofenac.

+ Salonpas gel

Salonpas gel thuộc nhóm giảm đau kháng viêm không kê đơn. Thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm đau từ nhẹ đến vừa do tổn thương cơ xương khớp. Salonpas gel đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân bị đau khớp vai do chấn thương (rách chóp xoay khớp vai, giãn dây chằng vai…) và viêm khớp, đau kèm theo sưng và bầm tím.

  • Cách dùng và liều lượng: Bôi một lớp mỏng lên vùng bị thương, không quá 4 lần/ ngày.
Salonpas gel
Salonpas gel là thuốc giảm đau kháng viêm không kê đơn, dùng để bôi ngoài

+ Diclofenac dạng bôi ngoài

Ở dạng bôi ngoài, Diclofenac được điều chế dưới dạng gel natri diclofenac 1% và dung dịch natri diclofenac 1,5%. Thuốc này thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc mang đến hiệu quả trị viêm, giảm nhẹ những cơn đau vừa. Đồng thời giảm sưng, hạn chế tích tụ dịch và máu, hỗ trợ làm tan máu bầm.

  • Cách dùng và liều lượng: Bôi một lớp mỏng lên vùng bị thương, không quá 3 lần/ ngày.
Diclofenac gel
Diclofenac gel là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), dùng trị viêm sưng và giảm đau

Các loại gel và kem giảm đau tại chỗ không có tác dụng phụ như thuốc uống. Những trường hợp quá mẫn có thể bị kích ứng nhẹ ở da. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có các triệu chứng nghiêm trọng.

4. Corticosteroid

Corticosteroid (Corticoid) là một trong các thuốc trị đau khớp vai hiệu quả và phổ biến, thuộc nhóm thuốc kháng viêm. Thuốc này phù hợp với những bệnh nhân đau quanh khớp vai từ trung bình đến nặng, đau vai do viêm khớp, không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường và NSAID.

Thuốc Corticosteroid giúp giảm viêm bằng cách ức chế sản sinh hóa chất gây viêm và ức chế miễn dịch. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống dị ứng và giảm đau do viêm.

Corticosteroid được điều chế ở nhiều dạng. Tuy nhiên thường được tiêm trực tiếp vào khớp vai bị thương hoặc dùng đường uống cho các bệnh tự miễn.

Corticosteroid
Tiêm Corticosteroid vào khớp cho những trường hợp bị viêm và có cơn đau nghiêm trọng

Tùy thuộc vào phân loại và tình trạng, thuốc có thể được dùng với liều lượng như sau:

  • Cortisone: Uống 25 – 300mg/ ngày hoặc tiêm vào cơ 20 – 300mg/ ngày.
  • Hydrocortisone: Uống 20 – 800mg/ ngày, từ 1 – 2 ngày. Hoặc tiêm tĩnh mạch, tiêm vào khớp/ cơ bị thương 5 – 500mg/ ngày.
  • Methylprednisolone: Uống 4 – 160mg/ ngày, dùng 1 – 2 ngày. Hoặc tiêm 4 – 160 mg/ lần/ ngày, tiêm vào tĩnh mạch hoặc khớp/ cơ bị thương.

Hiệu quả sau tiêm Corticosteroid vào khớp thường nhanh chóng và kéo dài vài tháng. Tuy nhiên lặp lại liều dùng với liều cao có thể gây một số tác dụng phụ. Chẳng hạn như khó ngủ, loãng xương tăng nguy cơ nhiễm trùng… Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc với liều thích hợp.

5. Thuốc giảm đau gây nghiện nhóm opioid

Thuốc giảm đau nhóm opioid (thuốc giảm đau gây nghiện) được đánh giá là thuốc trị đau khớp vai hiệu quả. Đây là nhóm thuốc giảm đau kê đơn. Do chứa những thành phần giảm đau mạnh nên opioid được chỉ định cho những trường hợp đau khớp vai từ trung bình đến rất nặng, đau sau phẫu thuật, đau sâu, không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau khác.

Hoạt chất giảm đau trong thuốc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Từ đó giúp giảm đau nhanh chóng, tác dụng kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên opioid có khả năng gây nghiện ở liều cao và dài hạn.

Thuốc giảm đau gây nghiện nhóm opioid
Thuốc giảm đau nhóm opioid được chỉ định cho bệnh nhân có khớp vai nhức nhói, đau nặng

Thuốc giảm đau nhóm opioid được điều chế ở dạng viên nén, viên nang và thuốc tiêm. Các thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Tramadol
  • Morphine
  • Codein
  • Fentanyl

Loại thuốc cụ thể và liều dùng được chỉ định dựa trên tình trạng cụ thể. Opioid chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

6. Paracetamol + Tramadol

Nếu bị đau vai ở mức độ vừa hoặc nặng, bác sĩ có thể chỉ định Paracetamol + Tramadol. Thuốc này có hai hoạt chất gồm Paracetamol và Tramadol, được điều chế ở dạng viêm uống.

Trong đó Tramadol thuộc nhóm thuốc giảm đau gây nghiện opioid. Thuốc chứa hoạt chất có khả năng tác động ở mức trung bình. Khi sử dụng, Tramadol tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm thay đổi phản ứng và cảm giác với cơn đau.

Paracetamol là thuốc giảm đau thông thường, có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Khi dùng kết hợp, Paracetamol làm tăng hiệu quả của Tramadol và giảm nồng độ opioid được đưa vào cơ thể. Từ đó giảm nguy cơ gây nghiện.

Paracetamol + Tramadol được dùng với hàm lượng Paracetamol 325mg và Tramadol 37.5mg. Liều dùng thuốc có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.

Paracetamol + Tramadol
Paracetamol tăng hiệu quả trị đau của Tramadol khi dùng kết hợp, phù hợp với cơn đau vừa và nặng

7. Thuốc giãn cơ

Đây là nhóm thuốc trị đau khớp vai cho người có các vấn đề về cơ, đau từ nhẹ đến vừa kèm theo thắt chặt hoặc co cứng cơ. Thuốc giảm đau giãn cơ giúp thư giãn cơ, giảm co thắt có nguồn gốc trung ương, trị co thắt và co cứng cơ.

Ngoài ra thuốc giúp giảm đau bằng cách làm gián đoạn hoặc ức chế dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Thuốc giãn cơ là thuốc kê đơn, thường được dùng ở dạng viên uống.

Những loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng gồm:

  • Buscopan
  • Atropin

Liều dùng thuốc được chỉ định dựa trên tình trạng cụ thể.

Thuốc giãn cơ
Buscopan thuộc nhóm thuốc giãn cơ, thường được dùng trong điều trị đau khớp vai liên quan đến cơ

8. Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Nếu đau khớp vai kéo dài, ảnh hưởng đến tinh thần và giấc ngủ, một loại thuốc được gọi là thuốc chống trầm cảm ba vòng sẽ được sử dụng. Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị trầm cảm, giảm căng thẳng (nguyên nhân làm tăng mức độ đau). Từ đó cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm đau, giảm mệt mỏi. Một số loại thuốc chống trầm cảm ba vòng thường được sử dụng gồm:

  • Amitriptylin
  • Clomipramine
  • Tianeptine

Những loại thuốc này thường gây bất thường ở hệ tiêu hóa. Vì thế thuốc cần được dùng theo chỉ định để giảm tác dụng phụ và đảm bảo tính hiệu quả.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Thuốc chống trầm cảm ba vòng như Amitriptylin dành cho người có cơn đau ảnh hưởng đến tâm trạng

Lưu ý khi dùng thuốc trị đau khớp vai

Hầu hết những loại thuốc trị đau khớp vai là thuốc giảm đau và kháng viêm với hoạt chất từ nhẹ đến mạnh. Dựa vào tình trạng, loại thuốc cụ thể được chỉ định với liều lượng thích hợp.

Trong quá trình chữa trị, cần lưu ý những điều dưới đây để dùng thuốc an toàn và hiệu quả:

  • Thăm khám kỹ lưỡng, kiểm tra nguyên nhân gây đau khớp vai và đánh giá mức độ nghiêm trọng.
  • Dùng thuốc điều trị đau khớp vai theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kê đơn, thay đổi liều dùng hoặc loại thuốc.
  • Đọc kỹ thông tin hướng dẫn. Tuân thủ liều dùng và cách sử dụng để tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen và Ibuprofen có thể được dùng để giảm đau tạm thời trước khi thăm khám.
  • Đối với thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc này cần được dùng ở liều thấp có hiệu quả.
  • Thông báo với bác sĩ nếu loại thuốc đang dùng không hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân được tăng liều dùng hoặc sử dụng một loại thuốc thay thế.
  • Không lạm dụng hoặc dùng thuốc quá liều.
  • Nên kết hợp dùng thuốc trị đau khớp vai với các phương pháp khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. Cụ thể:
    • Sinh hoạt khoa học, tránh hút thuốc lá và không vận động gắng sức.
    • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin A, C, D, canxi, omega-3 cùng những thành phần mang đặc tính kháng viêm khác.
    • Giảm đau và sưng viêm từ nghệ/ gừng.
    • Xoa bóp nhẹ nhàng với tinh dầu thảo dược. Không áp dụng cho người bị trật khớp vai.
    • Chườm lạnh 20 phút, vài lần mỗi ngày sau chấn thương để giảm sưng đau.
    • Dùng nhiệt ở bệnh nhân bị đau khớp vai do bệnh lý.
    • Vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu.
    • Duy trì thói quen tập thể dục và vận động tại nhà với các bài tập thích hợp.

Những loại thuốc trị đau khớp vai giúp giảm nhanh cảm giác đau đớn, trị viêm. Đồng thời hạn chế cứng/ co thắt cơ. Từ đó hỗ trợ luyện tập và cải thiện khả năng vận động linh hoạt. Tuy nhiên thuốc cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dùng đúng liều để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bong Gân Nên Chườm Gì
Bong gân nên chườm gì (chườm nóng hay chườm lạnh) là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Cả hai liệu pháp này đều mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên do hoạt động với hai nguyên ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Di Truyền Không
Đau thần kinh tọa có di truyền không là một thắc mắc phổ biến của hầu hết người bệnh và người thân. Bài viết dưới đây là các thông tin cần thiết về tình trạng này, người bệnh có thể ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay lạnh là thắc mắc phổ biến của người bệnh khi xây dựng kế hoạch điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Tập Yoga Được Không
Thoái hóa cột sống là một bệnh lý phổ biến gây ra đau nhức và hạn chế vận động. Câu hỏi "Thoái hóa cột sống có tập yoga được không?" thường được đặt ra bởi nhiều người bệnh. Bài viết ...
Xem chi tiết
Khám Loãng Xương Ở Bệnh Viện Nào
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, bệnh viện Hòa Hảo, bệnh viện E... có thể giúp giải đáp khám loãng xương ở bệnh viện nào tốt và uy tín. Những bệnh viện này tập trung đội ngũ y ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua