Thiếu canxi ở trẻ: Dấu hiệu không ngờ và cách bổ sung

Theo dõi IHR trên goole news

Thiếu canxi ở trẻ và trẻ sơ sinh khiến trẻ chậm tăng trưởng và có thể dẫn đến một số bệnh lý tiềm ẩn khác. Khôi phục mức canxi bình thường là điều rất quan trọng để đảm bảo quá trình hình thành xương và ngăn ngừa nguy cơ gãy xương ở trẻ.

thiếu canxi ở trẻ
Thiếu canxi ở trẻ có thể khiến trẻ tăng trưởng chậm và kém phát triển khung xương

Thiếu canxi ở trẻ là gì?

Canxi là khoáng chất quan trọng trong việc xây dựng xương và răng. Canxi cũng cần thiết cho một số chức năng cơ bản trong cơ thể, chẳng hạn như hoạt động của tim mạch, hệ thống thần kinh, mạch máu và não bộ.

Thiếu canxi xảy ra khi lượng canxi trong máu thấp hơn mức độ bình thường. Tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng như ngứa ran, chuột rút cơ bắp, các vấn đề về nhịp tim, hơi thở và đôi khi có thể đe dọa đến tính mạng. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thiếu canxi thường không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên trẻ có lượng canxi thấp có thể bị ốm nặng, có nhiều vấn đề về xương và dây thần kinh nếu không được điều trị phù hợp.

Thiếu canxi ở trẻ em thường có thể cải thiện bằng cách bổ sung canxi. Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ được chăm sóc đặc biệt sau khi sinh, thiếu canxi có thể dẫn đến hạ canxi máu, tình trạng này có tỷ lệ tử vong cao hơn những trẻ có nồng độ canxi bình thường.

Định nghĩa về thiếu canxi ở trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Cụ thể, trẻ được xem là thiếu canxi khi:

  • Ở trẻ em: Tồng nồng độ canxi huyết thanh nhỏ hơn 2,1 mmol / L (8,5 mg / dL).
  • Ở trẻ sơ sinh đủ tháng: Tổng nồng độ canxi trong huyết thanh nhỏ hơn 2 mmol / L (8 mg / dL) hoặc phần ion hóa dưới 1,1 mmol / L (4,4 mg / dL).
  • Ở trẻ sinh non: Tổng nồng độ canxi huyết thanh nhỏ hơn 1,75 mmol / L (7 mg / dL) đối với trẻ có cân nặng dưới 1500 gram. Các triệu chứng thiếu canxi ở trẻ thiếu tháng thường được biểu hiện rõ ràng khi mức canxi ion hóa giảm xuống dưới 0,8-0,9 mmol / L.

Thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần canxi để khoáng hóa khung xương và duy trì các chức năng sinh lý bình thường. Trẻ sơ sinh cần nhiều canxi hơn trong những tháng đầu đời từ sữa mẹ để tránh các vấn để về xương khớp cũng như biến chứng thần kinh.

Canxi đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động bình thường của cơ thể. Do đó, nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu thiếu canxi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch xử lý phù hợp.

Trẻ thiếu canxi những dấu hiệu bạn không ngờ đến

Thiếu canxi ở trẻ thường không có dấu hiệu rõ ràng, do đó gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, trẻ có thể gặp một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

1. Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng. Hầu hết trẻ không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng chung như:

  • Cáu gắt;
  • Co giật cơ;
  • Bồn chồn, lo lắng, hốt hoảng, thường hay la hét, quấy khóc;
  • Bú ít;
  • Ngủ sâu hoặc hôn mê;
  • Thường xuyên run rẩy.

Ngoài ra, đôi khi thiếu canxi ở trẻ cũng có thể dẫn đến một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

– Rụng tóc vành khăn:

Rụng tóc vành khăn là dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu canxi ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất. Tình trạng thiếu vitamin D dẫn đến không thể chuyển hóa canxi trong cơ thể, điều này khiến tóc ở phía sau gáy không thể mọc hoặc không ít.

– Ra nhiều mồ hôi:

thiếu canxi ở trẻ sơ sinh
Thiếu canxi ở trẻ sơ sinh có thể thường xuyên bị đổ mồ hôi về ban đêm

Thiếu canxi khiến trẻ đổ nhiều mồ hơi hơn những trẻ khác, đặc biệt là ở lưng, trán, cổ và gáy. Tình trạng này còn được gọi là đổ mồ hôi trộm, thường xảy ra vào ban đêm, khiến trẻ dễ bị ốm do mất nước và nhiễm lạnh từ quần áo.

– Thóp lâu liền:

Ở trẻ sơ sinh, thóp là vùng mềm ở giữa các xương sọ bên trán của trẻ. Vùng thóp này thường liền lại, khép kín và trẻ nên cứng hơn khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi. Ở trẻ thiếu canxi, vùng thóp này thường lâu liền hoặc khiến đầu trẻ to bất thường trong khi cơ thể nhỏ bé, còi cọc.

Bên cạnh đó, thiếu canxi cũng khiến chân trẻ biến dạng, cong hình chữ O hoặc xòe ra hình chữ X. Cơ bắp chân của trẻ cũng có thể lỏng lẻo, mềm, yếu. Điều này khiến trẻ kém phát triển ở trẻ cũng trang lứa, chẳng hạn như lâu biết lật, bò, đứng và đi.

– Khó ngủ:

Thiếu canxi khiến trẻ sơ sinh và trẻ đang bú mẹ luôn trong trạng thái hưng phấn và gây ức chế vỏ não. Điều này gây ảnh hưởng đến tín hiệu xung thần kinh ở trung ương, vỏ não luôn hoạt động và khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thường hay mơ màng hoặc quấy khóc về đêm.

– Nấc cụt, ọc sữa:

trẻ thiếu canxi những dấu hiệu bạn không ngờ đến
Thiếu canxi có thể dẫn đến hoạt động bất thường ở dạ dày và khiến trẻ dễ bị nấc hoặc ọc sữa

Tình trạng thiếu canxi ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến co thắt thực quản và hoạt động bất thường của đường tiêu hóa. Tình trạng này khiến trẻ thường xuyên bị nấc cụt, ọc sữa, nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

– Nhận thức chậm:

Canxi cần thiết cho các hoạt động thần kinh và dẫn truyền tín hiệu thần kinh đến các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, thiếu canxi có thể khiến trẻ có nhận thức chậm, phản xạ kém trong mọi hoạt động bình thường.

Ngoài ra, thiếu canxi có thể khiến trẻ sơ sinh có nhịp tim nhanh, thở gấp, ngừng thở, bồn chồn hoặc thường xuyên co giật (hoặc lên cơn động kinh). Các dấu hiệu này có thể liên quan đến tình trạng hạ canxi máu và có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh ở buồng chăm sóc đặc biệt.

2. Thiếu canxi ở trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ và trẻ em, canxi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ. Do đó, khi thiếu canxi có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng như:

– Suy dinh dưỡng:

Canxi tham gia vào quá trình phân giải một số loại thực phẩm, do đó thiếu canxi khiến cơ thể không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng này dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc ở trẻ.

– Còi xương:

Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ sơ sinh
Không nhận đủ lượng canxi cần thiết có thể khiến trẻ bị còi xương với biểu hiện chân vòng kiềng

Canxi là thành phần chính của xương. Ở trẻ em, canxi đóng vai trò quan trọng trọng việc phát triển khung xương. Do đó, thiếu canxi khiến trẻ kém phát triển xương và các đầu sụn. Điều này dẫn đến khung xương của trẻ phát triển không bình thường, dẫn đến còi xương, dị dạng xương, chân vòng kiềng, nhỏ con hơn trẻ cùng trang lứa.

Ngoài ra, do khung xương yếu, trẻ có thể dễ bị té ngã và gãy xương hơn những trẻ khác.

– Khung xương biến dạng:

Canxi cần thiết cho sự hoàn thiện khung xương để nâng đỡ cơ thể. Do đó, khung xương yếu có thể dẫn đến nhiều biến dạng xương, chẳng hạn như cong vẹo cột sống, chân cong hoặc chân hình chữ X.

Khung xương kém phát triển có thể dẫn đến nhiều dạng biến dạng khác khi trẻ bắt đầu tập đi, chơi đùa hoặc mang vác các đồ vật khác. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến loãng xương hoặc thoái hóa xương sớm ở trẻ em.

– Rối loạn thần kinh:

Canxi hỗ trợ hoạt động dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Do đó, thiếu canxi ở trẻ dẫn đến ức chế xung động thần kinh, dẫn đến tình trạng hưng phấn quá đột, tăng động hoặc căng thẳng, lo lắng quá mức ở trẻ nhỏ.

– Co giật các cơ:

Canxi cần thiết cho sự co và duỗi cơ thông qua phản ứng trao đổi ion qua màng tế bào. Do đó, khi cơ thể thiếu canxi sẽ dẫn đến rối loạn phản ứng của cơ và gây co giật cơ.

– Rối loạn giấc ngủ:

thiếu canxi ở trẻ gây khó ngủ
Thiếu canxi khiến vỏ não luôn hưng phấn và khiến trẻ khó ngủ

Thiếu canxi ở trẻ khiến các xung động thần kinh không ổn định và võ não luôn trong trạng thái hưng phấn. Điều này khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon và thường thức giấc giữa đêm.

– Dễ bệnh:

Canxi là thành phần đầu tiên trong hệ thống miễn dịch phát triển các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể và gửi các tín hiệu để kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động. Do đó, nếu thiếu canxi, trẻ thường có chức năng miễn dịch kém, thường dễ bệnh theo mùa hoặc cảm lạnh.

– Vết thương khó lành:

Canxi hỗ trợ gửi các tín hiệu đến não bộ để chữa lành các tổn thương trên cơ thể. Ngoài ra, canxi cũng phát hiện và ngăn cơ thể cố gắng chữa lành các tế bào không có khả năng hồi phục. Do đó, thiếu canxi ở trẻ nhỏ khiến các vết thương, chẳng hạn như trầy xước, đứt tay, té ngã, khó lành hơn bình thường.

Đối với các vết thương lớn hơn, thiếu canxi khiến cơ thể mất nhiều thời gian để chữa lành tổn thương, điều này khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống và kém năng động hơn.

Thiếu canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đôi khi có thể dẫn đến các dấu hiệu cấp tính, chẳng hạn như ngưng thở hoặc tim đập nhanh. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, do đó nếu nghi ngờ trẻ thiếu canxi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Nguyên nhân gây thiếu canxi ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cụ thể, các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

nguyên nhân thiếu canxi ở trẻ
Sử dụng sữa công thức không đạt chuẩn có thể dẫn đến thiếu canxi ở trẻ
  • Chế độ ăn uống thiếu canxi: Trẻ sơ sinh có thể nhận đầy đủ lượng canxi cần thiết thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, ở trẻ bú sữa công thức không đạt chuẩn, sữa tự chế biến hoặc sữa pha loãng quá mức, có thể bị thiếu lượng canxi cần thiết. Ngoài ra, trẻ sơ sinh uống sữa bò, sữa dê hoặc các loại sữa khác, cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu canxi. Do đó, sữa mẹ và sữa công thức đạt chuẩn là an toàn nhất cho trẻ sơ sinh. Các loại sữa này chứa đủ lượng canxi và khoáng chất mà trẻ cần.
  • Thiếu vitamin D: Vitamin D là chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hấp thụ đầy đủ lượng canxi cần thiết. Do đó, thiếu vitamin D khiến trẻ không thể hấp thụ đầy đủ canxi. Vitamin D có thể được tổng hợp bằng cách cho trẻ phơi nắng vào buổi sáng hoặc sử dụng sản phẩm bổ sung.
  • Hormone: Có một số loại hormone trong cơ thể có thể kiểm soát nồng độ canxi của cơ thể và khiến nồng độ canxi trong máu thấp.

Ngoài ra, đôi khi thiếu vitamin ở trẻ có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Suy tuyến cận giáp;
  • Viêm tuyến cận giáp tự miễn;
  • Bệnh gan;
  • Suy thận;
  • Nhiễm kiềm;
  • Hội chứng kém hấp thu;
  • Viêm tụy;
  • Hội chứng xương đói – hungry bone syndrome).

Ngoài ra, đôi khi tình trạng thiếu canxi có thể liên quan đến các yếu tố di truyền.

Thiếu canxi ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán tình trạng thiếu canxi ở trẻ thường thông qua các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đo nồng độ canxi trong huyết thanh bằng cách xét nghiệm máu.

Tuy nhiên, để xác định nguyên nhân cơ bản dẫn đến thiếu canxi, bác sĩ có thể đề nghị các kiểm tra trong phòng thí nghiệm về mức chuyển hóa canxi, phốt pho, magiê và vitamin D trong máu hoặc nồng độ canxi trong nước tiểu.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm di truyền hoặc chụp X – quang để đánh giá tình trạng xương.

Điều trị thiếu canxi ở trẻ

Đôi khi tình trạng thiếu canxi ở trẻ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên việc bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng tái phát.

Trẻ sơ sinh có thể nhận được canxi từ sữa mẹ và sữa công thức. Không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống sữa bò, sữa dê hoặc các loại sữa khác, ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Nếu tình trạng thiếu canxi nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung canxi thông qua đường truyền tĩnh mạch.

điều trị thiếu canxi ở trẻ sơ sinh
Cho trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức đạt chuẩn để cải thiện tình trạng thiếu canxi

Đối với trẻ ăn dặm, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, canxi có thể được bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Một số nguồn có chứa canxi bao gồm:

  • Sữa chua nguyên chất ít béo;
  • Sữa bò nguyên chất hoặc ít béo;
  • Sữa đậu nành tăng cường canxi, sữa gạo, sữa hạnh nhân và các loại sữa thực vật khác;
  • Các loại hạt, chẳng hạn như vừng, hạt chia, hạnh nhân;
  • Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai và sữa chua;
  • Các mòi và cá hồi đóng hộp, bao gồm các xương nhỏ;
  • Các loại đậu;
  • Các loại rau lá xanh, chẳng hạn như cải xoăn, đậu bắp và rau bina.

Bổ sung canxi cho bé bằng các sản phẩm viên uống hoặc dạng nước 

Thức ăn là nguồn thực phẩm chứa lượng canxi dồi dào, giúp bổ sung tốt canxi cho trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ không thể hấp thu tốt lượng canxi từ thức ăn, các mẹ nên tham khảo phương pháp bổ sung khác đó là thông qua các loại sản phẩm viên uống hoặc dạng nước. Đây là cách thức bổ sung canxi hiệu quả và đảm bảo hàm lượng phù hợp cho sự phát triển theo từng giai đoạn của trẻ. 

Các sản phẩm này hiện nay đang được phân phối đa dạng trên thị trường với nhiều thương hiệu và dạng bào chế khác nhau. Trong đó, các sản phẩm bán chạy nhất và được đông đảo các bậc phụ huynh tin dùng hàng đầu có thể điểm đến như: 

  • Canxi khủng long Ostelin dạng nước cho bé 
  • Nature’s Way Vita Gummies Calcium – Kẹo bổ sung canxi và vitamin D cho bé
  • Viên uống Canxi Healthy Care cho bé
  • Viên uống Ostelin Kids Calcium & Vitamin D3 Canxi khủng long cho bé

Bổ sung canxi bằng các sản phẩm viên uống hoặc dạng nước sẽ mang tới rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Cụ thể có thể điểm đến như: 

  • Giúp bé phát triển chiều cao tối ưu đồng thời hỗ trợ cấu trúc xương và răng chắc khỏe, giúp trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện. 
  • Tăng cường khả năng hấp thụ canxi và giúp cơ thể chuyển hóa, sử dụng canxi một cách hiệu quả nhất. 
  • Hỗ trợ tăng cường canxi, giúp bé đạt được khối lượng và kích thước xương cao nhất, đáp ứng cho sự phát triển xương tối đa của trẻ. 
  • Giúp phòng ngừa còi xương, suy dinh dưỡng và chống dị dạng xương hiệu quả, an toàn. 
  • Ngoài ra các sản phẩm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, năng động và thông minh.

Thiếu canxi ở trẻ có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng và có thể được cải thiện thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần được bổ sung canxi thông qua viên uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể cần nhập viện và lấy máu thường xuyên để theo dõi mức độ canxi. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu hoặc nghi ngờ trẻ thiếu canxi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: Thiếu canxi nên ăn gì? TOP thực phẩm giàu canxi nhất

Câu hỏi liên quan
Bị Khô Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị khô khớp gối có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ cơn đau cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu có chuyên môn để được ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không
Thoái hóa khớp gối có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều trị càng sớm khả năng thuyên giảm càng cao và ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chạy Bộ Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Bởi bệnh lý này gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt, làm giảm khả năng lao động, ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Gập Bụng
Thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra có xu hướng tiến triển nặng nề hơn nếu tập luyện không đúng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

0987827327

Chia sẻ
Bỏ qua