Cách Tập Phục Hồi Đứt Gân Gót Chân Sau Phẫu Thuật

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chương trình tập phục hồi đứt gân gót chân được thực hiện để khôi phục phạm vi chuyển động bình thường và cải thiện chức năng chi dưới mà không gây đau đớn. Bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các phương pháp và bài tập phù hợp với tình trạng cũng như tốc độ phục hồi của gân gót chân. 

tập phục hồi đứt gân gót chân
Các bài tập phục hồi đứt gân gót chân được thực hiện để cải thiện khả năng vận động mà không gây đau đớn

Tập phục hồi đứt gân gót chân khi nào?

Đứt gân gót chân hay đứt gân Achilles, có thể dẫn đến đau đớn dữ dội, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường và gây suy nhược cơ thể. Vết rách có thể khiến người bệnh không thể đi lại bình thường, hạn chế các hoạt động thể chất và ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh đứt gân gót chân sẽ được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Phẫu thuật thường được khuyến khích, bởi vì hiệu quả cao hơn.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần có kế hoạch tập phục hồi đứt gân gót chân phù hợp để cải thiện các hoạt động bình thường. Nếu không có kế hoạch phục hồi phù hợp và quay lại tập luyện ngay lập tức, người bệnh có nguy cơ tái đứt gân gót chân, đặc biệt là ở vận động viên.

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ được bó bột hoặc nẹp cố định sau khi phẫu thuật. Sau 1 – 2 tuần, người bệnh có thể bắt đầu vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như co duỗi gót chân. Sau 4 – 6 tuần, nẹp hoặc bó bột gót chân sẽ được tháo bỏ. Lúc này người bệnh có thể thực hiện chương trình vật lý trị liệu để cải thiện chức năng gót chân.

Trước khi bắt đầu tập phục hồi đứt gân gót chân, người  bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Dừng các bài tập ngay khi cảm thấy đau đớn hoặc sưng xung quanh gân gót chân. Đây có thể là dấu hiệu hoạt động quá sức. Người bệnh có thể cần nghỉ ngơi một vài giờ hoặc 1 – 2 ngày trước khi quay trở lại tập luyện.

Các bài tập phục hồi đứt gân gót chân đơn giản nhưng hiệu quả

Mục tiêu khi tập phục hồi đứt gân gót chân là khôi phục phạm vi chuyển động bình thường và sức mạnh ở bàn chân, mắt cá chân, nhằm cải thiện khả năng vận động của người bệnh. Nhà vật lý trị liệu có thể đề nghị các bài tập khác nhau, bao gồm:

1. Bài tập tăng phạm vi chuyển động

Các bài tập phục hồi chức năng gân gót chân sau phẫu thuật thường bắt đầu bằng cách bài tập vận động nhẹ nhàng. Các chuyển động chậm rãi và có kiểm soát sẽ giúp tăng cường sức mạnh cũng như kéo căng mắt cá chân sau khi bị chấn thương. Một số bài tập tăng cường phạm vi chuyển động như sau:

Uốn cổ chân về phía trước:

Đây là bài tập chuyển động uốn cong cổ chân về phía trước, có thể giúp người bệnh lấy lại khả năng đi bộ bình thường sau phẫu thuật nối gân gót chân. Các thực hiện bài tập như sau:

Tập phục hồi đứt gân gót
Bài tập uốn cong cổ chân có thể phục hồi khả năng đi bộ bình thường sau khi nối gân gót chân
  • Duỗi thẳng đầu gối trên một mặt phẳng;
  • Chỉ di chuyển mắt cá chân, hướng bàn chân về phía mũi chân, tiếp tục cho kéo căng cho đến khi cảm thấy khó chịu hoặc không thể tiếp tục nghiêng ra sau;
  • Giữ tư thế này trong 15 giây;
  • Trở lại vị trí trung lập và thực hiện bài tập năm lần.

Uốn cổ chân về phía sau:

Đây là bài tập uốn cổ chân về phía xương ống chân, giúp lấy lại phạm vi chuyển động bình thường. Bài tập được thực hiện như sau:

  • Đặt đầu gối duỗi thẳng trên một mặt phẳng, cổ chân để tự nhiên;
  • Chỉ di chuyển mắt cá chân, uốn cong về phía xương ống chân cho đến khi cảm thấy khó chịu hoặc không thể uốn cong được nữa.
  • Giữ yên tư thế trong vòng 15 giây;
  • Trở về vị trí trung lập và thực hiện động tác 5 lần.

Xoay cổ chân ra ngoài và vào trong:

Bài tập này di chuyển cổ chân ra ngoài và vào trong cơ thể để tăng cường phạm vi chuyển động. Các thực hiện bài tập như sau:

Người bị đứt gân chân nên ăn gì
Xoay cổ chân ra ngoài và vào trong giúp tăng cường chuyển động linh hoạt ở cổ chân
  • Để chân thẳng trên một mặt phẳng, các ngón chân hướng lên trên;
  • Xoay mắt cá chân vào trong, sao cho lòng bàn chân đối diện với chân còn lại, tiếp tục xoay cho đến khi cảm thấy khó chịu hoặc không thể xoay được nữa;
  • Giữ yên tư thế trong 15 giây, sau đó trở về tư thế trung lập;
  • Chỉ di chuyển mắt cá chân, xoay bàn chân hướng ra ngoài, sao cho lòng bàn chân hướng ra khỏi chân còn lại, tiếp tục cho đến khi cảm thấy khó chịu hoặc không thể xoay được nữa;
  • Giữ yên tư thế trong 15 giây;
  • Trở lại vị trí trung lập và lặp lại bài tập 5 lần.

Bài tập bảng chữ cái:

Bài tập này có thể giúp tăng cường khả năng di chuyển của bàn chân và tăng cường khả năng hoạt động sau khi phẫu thuật đứt gân gót chân. Bài tập được thực hiện như sau:

  • Ngồi trên ghế hoặc giường với chân đưa ra ngoài;
  • Sau đó di chuyển cổ chân để vẽ từng chữ cái trong bảng chữ cái.

2. Tập tăng tính linh hoạt

Sau khi bị đứt gân gót chân, các mô sẹo sẽ hình thành xung quanh gân trong quá trình hồi phục. Điều này kết hợp với thời gian bất động, nghỉ ngơi, có thể khiến cho gân và các cơ xung quanh bị căng.

Các bài tập tăng cường sự linh hoạt ở gót chân và chi dưới có thể giúp kéo giãn các cơ bị căng này và giúp người bệnh di chuyển thuận lợi hơn. Việc Tập phục hồi đứt gân gót chân nhẹ nhàng cũng phục hồi lại mô bị tổn thương và giúp gân gót chân hoạt động bình thường sau phẫu thuật. Các bài tập bao gồm:

Đẩy cổ chân ra ngoài và vào trong:

Phục hồi đứt gân
Bài tập này giúp phục hồi sự linh hoạt ở gân gót chân và cải thiện phạm vi chuyển động
  • Người tập ngồi trên ghế, đối với với chân bàn;
  • Đặt mặt ngoài của bàn chân bị thương vào chân bàn;
  • Dừng lực đẩy chân vào chân bàn để làm căng cơ, lưu ý khi thực hiện bài tập là không được sử dụng khớp cô chân;
  • Giữ yên tư thế trong 15 giây, thư giãn trong 10 giây;
  • Sau đó đưa chân bị thương ra khỏi chân bàn, sau đó trong trong của chân bị thương tiếp xúc với chân bàn;
  • Dùng lực đẩy chân vào bên trong để làm căng cơ và khớp mắt cá chân không được chuyển động;
  • Giữ yên tư thế trong 15 giây, thư giãn trong 10 giây;
  • Thực hiện bài tập 5 – 10 lần.

Bài tập tăng cường với dây co giãn:

Bài tập này có thể tăng cường sức mạnh cho các cơ ở xung quanh cổ chân và mắt cá chân, từ đó hỗ trợ gân Achilles cũng như khớp cổ chân. Bài tập được thực hiện như sau:

Bị đứt gân gót chân bao lâu thì lành
Bài tập tăng cường với dây co giãn giúp phục hồi chức năng gân gót chân và tăng cường sức mạnh cổ chân
  • Người tập ngồi trên ghế, đối diện với bàn;
  • Buộc dây thun co giãn xung quanh chân bàn, đặt chân vào trong với dây thun đặt ngang qua phần trên của bàn chân;
  • Chỉ di chuyển cổ chân, hướng bàn chân về phía trước, đồng thời giữ thẳng đầu gối, tiếp tục duỗi cho đến khi cảm thấy khó chịu hoặc không thể duỗi ra được nữa;
  • Giữ yên tư thế trong 2 giây sau đó trở lại vị trí trung lập và thực hiện lại bài tập 5  – 10 lần.

Gập cổ chân với dây co giãn:

Bài tập gập cổ chân có hỗ trợ lực có thể giúp tăng cường cơ bắp chân và gân gót chân. Bài tập được thực hiện như sau:

Bị đứt gân chân có quan hệ được không
Gập cổ chân có thể tăng cường sức mạnh ở bắp chân và cải thiện khả năng di chuyển
  • Người tập ngồi trên ghế, chân đưa ra phía trước, đầu gối thẳng;
  • Vòng dây tập thể dục vào bên dưới bàn chân và giữa dây bằng tay;
  • Di chuyển cổ chân và hướng bàn chân về trước trong khi giữ cho đầu gối thẳng;
  • Lúc này người tập sẽ thấy căng cơ bắp ở phía sau cẳng chân, tiếp tục thực hiện cho đến khi cảm thấy khó chịu hoặc không thể di chuyển được nữa;
  • Giữ yên tư thế trong 2 giây và trở lại vị trí trung lập;
  • Thực hiện bài tập 5 lần.

3. Bài tập tăng cường sức mạnh

Khi đã phục hồi phạm vi chuyển động và tính linh hoạt, người bệnh có thể tiến hành tập luyện để phục hồi sức mạnh các cơ. Các bài tập này có thể giảm căng thẳng đến gân gót chân, tăng cường sức mạnh, củng cố gân và các cơ xung quanh để cải thiện chức năng tổng thể.

Tăng cường sức mạnh cũng có thể giúp giảm nguy cơ chấn thương gân gót chân trong tương lai. Các bài tập phục hồi đứt gân gót chân bao gồm:

Nâng gót chân khi ngồi:

Bài tập này giúp tăng phần trọng lượng cơ thể lên gót chân bị tổn thương, cải thiện sức mạnh cơ bắp và giúp người bệnh nhanh chóng quay trở lại các hoạt động bình thường. Cách thực hiện bài tập như sau:

Nối gân chân bao lâu thì khỏi
Nâng gót chân khi ngồi có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của gân Achilles
  • Ngồi trên ghế với hai bàn chân chạm sàn nhà;
  • Nâng gót chân chân bị thương càng cao càng tốt, trong khi vẫn giữa các ngón chân trên sàn nhà;
  • Đặt bàn chân trở lại sàn nhà;
  • Thực hiện bài tập 10 lần liên tục.

Chuyển trọng lượng sang chân bị thương:

Tập phục hồi đứt gân gót chân bao gồm tăng cường khả năng chịu trọng lượng cơ thể lên chân bị ảnh hưởng. Điều này giúp gót chân nhanh lành và giúp người bệnh sớm quay lại các hoạt động bình thường. Bài tập được thực hiện như sau:

Đứt bạn phần gân gót chân bao lâu thì lành
Bài tập này giúp tăng khả chịu đựng của gót chân sau khi nối gân Achilles
  • Đứng thẳng người trong khi giữa một vật cố định, chẳng hạn như tường hoặc bàn;
  • Chuyển một phần trọng lượng cơ thể lên chân bị thương;
  • Giữ yên tư thế trong 15 giây, sau đó thư giãn và đặt trọng lượng dồn về chân không bị thương;
  • Thực hiện bài tập 5 – 10 lần.

Đứng với chân bị thương:

Bài tập này giúp dồn nhiều trọng lượng cơ thể vào chân bị thương nhằm khôi phục sức mạnh như ban đầu. Đối với bài tập này, người bệnh cần lưu ý đảm bảo chân có thể chịu được áp lực và không bị đau. Cách thực hiện bài tập như sau:

Chi phí phẫu thuật nối gân chân
Chuyển trọng lượng cơ thể sang chân bị thương có thể giúp gân gót chân quen với trọng lượng cơ thể
  • Đứng trên chân bị thương trong khi nhấc chân còn lại lên khỏi mặt đất;
  • Giữ yên tư thế trong 15 giây;
  • Thư giãn và đặt toàn bộ trọng lượng về chân không bị thương;
  • Thực hiện bài tập 10 lần liên tục.

Chuyển động cổ chân với toàn bộ trọng lượng:

Sau khi đã chịu được toàn bộ trọng lượng cơ thể, người bệnh có thể tiến hành chuyển động chân bị thương để phục hồi hoạt động bình thường. Bài tập được thực hiện như sau:

  • Đứng trên bàn chân bị thương và nhấc chân không bị thương lên khỏi mặt đất;
  • Nâng người và chỉ đứng trên nửa phần trước của bàn chân, nhấc gót chân khỏi mặt đất;
  • Giữ yên tư thế trong 15 giây;
  • Thư giãn và đặt trọng lượng cơ thể trở về chân không bị thương.

Bước chân sang hai bên:

Bài tập phục hồi đứt gân gót chân này bao gồm bước chân sang hai bên một cách chậm rãi và nhẹ nhàng. Có thể tăng tốc độ của bài tập khi quá trình phục hồi tiến triển. Các thực hiện bài tập như sau:

nối gân gót chân bao lâu thì khỏi
Bước chân sang hai bên giúp gân gót chân quen với chuyển động và nhanh chóng phục hồi chức năng bình thường
  • Đặt một chiếc khăn hoặc vật cuộn ngắn ngay bên dưới bàn chân bị tổn thương;
  • Bước chân qua khăn bằng chân bị thương, sau đó kéo theo chân không bị và đứng trên cả hai chân;
  • Thực hiện bài tập 10 lần.

Nhảy với chân bị thương:

Bài tập này được thực hiện khi chân của người bệnh đã chịu được trọng lượng cơ thể và phục hồi một phần. Bài tập có tác dụng phục hồi chức năng sau khi mổ gân gót chân và giúp người bệnh quay trở lại các hoạt động thể thao như chạy, nhảy.

Bài tập được thực hiện như sau:

  • Đặt một chiếc khăn cuộn trên mặt đất ở phía bên chân bị thương của bạn;
  • Nhảy qua chiếc khăn và tiếp xuống bàn chân bị thương;
  • Sau đó nhảy ngược lại và tiếp đất với chân không bị thương;
  • Thực hiện 5 – 10 lần hoặc đến khi cảm thấy khó chịu.

4. Bài tập giữ thăng bằng

Đứt gân gót chân có thể gây ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng. Điều này có thể xảy ra do chấn thương hoặc do thời gian bất động trong khi gân đang lành sau phẫu thuật. Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể đề nghị người bệnh tập các bài tập cải thiện khả năng giữ thăng bằng.

chi phí nối gân gót chân
Các bài tập giữ thăng bằng giúp người bệnh hạn chế nguy cơ té ngã và chấn thương trong tương lai

Bài tập giữ thăng bằng phổ biến như sau:

  • Gấp khăn tắm thành hình chữ nhật nhỏ và đặt trên mặt đất;
  • Đứng trên khăn bằng chân bị chấn thương;
  • Nâng chân không bị thương lên khỏi mặt đất, chỉ đứng trên chân bị thương trên khăn;
  • Giữ yên trong 15 giây, khi khả năng thăng bằng đã được cải thiện, hãy tăng bài tập lên 45 giây;
  • Trở về vị trí trung lập và nghỉ ngơi.

Các bài tập giữ thăng bằng có thể làm tăng nguy cơ té ngã và chấn thương khác. Do đó, người bệnh cần đảm bảo an toàn trong quá trình tập phục hồi đứt gân gót chân.

5. Bài tập Aerobic

Sau khi phẫu thuật đứt gân gót chân người bệnh có thể cần đối mặt với một khoảng thời gian bất động kéo dài. Điều này có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến khả năng hoạt động thể chất cũng như cách cơ thể đốt cháy carbohydrate, axit amin và chất béo để tạo ra năng lượng. Do đó, tập phục hồi đứt gân gót chân thường bao gồm các hoạt động aerobic để ngăn ngừa các rủi ro này.

đứt gân có tự liền được không
Bài tập đi xe đạp giúp tăng cường sức mạnh gân và cải thiện sức bền của người bệnh

Các bài tập aerobic có thể giúp cải thiện khả năng chịu trọng lượng với sức tối thiểu mà không gây tác động đến gót chân. Tiến trình các bài tập bao gồm:

  • Đi xe đạp
  • Đi bộ và chạy bộ trên máy tập thể dục
  • Đạp xe đạp phục hồi chức năng

Các bài tập thể dục nhịp điêu nên được thực hiện khoảng 30 phút mỗi làn và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các bài tập phù hợp nhất trong quá trình phục hồi chức năng.

Sau khi chức năng gân gót chân được cải thiện, người bệnh có thể đi bộ đường dài, đi cầu thang hoặc chạy mà không cảm thấy đau đớn. Thông thường sau khoảng 8 – 12 tuần tập phục hồi chức năng, người bệnh có thể quay trở lại các hoạt động, bao gồm các môn thể thao sức mạnh.

Một chương trình tập luyện an toàn và phù hợp sẽ được đề nghị bởi chuyên gia vật lý trị liệu hoặc người có chuyên môn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Gãy Xương Ngành Ngồi Mu Bao Lâu Mới Lành
Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tổn thương, mức độ di lệch xương cũng như khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Để rút ngắn ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Cổ Chân Bao Lâu Thì Khỏi
Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Tình trạng trật khớp khiến người bệnh đau nhói, cổ chân sưng tấy, bầm tím và biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng vận ...
Xem chi tiết
Nứt Xương Có Cần Bó Bột Không
Nứt xương có cần bó bột không phụ thuộc vào tình trạng của vết thương, mức độ nghiêm trọng của vết gãy và chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Háng Khi Nào Đi Lại Bình Thường
Thay khớp háng khi nào đi lại bình thường là câu hỏi chung của nhiều người bệnh. Thông thường người bệnh có thể đi lại bình thường sau phẫu thuật thay khớp háng vài tuần, khi cơn đau được kiểm ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Ngón Tay Để Lâu Có Sao Không
Nếu thắc mắc trật khớp ngón tay để lâu có sao không người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Điều trị sớm là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua