Glucosamine là gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý

Theo dõi IHR trên goole news

Glucosamine đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa sụn. Hiện nay, rất nhiều người bổ sung Glucosamine với mong muốn tăng cường sức khỏe cho xương khớp. Cần tìm hiểu rõ công dụng, cách dùng cũng như các lưu ý về Glucosamine để đảm bảo việc bổ sung có lợi.

glucosamine
Tìm hiểu công dụng, cách dùng và các vấn đề cần lưu ý khi bổ sung Glucosamine

Glucosamine là gì?

Glucosamine là một loại đường tự nhiên tồn tại bên trong chất lỏng xung quanh khớp, cũng như trong xương động vật, tủy xương, động vật có vỏ và nấm. Còn Glucosamine trong các chất bổ sung thường đến từ lớp vỏ của động vật có vỏ. Ngoài ra cũng có một số ở dạng tổng hợp.

Thực tế cho thấy, Glucosamine là loại thực phẩm bổ sung phổ biến thứ 2, chỉ sau dầu cá và các loại acid béo Omega-3 khác. Số liệu thống kê ghi nhận, có khoảng 2.6% người trưởng thành ở Mỹ đã dùng các chất bổ sung Glucosamine, Chondroitin hay cả 2 vào năm 2012.

Các chất bổ sung Glucosamine thường được bào chế ở dạng viên nén hay viên nang. Ngoài ra chúng cũng có thể được sản xuất ở dạng thuốc tiêm.

Có nhiều loại Glucosamine khác nhau, bao gồm:

  • Glucosamine sulfate
  • Glucosamine hydrochloride
  • N-acetyl glucosamine

Một số chất bổ sung còn kết hợp Glucosamine với các thành phần khác. Điển hình như sụn cá mập, chondroitin sulfate hay methylsulfonylmethane.

Nhiều người cho rằng những chất bổ sung này có tác dụng làm giảm đau khớp. Tuy nhiên vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học để xác nhận điều này.

Công dụng của Glucosamine

Các nghiên cứu cho thấy, cơ thể con người sử dụng Glucosamine để xây dựng và sửa chữa sụn. Sụn là một mô liên kết có độ dẻo cao và có tác dụng bảo vệ hệ thống xương khớp. Nó cung cấp lớp đệm để ngăn cho xương không cọ xát với nhau.

Khi con người già đi thì sụn có thể sẽ trở nên kém linh hoạt và bắt đầu bị phá vỡ. Tình trạng này sẽ dẫn tới đau nhức, viêm và tổn thương mô. Thường xảy ra trong viêm xương khớp.

Một số bằng chứng cho thấy rằng, Glucosamine có khả năng làm chậm quá trình này. Đồng thời mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của sụn.

Glucosamine xuất hiện tự nhiên bên trong cơ thể con người. Tuy nhiên mức độ của nó sẽ giảm dần khi con người già đi. Theo thời gian, điều này sẽ góp phần gây ra tình trạng thoái hóa khớp.

công dụng của Glucosamine
Glucosamine đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa sụn

Glucosamine thường được sử dụng khi nào?

Nghiên cứu về việc sử dụng Glucosamine cho một số điều kiện cụ thể như sau:

  • Bệnh xương khớp: Dùng Glucosamine sulfate bằng đường uống có thể giúp làm giảm đau đáng kể cho những người bị viêm xương khớp đầu gối. Ngoài ra, nó còn làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối có liên quan đến tình trạng viêm. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định lợi ích của Glucosamine sulfate đối với bệnh viêm xương khớp ở cột sống, hông hay bàn tay.
  • Viêm khớp dạng thấp: Nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng, dùng Glucosamine hydrochloride đường uống có thể làm giảm các cơn đau có liên quan tới viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy cải thiện về tình trạng viêm hay giảm số lượng khớp bị sưng đau.

Có thể thấy rằng, Glucosamine sulfate có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp. Đây là một chất bổ sung an toàn đáng để thử. Nhất là với những người không thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Ngoài ra, Glucosamine còn có thể được dùng trong một số trường hợp khác. Bao gồm:

  • Viêm bàng quang kẽ: Tình trạng này thường có liên quan tới sự thiếu hụt hợp chất Glycosaminoglycan. Trong khi đó, Glucosamine lại là tiền chất của hợp chất này. Chính vì vậy mà nhiều giả thuyết cho rằng việc bổ sung Glucosamine có thể giúp kiểm soát bệnh viêm bàng quang kẽ.
  • Bệnh Kashin-Beck: Bằng chứng ban đầu cho thấy, dùng Glucosamine hydrochloride kết hợp với Chondroitin sulfate có tác dụng giảm đau. Đồng thời cải thiện thể chất ở những người mắc chứng bệnh này. Còn dùng Glucosamine hydrochloride đơn thuần cũng có thể mang đến tác dụng như thuốc giảm đau không kê toa.
  • Bệnh đa xơ cứng: Nghiên cứu ban đầu cho thấy, việc sử dụng Glucosamine sulfate bằng đường uống hằng ngày trong vòng 6 tháng giúp làm giảm sự tái phát của bệnh đa xơ cứng.
  • Bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường: Nghiên cứu cho thấy những người dùng Glucosamine sẽ có ít nguy cơ phát triển các tình trạng sức khỏe này. Tuy nhiên vẫn chưa rõ liều lượng hay dạng Glucosamine nào là có khả năng hoạt động tốt nhất.
  • Viêm khớp thái dương hàm: Một nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng, việc dùng kết hợp Glucosamine sulfate và Chondroitin có khả năng làm giảm đáng kể triệu chứng viêm đau. Đồng thời còn làm tăng khả năng vận động của hàm.

Tuy nhiên, cần có thêm bằng chứng để đánh giá hiệu quả của việc dùng Glucosamine cho các mục đích sử dụng nêu trên. Tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có ý định bổ sung Glucosamine cho cơ thể.

tác dụng của glucosamine
Glucosamine có thể làm giảm đáng kể các cơn đau do bệnh viêm khớp dạng thấp

Cách dùng Glucosamine

Tùy thuộc vào dạng bào chế mà Glucosamine có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau. Đối với dạng viên nang hoặc viêm nén thì dùng theo đường uống. Còn riêng thuốc tiêm thì cần được thực hiện bởi người có chuyên môn.

Chế phẩm Glucosamine được cung cấp với nhiều hàm lượng khác nhau. Tuy nhiên trong hầu hết các nghiên cứu, khuyến cáo dùng tổng liều là 1200 – 1500mg/ ngày. Trường hợp kết hợp với Chondroitin thì liều được khuyên dùng sẽ là 1200mg/ ngày.

Một số người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ bất lợi khi sử dụng Glucosamine đường uống. Để giảm các triệu chứng thì tốt nên nên dùng cùng hoặc sau bữa ăn.

Việc sử dụng các chế phẩm có chứa Glucosamine khác nhau cùng lúc có thể sẽ làm tăng nguy cơ quá liều. Do đó, cần chú ý cẩn trọng đọc kỹ nhãn thành phần của bất cứ loại thực phẩm chức năng nào đang sử dụng.

Một số lưu ý khi dùng Glucosamine

Việc bổ sung Glucosamine không đúng cách có thể gây ra các rủi ro cho sức khỏe. Cần chú ý đến một số vấn đề sau:

1. Tác dụng phụ

Glucosamine ít khi gây ra các tác dụng không mong muốn. Nếu có thì chúng thường nhẹ và không thường xuyên. Có thể bao gồm:

  • Khó tiêu
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Phát ban
  • Buồn ngủ

Thực tế cho thấy, bổ sung Glucosamine bằng đường miệng là khá an toàn đối với người lớn. Tuy nhiên một số người đã chia sẻ rằng họ vẫn gặp phải một số tác dụng phụ nhẹ. Còn ở dạng tiêm, Glucosamine có thể an toàn khi được tiêm vào cơ 2 lần/ tuần trong tối đa 6 tuần.

2. Tương tác

Glucosamine có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc khác khi sử dụng đồng thời. Điều này thường làm giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng nguy cơ phát sinh các tác dụng ngoại ý.

Các thuốc có nguy cơ cao gây tương tác với Glucosamine bao gồm:

  • Acetaminophen (Tylenol, những loại khác): Trên thực tế, dùng Glucosamine sulfate và acetaminophen đồng thời có khả năng làm giảm hiệu quả của cả thuốc và chất bổ sung.
  • Warfarin (Jantoven): Sử dụng Glucosamine một mình hay kết hợp với chất bổ sung Chondroitin đều có thể làm tăng tác dụng của Warfarin chống đau máu. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ bị chảy máu.
lưu ý khi dùng glucosamine
Glucosamine có thể gây tương tác khi dùng đồng thời với các loại thuốc khác

Trường hợp được chỉ định sử dụng chất bổ sung Glucosamine, cần thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc và sản phẩm bổ sung đang dùng. Điều này giúp dự phòng tương tác và có sự điều chỉnh cho phù hợp.

3. Chống chỉ định

Glucosamine có thể sẽ không phù hợp với tất cả mọi người. Các chuyên gia cho biết, một số đối tượng không nên sử dụng Glucosamine bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bú: Không nên sử dụng Glucosamine vào các thời điểm này bởi tác dụng của nó vẫn chưa được biết rõ.
  • Ung thư: Một số chất bổ sung có thể làm giảm hiệu quả điều trị ung thư. Nếu bạn đang điều trị ung thư nhưng vẫn muốn dùng Glucosamine hãy chắc chắn rằng đã nói chuyện với bác sĩ trước đó.
  • Bệnh tiểu đường: Đã cho nghiên cứu chỉ ra rằng, chất bổ sung Glucosamine có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể. Điều này khiến cho Glucosamine không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường hay người không dung nạp glucose.
  • Bệnh hen suyễn: Vào năm 2008, một nghiên cứu đã cảnh báo về các tác dụng phụ khác nhau của Glucosamine. Trong đó bao gồm cả chứng khó thở ở những người mắc bệnh hen suyễn.
  • Dị ứng: Các sản phẩm Glucosamine thường có nguồn gốc từ động vật có vỏ nên có khả năng gây ra phản ứng dị ứng. Không dùng Glucosamine cho những người có tiền sử bị dị ứng hải sản.
  • Các vấn đề về máu và tuần hoàn: Glucosamine có khả năng ảnh hưởng tới huyết áp và quá trình đông máu. Chú ý theo dõi huyết áp nếu đang sử dụng Glucosamine.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cần biết về Glucosamine. Trong một số trường hợp, việc sử dụng chất bổ sung này là cần thiết. Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng, bạn sử dụng nó theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả và tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.

Tham khảo thêm: 10 thuốc trị đau khớp gối của Mỹ tốt nhất và giá bán

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Được Uống Rượu Không
Thoát vị đĩa đệm có được uống rượu không là thắc mắc của không ít bệnh nhân hiện nay. Theo đó, việc uống rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là với những ai đang ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Võng
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không? Nằm nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. [caption id="attachment_31079" align="aligncenter" width="768"] Thoát ...
Xem chi tiết
Bị Gai Gót Chân Nên Đi Dép Như Thế Nào
Bệnh nhân bị gai gót chân nên đi dép như thế nào phù hợp là thắc mắc chung. Thông thường người bệnh được khuyên đi giày/ dép có đế thấp, đế vừa đủ cứng để không làm ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Bơi Lội Có Tăng Chiều Cao Không
Bơi lội có tăng chiều cao không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là những trẻ đang trong độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì. Các nghiên cứu cho thấy, những động tác được ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua