Cây Thiên Niên Kiện Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng, Lưu Ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thiên niên kiện có tác dụng làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Thường được dùng trong điều trị chứng ứ bế phong, thấp với các biểu hiện khó chịu ở đầu gối và lưng. Loại thảo dược này có độ lành tính cao, chủ yếu được dùng phối hợp với các vị thuốc khác đề tăng hiệu quả chữa bệnh.

Thiên niên kiện
Tìm hiểu tính vị, quy kinh và công dụng của vị thuốc Thiên niên kiện, kiêng kỵ và cách dùng hiệu quả

Mô tả vị thuốc Thiên niên kiện

  • Tên khác: Cây bao kim, Sơn thục, Ráy hương
  • Tên thực vật: Homalomena occulta (Lour) Schott.
  • Tên dược: Rhizoma Homalomenae.
  • Tên khoa học: Homalomena affaromatica Roxb
  • Tên tiếng Trung: 天 年 健
  • Thuộc họ: Ráy (danh pháp khoa học: Araceae)

1. Đặc điểm của vị thuốc

Nhờ thân rễ mập, Thiên niên kiện phát triển tốt, thuộc nhóm cây thân thảo sống lâu năm. Rễ thường bò dài, bẻ ngang có xơ như kim, mùi thơm dễ chịu. Lá cây có hình tim, mọc từ thân rễ, mặt lá sáng bóng, dài khoảng 20 – 30 cm. Trên bề mặt của lá có 7 – 9 cặp gân phụ và 3 cặp gân gốc.

Cây Thiên niên kiện có hoa mọc thành cụm, dài khoảng 5cm, bông mo có màu xanh, không rụng. Bầu chứa nhiều noãn, buồng ngắn hơn mo, dài khoảng khoảng 3 – 4 cm.

Thảo dược có quả mọng. Những quả này có hình thuôn, bên trong chứa nhiều hạt có rạch. Thông thường, hoa Thiên niên kiện phát triển vào khoảng tháng 4 đến tháng 6. Quả chín sau khi ra hoa từ 4 đến 5 tháng (vào khoảng tháng 8 đến tháng 10).

Một số hình ảnh từ thảo dược:

Lá cây có hình tim, mọc từ thân rễ, mặt lá sáng bóng
Lá cây Thiên niên kiện có hình tim, mọc từ thân rễ, mặt lá sáng bóng
Rễ thường bò dài, bẻ ngang có xơ như kim, mùi thơm dễ chịu
Rễ Thiên niên kiện thường bò dài, bẻ ngang có xơ như kim, mùi thơm dễ chịu, được dùng làm thuốc

2. Phân bố

Thiên niên kiện mọc hoang khắp nơi, phát triển mạnh ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Chính vì thế mà loại thảo dược này thường được tìm thấy nhiều nhất ở những vùng trũng ẩm ướt, sườn đồi thấp, dọc theo hai bên bờ kênh, rạch và khe suốt. Ngoài ra Thiên niên kiện cũng được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc.

3. Bộ phận dùng

Thân rễ (Thiên niên kiện – Rhizoma Homalomenae) được dùng để làm thuốc.

4. Thu hái và sơ chế

Thông thường Thiên niên kiện được thu hái vào mùa thu hoặc mùa xuân. Lấy những thân rễ già, rửa sạch đất cát, chặt thành từng đoạn ngắn khoảng 20 cm. Để ráo nước, phơi hoặc sấy nhanh dưới nhiệt độ 50 độ C cho đến khi khô đều bề mặt ngoài. Làm sạch vỏ và bỏ rễ con. Tiếp tục sấy hoặc phơi khô.

Rửa sạch, ủ kín đến khi mềm, thái thành từng lát mỏng, sấy nhẹ hoặc phơi râm cho khô. Khi dùng, lấy thảo dược ngâm rượu càng lâu càng tốt. Dùng để xoa bóp hoặc uống. Có thể tán bột làm hoàn với các vị thuốc khác; giã nát rễ tươi, sao nóng chườm đắp vào chỗ đau nhức (theo Kinh nghiệm Việt Nam).

Sơ chế và sấy khô rễ. Mài thảo dược với rượu hoặc nước để uống (theo Trung Y).

Thu hái thảo dược vào mùa thu hoặc mùa xuân
Thu hái thảo dược vào mùa thu hoặc mùa xuân, sấy, cắt khúc, làm sạch vỏ và bỏ rễ con

5. Bảo quản dược liệu

Bảo quản dược liệu trong những điều kiện sau:

  • Bọc kín. Dùng xong phải bao bọc cẩn thận.
  • Để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh ẩm nóng.

Bảo quản thật kỹ vì Thiên niên kiện rất dễ bị ẩm mốc do chứa nhiều tinh dầu.

Thành phần hóa học của Thiên niên kiện

Thân rễ của cây Thiên niên kiện chứa tinh dầu (khoảng 1%), có mùi thơm nhẹ dễ chịu, màu vàng nhạt. Trong Đông y, tinh dầu thường được dùng trong điều trị bệnh bởi nó chứa 54 hợp chất, chẳng hạn như:

  • 25,1% các hợp chất monotecpen, bao gồm 16,1% monotecpen hydrocacbon và 9% monotecpen chứa oxy
  • 47,1% các sesquitecpen, bao gồm 34,3% sesquitecpen chứa oxy, 12,8% sesquitecpen hydrocacbon
  • 16,3% các chất thơm. Trong đó có chất thơm benzyl benzoat chiếm 11,4%
  • 40% l-linalol
  • Terpineol
  • 2% este
  • Acetaldehyt
  • Aldehyd propionic
  • Sabinen
  • Limonen
  • A-terpinen

Vị thuốc Thiên niên kiện

Dưới đây là một số công dụng, tính vị, quy kinh và các chỉ định của vị thuốc Thiên niên kiện theo Đông y.

1. Tính vị

Tính ấm, vị đắng và cay.

2. Quy kinh

Quy vào 2 kinh gồm can và thận.

3. Công cụng của Thiên niên kiện

Theo Đông y, thảo dược có tác dụng làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp.

4. Chỉ định và phối hợp

Thân rễ của Thiên niên kiện chủ yếu được dùng để điều trị hội chứng ứ bế phong, thấp với những biểu hiện ở chi và lưng. Cụ thể:

  • Lạnh và đau ở lưng dưới
  • Đau đầu gối
  • Co thắt hoặc có cảm giác tê cứng ở chân.

Thông thường vị thuốc này được dùng phối hợp với câu kỷ tử, ngưu tất và hổ cốt, ngâm rượu các vị thuốc để chữa bệnh.

Thân rễ của Thiên niên kiện được dùng để điều trị hội chứng ứ bế phong, thấp
Thân rễ của Thiên niên kiện được dùng để trị hội chứng ứ bế phong thấp, đau nhức xương khớp, thoái hóa

Một số chỉ định khác:

Ở Trung Quốc, thảo dược được dùng trong điều trị té ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết, gãy xương, tứ chi tê bại, bệnh đường ruột (viêm dạ dày, viêm ruột, đau dạ dày), phong thấp đau lưng đùi, gân mạch khó co duỗi, phong thấp gây đau nhức xương khớp.

Ở Ấn Độ, toàn cây được dùng để điều trị các bệnh ngoài da, làm chất thơm và kích thích, tinh dầu được dùng làm hương liệu trong điều chế nước hoa.

5. Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Ngâm rượu hoặc sắc thuốc uống. Có thể phơi khô, tán bột, làm hoàn để dùng dần. Hoặc dùng tươi giã nát, chườm nóng/ ngâm rượu đắp lên vùng bị đau để giảm nhẹ triệu chứng.

Tùy thuộc vào mục đích điều trị, Thiên niên kiện được dùng đơn độc hoặc dùng phối hợp với những thảo dược khác. Thường bao gồm Ngưu tất, Hy thêm, Đan sâm, Kê huyết đằng, rễ Bưởi bung…

Liều lượng

Dùng từ 6 – 12 gram/ ngày.

Lưu ý khi dùng vị thuốc Thiên niên kiện

Một số điều cần lưu ý khi dùng thảo dược:

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thảo dược.
  • Không nên ngâm quá nhiều Thiên niên kiện trong rượu. Không uống quá 2 chén rượu thuốc/ ngày. Bởi điều này có thể gây ngộ độc, bệnh nhân chóng mặt, nôn ói, đau nhức đầu.
  • Thận trọng, không tự ý dùng thảo dược cho phụ nữ mang thai và đang nuôi con bú.
  • Không tự ý dùng Thiên niên kiện trong thời gian chữa bệnh bằng thuốc tây hoặc một số thực phẩm chức năng. Bởi thảo dược có khả năng tương tác với một số loại dược phẩm.
  • Thông báo với bác sĩ hoặc thầy thuốc nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong thời gian sử dụng thảo dược. Chẳng hạn như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, táo bón lâu ngày…

Kiêng kỵ

  • Người âm hư nội tiết, nhức đầu, táo bón không nên dùng.
  • Người có cơ địa nóng trong, đầu lưỡi đỏ, miệng khô, bứt rứt, họng đắng không dùng.
Người âm hư nội tiết, nhức đầu, táo bón không nên dùng
Người âm hư nội tiết, nhức đầu, táo bón không nên dùng Thiên niên kiện để điều trị bệnh

Các bài thuốc chữa bệnh từ Thiên niên kiện

Thiên niên kiện thường góp mặt trong những bài thuốc chữa bệnh dưới đây:

1. Bài thuốc điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp

Người bệnh có thể lựa chọn một trong những bài thuốc dưới đây để điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp:

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

  • 12 gram Thiên niên kiện
  • 10 gram Cốt toái bổ
  • 8 gram Bạch chỉ

Cách thực hiện:

  • Sắc uống. Mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • Thiên niên kiện
  • Cỏ xước
  • Kim ngân
  • Thổ phục linh
  • Hy thêm
  • Ké đầu ngựa
  • Dây đau xương
  • Cây xấu hổ
  • Cà gai leo

Liều lượng mỗi vị thuốc bằng nhau.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, đun kỹ. Mỗi 1 kg vị thuốc khô sắc lấy 1 lít nước thuốc
  • Chế thành siro hoặc rượu thuốc để uống.

Bài thuốc 3

Chuẩn bị:

  • 12 gram Thiên niên kiện
  • 10 gram Rễ bưởi bung
  • 8 gram Quả dành dành.

Cách thực hiện:

  • Ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống.

Bài thuốc 4

Chuẩn bị:

  • 12 gram Thiên niên kiện
  • 40 gram Rễ cỏ xước
  • 28 gram Hy thêm
  • 18 gram Thổ phục linh
  • 16 gram Cỏ mực
  • 12 gram Ngải cứu
  • 12 gram Thương nhĩ tử (sao vàng).

Cách thực hiện:

  • Sắc uống. Mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 5

Chuẩn bị:

  • 50 gram mỗi vị gồm Thiên niên kiện, Hà thủ ô trắng, Kê huyết đằng, Ngũ gia bì
  • Rắn sáo, rắn hổ mang, rắn cạp nong
  • Rượu.

Cách thực hiện:

  • Ngâm rượu trong 3 tháng
  • Uống trong mỗi bữa cơm, mỗi lần 1 chén.

Bài thuốc 6

Chuẩn bị:

  • 12 gram mỗi vị gồm Thiên niên kiện, Kê huyết đằng, Dây chiều, Thục địa, Đan sâm, Thổ phục linh, Xích thược, Độc hoạt, Tang ký sinh, Khương hoạt, Đỗ trọng
  • 20 gram Đảng sâm
  • 10 gram Ngưu tất
  • 12 gram Hoài Sơn
  • 8 gram Nhục quế.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 7

Chuẩn bị:

  • 10 gram Thiên niên kiện
  • 15 gram Mộc hoa
  • 20 gram Hy thêm
  • 5 gram Ngưu tất.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống 1 thang mỗi ngày.

2. Bài thuốc chữa đau bụng kinh

Bài thuốc 1 

Chuẩn bị:

  • Thiên niên kiện
  • Rễ bướm bạc
  • Rễ bưởi bung Gỗ vang
  • Rễ sim rừng.

Liều lượng các vị bằng nhau.

Cách thực hiện:

  • Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • 12 gram các vị gồm Thiên niên kiện, Xuyên khung, Bạch thược, Ngưu tất, Đỗ trọng, Đại táo
  • 10 gram các vị gồm Nhân trần, Ích mẫu, Ý dĩ, Xuyên khung, Kỷ tử, Liên nhục
  • 8 gram các vị gồm Cam thảo, Toan táo nhân
  • 6 gram các vị gồm Đào nhân và Hồng hoa.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Bài thuốc chữa đau bụng kinh
Bài thuốc chữa đau bụng kinh giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu, kinh nguyệt ra đều

3. Bài thuốc điều trị lở sơn, mẩn ngứa, dị ứng

Chuẩn bị:

  • 10 gram Thiên niên kiện
  • 10 gram Sả
  • 10 gram Gừng.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống.

4. Bài thuốc chữa nhọt độc

Chuẩn bị:

  • Lá cây Thiên niên kiện
  • Một ít muối.

Cách thực hiện:

  • Giã nát lá tươi với muối
  • Đắp lên nhọt độc.

5. Bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống

Chuẩn bị:

  • 12 gram các vị gồm Thiên niên kiện, Thổ phục linh, Thương truật, Ngưu tất, Đại táo và Đỗ trọng
  • 6 gram Quế chi
  • 8 gram các vị gồm Cam thảo và Tần giao
  • 10 gram các vị gồm Ý dĩ, Kỷ tử và Xuyên khung.

Cách thực hiện:

Bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống
Bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống giúp làm chậm quá trình lão hóa xương khớp ở người lớn tuổi

6. Bài thuốc chữa viêm khớp, đau khớp mạn tính

Các bài thuốc từ Thiên niên kiện giúp điều trị viêm khớp, đau khớp mạn tính gồm:

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

  • 10 gram Thiên niên kiện
  • 20 gram Mộc hoa
  • 10 gram Ngưu tất
  • 20 gram Hy thêm.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống mỗi ngày. Chia thành 3 lần uống.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • 10 gram Thiên niên kiện
  • 10 gram Ngải cứu
  • 40 gram rễ cây Cỏ xước
  • 20 gram Hy thêm
  • 10 gram Thương nhĩ tử
  • 20 gram Thổ phục linh.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống mỗi ngày. Chia thành 3 lần uống.

7. Bài thuốc trị đau lưng, mỏi gối

Thông thường người ta sử dụng rượu Thiên niên kiện để điều trị chứng đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay và đau nhức xương khớp.

Chuẩn bị:

  • 100 gram Thiên niên kiện
  • 100 gram Ngưu tất
  • 100 gram Câu kỷ tử
  • 100 gram Đỗ trọng
  • 100 gram Bạch thược
  • 100 gram Đảng sâm
  • 100 gram Đương quy
  • 200 gram Thục địa
  • 200 gram Đại táo
  • 5 lít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Ngâm các vị thuốc trong rượu khoảng 30 ngày
  • Mỗi ngày uống 20ml rượu thuốc vào buổi tối, trong khi ăn.

Lưu ý:

  • Phụ nữ có thai không dùng.
Bài thuốc trị đau lưng, mỏi gối
Bài thuốc từ Thiên niên kiện điều trị chứng đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay và đau nhức xương khớp

Thiên niên kiện được dùng phổ biến trong điều trị đau bụng kinh và các bệnh xương khớp. Thảo dược này có khả năng xoa dịu nhanh các triệu chứng, làm mạnh gân cốt. Tuy nhiên thân rễ của cây Thiên niên kiện cần được dùng đúng liều. Không lạm dụng, không dùng cho người thuộc nhóm kiêng kỵ để tránh gây ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua