Top 7 Loại Thuốc Chữa Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Hiệu Quả Nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Các loại thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ thường được sử dụng để giảm đau, cải thiện tình trạng co thắt cơ, cứng khớp, ngăn ngừa tổn thương thần kinh và phục hồi khả năng vận động linh hoạt. Dưới đây là gợi ý các loại thuốc phổ biến, hiệu quả và an toàn, người bệnh có thể tham khảo.

Thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ
Thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ được sử dụng để giảm đau, chống viêm và phục hồi khả năng vận động linh hoạt

Thoái hoá đốt sống cổ uống thuốc gì – Top 7 loại hiệu quả nhất

Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng tổn thương các đốt sống do hao mòn tự nhiên theo thời gian. Tình trạng này dẫn đến đau cổ, cứng cổ, hạn chế phạm vi hoạt động cũng như tăng nguy cơ rối loạn chức năng tủy sống hoặc bệnh lý rễ thần kinh cổ.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc uống hoặc thuốc thoa để cải thiện các triệu chứng. Mục tiêu chính của các loại thuốc trị thoái hoá đốt sống cổ là giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa tổn thương tủy sống, dây thần kinh cột sống và giúp người bệnh quay trở lại các hoạt động thường ngày.

Có nhiều loại thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ, bao gồm thuốc đường uống và thoa tại chỗ, chẳng hạn như:

1. Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng chống viêm và giảm đau. Viêm là một trong những yếu tố chính góp phần dẫn đến thoái hóa cột sống cổ, do đó giảm viêm là một trong những điều quan trọng, cần thiết.

NSAID có thể sử dụng dưới dạng không kê đơn và kê đơn. Tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để cải thiện cơn đau do thoái hóa cột sống. Ngoài ra, các loại thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, do đó không nên lạm dụng thuốc.

Các loại NSAID phổ biến được sử dụng để điều trị thoái hóa đốt sống bao gồm:

  • Aspirin mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng
  • Ibuprofen giúp giảm đau cột sống, đau cơ căng cơ
  • Naproxen được chỉ định cho các cơn đau thoái hóa đốt sống cổ mãn tính, kéo dài
  • Celecoxib phù hợp với các cơn đau cột sống cổ có viêm, sưng tấy

Các loại thuốc NSAID được sử dụng phổ biến và thường mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, thuốc có thể tiềm ẩn một số rủi ro nghiêm trọng, chẳng hạn như các vấn đề tim mạch, tiêu hóa và thận.

Một số lưu ý khi sử dụng NSAID:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Không vượt quá liều lượng tối đa hàng ngày
  • Sử dụng thuốc với liều lượng thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất

2. Paracetamol

Paracetamol là thuốc trị thoái hoá đốt sống cổ phổ biến, hoạt động bằng cách ngăn chặn các tín hiệu thần kinh truyền đến não. Thuốc này có thể sử dụng mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Ngoài ra, Paracetamol cũng được sử dụng kết hợp với nhiều loại thuốc khác để tăng cường hiệu quả điều trị.

thuốc trị thoái hoá đốt sống cổ
Paracetamol là thuốc giảm đau phổ biến, hiệu quả cao và ít tác dụng phụ

Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến nhất. Thuốc giảm đau bằng cách tác động lên hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống) để điều trị đau cổ, đau cơ và các triệu chứng khác. Paracetamol có thể được đề nghị sử dụng ở người bệnh không thể sử dụng NSAID, vì kích ứng dạ dày.

Paracetamol an toàn và có ít rủi ro hơn khi so với các loại thuốc giảm đau khác. Một số công dụng của thuốc bao gồm:

  • Không gây nghiện
  • Không gây phụ thuộc thuốc, tức là người bệnh không cần dùng liều cao hơn để đạt hiệu quả giảm đau tương tự
  • Hiếm khi gây ra các vấn đề dạ dày, tiêu hóa
  • Rất ít người dị ứng với thuốc

Mặc dù khá an toàn, tuy nhiên Paracetamol vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro. Theo khuyến cáo, người trưởng thành, khỏe mạnh chỉ nên sử dụng tối đa 3000 mg Paracetamol mỗi ngày. Sử dụng quá liều có thể dẫn đến suy gan cấp và có thể gây tử vong. Các dấu hiệu quá liều Paracetamol bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng, đặc biệt là vùng bụng phía trên bên phải
  • Ăn uống mất ngon

Ngoài ra, Paracetamol chuyển hóa ở gan, do đó người bệnh gan không được sử dụng thuốc này, trừ khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

3. Thuốc giãn cơ

Căng cơ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau cổ do thoái hóa đốt sống. Nếu cơn đau nghiêm trọng, mãn tính hoặc không đáp ứng thuốc không kê đơn, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giãn cơ để điều trị. Công dụng chính của thuốc giãn cơ bao gồm:

  • Giảm co thắt cơ xương
  • Giảm đau
  • Tăng khả năng vận động của các cơ bị ảnh hưởng

Thuốc giãn cơ hoạt động bằng cách ức chế hệ thống thần kinh trung ương, có đặc tính an thần và giúp giãn cơ xương. Thuốc được kê toa để điều trị giai đoạn đầu của tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, để cải thiện cơn đau do co thắt cơ. Thuốc được sử dụng kết hợp với việc nghỉ ngơi, vật lý trị liệu và các biện pháp khác để giảm bớt sự khó chịu, đau đớn. Ngoài ra, thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để cải thiện các cơn đau cấp tính.

Các loại thuốc giãn cơ phổ biến bao gồm:

  • Bamifen 10 mg điều trị đau do co cứng cơ, tổn thương cột sống, đau dây thần kinh
  • Pharmaclofen 10 mg điều trị các chứng co thắt cơ, tổn thương tủy sống
  • Prindax 10 mg giúp giãn cơ, điều trị đau do cơ cứng cơ xương và cải thiện hoạt động ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống
  • Kuztec 20 mg có tác dụng giãn cơ, điều trị đau do cứng cơ, chấn thương tủy sống
  • Myomethol 500 mg có tác dụng giãn cơ, điều trị co thắt cơ do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống
  • Methopil 500 mg được sử dụng để cải thiện các cơn đau cổ cấp tính do co thắt cơ, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống
  • Waruwari 2 mg điều trị các triệu chứng co cứng cơ do tổn thương tủy sống hoặc dây thần kinh ở người thoái hóa đốt sống cổ

Đôi khi các loại thuốc giãn cơ không mang lại hiệu quả như mong muốn và người bệnh có thể cần sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau trước khi xác định loại thuốc phù hợp nhất.

Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc giãn cơ:

  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi
  • Khô miệng
  • Táo bón
  • Buồn nôn

Thuốc giãn cơ được kê đơn như một loại thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ cấp tính và thường được kết hợp với thuốc giảm đau để nâng cao hiệu quả điều trị. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để được hướng dẫn, tư vấn phù hợp.

4. Thuốc chống co giật

Thuốc chống co giật được sử dụng để điều trị các triệu chứng thoái hóa đốt sống gây tổn thương thần kinh. Thuốc hoạt động bằng cách mô phỏng hoạt động của dây thần kinh, từ đó giảm đau, cải thiện các tổn thương thần kinh, an thần, giúp ngủ ngon, cũng như góp phần giảm căng thẳng, lo lắng quá mức.

Các loại thuốc chống co giật phổ biến bao gồm:

  • Lamotrigine
  • Valproate
  • Levetiracetam
  • Zonisamide
  • Topiramate

Thuốc chống co giật có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như đau ngực, táo bón, lú lẫn, buồn ngủ, buồn nôn, các vấn đề tim mạch, dị ứng nghiêm trọng và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Tương tự như các loại thuốc giãn cơ, người bệnh có thể cần sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để xác định được loại thuốc phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất để được hướng dẫn phù hợp.

5. Thuốc giảm đau opioid

Thuốc giảm đau opioid là thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ được sử dụng theo toa thuốc của bác sĩ, để cải thiện các cơn đau nghiêm trọng, không đáp ứng các loại thuốc khác. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh, được sử dụng cho các cơn đau cấp tính trong thời gian ngắn.

Không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Điều này có thể gây nghiện, phụ thuộc thuốc và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

thoái hoá đốt sống cổ uống thuốc gì
Thuốc giảm đau opioid được sử dụng cho các cơn dau nghiêm trọng, kéo dài và không đáp ứng các loại thuốc khác

Các loại thuốc giảm đau opioid phổ biến bao gồm:

  • Codeine
  • Hydrocodone
  • Meperidine
  • Morphine
  • Tramadol

Thuốc giảm đau opioid mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, giúp người bệnh thoải mái hơn và quay trở lại các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên các loại thuốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Quá liều
  • Phụ thuốc thuốc
  • Nhu cầu cần liều cao hơn
  • Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau opioid bao gồm:
  • Táo bón
  • Khô miệng
  • Đau bụng
  • Các vấn đề tim mạch và phổi
  • Ngưng thở khi ngủ

Theo thời gian, cơ thể sẽ phát triển tình trạng dung nạp thuốc và cần liều cao hơn để đạt được hiệu quả giảm đau như ban đầu. Nếu sử dụng thuốc quá lâu, thuốc có thể trở nên mất hiệu quả giảm đau. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi loại thuốc hoặc phương pháp điều trị.

6. Steroid đường uống

Thuốc steroid hoặc corticosteroid đường uống được sử dụng để điều trị viêm, điều trị các triệu chứng viêm do thoái hóa đốt sống. Thuốc hoạt động bằng cách tác động lên hệ thống miễn dịch, ngăn chặn quá trình sản xuất các chất gây viêm, chẳng hạn như prostaglandin. Điều này có thể góp phần giảm đau, sưng cục bộ ở đốt sống cổ, từ đó cải thiện tình trạng cứng khớp và phục hồi tính linh hoạt của cổ vai gáy.

Một số loại corticosteroid thường được kê đơn như thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ bao gồm:

  • Cortisone
  • Hydrocortisone
  • Prednisone
  • Prednisolone
  • Methylprednisolone

Hầu hết các loại steroid đường uống được sử dụng theo toa thuốc của bác sĩ để cải thiện các cơn đau cấp tính trong các đợt điều trị ngắn. Việc sử dụng thuốc lâu dài có thể cần sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro phát sinh.

Thuốc steroid đường uống có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Gây đỏ bừng mặt
  • Mất ngủ
  • Nổi mụn
  • Rậm lông
  • Tăng đường huyết
  • Tăng huyết áp
  • Trầm cảm
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Loãng xương
  • Dễ bị nhiễm trùng

Người bệnh thường được đề nghị sử dụng steroid với liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất để đạt được hiệu quả giảm đau như mong muốn. Không sử dụng thuốc quá liều lượng quy định hoặc kết hợp với các loại thuốc khác mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, steroid có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và khiến người dùng dễ bệnh hơn. Do đó, hãy nhớ rửa tay thường xuyên, tránh những người bệnh cảm cúm, nơi công cộng đông đúc và thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe.

7. Thuốc giảm đau tại chỗ

Các thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ tại chỗ bao gồm kem, gel, miếng dán lên da. Thuốc có sẵn ở dạng thuốc không kê đơn và kê đơn, được khuyến nghị để cải thiện các cơn đau cục bộ, chẳng hạn như đau cơ, đau đốt sống.

Thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ tốt nhất
Salonpas được sử dụng để giảm đau, chống viêm tại chỗ

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Gel bôi Salonpas dùng giảm đau, kháng viêm cơ xương khớp
  • Dầu gió trắng hiệu cây búa hỗ trợ cải thiện các cơn đau cổ vai gáy, đau đầu
  • Kem xoa bóp Sungaz giảm đau cơ, xương khớp
  • Kem bôi Methocylat giảm đau nhức xương khớp, đau lưng, cứng cơ, đau cột sống do chấn thương
  • Kem xoa bóp Deep Heat Rub Plus điều trị cơn đau đốt sống cổ do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh, cứng cổ

Các loại thuốc giảm đau tại chỗ sẽ được hấp thụ qua da, đi vào máu, từ đó giúp giảm đau cục bộ nhanh chóng. Hầu hết các loại thuốc này an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh cần thử nghiệm thuốc trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng trên diện tích lớn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ

Để các loại thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý:

  • Sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất
  • Thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như phát ban, khó thở, khó tiêu, chóng mặt hoặc thay đổi tâm trạng
  • Nếu cần thay đổi loại thuốc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể khi sử dụng thuốc, nếu nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng, như xuất huyết dạ dày, tổn thương gan, thận, cần ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ ngay
  • Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị thoái hóa đốt sống cổ cũng như ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa tái phát, người bệnh có thể:

  • Thường xuyên tập thể dục, hoạt động thể chất để kiểm soát cơn đau, chống viêm và cải thiện chức năng cột sống
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh tại chỗ để cải thiện cơn đau, khó chịu cũng như giúp người bệnh quay trở lại hoạt động hàng ngày
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, acid béo omega 3 để chống viêm, giảm đau cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể
  • Xoa bóp, massage tại đốt sống có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng

Sử dụng các loại thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc không được cải thiện, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Cột Sống Có Nguy Hiểm Không
Thoái hóa cột sống là bệnh lý ai cũng có thể mắc phải. Vậy thoái hóa cột sống có nguy hiểm không và làm thế nào để phòng ngừa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Chạy Xe Đạp Không
Nếu đang thắc mắc thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Tập luyện ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Lưng Có Chữa Được Không
Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không, chăm sóc và điều trị như thế nào hiệu quả là thắc mắc chung của các bệnh nhân. Đây là bệnh xương khớp nghiêm trọng, tiến triển theo thời gian, thường ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Có Nên Đi Bộ
Đi bộ và chạy bộ là những bộ môn tốt cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Tuy nhiên người bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ, chạy bộ không? Một số thông tin dưới ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Tập Yoga Được Không
Thoái hóa cột sống là một bệnh lý phổ biến gây ra đau nhức và hạn chế vận động. Câu hỏi "Thoái hóa cột sống có tập yoga được không?" thường được đặt ra bởi nhiều người bệnh. Bài viết ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua