5 Thuốc Điều Trị Viêm Khớp Cùng Chậu Được Dùng Nhiều Nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên môn: , Đau lưng, Loãng xương, Thoái hóa cột sống, Viêm đau khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Các loại thuốc điều trị viêm khớp cùng chậu được chỉ định phụ thuộc vào các triệu chứng, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ tập hợp các loại thuốc phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Thuốc điều trị viêm khớp cùng chậu
Thuốc điều trị viêm khớp cùng chậu được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau, chống viêm cũng như phục hồi chức năng vận động linh hoạt

Gợi ý Top 5 thuốc điều trị viêm khớp cùng chậu được sử dụng nhiều nhất

Viêm khớp cùng chậu là một loại viêm khớp gây viêm các khớp ở đáy cột sống, có thể dẫn đến đau lưng dưới và mông. Tình trạng này cần được điều trị càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi người bệnh đau đớn dữ dội. Đôi khi cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh không thể ngủ, chán nản hoặc trầm cảm. Nếu không được điều trị, viêm khớp cùng chậu có thể khiến các đốt sống dính vào nhau, gây cứng lưng và khó di chuyển.

Các thuốc chữa viêm khớp cùng chậu cụ thể sẽ được xác định chủ yếu theo loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các loại thuốc phổ biến nhất bao gồm:

1. Thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau thông thường là loại thuốc đầu tiên được sử dụng để kiểm soát cơn đau do viêm khớp và căng cơ. Thuốc này có thể sử dụng mà không cần toa thuốc, tuy nhiên người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất.

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến nhất bao gồm:

  • Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau phổ biến nhất, hoạt động bằng cách giảm cảm giác đau trong não, từ đó giúp giảm cảm giác đau đớn.
  • Thuốc dạng bôi: Có nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn được sản xuất dưới dạng kem, gel, thuốc xịt, miếng dán, sử dụng bằng cách thoa trực tiếp lên da. Thuốc hoạt động bằng cách chặn các thụ thể đau trong não, từ đó giảm cảm giác đau. Các loại thuốc phổ biến bao gồm gel Salonpas, Healit Vhpharma, Voltogelmass hoặc Voltaren Emulgel 1%.

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn tương đối an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên đôi khi Paracetamol có thể gây áp lực lên gan và thận, đặc biệt là khi sử dụng với liều lượng cao hoặc trong thời gian kéo dài. Ngoài ra, người bệnh không được sử dụng kết hợp Paracetamol và rượu, điều này sẽ tăng các rủi ro và tác dụng phụ.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc giảm đau điều trị viêm khớp cùng chậu. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ nếu có bất cứ tác dụng phụ hoặc rủi ro nào phát sinh.

2. Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau và viêm khớp cùng chậu. Các loại thuốc này được sử dụng tùy thuộc vào mức độ cơn đau, khả năng đáp ứng thuốc và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. NSAID rất tốt trong việc điều trị các tổn thương mô chậm, chẳng hạn như đau do viêm khớp hoặc đau cơ.

thuốc chữa viêm khớp cùng chậu
Thuốc chống viêm không steroid mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm và giảm đau do viêm khớp cùng chậu

Thuốc điều trị viêm khớp cùng chậu NSAID hoạt động bằng cách ức chế một số hóa chất gây viêm trong cơ thể, từ đó giảm đau và viêm. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen natri, có thể tìm thấy tại các nhà thuốc dưới dạng kê đơn và không kê đơn.

Thuốc được sử dụng khi ăn no, cùng một lượng nước vừa đủ. Không sử dụng NSAID liên tục trong 10 ngày để cải thiện các cơn đau, trừ khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ. Nếu bác sĩ cho phép người bệnh sử dụng NSAID trong thời gian dài, hãy chú ý đến các tác dụng phụ và rủi ro. Nếu nhận thấy thuốc dẫn đến các tác dụng phụ xấu, hãy thông báo với bác sĩ và đổi loại thuốc điều trị viêm khớp cùng chậu.

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Chướng bụng
  • Ợ chua
  • Đầy bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy và táo bón

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm tổn thương dạ dày, ruột, dẫn đến viêm loét và chảy máu. Các tác dụng phụ này thường phổ biến hơn ở người cao tuổi, có tiền sử loét dạ dày hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu.

3. Thuốc giãn cơ

Các loại thuốc giãn cơ có thể giúp giảm co thắt cơ thường đi kèm với viêm khớp cùng chậu. Thuốc giúp kiểm soát một số triệu chứng, chẳng hạn như co thắt cơ, co cứng và đau cơ xương. Hầu hết các thuốc này hoạt động bằng cách ức chế hệ thống thần kinh trung ương và gây ra tác dụng an thần hoặc ngăn ngừa dây thần kinh gửi tín hiệu đau đến não.

Các loại thuốc giãn cơ phổ biến bao gồm:

  • Philclonestyl 125 mg giúp cải thiện các cơn đau đớn, khó chịu liên quan đến cơ, xương.
  • SaVi Eperisone 50 giúp cải thiện chứng tăng trương lực cơ, liệt co cứng, phục hồi chức năng vận động linh hoạt của người viêm khớp cùng chậu.
  • Epeman Tab 50 mg mang lại hiệu quả cao trong việc tăng trương lực cơ, điều trị liệt cơ trong các hội chứng tổn thương cổ, thắt lưng, viêm khớp cùng chậu.
  • Bamifen 10 mg có tác dụng giãn cơ, trị đau do co cứng cơ ở người bệnh viêm khớp.

Thuốc giãn cơ là loại thuốc điều trị viêm khớp cùng chậu phổ biến, tuy nhiên sử dụng với liều cao có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Mỗi loại thuốc giãn cơ có tác dụng phụ khác nhau, do đó điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Buồn ngủ và mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Khô miệng

Đôi khi thuốc giãn cơ có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như ngất xỉu và mờ mắt. Nếu nhận thấy các tác dụng phụ này, người bệnh nên thông báo với bác sĩ ngay lập tức để được hướng dẫn cụ thể.

4. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng để điều trị tình trạng viêm khớp cùng chậu liên quan đến nhiễm khuẩn hoặc viêm khớp cùng chậu vô khuẩn nhưng có kết hợp với tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục.

Để sử dụng thuốc chữa viêm khớp cùng chậu đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ cần xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Lúc đầu kháng sinh thường được truyền qua tĩnh mạch trên cánh tay, sau đó sử dụng thông qua đường uống, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Các loại kháng sinh phổ biến bao gồm Penicillin, Amoxillin, nhóm cephalosporin, nhóm macrolid (erythromycin). Thông thường điều trị bằng kháng sinh sẽ kéo dài khoảng 6 tuần. Sử dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, bao gồm các tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các tác dụng phụ bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn
  • Chóng mặt
  • Phát ban
  • Nhiễm trùng nấm men

Thuốc kháng sinh được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ cũng như tương tác thuốc nghiêm trọng.

5. Tiêm steroid

Thuốc điều trị viêm khớp cùng chậu steroid được sử dụng để giảm viêm, giảm đau. Thuốc hoạt động bằng cách tạo ra cortisol, một một loại hormone mà cơ thể tạo ra ở tuyến thượng thận. Thuốc steroid có nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như sử dụng đường uống, tiêm bắp, truyền qua tĩnh mạch.

Thuốc điều trị viêm khớp cùng chậu tốt nhất
Tiêm steroid điều trị viêm khớp cùng chậu mang lại hiệu quả kéo dài trong vài tuần hoặc hơn

Khi tiêm steroid, bác sĩ có thể đưa một lượng thuốc trực tiếp đến khu vực bị viêm. Tiêm steroid là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm đau , nhưng biện pháp này không phải là cách chữa trị dứt điểm vấn đề.

Tiêm steroid sẽ mang lại hiệu quả giảm đau trong vòng 24 – 48 giờ và kéo dài trong vài tuần hoặc hơn. Phương pháp này tương đối an toàn nhưng vẫn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng
  • Dị ứng
  • Chảy máu
  • Đứt gân
  • Thay đổi màu da
  • Mệt mỏi

Tuy nhiên, nếu tiêm quá nhiều mũi trong cùng một vị trí có thể dẫn đến suy yếu xương, dây chằng và gân. Ngoài ra, nếu có vấn đề về chảy máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu, việc tiêm steroid có thể dẫn đến chảy máu. Do đó, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như các loại thuốc đang sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn.

Các loại thuốc điều trị viêm khớp cùng chậu này được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý kết hợp các loại thuốc để tránh các rủi ro phát sinh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý về lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm khớp cùng chậu

Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp cùng chậu theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Hầu hết các loại thuốc đều mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm, cũng như hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.

Tuy nhiên để các loại thuốc điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh
  • Chườm nóng và chườm lạnh có tác dụng giảm đau, chống viêm
  • Dành thời gian nghỉ ngơi có thể giúp giảm đau, ngăn ngừa tổn thương thêm và phục hồi các tư  thế chuyển động phù hợp
  • Tập thể dục và vật lý trị liệu có thể kéo dài, tăng cường sức mạnh cũng như ổn định sức khỏe tổng thể
  • Thay đổi tư thế nằm, ngồi để cải thiện cơn đau khi hoạt động

Các thuốc điều trị viêm khớp cùng chậu cụ thể sẽ được xác định chủ yếu theo loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn kế hoạch tự chăm sóc và phục hồi sức mạnh khớp tại nhà. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua