Thuốc Kháng Viêm: Các Loại Phổ Biến Và Điều Cần Biết

Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc kháng viêm là loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị nhiều bệnh lý chẳng hạn như viêm khớp, viêm gân, bong gân, viêm bao hoạt dịch hoặc nhiều tình trạng y tế khác. Các loại thuốc này có thể giúp giảm đau, kiểm soát sưng và viêm một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tương tự như bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh các rủi ro không mong muốn.

Thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm được sử dụng phổ biến để điều trị nhiều vấn đề xương khớp

Thuốc kháng viêm là gì?

Thuốc kháng viêm hay thuốc chống viêm là những loại thuốc có tác dụng giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng sưng tấy và giảm đau. Các loại thuốc này thường mang lại hiệu quả nhanh chóng và có xu hướng ít tác dụng phụ hơn những loại thuốc khác.

Thuốc chống viêm có sẵn dưới dạng thuốc không kê đơn hoặc thuốc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như bệnh lý cụ thể được chẩn đoán.

Mặc dù an toàn và ít tác dụng phụ, tuy nhiên tương tự như các loại thuốc khác, thuốc kháng viêm cũng có nhiều rủi ro cũng như tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần thận trọng trước khi sử dụng thuốc hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Các loại thuốc chống viêm phổ biến

Hiện tại có hai nhóm thuốc kháng viêm chính được sử dụng để trong việc điều trị bệnh xương khớp, viêm sưng cũng như sốt, bao gồm:

1. Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để điều trị đau lưng, nhức đầu, viêm khớp hoặc cải thiện tình trạng sốt. Theo thống kê, mỗi ngày có hàng triệu người đang sử dụng thuốc kháng viêm như aspirin, advil hoặc Aleve đều giảm đau, hạ sốt thông thường, cải thiện tình trạng đau nhức cơ thể, sưng tấy, cứng khớp và nhiều tình trạng khác.

Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị đau lưng, các loại viêm khớp cũng như đau đầu và hạ sốt

NSAID hoạt động bằng cách ngăn chặn enzym cyclooxygenase (COX) tạo ra prostaglandin. Cơ thể tạo ra hai loại COX: COX-1 và COX-2, COX-1 bảo vệ niêm mạc dạ dày, trong khi COX-2 gây viêm trong cơ thể. Hầu hết các loại NSAID không đặc hiệu, có nghĩa là thuốc chặn cả COX-1 và COX-2.

Những loại NSAID phổ biến bao gồm:

  • Aspirin có sẵn dưới dạng thành phần chính của nhiều loại thuốc giảm đau cũng như nhiều thương hiệu thuốc kháng viêm khác như Anacin, Ascriptin, Bufferin hoặc Excedrin.
  • Ibuprofen thường được biết đến với các tên thương hiệu như Motrin và Advil.
  • Naproxen natri được biết đến với tên thương hiệu là Aleve.

Thuốc kháng viêm không steroid có sẵn dưới dạng không kê đơn tại các cửa hàng thuốc cũng như nhà thuốc địa phương. Ngoài ra, đôi khi aspirin cũng được chỉ định sử dụng kết hợp với acetaminophen để hạ sốt cũng như tăng cường hiệu quả giảm đau.

Chỉ định sử dụng thuốc chống viêm không steroid:

  • Đau do viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm gân
  • Đau cơ
  • Đau lưng
  • Đau răng
  • Đau do bệnh gout
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Đau bụng kinh

Không sử dụng NSAID không kê đơn liên tục trong hơn ba ngày đối với những cơn sốt và 10 ngày đối với những cơn đau, trừ khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ. NSAID mang lại hiệu quả giảm đau tốt nhưng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ liên quan.

Chống chỉ định của thuốc kháng viêm không steroid là bệnh nhân suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày, bệnh hen suyễn. Ngoài ra, không sử dụng aspirin cho trẻ em và những người bệnh rối loạn đông máu, điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng.

2. Thuốc kháng viêm có chứa Corticosteroid

Thuốc kháng viêm có chứa Corticosteroid thường được gọi là steroid, corticosteroid, là một loại thuốc kháng viêm, được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm mạch máu và nhiều bệnh lý khác.

thuốc kháng viêm, giảm đau
Thuốc kháng viêm có chứa Corticosteroid có thể tác động lên hệ thống miễn dịch và các hoạt động trong cơ thể

Corticosteroid là loại thuốc nhân tạo gần giống với cortisol, một loại hormone mà tuyến thượng thận sản xuất tự nhiên. Một số loại thuốc corticosteroid bao gồm cortisone, prednisone và methylprednisolone. Prednisone là loại steroid được sử dụng phổ biến nhất để điều trị một số bệnh thấp khớp.

Thuốc kháng viêm có chứa steroid hoạt động bằng cách giảm viêm và giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch. Viêm là một quá trình trong đó các tế bào bạch cầu và hóa chất của cơ thể tạo ra để bảo vệ chống lại nhiễm trùng và các chất lạ như vi khuẩn và vi rút. Tuy nhiên trong một số bệnh lý, hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động không bình thường, dẫn đến viêm nhiễm kéo dài chống lại các mô khỏe mạnh và gây tổn thương, viêm. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Đỏ
  • Ấm hoặc nóng rát
  • Sưng tấy
  • Đau đớn

Steroid làm giảm sản xuất các hóa chất gây viêm nhằm hạn chế các tổn thương mô ở mức thấp nhất. Tuy nhiên thuốc cũng làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch và gây ảnh hưởng đến một số chức năng trong cơ thể.

Các loại steroid phổ biến bao gồm:

  • Cortisone
  • Prednisone
  • Prednisolone
  • Methylprednisolone
  • Betamethasone
  • Hydrocortisone

Mặc dù có thể chống viêm cũng như hạn chế các rủi ro gây tổn thương bên trong cơ thể, tuy nhiên steroid cũng có nhiều rủi ro và tác dụng phụ, chẳng hạn như tái hấp thụ xương, gây mất xương và loãng xương. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây xuất huyết tiêu hóa, tổn thương da, rạn da, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, hoại tử xương, Hội chứng Cushing và nhiều biến chứng khác.

Tác dụng phụ của thuốc kháng viêm

Thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến để cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe cũng như giảm đau và giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động bình thường. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

1. Tác dụng phụ phổ biến

Người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng viêm với liều lượng lớn, lạm dụng hoặc sử dụng trong một thời gian dài. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể tự cải thiện, trong khi các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn cần được chăm sóc y tế.

Nhóm thuốc kháng viêm steroid
Đau bụng hoặc khó chịu ở dạ dày là tác dụng phụ phổ biến của thuốc kháng viêm

Các tác dụng phụ được báo cáo thường xuyên nhất của thuốc chống viêm là các triệu chứng về đường tiêu hóa (dạ dày và ruột), chẳng hạn như:

  • Chướng bụng, đầy hơi, bụng căng cứng, khó chịu
  • Ợ chua
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy hoặc táo bón

Các triệu chứng tiêu hóa này có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng thuốc với thức ăn, sữa hoặc thuốc kháng axit. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn vài ngày, ngay cả khi sử dụng thuốc kèm thức ăn, sữa hoặc thuốc kháng axit, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Các tác dụng phụ khác bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Cảm giác lâng lâng
  • Các vấn đề với sự cân bằng
  • Khó tập trung
  • Nhức đầu nhẹ

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày, hãy ngừng sử dụng thuốc và đến bệnh viện.

2. Tác dụng phụ nghiêm trọng

Đôi khi thuốc kháng viêm có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:

Tiêu hóa / Tiết niệu:

  • Phân đen, phân có máu hoặc có màu hắc ín
  • Nước tiểu có máu hoặc có màu đục
  • Đau bụng dữ dội
  • Có máu hoặc nôn ra chất như bã cà phê
  • Không có khả năng đi tiểu hoặc thay đổi lượng nước tiểu
  • Tăng cân bất thường
  • Vàng da hoặc vàng tròng mắt
Danh sách thuốc kháng viêm
Nếu người bệnh bị chóng mặt kèm tầm nhìn mờ khi sử dụng thuốc chống viêm, hãy đến bệnh viện ngay lập tức

Vùng đầu:

  • Tầm nhìn mờ
  • Có tiếng chuông trong tai
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau đầu dữ dội
  • Gặp khó khăn khi suy nghĩ, nói chuyện, thay đổi khả năng cân bằng hoặc thính giác giảm

Phản ứng dị ứng và các vấn đề khác:

  • Tích nước trong cơ thể, chẳng hạn như sưng miệng, mặt, môi, lưỡi, quanh mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân và xung quanh mắt
  • Phát ban, nổi mề đay nghiêm trọng, đỏ da, bong tróc
  • Ngứa da
  • Bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân
  • Thở khò khè, khó thở hoặc ho bất thường
  • Đau ngực, tim đập nhanh, hồi hộp
  • Mệt mỏi cấp tính hoặc có các triệu chứng giống như cúm
  • Đau lưng
  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống.

Chống chỉ định của thuốc kháng viêm

Nếu thuộc các nhóm đối tượng sau, người bệnh vui lòng thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng viêm:

  • Mang thai
  • Trẻ em và thanh thiếu niên không nên dùng aspirin hoặc các sản phẩm có chứa aspirin
  • Người sắp thực hiện phẫu thuật, bao gồm các thủ thuật nha khoa
  • Những người đã uống rượu, bia hoặc đồ uống có cồn trong ngày gần nhất.
  • Bệnh nhân hen suyễn phản ứng với aspirin.
  • Người bệnh từ 65 tuổi trở lên.
thuốc kháng viêm corticoid
Phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc kháng viêm

Một số bệnh lý chống chỉ định với thuốc kháng viêm bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường khó kiểm soát
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
  • Có vấn đề về chảy máu, chẳng hạn như người dễ bầm tím hoặc có thời gian chảy máu kéo dài
  • Huyết áp cao khó kiểm soát
  • Suy tim sung huyết
  • Có tiền sử đau tim hoặc đột quỵ
  • Dị ứng và mẫn cảm với thuốc

Mặc dù hiếm khi xảy ra, tuy nhiên thuốc kháng viêm đôi khi có thể gây dị ứng toàn thân, còn được gọi là sốc phản vệ. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sưng mắt, môi hoặc lưỡi
  • Khó nuốt
  • Hụt hơi
  • Nhịp tim nhanh
  • Đau hoặc tức ngực

Dị ứng hoặc sốc phản vệ là tình trạng nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nếu các dấu hiệu dị ứng thuốc cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức.

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng viêm

Mặc dù được sử dụng phổ biến và tương đối an toàn, tuy nhiên để giảm thiểu các rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

Thuốc kháng viêm không ảnh hưởng dạ dày
Sử dụng thuốc chống viêm theo hướng dẫn để tránh các tác dụng phụ
  • Chỉ sử dụng ngắn hạn: Theo khuyến cáo, không nên sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn quá 10 ngày liên tục. Điều này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ và các rủi ro không mong muốn khác.
  • Sử dụng thuốc kèm thức ăn: Uống thuốc với một chút thức ăn có thể ngăn ngừa các ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Bỏ các thói quen xấu: Uống rượu và hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống viêm.
  • Chú ý các biểu hiện của cơ thể: Chẳng hạn như đau bụng, phân sẫm màu hoặc đi ngoài ra máu cần được theo dõi và kiểm tra để tránh các rủi ro không mong muốn. Nhiều tình trạng xuất huyết dạ dày liên quan đến thuốc chống viêm có thể gây đe dọa đến tính mạng, do đó người bệnh cần có kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Cân nhắc sử dụng thuốc kết hợp: Đôi khi bác sĩ có thể kê các loại thuốc kết hợp khác, chẳng hạn như thuốc kháng axit để bảo vệ dạ dày, và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
  • Đến bệnh viện: Nếu các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Thuốc kháng viêm là một trong những loại thuốc điều trị cơ xương khớp được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc được sử dụng phổ biến từ viêm khớp, viêm gân, viêm khớp dạng thấp, bong gân, căng cơ hoặc các tình trạng viêm khác trong cơ thể.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc quá liều, lạm dụng hoặc dùng thuốc quá thời gian chỉ định. Trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa phù hợp và có cách sử dụng thuốc an toàn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Cột Sống Có Chữa Được Không
Thoái hóa cột sống là một căn bệnh mãn tính và nhiều người đặt ra câu hỏi "thoái hóa cột sống có chữa được không". Vấn đề sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này. Chúng tôi sẽ ...
Xem chi tiết
Khám Loãng Xương Ở Bệnh Viện Nào
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, bệnh viện Hòa Hảo, bệnh viện E... có thể giúp giải đáp khám loãng xương ở bệnh viện nào tốt và uy tín. Những bệnh viện này tập trung đội ngũ y ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Chữa Được Không
Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Tìm hiểu thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Đồng thời giúp thiết lập kế hoạch chăm ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Di Truyền Không
Đau thần kinh tọa có di truyền không là một thắc mắc phổ biến của hầu hết người bệnh và người thân. Bài viết dưới đây là các thông tin cần thiết về tình trạng này, người bệnh có thể ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Bơi Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi theo kiểu nào tốt nhất? Cần tránh các kiểu bơi nào để không gây tác động đến cột sống? Bơi với cường độ và thời gian như thế nào ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua