Top 5 Loại Thuốc Điều Trị Viêm Điểm Bám Gân Tốt Nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Các loại thuốc điều trị viêm điểm bám gân thường có tác dụng giảm đau, chống viêm và cải thiện khả năng chuyển động linh hoạt. Bài viết này sẽ gợi ý các loại thuốc phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch sử dụng thuốc hiệu quả. 

Thuốc điều trị viêm điểm bám gân
Thuốc điều trị viêm điểm bám gân được sử dụng để giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ quá trình chuyển động của người bệnh

Gợi ý 5 loại thuốc điều trị viêm điểm bám gân hiệu quả tốt nhất

Các loại thuốc điều trị viêm điểm bám gân có thể giúp giảm đau do viêm, hỗ trợ cải thiện tình trạng trạng sưng tấy ở điểm bám gân, từ đó cải thiện khả năng chuyển động linh hoạt. Thuốc có sẵn ở dạng thoa và uống, nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của người bệnh.

Cụ thể các loại thuốc điều trị viêm điểm bám gân phổ biến bao gồm:

1. Kem bôi Deep Heat Extra

Deep Heat Extra thuốc điều trị viêm điểm bám gân được sử dụng bằng cách thoa trực tiếp lên khu vực bị tổn thương. Thuốc cũng thường được chỉ định điều trị đau do thấp khớp, viêm khớp, đau lưng, đau cơ và khớp, cứng vai, mỏi cơ, bong gân.

Thành phần chính:

  • Methyl Salicylate
  • L-Menthol
  • Tá dược vừa đủ bao gồm Polyoxyethylene, Glyceryl Monostearate, Sorbitan Monostearate, examinium Chloride, nước tinh khiết và nhiều thành phần khác.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng cách thoa trực tiếp lên da kết hợp massage nhẹ nhàng đến khi được hấp thụ hết
  • Mỗi lần sử dụng một lượng thuốc vừa đủ để tránh gây bỏng rát, khó chịu
  • Có thể sử dụng kem nhiều lần trong ngày

Lưu ý:

  • Chỉ sử dụng thuốc ngoài ra, không được uống.
  • Không thoa thuốc lên khu vực xung quanh mắt, niêm mạc, vùng da bị chàm, vết thương hở hoặc nhiễm độc.
  • Nếu nhận thấy các tác dụng phụ hoặc ngộ độc thuốc, hãy thông báo với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

2. Kem bôi da Counterpain

Kem bôi da Counterpain có tác dụng giảm đau trong các trường hợp đau cơ, bong gân, đau do viêm điểm bám gân. Thuốc cũng được sử dụng để cải thiện các trường hợp đau do thấp khớp, viêm khớp hoặc bầm tím do va chạm, chấn thương.

Bài tập chữa viêm điểm bám gân khuỷu tay
Kem bôi da Counterpain được sử dụng ngoài da để giảm đau nhức liên quan đến tình trạng viêm điểm bám gân

Thành phần chính:

  • Menthol
  • Eugenol
  • Methyl salicylat
  • Tá dược vừa đủ khác bao gồm Natri lauryl sulfat, cithrol S20BW, nhũ tương simethicon, natri hydroxyd, nước tinh khiết và nhiều thành phần hoạt chất khác

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng cách thoa tại chỗ
  • Sử dụng thuốc 3 – 4 lần mỗi ngày vào các khu vực bị đau, kết hợp xoa nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả điều trị

Lưu ý:

  • Chỉ sử dụng thuốc ngoài da, không được uống.
  • Không thoa thuốc vào vùng da trầy xước, tổn thương, niêm mạc hoặc mắt.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng được khuyến cáo. Không lạm dụng hoặc tự ý thay kết hợp với các loại thuốc khác để tránh tương tác và tác dụng phụ.
  • Thuốc có chứa Natri lauryl sulfat có thể gây kích ứng da, dẫn đến đau nhức, nóng rát và khiến da nhạy cảm hơn. Trong trường hợp này, người bệnh vui lòng liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Hagifen 400 mg giảm đau kháng viêm

Hagifen 400 mg là thuốc điều trị viêm điểm bám gân mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, kháng viêm và phục hồi khả năng vận động linh hoạt của người bệnh. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để cải thiện các cơn đau đầu, đau khớp, đau các mô mềm, bao gồm gân, dây chằng do va chạm, té ngã.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Sử dụng thuốc bằng đường uống, sau bữa ăn
  • Liều lượng đề nghị: 1 viên / lần x 2 – 3 lần / ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Tác dụng phụ:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Chướng bụng
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau đầu
  • Hoa mắt
  • Bồn chồn
  • Nổi mẩn ngứa

Lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc cho người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người cao tuổi hoặc có vấn đề sức khỏe đang điều trị nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Người bệnh suy tim sung huyết, giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc điều trị suy thận không được sử dụng thuốc, trừ khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Phụ nữ mang thai trong ba tháng cuối không được sử dụng thuốc.

4. Hapacol Đau Nhức

Hapacol Đau Nhức mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, kháng viêm xương khớp và điều trị các cơn đau liên quan đến viêm điểm bám gân. Thuốc cũng giúp giảm đau trong các trường hợp chấn thương, viêm dây thần kinh, thấp khớp, bong gân, căng cơ quá mức hoặc trật khớp. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng điều trị cảm, sốt, đau đầu, đau răng cũng như đau nhức cơ thể sau vận động thể chất.

Thành phần chính:

  • Paracetamol
  • Ibuprofen
  • Tá dược vừa đủ bao gồm lactose, tinh bột mì, magnesi stearat, PVP K30, màu cam E110, sodium starch glycolat, talc, aerosil

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, cùng một lượng nước vừa đủ ngay sau bữa ăn
  • Người lớn sử dụng 1 – 2 viên mỗi lần x 2 – 3 lần mỗi ngày
  • Liều lượng tối đa 12 viên mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Tác dụng phụ:

  • Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, khó tiêu, đau dạ dày, đau thượng vị
  • Paracetamol đôi khi có thể gây dị ứng, bao gồm việc dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng như giảm bạch cầu, thiếu máu và suy gan

Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc kết hợp với các loại thuốc điều trị viêm điểm bám gân khác mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Người bệnh hen, co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận không được sử dụng thuốc, trừ khi nhận được chỉ định của bác sĩ.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

5. Ibuprofen F.T Pharma 400 mg

Ibuprofen F.T Pharma 400 mg là thuốc điều trị viêm điểm bám gân phổ biến, hiệu quả và thường được bác sĩ chỉ định. Ibuprofen thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất của acid propionic hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình tạo ra prostaglandin, từ đó giảm đau hiệu quả.

Thuốc mang lại hiệu quả chống viêm sau hai ngày sử dụng. Từ đó cải thiện đau đớn và các triệu chứng khác liên quan đến tình trạng viêm điểm bám gân.

Thành phần chính của thuốc là Ibuprofen hàm lượng 400 mg. Bên cạnh đó, thuốc cũng có chứa Avicel 102, Pharmacoat 615,  Bột Talc, Titan dioxyd và nhiều thành phần khác.

Thuốc chữa viêm điểm bám gân khuỷu tay
Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm theo chỉ định của bác sĩ để dạt hiệu quả điều trị tốt nhất

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống sau bữa ăn
  • Liều lượng đề nghị là 1 viên / lần x 3 – 4 lần / ngày
  • Liều tối đa là 6 – 8 viên mỗi ngày, chia thành 3 – 4 lần

Tác dụng phụ:

  • Sốt
  • Mệt mỏi toàn thân
  • Chướng bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa

Lưu ý:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi, người có tiền sử viêm loét dạ dày tiến triển
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 7 kg chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

Các loại thuốc điều trị viêm điểm bám gân mang lại hiệu quả cao trong việc giảm sưng và đau. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn về liều lượng, thời gian để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm điểm bám gân

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và tránh việc tự ý thay đổi hoặc kết hợp với các loại thuốc khác. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị viêm điểm bám gân, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Thường xuyên tập thể dục, duy trì vận động và giúp cơ thể chuyển động linh hoạt hơn
  • Dừng hoạt động nếu bị đau, khó chịu
  • Thư giãn khi mệt mỏi, căng thẳng để tránh nguy cơ chấn thương
  • Kéo giãn sau khi tập thể dục, điều này giúp gân, cơ và các điểm bám gân mềm dẻo hơn, từ đó ngăn ngừa đau, chấn thương gân
  • Khởi động trước khi tập thể dục với các động tác aerobic nhẹ nhàng hoặc chạy tại chỗ để tăng tốc độ lưu thông máu, chống viêm và giảm nguy cơ chấn thương

Sử dụng thuốc điều trị viêm điểm bám gân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi loại thuốc và liều lượng để tránh các rủi ro phát sinh. Bên cạnh đó, người bệnh cần có kế hoạch tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức khỏe gân, cơ, từ đó ngăn ngừa chấn thương.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Viêm Cân Gan Chân Có Nguy Hiểm Không
Viêm cân gan chân có nguy hiểm không, bao lâu khỏi là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bệnh lý này thường gây ra những đợt đau nhói nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và đi ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua