Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Gây Thiếu Máu Não Cần Làm Gì?
Thoái hoá đốt sống cổ gây thiếu máu não có thể dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu cũng như ngất xỉu trong các trường hợp nghiêm trọng. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương nhiều mạch máu não và dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn.
Triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ gây thiếu máu não
Thoái hóa đốt sống cổ và bất ổn cột sống cổ nói chung, có thể dẫn đến tổn thương các mạch máu. Điều này có thể gây chèn ép các động mạch, rối loạn và làm chậm quá trình lưu thông máu lên não. Tình trạng này có thể dẫn đến một số dấu hiệu nhận biết như:
1. Thiếu oxy
Một trong những dấu hiệu phổ biến của tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não là cảm giác thiếu oxy, không nhận đủ lượng oxy cần thiết.
Một số người bệnh có thể cảm thấy đau liên tục ở một bên đầu và ù tai, không nghe thấy âm thanh. Người bệnh cũng có thể bị đau vai gáy, đau cổ họng, sương mù não (brain fog) và bị chóng mặt. Đôi khi người bệnh cũng bị rối loạn nhận thức, run tay và có một số triệu chứng của bệnh Parkinson.
2. Khó ngủ
Thoái hóa cột sống cổ có thể dẫn đến chóng mặt, co thắt cơ ở cổ và vùng chẩm, dẫn đến mệt mỏi, rối loạn thị giác, khó tập trung, đau đầu, lo lắng. Người bệnh cũng có thể cảm thấy khó thở do thiếu lượng máu lưu thông cần thiết lên não gây khó ngủ, ngủ chập chờn hoặc chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngoài ra, người bệnh thoái hoá đốt sống cổ gây thiếu máu não thường hay thức giấc vào ban đêm và rất khó ngủ lại sau đó. Điều này có thể gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi mãn tính, stress và tăng nguy cơ trầm cảm.
3. Tối sầm khi thay đổi tư thế
Tình trạng đột nhiên mất thị lực, chóng vàng, tối sầm và mất khả năng kiểm soát cơ thể thoáng qua có thể là dấu hiệu thiếu não lên não. Các chuyên gia cho biết, tình trạng này xảy ra khi các mạch máu bị tổn thương, khiến não không nhận đủ máu hoặc oxy cần thiết cho các hoạt động bình thường.
4. Luôn trong trạng thái mệt mỏi
Thoái hóa đốt sống cổ hoặc chấn thương cổ nghiêm trọng có thể gây tổn thương các mạch máu, có thể gây mệt mỏi, ngáp và buồn ngủ cả ngày. Người bệnh luôn ở trong trạng thái lâng lâng, đầu óc nặng trĩu, tai ù, nhạy cảm với tiếng ồn lớn, âm nhạc và âm thanh hàng ngày của cuộc sống.
Trong một số trường hợp, người bệnh luôn cảm thấy vai trên bị yếu, cổ và gáy luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau đớn, khó chịu. Đôi khi người bệnh có thể bị đổ mồ hôi liên tục, phải tránh mặc quần áo bó để ngăn ngừa các triệu chứng liên quan.
5. Các dấu hiệu thần kinh
Những người bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não có thể gặp một số dấu hiệu thần kinh, chẳng hạn như:
- Có âm thanh vo ve trong não mà người khác không thể nghe thấy
- Cảm thấy một số bộ phận cơ thể, chẳng hạn như chân, bàn chân, thậm chí là âm đạo và dương vật bị rung
- Ù tai nghiêm trọng giống như có tiếng chuông đổ bên trong não
- Sự run rẩy mà người ngoài có thể nhìn thấy
- Nghe thấy âm thành bên trong tai, thường tương quan với nhịp tim
- Có cảm giác bồn chồn, lo lắng mà không rõ nguyên nhân
- Cảm thấy ngột ngạt, tê liệt cơ thể và không thể nhận đủ không khí
- Đổ mồ hôi ở một phần cơ thể hoặc tứ chi
- Xuất hiện các cơn co giật nhẹ
- Cơ thể nóng lên hoặc lạnh đi
Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não có nguy hiểm không?
Dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não chóng mặt và đau đầu. Hầu hết người bệnh thường cảm thấy choáng váng bất ngờ, loạng choạng nhưng rất hiếm khi bị té ngã hoặc ngất xỉu.
Thông thường, cột sống cổ chỉ mang động mạch đốt sống. Do đó, cho dù tổn thương cột sống cổ nghiêm trọng cũng rất ít khi gây ngất xỉu, đột quỵ hoặc các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp thoái hóa đốt sống cổ nghiêm trọng, các gai xương có thể hình thành, gây chèn ép lên các động mạch đốt sống hoặc các nhánh động mạch. Điều này dẫn đến giảm lưu lượng máu lưu thông, tắc nghẽn mạch máu và gây thiếu máu cục bộ. Các động mạch này chịu trách nhiệm cung cấp máu cho thân não và vùng não sau, do đó tổn thương các mạch máu này có thể dẫn đến đột quỵ.
Nói chung, ngất xỉu và đột quỵ do thoái hóa đốt sống cổ thường rất hiếm. Tuy nhiên nếu không điều trị, tình trạng thiếu máu não kéo dài có thể gây mệt mỏi mãn tính, choáng váng, chóng mặt, đau đầu và nhiều vấn đề thần kinh khác. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não cần làm gì?
Để cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não, người bệnh cần điều trị song song cả hai tình trạng để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Tuy nhiên, thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng xảy ra do lão hóa tự nhiên và không có cách điều trị dứt điểm.
Mặc dù không thể chữa khỏi, tuy nhiên các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ có thể kiểm soát và quản lý để tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp cải thiện như:
1. Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là phương pháp vật lý trị liệu thụ động có thể cải thiện cơn đau cổ vai gáy và ngăn ngừa các triệu chứng thoái hóa cột sống trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhà vật lý trị liệu có thể đặt một miếng đệm nóng hoặc đá nóng lên cột sống cổ để làm ấm các cơ. Biện pháp này cũng giúp thư giãn các mạch máu, tăng cường oxy lên não và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu não.
Trong liệu pháp chườm lạnh, nhà vật lý trị liệu có thể đặt một túi đá lạnh lên khu vực cổ. Điều này có thể giúp giảm co thắt cơ, viêm, sưng tấy và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn các mạch máu.
2. Kích thích điện
Kích thích điện là một phương pháp vật lý trị liệu khác có thể cải thiện cơn co thắt cơ, giảm đau và ngăn ngừa tình trạng tổn thương các mạch máu.
Kích thích điện qua da hoặc TENS là hình thức kích thích điện phổ biến nhất mà bác sĩ sử dụng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu sẽ đặt các điện cực lên cổ và thực hiện các xung điện để kiểm soát cơn đau.
3. Sử dụng thuốc
Thuốc chống viêm:
Bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống viêm không steroid để điều trị các cơn đau, ngăn ngừa sốt và giúp cải thiện khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, thuốc chống viêm có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như đau dạ dày, đau đầu, tăng huyết áp. Ngoài ra một số người bệnh có thể bị dị ứng với loại thuốc này.
Thuốc giãn cơ:
Thoái hóa đốt sống cổ có thể khiến các cơ ở cổ bị căng thẳng do phải làm việc quá sức. Điều này có thể dẫn đến co thắt cơ, đau, cứng cổ, đau vai gáy và tăng nguy cơ gây tổn thương các mạch máu não.
Thuốc giãn cơ có thể gây ảnh hưởng đến các tình hiệu thần kinh gây co thắt cơ, giảm đau và giúp các cơ thư giãn. Thuốc giãn có thể gây nghiện và dẫn đến nhiều tác dụng nghiêm trọng, chẳng hạn như suy tim, tê liệt, an thần. Do đó, chỉ sử dụng thuốc giãn cơ khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ cũng như tìm hiểu về những rủi ro của thuốc trước khi sử dụng.
4. Sử dụng nẹp cổ
Một số người bệnh có thể cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn khi sử dụng nẹp hoặc băng cổ mềm. Những chiếc vòng cổ này có thể nâng đỡ đầu, ngăn các cử động cổ quá mức và hạn chế gây tổn thương các mạch máu.
Thông thường, các nẹp cổ thường được làm từ các vật liệu mềm để tránh gây khó chịu cho người sử dụng.
Nẹp cổ chỉ định sử dụng trong một thời gian ngắn để giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan. Việc lạm dụng đệm cổ có thể dẫn đến cứng cổ, thiếu linh hoạt và nhiều biến chứng khác.
5. Tiêm steroid
Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid để điều trị tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Loại tiêm phổ biến nhất là tiêm ngoài màng cứng để điều trị tình trạng đau đớn, cứng khớp do thoái hóa.
Về cơ bản, thuốc tiêm steroid có tác dụng mạnh, giúp giảm viêm hiệu quả và ngăn ngừa các mạch máu bị chèn ép, từ đó hạn chế tình trạng thiếu máu não.
6. Phẫu thuật
Nếu các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để chữa thoái hóa cột sống cổ. Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ phần đốt sống bị tổn thương và hợp nhất cột sống. Phẫu thuật này có thể hạn chế khả năng di chuyển bình thường của cột sống cổ, tuy nhiên các triệu chứng thoái hóa sẽ được cải thiện, bao gồm thiếu máu lên não.
7. Điều trị thiếu máu lên não
Tùy thuộc vào các triệu chứng cơ bản, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để phòng ngừa và điều trị tình trạng thoái hóa cột sống cổ gây thiếu máu lên não.
Người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ nghiêm trọng có nguy cơ thiếu máu lên não có thể được kê các loại thuốc huyết áp, thuốc giảm nồng độ cholesterol và chất béo trong máu để ngăn ngừa các triệu chứng. Ngoài ra, điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có thể hỗ trợ phòng ngừa các nguy cơ.
Với ưu điểm hiệu quả cao, an toàn, điều trị bệnh tận gốc, tránh tái phát, các bài thuốc Y học cổ truyền là lựa chọn hàng đầu của đa số người bệnh.
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể, không có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu lên não với một số phương pháp như:
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cột sống, chẳng hạn như kẽm, magie, canxi và omega 3
- Bổ sung vitamin nhóm B để hỗ trợ tình trạng đau dây thần kinh, nhức mỏi vai gáy liên quan đến thoái hóa cột sống cổ
- Duy trì vận động, thường xuyên tập thể dục để tăng cường tính linh hoạt của cột sống cổ và hạn chế tổn thương liên quan đến mạch máu
- Những người thường xuyên ngồi nhiều, làm việc với máy tính hoặc giấy tờ nên thường xuyên đứng dậy, vận động sau 1 – 2 giờ để tránh gây áp lực lên hệ thống xương khớp
- Thực hiện các bài tập giãn cơ như yoga, thiền định, bơi lội để tăng cường sự linh hoạt của cột sống, giảm đau lưng, đau váy gáy
- Thực hiện lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ có thể giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi và tăng cường sức khỏe cột sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não có thể được cải thiện bằng cách điều trị tình trạng thoái hóa cũng như phòng ngừa nguy cơ thiếu máu. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng thiếu máu não, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Đừng bỏ lỡ:
- Nguyên Phó chủ tịch chiến lược Tập đoàn Canon Châu Á KHỎI HẲN thoái hóa khớp gối nhờ Y học cổ truyền Việt Nam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!