Tập Đi Sau Khi Bị Gãy Chân Khi Nào? Cách Tập Đúng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh nhân được khuyên tập đi sau khi bị gãy chân để phục hồi chức năng, tránh mất cảm giác vận động và ảnh hưởng đến hoạt động đi lại trong tương lai. Trong thời gian đầu, người bệnh thường được hướng dẫn tập đi với nạng. Sau vài tuần, có thể tập chống chân và đi không dùng nạng.

Tập đi sau khi bị gãy chân
Tìm hiểu tập đi sau khi bị gãy chân khi nào? Lợi ích và cách luyện tập đúng

Tập đi sau khi bị gãy chân có cần thiết không?

Gãy chân là một sự gián đoạn về cấu trúc và chức năng bình thường của các xương. Trong đó, các xương của chân (xương đùi, xương chày hoặc/và xương mác…) có dấu hiệu nứt, gãy ở 1/3 trên, 1/3 dưới hoặc 1/3 giữa của xương.

Xương gãy làm mất tính liền mạch của hệ thống xương, bệnh nhân đau đớn nghiêm trọng, chân biến dạng, sưng tấy, không thể đứng lên và đi lại. Đối với trường hợp gãy xương hở, bệnh nhân còn có tổn thương phần mềm với mức độ nặng – nhẹ khác nhau.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại gãy xương, bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn (nắn chỉnh, kéo tạ…) hoặc phẫu thuật (đóng đinh nội tủy, cố định ngoài) để giữ các mảnh xương ở vị trí đúng. Ngoài ra bệnh nhân còn được bó bột trong khi xương lành.

Thông thường, người bệnh được khuyên tập đi sau khi gãy chân. Bởi sau một thời gian cố định xương gãy và bất động, người bệnh thường bị giảm hoặc mất cảm giác vận động, cứng khớp. Điều này làm ảnh hưởng đến tính linh hoạt và chức năng của các khớp xương (khớp gối, khớp mắt cá chân…), tăng nguy cơ dị tật và khó phục hồi chức năng vận động trong tương lai.

Ngoài ra ở những bệnh nhân bị gãy chân (đặc biệt là gãy xương cẳng chân), việc không tập đi và thiếu vận động sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng. Điển hình như ngón chân vuốt, rối loạn dinh dưỡng, loãng xương do bất động lâu ngày, tắc mạch chi, loét do tỳ đè lâu ngày, giảm phản xạ đại tiểu tiện…

Chính vì những điều trên, người bệnh cần tự giác tập đi sau khi bị gãy chân cho đến khi xương lành và phục hồi hoàn toàn (theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu).

Lợi ích khi tập đi sau gãy chân

Tập đi sau khi bị gãy chân mang đến những lợi ích sau:

  • Lấy lại cảm giác vận động cho chân, hạn chế tình trạng rối loạn chức năng và các hoạt động của những cơ quan trong cơ thể
  • Nhanh phục hồi chức năng
  • Giảm nguy cơ phát sinh biến chứng sau gãy xương
  • Hạn chế cứng khớp, tăng tính linh hoạt
  • Tăng lưu thông máu tại ổ gãy, giúp cung cấp oxy và dinh dưỡng gãy. Điều này giúp kích thích các tế bào xương phát triển, tăng tốc độ liền xương gãy và sớm phục hồi hoàn toàn.
  • Giảm khả năng lắng đọng canxi trong quá trình cung cấp khoáng chất điều trị xương gãy.
Tập đi sau khi bị gãy chân giúp lấy lại cảm giác vận động
Tập đi sau khi bị gãy chân giúp lấy lại cảm giác vận động, xương liền nhanh, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng

Tập đi sau khi bị gãy chân khi nào?

Hầu hết bệnh nhân bị gãy chân đều được hướng dẫn tập đi trong quá trình phục hồi xương gãy. Theo các chuyên gia, từ 2 – 4 tuần sau phẫu thuật và bó bột là thời gian thích hợp để bắt đầu tập đi.

Bởi trong khoảng thời gian này, các tế bào xương đã có sự phát triển mạnh, tổ chức xương dần ổn định và đi vào trật tự, quá trình nối liền xương bắt đầu diễn ra. Khi luyện lập, quá trình tuần hoàn máu và vận chuyển oxy được cải thiện, giúp đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng tế bào xương. Từ đó phục hồi nhanh và hiệu quả hơn.

Hướng dẫn cách tập đi sau khi bị gãy chân

Trong thời gian đầu tập đi sau gãy chân, người bệnh thường được hướng dẫn luyện tập với nạng. Khi đi, trọng lượng phải được phân bố đều ở cả hai chân, không tạo áp lực cho chân lành hoặc chân bệnh.

Hướng dẫn cách tập đi với nạng sau khi bị gãy chân:

Cách dùng nạng (chiều dài và vị trí)

  • Có thể sử dụng nạng gỗ
  • Khi đứng thẳng, đầu nạng (phần trên cùng của nạng) cách mỏm nách trong khoảng 3 đến 4cm
  • Tay cầm của nạng ngang hoặc gần ngang với khớp háng. Khi sử dụng thấy khuỷu tay hơi gấp là được
  • Khi đứng hoặc chuẩn bị đi, giữ chặt đầu nạng vào thân mình
  • Khi đi, chỉ dùng tay nâng đỡ trọng lượng cơ thể, không dùng nách.

Tập đi

  • Khi chuẩn bị bước đi, đặt nạng lên phía trước của chân, đồng thời nghiêng người về phía trước một chút
  • Dáng đi thẳng, lưng thẳng, không khom người, hai vai bằng nhau, mắt nhìn thẳng về phía trước
  • Bắt đầu bước đi với ba điểm tựa, đi với nạng tương tự như đi bằng chân đau. Tuy nhiên dồn trọng lượng vào nạng thay vì dồn vào chân đau. Chú ý không tỳ chân đau trong thời gian đầu, tỳ nhẹ với cường độ tăng dần theo thời gian.
  • Chân lành của người bệnh và mũi nạng tạo thành hình tam giác. Giữ thăng bằng ở đầu nạng và đưa nạng về phía trước từ 10 – 30cm.
  • Bước chân lành trước rồi bước tiếp bằng nạng bên chân bệnh
  • Tập dần và di chuyển nhẹ nhàng cho đến khi xương đã gần liền vững.

Không nên chỉ sử dụng gậy chống bên chân bị gãy. Bởi điều này có thể khiến dáng đi của bệnh nhân bị xấu đi ngay cả khi cơ thể và xương đã phục hồi hoàn toàn. Tập đi với những bước nêu trên cho đến khi xương liền lại, không gây đau khi chịu trọng lượng. Sau đó có thể tập đi không dùng nạng.

Hướng dẫn cách tập đi với nạng sau khi bị gãy chân
Hướng dẫn cách sử dụng nạng và tập đi với nạng sau khi bị gãy chân

Lưu ý khi tập đi sau khi bị gãy chân

Trong khi tập đi sau khi bị gãy chân, người bệnh cần lưu ý thêm những vấn đề dưới đây để tăng tốc độ phục hồi:

  • Thời gian tập đi sau khi bị gãy chân phụ thuộc vào tốc độ liền xương gãy. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn luyện tập đúng cách.
  • Nên tập đi một cách chậm rãi để tránh sai sót. Đi từ từ, bước từng bước nhỏ và chắc chắn.
  • Chỉ tập tỳ chân và bỏ nạng sau khi cơn đau giảm, vết gãy không còn đau nhiều khi dồn trọng lượng lên chân bệnh hoặc chân đã có dấu hiệu vững chắc.
  • Không dồn hết lực vào vai để tránh gây lệch vai trong tương lai. Khi đi, cần dồn lực vào cả hai cánh tay và phần vai theo chiều thẳng đứng.
  • Tạo lực đẩy cho chân để có thể bước nhẹ nhàng, không phải dùng quá nhiều lực.
  • Nạng và chân cùng bên phải bước đồng thời. Tránh tình trạng nạng bên phải bước cùng chân bên trái. Bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lành xương, tăng nguy cơ tổn thương xương gãy.
  • Trong thời gian tập đi sau khi bị gãy chân, người bệnh cần giữ cho chân và lưng luôn thẳng, hai vai cân bằng. Điều này giúp quá trình tập đi diễn ra suôn sẻ, chân tổn thương nhanh vững, phòng ngừa tình trạng đi tập tễnh sau khi xương lành hẳn.
  • Cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chụp lại phim trước khi tập đi bỏ một bên nạng hoặc không dùng nạng.
  • Thăm khám định kỳ để được chẩn đoán hình ảnh và theo dõi tình trạng. Đồng thời thay đổi cách tập đi hay phục hồi chức năng sau gãy xương khi cần thiết.
  • Ngoài tập đi, bệnh nhân bị gãy chân cũng nên thực hiện những bài tập vận động tại chỗ để thư giãn các khớp xương. Đồng thời tăng cường sức cơ, cải thiện tuần hoàn máu, chống teo cơ và loãng xương do bất động lâu ngày.
  • Uống sữa dành cho người bị gãy xương để bổ sung canxi, vitamin D cùng những thành phần dinh dưỡng khác tốt cho hệ xương, giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi. Ngoài ra nên áp dụng thêm chế độ ăn sau gãy xương với những loại thực phẩm lành mạnh như rau lá xanh, tôm, cua, trái cây tươi, các loại đậu, hạt, cá, thịt, trứng, sữa chua, bông cải xanh, ớt chuông… Bởi những loại thực phầm này rất giàu dinh dưỡng tốt cho xương (canxi, magie, kali, đạm, vitamin D, C, B12, Axit folic, chất sắt). Khi bổ sung, quá trình liền xương sẽ diễn ra thuận lợi, xương gãy nhanh liền và vững chắc. Đồng thời tăng sức đề kháng và sức khỏe, hạn chế nhiễm khuẩn, chống viêm và hỗ trợ kiểm soát cơn đau.
Nên uống thêm sữa dành cho người bị gãy xương để bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp xương gãy mau lành
Nên uống thêm sữa dành cho người bị gãy xương để bổ sung các dưỡng chất cần thiết, giúp xương gãy mau lành

Thông qua những thông tin trong bài viết, bệnh nhân có thể hiểu hơn về vấn đề “Tập đi sau khi bị gãy chân khi nào? Cách tập đúng”. Điều này giúp tập đi đúng cách, xương gãy nhanh liền, phòng ngừa biến chứng và sớm phục hồi chức năng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh cần thăm khám định kỳ và nghe theo hướng dẫn luyện tập của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bó Bột Chân Có Đi Được Không
Bó bột chân có thể gây ảnh hưởng đến việc di chuyển cũng như đi lại của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần duy trì sự tập luyện phù hợp để tránh teo cơ, cứng khớp cũng như loãng ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Háng Ở Bệnh Viện Nào Tốt Nhất
Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108... có thể giúp trả lời thay khớp háng ở bệnh viện nào tốt nhất. Thay khớp háng mang đến hiệu quả ...
Xem chi tiết
Giãn Dây Chằng Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Giãn dây chằng nên chườm nóng hay lạnh giúp mau khỏi là vấn đề chung của nhiều người bệnh. Thực tế cho thấy cả hai đều là phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên mỗi biện ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Háng Khi Nào Đi Lại Bình Thường
Thay khớp háng khi nào đi lại bình thường là câu hỏi chung của nhiều người bệnh. Thông thường người bệnh có thể đi lại bình thường sau phẫu thuật thay khớp háng vài tuần, khi cơn đau được kiểm ...
Xem chi tiết
Trật Chân Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Biết chính xác thông tin trật chân nên chườm nóng hay lạnh có thể rút ngắn thời gian phục hồi, giúp giảm đau nhức mãn tính và cứng khớp. Việc chườm nóng hay chườm lạnh sẽ liên quan đến nhiều ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua