Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Tê Chân

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là dấu hiệu khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn sau, khi đĩa đệm đã tác động đến hệ thần kinh. Các triệu chứng này cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp để tránh các rủi ro sức khỏe liên quan.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Thoát vị đĩa đệm có thể gây tê chân và ảnh hưởng đến khả năng chuyển động bình thường

Tai sao thoát vị đĩa đệm gây tê chân?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi lớp vỏ bên ngoài của đĩa đệm bị vỡ và phần nhân đĩa đệm tràn ra ngoài. Trong các giai đoạn đầu, thoát vị đĩa đệm có thể không có triệu chứng hoặc chỉ gây đau đớn nhẹ. Nếu không được điều trị, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến đau mãn tính, ngứa ran, tê, yếu ở lưng, cổ, tứ chi hoặc mông.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân xảy ra khi đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh tọa, lan xuống chân, dẫn đến tê, ngứa hoặc nóng rát. Thông thường tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến một bên chân.

Hầu hết các triệu chứng thoát vị đĩa đệm sẽ được cải thiện trong 6 – 12 tuần nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc khi các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện các tổn thương đáng kể, lâu dài và ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống.

Theo thời gian, thoát vị đĩa đệm có thể gây hẹp ống sống hoặc thu hẹp không gian xung quanh cột sống và hình thành các gai xương. Điều này góp phần gây áp lục lên các dây thần kinh, các tín hiệu dẫn truyền thần kinh và đôi khi là gây tổn thương vĩnh viễn.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là dấu hiệu bệnh đang ở giai đoạn sau và cần được chăm sóc, điều trị kịp lúc. Do đó, nếu gặp các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có thể dẫn đến nhiều tổn thương lâu dài, chẳng hạn như:

  • Mất chức năng và giảm sự linh hoạt khi chuyển động
  • Chuột rút
  • Tê, ngứa, mất cảm giác
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột
  • Ngứa ran hoặc như kim châm
Thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Nếu không được điều trị, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến suy nhược chân và khó khăn khi đi bộ

Thông thường, thoát vị đĩa đệm sẽ được cải thiện sau 4 – 6 tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc tình trạng tê trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến cáo đến bệnh viện ngay nếu:

  • Suy nhược chân
  • Mất cảm giác xung quanh bộ phận sinh dục hoặc trực tràng
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột
  • Yếu dần, tê liệt và mất khả năng chuyển động chân linh hoạt

Xem Ngay: Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Những thông tin cần biết

Điều trị thoát vị đĩa đệm gây tê chân như thế nào?

Điều trị thoát vị đĩa đệm sớm cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng tê, mất cảm giác ở chân. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến, an toàn và hiệu quả cao, người bệnh có thể tham khảo:

1. Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng các loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như NSAID, để cải thiện các triệu chứng. Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo toa theo chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm gây tê chân phổ biến bao gồm:

  • Paracetamol: Thuốc có tác dụng giảm đau tuy nhiên không có tác dụng chống viêm. Đối với thoát vị đĩa đệm, Paracetamol được chấp thuận để cải thiện cơn đau cấp tính.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID chẳng hạn như Ibuprofen và Naproxen, có thể giảm viêm, giảm đau, giảm nguy cơ chấn thương thêm và góp phần ổn định các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
  • Thuốc chống co giật: Đôi khi các loại thuốc chống co giật có thể được sử dụng để cải thiện các cơn đau thần kinh, hỗ trợ điều trị tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Thuốc này có thể gây buồn ngủ và mệt mỏi, do đó cần thận trọng khi sử dụng.
  • Thuốc chống trầm cảm: Các bác sĩ thường kê đơn thuốc chống trầm cảm ba vòng để điều trị chứng thoát vị đĩa đệm gây đau mãn tính hoặc tê yếu chân. Thuốc được sử dụng trong vài tuần để làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh trong cột sống, từ đó cải thiện cơn đau và tê chân.
  • Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ như Benzodiazepin, hoạt động bằng cách thư giãn cơ bắp, giảm áp lực lên hệ thống thần kinh. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây nghiện, do đó chỉ phù hợp để sử dụng ngắn hạn.
  • Thuốc giảm đau Opioid: Các loại thuốc này được sử dụng khi các loại thuốc giảm đau khác không mang lại hiệu quả. Thuốc mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên có thể gây nghiện, do đó chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý, chỉ định của bác sĩ.
  • Steroid: Các thuốc Steroid mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm, giảm đau, cải thiện các chứng tê yếu chân do thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên thuốc này cần sử dụng thận trọng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Vật lý trị liệu

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi hợp lý và vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Theo dõi mức độ hoạt động của người bệnh
  • Hướng dẫn các bài tập hiệu quả
  • Tăng cường tính linh hoạt ở cột sống
  • Phục hồi chức năng đĩa đệm mà không gây chấn thương thêm
Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất
Thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt ở chân

Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập chủ động và thụ động, chẳng hạn như:

  • Massage mô sâu: Các động tác này có thể tác động đến các lớp sâu của cơ bắp, giúp tăng cường lưu lượng máu, giảm viêm, giảm co thắt và giảm áp lực lên các đĩa đệm.
  • Kéo căng các mô: Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ sử dụng một lực kéo để căng các mô mềm và giảm áp lực lên khớp hoặc xương. Liệu pháp này có thể kéo các đĩa đệm về vị trí ban đầu, từ đó giảm áp lực lên tủy sống và giảm tê chân.
  • Kích thích điện qua da (TENS): Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ sử dụng máy TENS để truyền dòng điện đến các cơ và dây thần kinh, từ đó mang lại hiệu quả giảm đau tự nhiên.

Bên cạnh các phương pháp vật lý trị liệu thụ động, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các bài tập chủ động để tăng cường hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Các bài tập có thể bao gồm:

  • Bài tập Aerobic: Các bài tập có thể tăng cường lưu lượng máu đến cột sống, giảm cứng khớp và điều trị thoát vị đĩa đệm. Các bài tập phổ biến nhất bao gồm bơi lội, đạp xe hoặc đi bộ nhanh.
  • Bài tập kéo dài cột sống: Các bài tập này có thể tăng cường sức khỏe cột sống, hỗ trợ giảm đau và tăng tính linh hoạt khi chuyển động.

3. Chườm nóng và lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh có thể hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Thực hiện luân phiên liệu pháp này sẽ mang đến hiệu quả gấp đôi.

Chườm lạnh có thể giúp giảm viêm, giảm đau. Mặt khác, chườm nóng có thể tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh. Vì nóng và lạnh đối lập nhau nên tác dụng của mỗi liệu pháp này đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cũng đối lập nhau. Do đó, nếu bắt đầu với liệu pháp chườm lạnh, đến khi cảm thấy các triệu chứng được cải thiện, hãy chườm nóng để tăng cường lưu lượng máu và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.

Đừng Bỏ Lỡ: Phương Pháp Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Mới Nhất?

4. Tiêm Steroid ngoài màng cứng

Tiêm steroid ngoài màng cứng là phương pháp tiêm thuốc chống viêm, steroid hoặc corticosteroid, vào không gian xung quanh ngoài màng cứng để điều trị cơn đau do viêm rễ thần kinh. Phương pháp này có thể giúp giảm đau lưng, đau chân và tê mỏi do thoát vị đĩa đệm.

Tiêm Steroid ngoài màng cứng mang lại hiệu quả cao đến 76 – 88% các triệu chứng thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để tránh các tổn thương liên quan.

5. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Nếu các triệu chứng thoát vị đĩa đệm gây tê chân nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật được chỉ định để loại bỏ áp lực lên các dây thần kinh, từ đó cải thiện triệu chứng tê chân và phục hồi các chức năng bình thường.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không
Phẫu thuật được thực hiện khi các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả

Các loại phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phổ biến bao gồm:

  • Loại bỏ đĩa đệm: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương để giảm áp lực lên các dây thần kinh. Phẫu thuật sẽ được thực hiện thông qua một vết cắt nhỏ và hạn chế tối đa các rủi ro.
  • Phẫu thuật cắt mấu xương đốt sống: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ một mẫu xương nhỏ khỏi các đốt sống, điều này sẽ giúp giảm áp lực lên đĩa đệm, từ đó cải thiện các triệu chứng đau thần kinh tọa.
  • Hợp nhất cột sống: Bác sĩ sẽ loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương sau đó hợp nhất hai đốt sống, điều này sẽ tạo nên sự ổn định, giảm đau và phục hồi chức năng cột sống.
  • Phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo: Phẫu thuật này thường không phổ biến, tuy nhiên nếu cần thiết, bác sĩ sẽ thay thế đĩa đệm bị tổn thương bằng đĩa nhựa hoặc kim loại. Đĩa đệm nhân tạo sẽ giúp ổn định cột sống, giúp di chuyển dễ dàng hơn và cải thiện các tình trạng đau hoặc tê chân.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Có một số biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm gây tê chân, chẳng hạn như:

  • Liên tục di chuyển, duy trì vận động thể chất có thể giúp cột sống khỏe mạnh. Đi bộ là một hình thức tập thể dục tuyệt vời, phù hợp cho người thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các môn thể thao như bơi lội, đạp xe hoặc tập thể dục dưới nước.
  • Kéo giãn cột sống là một cách tuyệt vời để duy trì hoặc cải thiện phạm vi chuyển động cũng như giúp cột sống trở nên dẻo dai hơn. Các bài tập như yoga, bài tập thư giãn hoặc tập thể dục dưới nước, có thể tăng khả năng vận động, đồng thời cải thiện tình trạng tê chân do thoát vị đĩa đệm.
  • Duy trì tư thế tốt, thực hiện các tư thế đúng khi ngồi hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như nâng vật nặng hoặc lấy đồ vật trên cao, có thể tránh chấn thương và góp phần điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý có thể ngăn ngừa các triệu chứng thoát vị đĩa đệm gây tê chân hiệu quả. Mang thêm trọng lượng sẽ giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống, tăng tính linh hoạt và chống mỏi, tê chân.
  • Bỏ thuốc lá, khói thuốc có thể hạn chế lưu lượng máu và oxy nuôi dưỡng cột sống, từ đó khiến trình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là tình trạng không quá nguy hiểm, tuy nhiên cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp để tránh các vấn đề sức khỏe liên quan. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Tham khảo thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Teo Chân: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị

Câu hỏi liên quan
Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Sóng Cao Tần
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp tiên tiến đang thu hút sự quan tâm của nhiều người bệnh. Với khả năng giảm đau nhanh chóng và hạn chế tác động lên các mô xung ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Võng
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không? Nằm nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. [caption id="attachment_31079" align="aligncenter" width="768"] Thoát ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Gập Bụng
Thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra có xu hướng tiến triển nặng nề hơn nếu tập luyện không đúng ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nhảy Dây Được Không
Nhảy dây - một bài tập cardio đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người đang gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm, câu hỏi "thoát vị đĩa đệm có ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Sản
Bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không là vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Bởi đây là một bệnh xương khớp nghiêm trọng, gây đau nhức và làm phát sinh nhiều biến ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua