Thiếu Canxi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Tác Hại Nguy Hiểm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thiếu canxi là tình trạng xảy ra khi máu có hàm lượng canxi thấp. Sự thiếu hụt lâu dài có thể dẫn đến một số vấn đề răng miệng, tăng nguy cơ loãng xương và một số rối loạn khác trong cơ thể, bao gồm các bệnh lý đe dọa đến tính mạng.

Thiếu canxi
Thiếu canxi xảy ra khi nồng độ canxi trong máu thấp

Thiếu canxi là bệnh gì?

Canxi là một khoáng chất quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là đối với sức khỏe xương khớp. Cơ thể cần canxi để xây dựng xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi cũng cần thiết cho sức khỏe của tim và hỗ trợ hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.

Canxi là nguyên tố có số lượng lớn nhất trong cơ thể người, trong đó khoảng 99% tập trung ở xương và răng. Ngoài ra 1% canxi tập trung ở máu và các tế bào, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng bình thường của cơ thể. Thiếu canxi là một tình trạng nghiêm trọng, bởi vì nếu không có đủ lượng canxi và vitamin D, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến mất xương, khiến xương trở nên mềm, yếu, xốp và tăng nguy cơ loãng xương.

Cụ thể, sự thiếu hụt canxi trong cơ thể có thể dẫn đến một số rối loạn chẳng hạn như:

  • Loãng xương
  • Khối lượng xương thấp
  • Hạ canxi máu (hypocalcemia)
  • Trẻ em thiếu canxi có thể không phát triển đầy đủ chiều cao và có tầm vóc dưới trung bình khi trưởng thành.

Trong giai đoạn đầu, thiếu hụt canxi thường nhẹ và không dẫn đến các triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, sự thiếu hụt lâu dài có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe răng miệng, đục thủy tinh thể, loãng xương, đãng trí, co thắt cơ, móng tay giòn, gãy xương thay đổi hoạt động của não bộ và một số tình trạng nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Thiếu canxi có thể là do chế độ ăn uống không phù hợp hoặc có các vấn đề sức khỏe cần điều trị y tế. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống hoặc các viên bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân gây thiếu canxi

Thiếu canxi thường liên quan đến hai nguyên nhân chính là suy dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa canxi.

1. Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Các loại vitamin và khoáng chất này cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật và hỗ trợ sự phát triển của cơ thể.

Thiếu canxi trong cơ thể thường do là chế độ dinh dưỡng không chứa các loại thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như:

  • Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa, sữa chua và phô mai
  • Các loại đậu và đậu hũ
  • Cá nhỏ có xương
  • Các loại rau xanh như cải xoăn và bông cải xanh
Nguyên nhân thiếu canxi
Không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có thể gây thiếu canxi

Thiếu vitamin D trong chế độ ăn uống cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu canxi. Vitamin D cần thiết để hấp thụ canxi, hỗ trợ sự phát triển xương và ngăn ngừa tình trạng còi xương.

Vitamin D tự nhiên được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như:

  • Dầu gan cá
  • Các loại cá béo
  • Nấm
  • Lòng đỏ trứng
  • Gan

Tuy nhiên nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất là ánh sáng mặt trời. Cụ thể, theo nghiên cứu, chỉ cần phơi nắng vào buổi trưa khoảng 5 – 30 phút hai lần mỗi tuần có thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.

2. Rối loạn hấp thụ canxi

Rối loạn hấp thụ canxi là tình trạng ruột non không thể hấp thụ canxi trong các loại thực phẩm tiêu thụ. Tình trạng này thường có liên quan đến một số rối loạn ở ruột non, chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm, chấn thương hoặc phẫu thuật.

Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể đề nghị người bệnh áp dụng một kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp và thay đổi chế độ ăn uống. Ngoài ra, người bệnh có thể cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng và chất lỏng cần thiết.

3. Các nguyên nhân khác

Suy dinh dưỡng và kém hấp thụ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu canxi. Điều này khiến cơ thể không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết từ các loại thực phẩm tiêu thụ.

Bên cạnh đó, đôi khi thiếu canxi có thể liên quan đến một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như:

  • Lượng vitamin D thấp có thể khiến việc hấp thụ canxi khó hơn
  • Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn phenytoin, phenobarbital, rifampin, corticosteroid và thuốc điều trị tình trạng tăng canxi máu
  • Viêm tụy
  • Ung thư ruột kết
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Bệnh Crohn
  • Bệnh Celiac
  • Rối loạn chất điện giải trong cơ thể
  • Tăng phosphate máu
  • Sốc nhiễm trùng
  • Truyền một lượng máu lớn
  • Suy thận
  • Sử dụng thuốc hóa trị liệu
  • Phẫu thuật loại bỏ các mô tuyến cận giáp hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp

Yếu tố nguy cơ gây thiếu canxi

Bên cạnh các nguyên nhân chính, một số người có thể có nguy cơ thiếu canxi cao hơn những người khác. Cụ thể các đối tượng dễ bị thiếu canxi bao gồm:

1. Lão hóa tự nhiên

Người lớn tuổi có nguy cơ thiếu canxi khi cơ thể lão hóa. Sự thiếu hụt này có thể liên quan đến nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Khả năng hấp thụ canxi kém trong một thời gian dài, đặc biệt là khi còn trẻ
  • Sử dụng các loại thuốc làm giảm khả năng hấp thụ canxi
  • Chế độ ăn uống không dung nạp thực phẩm giàu canxi
  • Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh
  • Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương khi cơ thể già đi.

2. Giới tính nữ

Phụ nữ cần một lượng canxi nhiều hơn nam giới, bắt đầu từ tuổi trung niên. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ canxi đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Cụ thể, trong thời kỳ mãn kinh, sự suy giảm hormone estrogen có thể khiến xương của phụ nữ mỏng đi nhanh chóng hơn. Do đó, phụ nữ thường cần bổ sung nhiều canxi để giảm nguy cơ gãy xương, loãng xương và mất xương.

Triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ
Phụ nữ lớn tuổi có nhiều nguy cơ thiếu canxi hơn những người khác

3. Suy tuyến cận giáp

Suy tuyến cận giáp là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi các tuyến cận giáp ở cổ không sản xuất đủ hormone tuyến cận giáp. Tình trạng rối loạn hormone này có thể gây thiếu canxi ở một số người và dẫn đến hạ canxi máu.

Tình trạng này cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các biến chứng liên quan. Các biến chứng do lượng canxi thấp có thể làm tăng nguy cơ uốn ván, dị dạng răng, rối loạn nhịp tim hoặc dị cảm (ngứa ran ở môi, lưỡi, các ngón tay và ngón chân).

Bên cạnh đó, suy tuyến cận giáp là một tình trạng mãn tính, do đó người bệnh cần duy trì các phương pháp điều trị và thay đổi chế độ ăn uống trong suốt cuộc đời.

4. Các yếu tố khác

Một số người có thể không có khả năng hấp thụ canxi và dẫn đến tình trạng thiếu canxi, chẳng hạn như:

  • Người có chế độ ăn thuần chay
  • Không thể tiêu hóa lactose (không dung nạp lactose)
  • Ăn hoặc uống protein có chứa natri, điều này có thể đào thải canxi nhiều hơn
  • Người bệnh sử dụng corticosteroid lâu dài
  • Bệnh đường ruột hoặc các bệnh lý ở hệ thống tiêu hóa

Thiếu hụt canxi thường không dẫn đến các triệu chứng ngay lập tức, vì cơ thể duy trì nồng độ canxi bằng cách lấy canxi từ xương. Tuy nhiên thiếu canxi trong một thời gian dài có thể gây loãng xương, gãy xương và nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác, bao gồm tử vong.

Dấu hiệu của tình trạng thiếu canxi

Canxi là khoáng chất cần thiết cho nhiều chức năng trong cơ thể. Do đó, thiếu hụt canxi có thể dẫn đế nhiều ảnh hưởng bao gồm xương, cơ, răng và sức khỏe tâm thần. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, các dấu hiệu và triệu chứng thiếu canxi có thể bao gồm:

1. Loãng xương

Thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây loãng xương.

Xương là nguồn dự trữ canxi và cần một lượng canxi cao để duy trì sức khỏe. Do đó, khi nồng độ canxi tổng thể thấp, cơ thể sẽ rút canxi từ xương để bổ sung, điều này khiến xương trở nên giòn, dễ bị tổn thương và gãy.

Nếu không được điều trị, thiếu canxi trong thời gian dài có thể gây loãng xương và giảm mật độ khoáng trong xương.

2. Các vấn đề về cơ

Người thiếu canxi có thể có thể gặp một số vấn đề về cơ bắp, chẳng hạn như:

  • Đau cơ, chuột rút hoặc cơ thắt cơ bắp
  • Đau ở đùi và cánh tay, đặc biệt là khi di chuyển
  • Tê, ngứa ran ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, chân và xung quanh miệng

Nếu thiếu canxi nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu như:

  • Co giật
  • Rối loạn nhịp tim
  • Tử vong

3. Mệt mỏi

Hàm lượng canxi thấp có thể dẫn đến tình trạng cực kỳ mệt mỏi, bao gồm các triệu chứng như thiếu năng lượng và cảm giác uể oải. Ngoài ra, thiếu canxi cũng có thể gây mất ngủ.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy choáng váng, chóng mặt, thiếu tập trung, hay quên và lú lẫn.

Biểu hiện thiếu canxi ở người lớn
Mệt mỏi mãn tính có thể là dấu hiệu thiếu canxi ở người trưởng thành

4. Các triệu chứng ở móng và da

Sự thiếu hụt canxi kéo dài có thể dẫn đến một số ảnh hưởng đến mắt và da, chẳng hạn như:

  • Da khô
  • Móng tay khô, giòn và dễ gãy
  • Tóc khô
  • Rụng tóc thành từng mảng
  • Chàm hoặc viêm da dẫn đến các mảng da khô và ngứa
  • Bệnh vẩy nến

5. Triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng

Mức canxi trong máu thấp có thể dẫn đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng ở nữ giới. Cụ thể các nhà nghiên cứu cho rằng lượng vitamin D và canxi thấp trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt có thể góp phần gây đau bụng kinh và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác.

6. Vấn đề nha khoa

Khi thiếu canxi, cơ thể sẽ lấy canxi từ các nguồn khác, chẳng hạn như răng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như:

  • Sâu răng
  • Răng giòn
  • Nướu răng bị kích thích
  • Chân răng yếu

Ngoài ra, thiếu canxi ở trẻ sơ sinh có thể làm giảm sự phát triển của răng khiến trẻ mọc răng chậm.

7. Lo lắng

Thiếu canxi có thể dẫn đến sự thay đổi tâm trạng, bao gồm trầm cảm và rối loạn lo âu, mặc dù điều này cần nghiên cứu thêm.

Tuy nhiên người bệnh nghi ngờ thiếu hụt canxi và có các triệu chứng trầm cảm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đề được điều trị phù hợp.

Tác hại nguy hiểm của tình trạng thiếu canxi

Canxi cần thiết cho hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Do đó, thiếu hụt canxi có thể dẫn đến nhiều rủi ro, chẳng hạn như tổn thương mắt, nhịp tim bất thường và loãng xương. Cụ thể, thiếu canxi có thể dẫn đến một số tác hại, chẳng hạn như:

1. Đối với trẻ em

Ở trẻ nhỏ, canxi có nhiệm vụ hỗ trợ sự phát triển của xương và trí tuệ. Do đó, thiếu canxi ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều rủi ro, chẳng hạn như:

thiếu canxi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không
Thiếu canxi có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở trẻ em
  • Còi xương: Canxi là thành phần chính của xương. Trong giai đoạn phát triển, xương cần canxi để hình thành sụn và xương non. Do đó, thiếu canxi ở trẻ có thể gây ảnh hưởng đến khung xương của trẻ và dẫn đến bệnh còi xương.
  • Suy dinh dưỡng: Canxi có vai trò kết nói các enzyme để hỗ trợ một khả năng hấp thụ một số loại thực phẩm. Do đó, thiếu canxi khiến cơ thể trẻ không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và gây suy dinh dưỡng.
  • Biến dạng xương: Thiếu canxi khiến xương yếu, mềm, giòn và dễ bị biến dạng thông qua các hoạt động thông thường, chẳng hạn như đi bộ, chạy hoặc các hoạt động thể chất khác.
  • Rối loạn thần kinh: Canxi đóng vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Do đó, thiếu hụt canxi có thể gây ức chế sự hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức ở trẻ.
  • Co giật cơ: Canxi cần thiết cho sự co duỗi cơ và hỗ trợ sự trao đổi các ion qua màng tế bào. Do đó,  thiếu canxi có thể dẫn đến rối loạn trao đổi ion và dẫn đến co giật cơ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Thiếu canxi làm xung thần kinh không ổn định và vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn. Điều này khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay thức giấc và không khóc đêm.
  • Suy yếu hệ thống miễn dịch: Canxi là thành phần đầu tiên của hệ thống miễn dịch và hỗ trợ kích hoạt miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Do đó, thiếu canxi có thể gây suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến trẻ dễ ốm theo mùa, chẳng hạn như cảm.

2. Đối với người lớn

Thiếu canxi ở người lớn có thể dẫn đến một số rối loạn nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Loãng xương: Thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây loãng xương ở người lớn. Điều này cũng khiến xương giòn, xốp và dễ bị gãy hơn.
  • Hạ canxi máu: Thiếu canxi trong máu có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, phản xạ của cơ bắp và rối loạn nhịp tim. Các đặc trưng khi bị hạ canxi máu bao gồm hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là khi thay đổi tư thế.
  • Suy nhược thần kinh: Canxi đóng vai trò quan trọng trong các xung động thần kinh. Do đó, thiếu canxi có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của dẫn truyền thần kinh và khiến người bệnh dễ bị căng thẳng, suy giảm trí nhớ hoặc dễ thay đổi tâm trạng.
  • Viêm loét đường tiêu hóa: Thiếu canxi có thể kích thích dạ dày tiết acid. Nồng độ acid cao có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Bệnh tim: Canxi hỗ trợ hoạt động co bóp của tim. Do đó, khi nồng độ canxi không ổn định, hoạt động co bóp tim có thể bị ảnh hưởng, gây rối loạn nhịp tim và tăng nguy cơ dẫn đến một số bệnh lý về tim.

Ngoài ra, nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng thiếu hụt canxi trong máu có thể gây tử vong.

Điều trị và phòng ngừa thiếu canxi

Thiếu hụt canxi cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro gây nghiêm trọng. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp điều trị như:

1. Chế độ ăn uống giàu canxi

Cách an toàn và đơn giản nhất để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi là bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên các loại thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như sữa, có thể chứa nhiều chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Do đó người bệnh cần lựa chọn các loại thực phẩm ít chất béo hoặc không chứa chất béo để hạn chế nguy cơ phát triển bệnh tim và cholesterol cao.

thức ăn giàu canxi
Bổ sung canxi trong chế độ ăn uống là cách tốt nhất để tăng cường lượng canxi trong cơ thể

Cụ thể một số loại thực phẩm giàu canxi chẳng hạn như:

  • Cá mòi
  • Cá hồi
  • Các loại đậu
  • Bông cải xanh
  • Quả sung
  • Nước cam

Mặc dù việc tăng cường canxi rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bệnh nên cân nhắc không tiêu thụ quá nhiều. Theo khuyến cáo lượng canxi phù hợp như sau:

  • Nam giới và phụ nữ từ 51 tuổi trở lên: 2.000 mg mỗi ngày
  • Nam giới và phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi: 2.500 mg mỗi ngày

2. Bổ sung Vitamin D

Vitamin D rất quan trọng để làm tăng khả năng hấp thụ canxi trong máu. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về lượng vitamin D cần thiết để bổ sung.

Để tăng hàm lượng canxi, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm phổ biến bao gồm:

  • Cá béo như cá hồi và cá ngừ
  • Nước cam
  • Sữa bổ sung các vi chất
  • Trứng

Ngoài ra, ánh nắng mặt trời kích thích cơ thể tạo ra vitamin D. Do  đó thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tăng cường lượng vitamin D trong cơ thể.

Để tìm mua các sản phẩm vitamin D chính hãng, bạn đọc có thể tham khảo 3 cái tên sau đây hiện đang nằm trong danh sách BÁN CHẠY NHẤT tại Dr Vitamin, mang lại nhiều giá trị sức khỏe cho vô vàn bệnh nhân trên cả nước. 

Kirkland Calcium 600mg D3

Viên uống Kirkland Calcium 600mg là sản phẩm được sản xuất bởi hãng dược phẩm danh tiếng hàng đầu nước Mỹ. Sản phẩm được coi là “thần dược quốc dân” trong bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày của hàng triệu người dân không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới. 

Thành phần chính: Vitamin D3, Canxi

Công dụng

  • Cung cấp lượng canxi thiết yếu cho cơ thể, nhằm nâng cao sức đề kháng
  • Phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp như viêm đa khớp, đau nhức dây thần kinh tọa, thoái hóa khớp nhiều cấp độ
  • Hỗ trợ phục hồi thương tổn sau chấn thương
  • Tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, hạn chế đào thải dưỡng chất qua nước tiểu

Cách dùng: 2 viên/ ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Giá bán tham khảo: Sản phẩm có mức giá 489.000 VNĐ/ hộp khi đặt mua tại bài viết này.

Ostelin Calcium & Vitamin D3

Viên uống bổ sung canxi và vitamin D3 của Ostelin là dòng sản phẩm phổ thông được nhiều gia đình trên thế giới yêu thích sử dụng trong những năm gần đây. Sản phẩm hiện được phân phối tới hơn 50 quốc gia trên toàn cầu, trong đó được tiêu thụ với con số khổng lồ tại Việt Nam.

Thành phần chính: Canxi Cacbonat và Cholecalciferol (Vitamin D)

Công dụng:

  • Ngăn cản nguy cơ loãng xương ở nhiều độ tuổi
  • Nâng cao sức đề kháng toàn diện
  • Ổn định cấu trúc xương khớp, hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả
  • Giảm khả năng mắc các bệnh nguy hiểm 

Cách dùng: 

  • Bà bầu từ 1-6 tháng: 1 viên/ ngày uống sau ăn khoảng 1 tiếng.
  • Bà bầu 3 tháng cuối và cho con nhỏ bú: 2 viên/ ngày uống sau ăn khoảng 1 tiếng.
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/ ngày, uống sau ăn

Giá bán tham khảo: Sản phẩm có giá 329.000 VNĐ 

 

Viên uống hỗ trợ bổ sung Total Calcium & Magnesium + D3 Blackmores

Viên uống bổ sung canxi, magie và vitamin D3 của Blackmores là một trong những sản phẩm hot nhất trên thị trường, giúp bổ sung những khoáng chất thiếu hụt cho hệ xương phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Thành phần chính: Canxi, magie, kẽm, mangan, vitamin D3, C, K1, axit folic,…

Công dụng:

  • Bổ sung các khoáng chất bị thiếu hụt trong bữa ăn dinh dưỡng như canxi, magie, kẽm, mangan
  • Giảm nguy cơ loãng xương, thoái hóa xương khớp ở người già, người trung niên
  • Phát triển chiều cao nhanh chóng, tự nhiên
  • Giảm các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Cách dùng:

  • Người lớn: Uống 3 viên/ngày, 1 viên/ lần
  • Trẻ em trong khoảng 9 – 12 tuổi: Uống 2 viên/ ngày, 1 viên/ lần
  • Trẻ em trong khoảng 6 – 8 tuổi: Uống 1 viên/lần/ngày
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Uống theo hướng dẫn của bác sĩ

Giá bán tham khảo: Viên uống bổ sung Total Calcium & Magnesium + D3 Blackmores có mức giá 529.000 VNĐ và được FREESHIP toàn quốc khi đặt từ 2 hộp trở lên tại Dr Vitamin.

3. Thay đổi phong cách sống

Bên cạnh việc bổ sung vitamin D và canxi, người bệnh cần thay đổi một số phong cách sống nhất định để tăng cường sức khỏe xương. Cụ thể, người bệnh nên:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Thường xuyên tập thể dục và vận động cơ thể
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá và uống rượu

Thiếu canxi có thể là do chế độ ăn uống không phù hợp, một số vấn đề sức khỏe hoặc điều kiện y tế liên quan. Cách tốt nhất để bổ sung canxi là thay đổi chế độ ăn uống. Nếu người bệnh không thể hấp thụ canxi từ thức ăn, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung canxi từ viên uống hoặc đường tiêm.

Hầu hết các trường hợp thiếu canxi đều được cải thiện trong vài tuần và hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu được điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Nhảy Dây Có Tăng Chiều Cao Không
Nhảy dây có tăng chiều cao không? Các cách nhảy đúng và lưu ý an toàn là những vấn đề cơ bản được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đây là một hình thức vận động đơn giản, thú vị và ...
Xem chi tiết
Ngủ Như Thế Nào Để Tăng Chiều Cao
Ngủ như thế nào để tăng chiều cao? Thời gian ngủ bao nhiêu là hợp lý và tư thế ngủ giúp tăng chiều cao nào hiệu quả? là các vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi giấc ...
Xem chi tiết
Vỏ Tôm Có Canxi Không
Tôm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và phổ biến trong nhiều món ăn. Nhiều người có thói quen sử dụng tôm bao gồm cả vỏ tôm vì quan niệm vỏ tôm chứa nhiều canxi. Vây, thực tế vỏ ...
Xem chi tiết
Bơi Lội Có Tăng Chiều Cao Không
Bơi lội có tăng chiều cao không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là những trẻ đang trong độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì. Các nghiên cứu cho thấy, những động tác được ...
Xem chi tiết
Tập Gym Có Tăng Chiều Cao Không
Gym là một bộ môn tốt cho sức khỏe và hỗ trợ phát triển cơ bắp rất tốt. Tuy nhiên nếu luyện tập không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương khớp cũng như chiều ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

0987827327

Chia sẻ
Bỏ qua