Miếng Dán Salonpas: Công Dụng, Cách Dùng và Lưu Ý

Theo dõi IHR trên goole news

Miếng dán Salonpas là thuốc giảm đau và viêm được điều chế ở dạng cao dán. Thuốc này mang đến hiệu quả cao trong việc giảm đau và kháng viêm cho những trường hợp bị bong gân, căng cơ, đau nhức cơ khớp, bầm tím… Thuốc chứa các thành phần lành tính, có thể sử dụng mà không cần chỉ định của bác sĩ. 

Miếng dán Salonpas
Miếng dán Salonpas mang đến hiệu quả giảm đau kháng viêm cho những trường hợp bị bong gân, đau lưng, đau vai…

Miếng dán Salonpas là gì?

Miếng dán Salonpas thuộc thương hiệu Salonpas, do Công ty TNHH Dược Phẩm Hisamitsu (Nhật Bản) phát triển và sản xuất. Đây là một loại thuốc giảm đau và kháng viêm, được điều chế ở dạng cao dán. Thuốc được dùng ngoài da để giảm nhẹ các triệu chứng ở người bị đau nhức cơ và khớp do bệnh lý hay chấn thương như căng cơ, bong gân, bầm tím…

Hầu hết các dạng điều chế của Salonpas (bao gồm cả cao dán) đều mang đến hiệu quả nhanh và có độ lành tính cao. Thuốc hầu như không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng mà không cần chỉ định của bác sĩ.

Một số thông tin cơ bản về thuốc:

  • Tên thuốc: Miếng dán Salonpas
  • Phân loại: Thuốc giảm đau và kháng viêm
  • Thương hiệu: Salonpas
  • Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược Phẩm Hisamitsu
  • Xuất xứ: Nhật Bản
  • Dạng điều chế: Miếng dán (cao dán)
  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 bao x 10 miếng

Thành phần của miếng dán Salonpas

Miếng dán Salonpas là sự kết hợp của những thành phần sau:

Thành phần chính

  • Hoạt chất Methyl salicylate 6.29%
  • L-Menthol 5.71% trong tinh dầu bạc hà
  • dl-Camphor 1.24%
  • Tocopherol acetate 2%

Tá dược

  • Titanium Oxide
  • Perfume
  • Raw Rubber
  • Polyisobutylene
Thành phần của miếng dán Salonpas
Miếng dán Salonpas chứa Methyl salicylate 6.29%, L-Menthol 5.71%, Tocopherol acetate 2%, dl-Camphor 1.24%

Miếng dán Salonpas có công dụng gì?

Miếng dán Salonpas của Nhật Bản có tác dụng giảm đau và kháng viêm. Thuốc được dùng cho những trường hợp đau nhức khớp xương do chấn thương hay bệnh lý. Cụ thể:

Salonpas dạng cao dán thường mang đến hiệu quả cao và nhanh, chỉ sau vài giờ sử dụng.

Đối tượng sử dụng

Miếng dán Salonpas được dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi có các vấn đề nêu trên.

Chống chỉ định

Salonpas dạng cao dán không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một trong các thành phần của cao dán
  • Tổn thương da và có vết thương hở.

Thận trọng:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú
  • Đang điều trị với một loại thuốc khác
  • Bị hen suyễn
  • Người chuẩn bị phẫu thuật
Không dùng Salonpas cho người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần của cao dán
Không dùng Salonpas cho người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần của cao dán

Hướng dẫn sử dụng

Miếng dán Salonpas cần được sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả cao và an toàn.

  • Vệ sinh da sạch sẽ, lau khô da
  • Gỡ miếng dán khỏi tấm phim
  • Dán trực tiếp lên chỗ bị đau, giữ tối đa 8 giờ.

Liều lượng

Dùng Salonpas dạng cao dán cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

  • Dùng miếng dán không quá 3 lần/ ngày, gỡ miếng dán khỏi da sau 8 giờ. Không dùng liên tục quá 7 ngày.
  • Đối với cao dán màu da: Dùng miếng dán không quá 4 lần/ ngày, gỡ miếng dán khỏi da sau 12 giờ. Mỗi vùng đa chỉ được dán 1 lần/ ngày. Không dùng liên tục quá 5 ngày.

Dùng Salonpas dạng cao dán cho trẻ em dưới 12 tuổi

  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng miếng dán không quá 3 lần/ ngày, gỡ miếng dán khỏi da sau 8 giờ
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng miếng dán không quá 3 lần/ ngày, gỡ miếng dán khỏi da sau 8 giờ

Cách bảo quản

Bảo quản miếng dán Salonpas ở nhiệt độ dưới 30 độ C. Đặt thuốc ở những nơi thoáng và mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp.

Mua miếng dán Salonpas ở đâu? Giá bán?

Có thể tìm mua miếng dán Salonpas ở các nhà thuốc trên toàn quốc.

Giá tham khảo: 22.000đ.

Lưu ý khi dùng miếng dán Salonpas

Cao dán Salonpas được đánh giá là mang đến hiệu quả tốt và có độ an toàn cao. Tuy nhiên để đảm bảo, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:

1. Khuyến cáo

Một số khuyến cáo giúp sử dụng miếng dán Salonpas an toàn và hiệu quả nhất:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng cao dán Salonpas.
  • Sử dụng thuốc với liều lượng được khuyến cáo. Không lạm dụng hay sử dụng cao dán Salonpas trên 7 ngày liên tục.
  • Không dán miếng dán quá chặt.
  • Không dán Salonpas lên những vùng da vùng da quanh mắt, mắt và niêm mạc.
  • Không dán thuốc lên những vị trí viêm nhiễm kèm theo dấu hiệu đỏ đau, nóng, sưng… Bởi thuốc có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu về ổ nhiễm trùng trên da. Từ đó gây viêm nhiễm nặng hơn, gây đau và sưng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Không dán thuốc lên những vùng da đang bị tổn thương, có vết thương hở hoặc trầy xước. Bởi điều này có thể làm tổn thương những lớp tế bào dưới da dẫn đến hoại tử hoặc loét những tế bao còn non.
  • Không tự ý sử dụng miếng dán Salonpas cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bú, trẻ em dưới 12 tuổi, bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu liều cao (hay một loại thuốc khác), bị hen suyễn, dị ứng với thành phần, người chuẩn bị phẫu thuật, bị polyp mũi. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn.
  • Chỉ sử dụng miếng dán Salonpas ngoài da. Không dùng cho mục đích khác ngoài chỉ định.
  • Không dùng Salonpas dạng cao dán với băng dán nóng.
  • Ngừng sử dụng cao dán Salonpas và hỏi ý kiến bác sĩ khi:
    • Triệu chứng kéo dài trên 7 ngày hoặc tình trạng xấu đi
    • Triệu chứng tái phát nhiều lần
    • Kích ứng da quá mức hoặc nổi mụn nước
  • Gỡ sản phẩm và rửa sạch da nếu có dấu hiệu kích ứng hoặc tác dụng phụ. Trao đổi với bác sĩ nếu tác dụng phụ kéo dài.
  • Không để các thành phần của miếng dán Salonpas dính vào mắt. Cần rửa với nước sạch ngay khi thuốc dính vào. Liên hệ với bác sĩ nếu triệu chứng nặng hoặc không giảm.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em. Di chuyển nhanh đến bệnh viện nếu nuốt phải.
  • Không nên sử dụng thuốc trên một diện tích da lớn hoặc dùng thuốc kéo dài, đặc biệt là trẻ em. Vì điều này có thể gây nhiễm độc Salicylate.
Không dán miếng dán quá chặt
Không dán miếng dán quá chặt, không dán lên những vị trí viêm nhiễm hoặc có vết thương hở

2. Tác dụng phụ

Mặc dù ít gặp nhưng một số tác dụng phụ dưới đây có thể xảy ra ở nơi dán Salonpas:

  • Kích ứng nhẹ
  • Có cảm giác châm chích
  • Ngứa da
  • Nổi mụn nước

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Phản ứng quá mẫn với những thành phần có trong thuốc
  • Phù mạch
  • Nhiễm độc Salicylate
  • Co thắt phế quản

Ngừng sử dụng miếng dán Salonpas khi các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài. Đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ về cách xử lý.

3. Tương tác thuốc

Miếng dán Salonpas tương tác hỗ trợ với những loại thuốc giảm đau khác. Ngoài ra Salonpas có khả năng tương tác với thuốc chống đông máu dạng uống (chẳng hạn như warfarin) khi dùng liều cao. Sự tương tác giữa hai loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Một số thuốc có khả năng tương tác khác:

  • Vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu
  • Allopurinol
  • Pegloticase
  • Febuxostat
  • Probenecid

Cần thận trọng khi sử dụng Salonpas giảm đau với những loại thuốc này.

4. Quá liều và cách xử lý

Cao dán Salonpas cần được dùng với liều lượng thích hợp, không lạm dụng, không dùng thuốc vượt khỏi liều khuyến cáo. Bởi việc sử dụng quá liều có thể làm tăng nồng hoạt chất được hấp thu và gây ra một số biểu hiện nghiêm trọng, cụ thể:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tổn thương da (nổi mụn nước, phát ban, ngứa da…)
  • Nhiễm độc Salicylate
  • Co thắt phế quản

Triệu chứng quá liều thường nghiêm trọng và dễ khởi phát ở những người dị ứng hay quá mẫn với thành phần của Salonpas. Trong trường hợp triệu chứng nặng nề hoặc kéo dài, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý.

Không sử dụng miếng dán Salonpas quá liều
Không sử dụng miếng dán Salonpas quá liều để tránh gây ra những triệu chứng nghiêm trọng

Miếng dán Salonpas là thuốc giảm đau kháng viêm được dùng phổ biến, thường mang đến hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn, người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn với liều lượng hợp lý. Không lạm dụng và không tiếp tục sử dụng Salonpas nếu phát sinh tác dụng phụ.

Câu hỏi liên quan
Gai Gót Chân Có Nên Đi Bộ
Gai gót chân có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và khắc phục các triệu chứng gai gót chân. Người bệnh quan tâm có thể tham khảo một ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Châm Cứu Được Không​
Câu hỏi thoái hóa cột sống có châm cứu được không​ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị hỗ trợ. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Xương khớp sẽ ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Nằm Nệm Gì
Thoát vị đĩa đệm nên nằm nệm gì để giảm đau và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị? Việc chọn nệm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu áp lực lên cột sống ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Tập Gym
Tập gym là một trong những phương pháp cải thiện sức cơ, tăng cường sức mạnh, sức khỏe tổng thể và sự linh hoạt cho các khớp xương. Tuy nhiên bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có nên tập ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua