Thuốc Gout Colchicine: Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc gout Colchicine được sử dụng phổ biến trong phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Thuốc có tác dụng loại bỏ và hạn chế axit uric tích tụ, giảm viêm và giảm sưng đau trong các đợt cấp. Ngoài ra nhờ có thành phần chính là hoạt chất Colchicine, thuốc còn có tác dụng làm tăng sức bền mao mạch, phân hủy tế bào lympho, ức chế tuyến vỏ thượng thận…

Thuốc gout Colchicine
Thông tin cơ bản về công dụng, liều lượng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc gout Colchicine

Thông tin cơ bản về thuốc gout Colchicine

  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh gout, thuốc giảm đau và chống viêm không Steroid
  • Tên khác: Colchicin
  • Tên biệt dược: Goutnil Tablets, Colchicin 1mg, Colchicin
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 20 viên 1mg Colchicin

1. Thành phần

Thành phần của thuốc gout Colchicine gồm:

  • Hoạt chất Colchicine (thành phần chính)
  • Lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén

2. Tác dụng của thuốc gout Colchicine

Nhờ có thành phần chính là hoạt chất Colchicine, thuốc Colchicine mang đến nhiều tác dụng hữu hiệu sau:

  • Phòng ngừa và điều trị bệnh gout: Sau khi được đưa vào cơ thể, hoạt chất Colchicine nhanh chóng ức chế thực thể bào các vi tinh thể urat, đồng thời giảm khả năng di chuyển của các bạch cầu. Từ đó phòng ngừa tình trạng tăng tiết và tích tụ axit uric. Ngoài ra hoạt chất Colchicine còn có tác dụng cân bằng nồng độ pH nhờ khả năng ức chế quá trình tạo thành acid lactic, giúp các tinh thể monosodium urat không kết tủa tại các mô khớp.
  • Chống viêm không đặc hiệu: Thuốc gout Colchicine có tác dụng ức chế ứng động hóa học, giảm sự di chuyển của bạch cầu và giảm phản ứng viêm. Tuy nhiên tác dụng giảm và chống viêm của thuốc tương đối yếu.
  • Một số tác dụng khác:
    • Tác dụng chống phân bào
    • Tăng sức bền của mao mạch
    • Phân hủy tế bào lympho
    • Kích thích tuyến vỏ thượng thận
    • Ức chế phó giao cảm
    • Kích thích giao cảm
    • Chống ngứa…
Tác dụng của thuốc gout Colchicine
Tác dụng của thuốc gout Colchicine gồm phòng ngừa và điều trị cơn gout cấp, chống viêm, giảm triệu chứng

3. Dược lực và dược động học

Dược lực và dược động học của thuốc Colchicine như sau:

Dược lực

Colchicine điều trị gout.

Dược động học

  • Hấp thu: Sau khi được đưa vào cơ thể, Colchicine sẽ nhanh chóng được hấp thu ở ống tiêu hóa. Sau đó di chuyển vào vùng tuần hoàn ruột gan và phát huy tác dụng chữa bệnh.
  • Nồng độ đỉnh huyết tương: Đối với Colchicine, nồng độ huyết tương sẽ đạt đến đỉnh điểm sau 2 giờ uống thuốc.
  • Phân bố: Hàm lượng Colchicine được dung nạp sẽ ngấm vào các mô, đặc biệt là những mô ở thận, lách, gan, niêm mạc ruột. Không ngấm vào cơ vân, cơ tim và phổi.
  • Thải trừ: Colchicine chủ yếu được đào thải qua nước tiểu và phân sau khi tiêu thụ (khoảng 10 – 20%). Đối với Colchicine tiêm tĩnh mạch, thuốc sẽ tích tụ ở mô khi tiêm hàng ngày với liều trên 1mg. Điều này làm tăng nguy cơ ngộ độc của người bệnh.

 

4. Chỉ định

Nhờ những tác dụng và lợi ích nêu trên, thuốc gout Colchicine thường được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Dự phòng và điều trị cơn gout cấp (bệnh gout cấp)
  • Dự phòng và điều trị cơn gout cấp do nồng độ axit uric trong máu tăng cao hoặc do vi tinh thể
  • Giảm đau và chống viêm nhẹ trong đợt gout cấp tính
  • Phòng ngừa bùng phát các đợt gout ở những bệnh nhân bị gout mạn
  • Phòng bị cho những đợt điều trị giảm axit uric – huyết
  • Điều trị bệnh behcet, bệnh sốt chu kỳ
  • Điều trị bệnh vôi hóa sụn khớp thấp khớp không do hydroxyapatit.

 5. Chống chỉ định

Thuốc Colchicine không được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân có các vấn đề sau:

  • Những người có tiền sử hoặc đang bị dị ứng với hoạt chất Colchicine hay bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Suy gan nặng
  • Suy thận
  • Có nguy cơ hoặc đang bị glaucom góc hẹp
  • Bí tiểu
  • Phụ nữ có thai
Thuốc Colchicine không được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân bị suy gan nặng
Thuốc Colchicine không được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân bị suy gan nặng, suy thận, bí tiểu, glaucom góc hẹp

6. Cách sử dụng và liều lượng

Thuốc gout Colchicine được vào chế dưới dạng viên nén. Vì thế thuốc được sử dụng bằng đường miệng và nên uống với một ly nước đầy.

Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể, thuốc Colchicine sẽ được sử dụng với liều dùng như sau:

 Liều dùng thuốc Colchicine trong điều trị gout cấp

  • Dùng đơn độc
    • Liều khởi đầu: Uống 1mg Colchicine/ lần. Uống thêm 0,5mg Colchicine/ lần sau liều đầu tiên 1 giờ.
    • Liều duy trì: Uống 0,5mg Colchicine/ lần x 1 – 2 lần/ ngày. Sử dụng liên tục từ 5 – 7 ngày,
    • Liều tối đa: 0,5mg Colchicine/ lần x 3 lần/ ngày.
  •  Dùng phối hợp
    • Liều khuyến cáo: Uống 1mg Colchicine/ lần. Sử dụng phối hợp Colchicine với Corticoid hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Liều dùng thuốc Colchicine trong điều trị dự phòng cơn gout cấp do sử dụng thuốc giảm acid uric

  • Liều khuyến cáo: Uống 0,5mg Colchicine/ lần x 1 – 3 lần/ ngày. Sử dụng liên tục từ 5 – 7 ngày.

 Liều dùng thuốc Colchicine trong điều trị viêm khớp do gout mạn tính

  • Liều khuyến cáo: Uống 1mg Colchicine/ lần vào buổi tối.

7. Bảo quản

Thuốc gout Colchicine cần được bảo quản ở những nơi khô thoáng, không ẩm ướt và không có ánh sáng mặt trời. Ngoài ra chỉ nên mở bao bì khi sử dụng thuốc.

8. Giá bán tham khảo

Thuốc gout Colchicine đang được bán trên thị trường với giá 28.000 VNĐ/ hộp 1 vỉ x 20 viên 1mg Colchicine.

Thuốc gout Colchicine đang được bán trên thị trường với giá 28.000 VNĐ/ hộp 1 vỉ x 20 viên 1mg Colchicine
Trên thị trường thuốc gout Colchicine đang được bán với giá 28.000 VNĐ/ hộp 1 vỉ x 20 viên 1mg Colchicine

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc gout Colchicine

Trước khi đưa thuốc gout Colchicine, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

1. Khuyến cáo khi dùng

  • Bệnh nhân đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Colchicine điều trị gout.
  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Colchicine để khắc phục cơn đau và giảm viêm do bệnh gout cấp hoặc đau do những đợt cấp của gout mãn tính.
  • Thuốc Colchicine thường không được sử dụng dài ngày. Tuy nhiên ở những trường hợp cần dùng thuốc trên 7 ngày, người bệnh nên thường xuyên theo dõi công thức máu thông qua những xét nghiệm cần thiết.
  • Mỗi đợt điều trị cơn gout cấp thường cách nhau ít nhất 3 ngày. Vì thế người bệnh cần bắt đầu/ ngưng dùng Colchicine theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Đối với những trường hợp dùng thuốc quá liều hoặc dùng thuốc kéo dài, người bệnh sẽ gặp nhiều tác dụng phụ. Trong đó tiêu chảy là biểu hiện đầu tiên. Khi bị tiêu chảy, người bệnh cần giảm hoặc ngưng sử dụng thuốc.
  • Thuốc gout Colchicine không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nếu việc điều trị với Colchicine là cần thiết, người bệnh sẽ được dùng thuốc đến hết thai kỳ.
  • Phụ nữ đang cho con bú tránh dùng thuốc Colchicine. Bởi nghiên cứu cho thấy hoạt chất trong thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ và gây độc cho trẻ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu việc sử dụng Colchicine là điều cần thiết.
  • Trong một đợt điều trị, tổng liều trung bình của thuốc Colchicine dao động trong khoảng 4 – 6mg. Không lặp lại liệu trình này trong 3 ngày tiếp theo. Bởi việc lặp liều có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc do colchicin tích tụ.
  • Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe và những loại thuốc đang sử dụng trước khi dùng Colchicine để tránh gây tương tác.

2. Tác dụng phụ

Trong thời gian chữa gout với Colchicine, người bệnh có thể mắc phải một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng sau:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Đau bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy (nhẹ hoặc nặng tùy theo lượng thuốc được dùng)
  • Phát ban da
  • Chảy máu dạ dày – ruột khi dùng liều cao
  • Tổn thương thận

Tác dụng phụ ít gặp

  • Viêm thần kinh ngoại biên
  • Rối loạn về máu khi điều trị dài ngày (giảm bạch cầu đa nhân trung tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu)
  • Rối loạn cơ thần kinh có hồi phục
  • Rụng tóc
  • Giảm tinh trùng có hồi phục.

Nếu nhận thấy tác dụng phụ trong thời gian sử dụng Colchicine, người bệnh cần ngừng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý.

Tiêu chảy
Tiêu chảy, phát ban da, tổn thương thận, buồn nôn, nôn, rối loạn máu, rối loạn cơ thần kinh là những tác dụng phụ của thuốc Colchicine

3. Tương tác thuốc

Thuốc gout Colchicine có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác. Sự tương tác này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc, gây tác dụng nghiêm trọng hoặc tăng/ giảm hiệu quả chữa bệnh của các loại thuốc.

  • Cisclosporin: Thuốc gout Colchicine có khả năng làm tăng độc tính của Cisclosporin khi sử dụng đồng thời với loại thuốc này.
  • Vitamin B12: Colchicine làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 của cơ thể do tác động độc ở niêm mạc ruột non. Tuy nhiên khả năng hấp thụ có thể được phục hồi.

4. Quá liều và cách xử lý

Thuốc gout Colchicine gây độc cho cơ thể khi sử dụng liều 10mg. Tuy nhiên trường hợp này thường hiếm gặp. Colchicine thường gây tử vong cao do suy nhược cơ thể từ việc sử dụng thuốc có chủ ý. Theo nghiên cứu, bệnh nhân sẽ tử vong khi dùng Colchicine với liều trên 40mg.

Triệu chứng quá liều

Một số triệu chứng thường gặp khi sử dụng thuốc Colchicine quá liều:

  • Đau bụng lan tỏa
  • Tiêu chảy nặng, đôi khi tiêu chảy ra máu
  • Nôn mửa
  • Rối loạn tuần hoàn dẫn đến hạ huyết áp
  • Mất nước
  • Suy thận cấp thiểu niệu
  • Đái ra máu
  • Thở nhanh
  • Rối loạn máu
  • Hối đầu ngày thứ 10.

Cách xử lý

Những trường hợp sử dụng Colchicine quá liều cần được cấp cứu và điều trị y tế ngay lập tức. Trong quá trình điều trị y tế, người bệnh sẽ được áp dụng những phương pháp sau:

  • Rửa dạ dày
  • Bù nước điện giải
  • Hút dịch tá tràng
  • Sử dụng kháng sinh liều cao
  • Hỗ trợ hô hấp

Sau quá trình xử lý quá liều, người bệnh sẽ được theo dõi liên tục cả về sinh học và lâm sàng.

Triệu chứng thường gặp khi sử dụng thuốc Colchicine quá liều
Một số triệu chứng thường gặp khi sử dụng thuốc Colchicine quá liều gồm đau bụng lan tỏa, nôn mửa, tiêu chảy nặng hoặc có máu

Những cơn gout cấp gây ra triệu chứng đau đớn dữ dội, ví như có hàng ngày mũi kim đâm vào xương hàng đêm. Vì quá đau đớn, khổ sở nên tâm lý người bệnh chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau bằng cách sử dụng thuốc giảm đau giống như thuốc gout Colchicine. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ giải quyết được triệu chứng của từng đợt gout cấp mà không mang lại tác dụng điều trị tận gốc căn nguyên gây ra bệnh gout.

Theo khuyến cáo từ nhiều chuyên gia, thuốc có thể gây độc và tăng nguy cơ tử vong khi dùng liều cao hoặc sử dụng thuốc kéo dài. Hoặc nhẹ hơn thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ cho gan, thận, dạ dày, tá tràng,…  Chính bởi việc “lợi bất cập hại” khi sử dụng thuốc giảm đau mà hiện nay ngày càng có nhiều người tin tưởng và lựa chọn thuốc thảo dược trong điều trị gout.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không, Làm Gì Để Kiểm Soát?
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Uống Glucosamin Được Không
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có uống glucosamin được không có thể giúp người bệnh xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Trong bài viết này, người bệnh sẽ nắm được công dụng của glucosamin, ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Chuyên Gia Chia Sẻ: Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không?
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết

Bình luận (43)

  1. Hà Anh says: Trả lời

    Đông y chỉ chữa bệnh mãn tính thôi chứ đợt cấp làm sao mà điều trị được, nó đang sưng viêm đau như vậy bắt buộc phải uống chống viêm giảm đau

  2. Hương Hoàng says: Trả lời

    Ba cháu bị gout lâu ngày, khớp ngón tay bị cứng lại giờ không vận động cầm nắm được gì nữa, cháu muốn hỏi uống colchixin có thể giúp xương khớp phục hồi lại không ah hoặc có thuốc nào chữa được bệnh của ba cháu nhờ mọi người tư vấn giúp

    1. Hoàng Anh says:

      Ba bị vậy thì nên đưa ba đi vật lý trị liệu phục hồi chức năng, còn dùng thuốc chỉ để giảm đau thôi, nhưng khớp xương cứng hết lại rồi thì khó phục hồi lại lắm

    2. Trương Hằng says:

      Cùng hoàn cảnh với bố mình, mình muốn hỏi ở hà nội có phòng khám tư nào giỏi về vật lý trị liệu không mình muốn đưa bố đi châm cứu bấm huyệt thời gian xem thế nào

  3. Ngọc says: Trả lời

    Bố mình bị cao huyết áp đang dùng thuốc thì có dùng song song thêm thuốc này được không ?

  4. Ngọc Tuấn says: Trả lời

    Thuốc conchixin có giúp hạ acid uric máu không, tôi uống thuốc thấy đỡ đau nhưng đi kiểm tra máu thì acidurric vẫn cao hơn 8

    1. Nguyễn Luân says:

      Thuốc này là thuốc giảm đau chống viêm làm gì giảm được acid uric, tôi đi khám ngoài thuốc này ra bác sĩ có kê thuốc để giảm acid uric riêng

    2. Lê Mạnh says:

      Anh đang dùng loại nào vậy? Tôi uống đủ thứ thuốc mà không tài nào hạ được axit uric về mức bình thường, hiện tại là 7.8, tôi sợ cứ cao như vậy sẽ gây ra biến chứng, hỏng hết xương khớp thì nguy

    3. Nguyễn Lê Hải says:

      Các bác dùng thuốc quốc dược phục cốt khang giống em xem có được không, em dùng thằng này thấy hiệu quả khá tốt, trước đấy là dùng thuốc tây chán chê không được may được ông bạn mách cho thuốc này lại thấy hiệu quả, uống một liệu trình hết hẳn đau nhức, nhớ đợt đấy acid uric từ 8,3 về 6,8

    4. Trịnh Hữu Nghị says:

      Dạo này nhiều người dùng thuốc này thế, có chữa được khỏi dứt điểm không bạn ?

    5. Nguyễn Lê Hải says:

      Bệnh gout phải kết hợp cả 2 yếu tố là thuốc và chế độ ăn uống luyện tập, em dùng thuốc này bác sĩ luôn dặn đi dặn lại là phải ăn uống kiêng khem và siêng tập thể dục thể thao để bệnh ổn định lâu dài, thuốc chỉ đóng vai trò 50% thôi, nói chung mình cứ tuân thủ tuyệt đối lời bác sĩ là ok, em dùng thuốc từ tháng 6 năm ngoái đến hiện tại chưa bị lại lần nào, cứ định kì 3 tháng đi kiểm tra 1 lần acid uric luôn duy trì ổn định ở mức tốt

  5. Duy Mừng says: Trả lời

    Colchixin có cần đơn bác sĩ kê không? tôi lần trước bác sĩ kê đơn mua thuốc uống thấy đỡ đau tốt, đợt này đau lại muốn đi mua mà mất đơn thuốc cũ rồi

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua