Tay Bị Cong Sau Khi Tháo Bột Có Nguy Hiểm? Cách Khắc Phục
Tay bị cong sau khi tháo bột là một tình trạng phổ biến, chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Phần lớn trường hợp có bất thường tự điều chỉnh theo thời gian, phục hồi hoàn toàn sau vật lý trị liệu và chăm sóc. Trong trường hợp xương di lệch nhiều khiến tay cong rõ rệt, người bệnh có thể cần phẫu thuật sửa chữa.
Tay bị cong sau khi tháo bột có nguy hiểm không?
Tay bị cong sau khi tháo bột là một tình trạng thường gặp ở trẻ em, không nguy hiểm và có thể tự điều chỉnh theo thời gian. Điều này thường do một số nguyên nhân sau:
- Bất động không hoàn toàn khiến xương bị di lệch trở lại
- Xương lành không đúng cách
Theo các chuyên gia, gãy xương ở trẻ em (đặc biệt là trẻ nhỏ) có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Trong giới hạn di lệch cho phép, xương gãy sẽ tự điều chỉnh và thẳng lại theo thời gian, không cần can thiệp y tế. Tay bị cong sau khi tháo bột thường mất từ 3 đến 6 tháng để điều chỉnh.
Nếu di lệch vượt khỏi mức cho phép, bệnh nhân cần phẫu thuật lại. Sau đó giữ bột thêm 3 đến 4 tuần. Trong thời gian này, người bệnh cần theo dõi định kỳ để áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, tránh di lệch tiếp diễn hoặc khởi phát các biến chứng như loạn dưỡng cơ và teo cơ.
Không nên nắn chỉnh hay can thiệp thô bạo nhiều lần. Vì điều này có thể gây đau, ảnh hưởng đến các mô và tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.
Cách khắc phục tay bị cong sau khi tháo bột
Hầu hết các trường hợp có tay bị cong sau khi tháo bột không cần can thiệp y tế, bệnh nhân theo dõi và chăm sóc tốt để xương tự điều chỉnh. Ở những trường hợp di lệch nghiêm trọng, việc can thiệp y tế cần được cân nhắc.
Thông thường, người bệnh được chụp X-quang để đánh giá chính xác sự di lệch của xương, xương gãy có di lệch hay không và di lệch đến mức nào. Thông qua quá trình thăm khám lâm sàng và chụp X-quang, bác sĩ có thể cho biết bất thường có cần can thiệp y tế hay không và can thiệp như thế nào.
1. Theo dõi và tái khám định kỳ
Gãy tay có khả năng tự điều chỉnh cao. Chính vì thế mà không cần can thiệp y tế cho những bệnh nhân có tay bị cong sau tháo bột, đặc biệt là trẻ em. Trong giới hạn di lệch (xương di lệch ít), xương tự điều chỉnh và thẳng lại theo thời gian (thường từ 3 – 6 tháng).
Trong quá trình hồi phục, người bệnh cần tái khám và chụp X-quang định kỳ. Điều này giúp theo dõi quá trình tự điều chỉnh của xương, đánh giá khả năng phục hồi hoàn toàn. Đồng thời phát hiện sớm những bất thường khác để kịp thời can thiệp.
2. Phẫu thuật
Nếu tay bị cong sau khi tháo bột do xương di lệch nhiều (vượt khỏi giới hạn di lệch), người bệnh có thể cần phẫu thuật lại. Trong thủ thuật này, bác sĩ tiến hành sửa chữa lại đoạn xương bất thường.
Một số thiết bị kim loại như đinh, vít, tấm kim loại… cũng được sử dụng để giữ xương gãy ở vị trí đúng. Điều này giúp xương liền lại nhanh và đúng cách, tránh di lệch và tay bị cong, phục hồi chức năng sớm.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được bó bột thêm 3 – 4 tuần. Đồng thời theo dõi định kỳ và chụp X-quang để đánh giá tốc độ lành lại. Cuối cùng bệnh nhân được tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng hoàn toàn cho tay.
3. Vận động trị liệu
Dù can thiệp phẫu thuật hay không thì người bệnh cũng cần vận động trị liệu và chăm sóc đúng cách. Đối với những trường hợp di lệch nhẹ, các bài tập thích hợp thường được thực hiện ngay khi tháo bột để kịp thời điều chỉnh tay bị cong.
Quá trình trị liệu thường bao gồm những bài tập kéo giãn và tăng cường. Việc luyện tập có thể giúp kích thích sự lành lại của xương, xây dựng các cơ hỗ trợ, phục hồi sức mạnh và điều chỉnh tay bị cong sau tháo bột.
Đối với những trường hợp phẫu thuật điều chỉnh tay bị cong sau khi tháo bột, người bệnh được hướng dẫn cử động khớp khuỷu và cổ tay nhẹ nhàng, co cơ tĩnh. Điều này giúp kích thích xương lành lại nhanh và đúng cách, hạn chế bất thường, tăng lưu thông máu và ngăn hình thành cục máu đông sau mổ.
Sau khi tháo bột, bệnh nhân tiếp tục vận động trị liệu với những bài tập tăng cường và kéo giãn. Điều này giúp tay gãy phục hồi hoàn toàn, lấy lại sức mạnh và khả năng vận động linh hoạt.
Người bệnh lưu ý luyện tập theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu. Điều này giúp đảm bảo xương lành lại nhanh và đúng cách, ngăn ngừa những biến dạng khác của tay sau gãy xương.
Phòng ngừa tay bị cong sau khi tháo bột
Tay bị cong sau khi tháo bột là một bất thường phổ biến, có thể được phòng ngừa bằng những biện pháp dưới đây:
- Thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ khi bị gãy tay. Dựa vào mức độ di lệch, người bênh được nắn chỉnh hoặc/ và bó bột hay phẫu thuật chỉnh hình xương gãy và cố định trong. Đảm bảo xương gãy được giữ ở vị trí đúng trong quá trình liền lại.
- Tái khám và chụp X-quang định kỳ để theo dõi quá trình lành lại của xương. Đồng thời kịp thời phát hiện và xử lý tốt những bất thường.
- Trong khi bó bột, người bệnh cử động các khớp nhẹ nhàng và co cơ tĩnh để kích thích sự lành lại nhanh chóng của xương.
- Vận động nhẹ nhàng khi cần thiết, thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tay bị cong sau khi tháo bột.
- Không vận động mạnh hoặc dùng nhiều sức lực ở tay khi xương chưa liền. Bởi điều này có thể phá hỏng sự cố định bên trong/ bên ngoài xương gãy, tăng nguy cơ di lệch hoặc gãy xương tái diễn.
- Tập phục hồi chức năng tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không nên cắt băng bột quá sớm vì điều này có thể phá hỏng sự mất liên kết do xương chưa lành lại hoàn toàn.
- Không nên tự ý kéo dài thời gian mang bột. Bởi điều này có thể gây cứng khớp, teo cơ và làm khởi phát những vấn đề khác.
- Không tự ý nắn chỉnh xương gãy nhiều lần để tránh tình trạng di lệch thêm nghiêm trọng và tổn thương mô.
- Thực hiện chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D để kích thích quá trình sản sinh các mô xương mới, vết gãy lành lại nhanh và đúng cách. Đồng thời giúp duy trì sự chắc khỏe cho xương, tránh tình trạng di lệch hay gãy xương tái diễn. Nếu kém thấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm hoặc nhu cầu canxi cao, người bệnh có thể dùng thêm sản phẩm bổ sung canxi hoặc sữa cho người gãy xương.
Tay bị cong sau khi tháo bột là một tình trạng thường gặp, không nguy hiểm, có thể tự điều chỉnh theo thời gian. Tuy nhiên những trường hợp tay cong do di lệch nhiều cần phẫu thuật lại để ngăn biến dạng vĩnh viễn. Điều quan trọng là người bệnh cần theo dõi quá trình liền lại của xương, thông báo ngay với bác sĩ ngay khi có bất thường.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!