Sụn chêm là gì? Cấu tạo, chức năng và vấn đề thường gặp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Sụn chêm là đĩa sụn mềm ở đầu gối, có cấu trúc tương tự như hình lưỡi liềm. Bộ phận này có tác dụng hấp thụ lực và giảm xóc, cho phép khớp gối cử động trơn tru. Sụn chêm mềm dẻo và có độ đàn hồi cao. Tuy nhiên chúng dễ bị tổn thương và hao mòn theo thời gian.

Sụn chêm
Tìm hiểu cấu tạo, chức năng và vấn đề thường gặp của sụn chêm

Sụn chêm là gì? Vị trí của sụn

Sụn chêm là một đĩa sụn mềm, cấu trúc của sụn này tương tự như hình lưỡi liềm (hình chữ C) nằm giữa xương chày và xương đùi tạo nên khớp gối. Nó có đặc tính bền, mềm dẻo và có độ đàn hồi cao, đóng vai trò như một lớp đệm lót, giúp hấp thu lực và giảm xóc. Đồng thời cho phép đầu gối chuyển động trượt và cử động linh hoạt.

Cấu trúc phức tạp của khớp gối khiến chúng có hai tấm sụn chêm. Sụn ở phía trong được gọi là sụn chêm trong, sụn ở phía ngoài được gọi là sụn chêm ngoài. Mặc dù có đặc tính bền và độ đàn hồi cao nhưng sụn chêm dễ bị rách hoặc tổn thương sau chấn thương.

Khi sụn bị rách, tác dụng đệm và hấp thu lực suy giảm đáng kể, bệnh nhân đau đầu gối nghiêm trọng. Đồng thời tăng nguy cơ viêm khớp gối.

Cấu trúc của sụn chêm

Các sụn của đầu gối chính là hai miếng đệm bền và đàn hồi của mô sụn sợi. Chúng giúp phân tán ma sát trong khớp gối giữa xương đùi (đùi) và xương chày (cẳng chân). Sụn chêm phẳng ở dưới và lõm ở phía trên, khớp với xương chày.

Ở đầu gối, sụn được gắn vào những chỗ lõm nhỏ (hố lõm) giữa các ống dẫn của xương chày. Ở trung tâm, hình dạng của chúng thu hẹp lại, trở thành một miếng lót hay thềm mỏng, không dính liền với nhau.

Cấu trúc sụn chêm
Sụn chêm được gắn vào những chỗ lõm nhỏ giữa các ống dẫn của xương chày

Giải phẫu cấu tạo của sụn:

1. Tế bào sụn

Một lượng lớn chất nền ngoại bào được sản xuất bởi nguyên bào sụn. Trong đó gồm có những sợi collagen cùng với sợi elastin và proteoglycan trong chất căn bản được giữ lại trong chất nền, chúng được gọi là tế bào sụn.

2. Chất căn bản

Chất căng bản của sụn chứa những thành phần sau:

  • Muối khoáng (chủ yếu là muối natri) chiếm 0,9 – 4%
  • Nước chiếm 79 – 80%
  • Chondroitin sulfat chiếm 40% trên tổng trọng lượng của mô sụn. Tính đàn hồi, tính rắn của mô sụn được quyết định bởi thành phần này.
  • Những chất hữu cơ gồm glycosaminoglycan, protein, proteoglycan, lipid.

Chất căn bản có thể khuếch tán muối khoáng và những chất chuyển hóa khác, ưa nước.

3. Sợi liên kết

Sợi liên kết của sụn chêm có thành phần cấu tạo là collagen.

Chức năng của sụn chêm

Sụn chêm có vai trò quan trọng đối với khớp gối. Cụ thể:

Sụn chêm giúp giảm xóc và giảm ma sát
Sụn chêm giúp giảm xóc và giảm ma sát trong khi vận động, giúp khớp gối chuyển động trơn tru
  • Giảm xóc và giảm ma sát trong quá trình vận động, phân tán trọng lượng cơ thể.
  • Đặc tính và cấu trúc của sụn chêm giúp nó chịu được tải trọng nén rất lớn. Nếu không có mảng sụn sợi này, tính toàn vẹn của khớp gối sẽ bị suy giảm.
  • Những sụn châm truyền tải trọng lượng của cơ thể do xương chày và xương đùi gặp nhau tại một điểm.
  • Cho phép khớp gối chuyển động trơn tru, giảm nguy cơ chấn thương.
  • Mặt sụn khỏe mạnh cung cấp bề mặt trượt mượt mà (gấp 5 lần so với thông thường)
  • Tăng gấp 3 lần diện tích tiếp xúc khớp. Sự phân phối lực trên một diện tích lớn giúp giảm áp lực cho khớp. Nếu không có sụn chêm hoặc xương đùi và sụn hợp nhất trong một diện tích rất nhỏ, xương và sụn khớp xung quanh sẽ chịu nhiều áp lực và bị chèn ép.

Quá trình hình thành và phát triển của sụn chêm

Tương tự như sụn ở những vị trí khác trong cơ thể, sự hình thành và phát triển của sụn chêm diễn ra qua hai quá trình. Cụ thể

Quá trình tăng trưởng xen kẽ

  • Tế bào chondrocytes phân chia tế bào
  • Tổng hợp những chất nền ngoại bào
  • Mở rộng ma trận sụn (bắt đầu từ bên trong)

Quá trình tăng trưởng bổ sung

  • Diễn ra sự phân chia của những nguyên bào chondroblasts hoặc những tế bào perichondrial
  • Tổng hợp những chất nền ngoại bào
  • Mở rộng chu vi của sụn.

Lưu lượng máu của sụn chêm

Lưu lượng máu của sụn chêm từ bên ngoài (ngoại vi) đến trung tâm của sụn chêm. Khi trưởng thành sụn chêm trung tâm bị vô mạch và lưu lượng máu giảm dần theo thời gian. Chính điều này làm chậm quá trình chữa lành và tái tạo sụn khớp hư hỏng.

Tổn thương sụn chêm có tự lành không?

Tổn thương sụn sau chấn thương (như rách sụn chêm) là một tình trạng thường gặp, phổ biến nhất ở vận động viên. Thông thường thời gian hồi phục vết rách hay bong gân đầu gối ở phụ thuộc vào mức độ tổn thương và tính nghiêm trọng của chấn thương.

Bất kỳ chuyển động xoắn hay cắt cũng điều gây rách sụn chêm. Sau chấn thương, bệnh nhân đau đớn, cơn đau dọc theo đường khớp, sưng khớp, cứng khớp, không thể cử động. Cuối cùng dẫn đến viêm khớp nghiêm trọng.

Liệu pháp không phẫu thuật có thể mang đến lợi ích cho quá trình phục hồi sụn. Tuy nhiên biện pháp này không phù hợp với tất cả mọi người. Bởi ở đầu gối, hệ thống mạch máu của sụn chỉ có những mạch máu hỗ trợ phần ngoài của nó. Bằng cách khuếch tán, phần trong của sụn mới nhận được chất dinh dưỡng.

Tổn thương sụn chêm không thể tự chữa lành
Các sụn ở đầu gối thường không thể tự chữa lành do hệ thống máu cung cấp cho sụn kém

Chính vì máu cung cấp cho sụn kém nên thường không thể tự chữa lành một số vết rách ở sụn chêm. Dựa trên mạch máu, sụn này sẽ được chia thành 3 vùng, cụ thể:

  • Vùng trắng: Phần trong của sụn không có mạch máu.
  • Vùng đỏ – trắng: Vùng giữa chuyển tiếp của sụn.
  • Vùng đỏ: Chu vi bên ngoài của sụn chêm có nguồn cung cấp máu đầy đủ.

Tham khảo thêm: Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không? Thông Tin Cần Biết

Những vấn đề thường gặp ở sụn chêm

Sụn chêm có độ bền dẻo và đàn hồi cao, giúp giảm xóc và giảm ma sát trong quá trình vận động. Đồng thời phân tán trọng lượng cơ thể, giúp khớp gối chuyển động trơn tru. Tuy nhiên sụn này dễ bị tổn thương khi có bệnh lý hay chấn thương.

Dưới đây là những vấn đề thường gặp ở sụn chêm:

1. Rách sụn chêm

Rách/ đứt sụn chêm là một chấn thương đầu gối phổ biến. Chấn thương này xảy ra khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào khiến đầu gối xoay hoặc vặn một cách mạnh mẽ, nhất là khi toàn bộ trọng lượng dồn lên chân ảnh hưởng.

Bệnh nhân có dấu hiệu sưng đau ở đầu gối sau chấn thương khoảng 24 giờ, đặc biệt là khi vết rách có kích thước nhỏ. Sưng và đau thường sớm hơn ở những bệnh nhân có vết rách lớn. Ngoài ra người bệnh còn gặp một số triệu chứng sau:

  • Cứng khớp gối hoặc có cảm giác như thể đầu gối bị khóa lại
  • Đau nhiều khi xoay hoặc vặn đầu gối
  • Khó hoặc không thể duỗi thẳng đầu gối hoàn toàn.
Rách sụn chêm
Rách sụn chêm xảy ra khi thực hiện các hoạt động khiến đầu gối xoay hoặc vặn một cách mạnh mẽ

Có hai loại chấn thương sụn chêm, bao gồm:

  • Rách cấp tính: Đây thường là hậu quả của chấn thương thể thao. Vết rách có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau như phức tạp, xiên, dọc, xuyên tâm, ngang và dọc. Rách cấp tính hiếm khi tự lành. Vì thế bệnh nhân thường được chỉ định sửa chữa dựa trên độ tuổi.
  • Vết rách mãn tính: Thông thường bệnh nhân được hướng dẫn điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật để khắc phục tình trạng (tùy thuộc vào triệu chứng). Những trường hợp nhẹ được vật lý trị liệu, nghỉ ngơi và dùng thuốc kháng viêm. Ở những trường hợp có vết rách gây sưng, đau hoặc rối loạn chức năng đầu gối liên tục, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật sửa chữa hoặc cắt bỏ.

2. Thoái hóa khớp gối

Sụn chêm bị tổn thương nghiêm trọng ở bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và quá trình hủy hoại của các xương ở đầu gối (xương dưới sụn và xương sụn). Sự mất cân bằng khiến các chất cơ bản và tế bào của sụn chêm bị thay đổi về cơ sinh học, hình thái, phân tử và sinh hóa.

Thoái hóa khớp gối phát triển khiến các sụn của đầu gối bị hao mòn, nhuyễn hóa hoặc mất đi, nứt loét. Cùng với đó là tình trạng xơ hóa của xương dưới sụn, gai xương phát triển dẫn đến đau nhức, cử động khó khăn và cứng khớp.

Bệnh thoái hóa khớp gối chủ yếu xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến sụn khớp hao mòn, giảm tính đàn hồi và hư hỏng. Ngoài ra bệnh có thể phát triển sau chấn thương nghiêm trọng hoặc tái diễn nhiều lần, ít vận động, ảnh hưởng từ những bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout (gút), chảy máu trong khớp…

Thoái hóa khớp gối là vấn đề thường gặp ở sụn chêm
Thoái hóa khớp gối làm các thay đổi các chất cơ bản và tế bào của sụn chêm, sụn tổn thương nghiêm trọng

Một số triệu chứng giúp nhận biết bệnh lý:

  • Đau đầu gối thường xuyên
  • Cứng khớp
  • Nóng và đỏ khớp
  • Sưng đầu gối
  • Hạn chế phạm vi chuyển động
  • Có âm thanh bất thường khi cử động khớp.

Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối được điều trị bằng thuốc kháng viêm kết hợp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân hoặc phẫu thuật để điều trị.

Biện pháp bảo vệ và chăm sóc sụn chêm

Những biện pháp bảo vệ và chăm sóc sụn chêm có thể giúp duy trì chức năng, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ chấn thương sụn chêm. Điều quan trọng là các phương pháp cần được áp dụng càng sớm càng tốt, đặc biệt là những vận động viên.

1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống lành mạnh có thể góp phần làm chậm quá trình lão hóa sụn ở người lớn tuổi. Đồng thời duy trì sự dẻo dai và độ đàn hồi, giảm nguy cơ chấn thương và thoái hóa sụn chêm trong tương lai.

Nguyên tắc ăn uống

  • Ăn uống đủ bữa. Đảm bảo cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống cân bằng.
  • Tránh ăn kiêng.
  • Sử dụng nguồn thực phẩm lành mạnh như rau củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt nạc, trứng, cá, sữa…
  • Uống đủ 2 lít mỗi ngày. Uống nhiều nước hơn vào những ngày nắng nóng, ra nhiều mồ hôi và vận động.

Thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày

  • Thực phẩm giàu canxi: Bao gồm trứng, sữa, rau lá xanh, đậu phụ, hạnh nhân, các loại hạt, cá mòi, sữa chua, hải sản… Canxi giúp tăng mật độ khoáng xương, xây dựng và duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, giảm nguy cơ chấn thương và thoái hóa xương khớp trong tương lai.
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D giúp tăng khả năng và tốc độ hấp thụ canxi của cơ thể. Từ đó cải thiện mật độ xương và ổn định khớp gối, tránh làm ảnh hưởng đến sụn chêm. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng này còn giúp chống lại sự nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực phẩm giàu vitamin D gồm tôm, nấm, lòng đỏ trứng, trứng cá (đen và đỏ), dầu gan cá…
  • Thực phẩm giàu omega-3: Bao gồm dầu gan cá tuyết, cá thu, cá hồi, cá mòi, hàu, cá trích… Nhóm thực phẩm này có tác dụng kháng viêm, đảm bảo chất nhờn bôi trơn ổ khớp, bảo vệ sụn, làm chậm quá trình lão hóa và duy trì khả năng vận động linh hoạt.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm đau, tăng sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch. Việc bổ sung đầy đủ có thể hạn chế những bệnh lý kích thích gây viêm ở khớp và tổn thương sụn. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây và rau quả như cam, kiwi, dâu tây, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, cà chua…
  • Rau lá xanh đậm: Những loại rau lá có màu xanh đậm chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, vitamin D và phytochemical giúp chống lại sự căng thẳng.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Trà xanh, những loại trái cây có múi, các loại hạt, bông cải xanh, cà chua, lựu đỏ… giàu chất chất oxy hóa như vitamin C, vitamin A, vitamin E, polyphenol (trong trà). Những chất này giúp ngăn ngừa tổn thương thêm cho khớp, làm chậm quá trình lão hóa, giảm tốc độ tổn thương sụn và xương khớp. Đồng thời giúp giảm viêm hiệu quả.
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sụn chêm
Chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa, giảm viêm, giảm tốc độ tổn thương sụn và xương khớp

Thực phẩm, thức uống nên kiêng

  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều đường và muối
  • Những loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa (như thịt đỏ, pizza)
  • Thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế (như khoai tây chiên, bánh mì trắng…)
  • Rượu, bia.

2. Hoạt động thể chất thường xuyên

Thường xuyên hoạt động thể chất (kéo giãn, chơi thể thao) có thể giúp đẩy lùi quá trình lão hóa, tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt cho xương khớp. Đồng thời kích thích tăng tiết dịch nhờn, thúc đẩy sự phát triển các mô của sụn chêm.

Ngoài ra hoạt động thể chất mỗi ngày còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và nâng cao khả năng chịu lực của hệ xương khớp. Từ đó giảm nguy cơ chấn thương. Nên khởi động trước khi hoạt động và kết thúc bằng các động tác kéo giãn nhẹ nhàng hoặc đi bộ chậm.

Lưu ý:

  • Không vận động gắng sức, nên lựa chọn bài tập có cường độ thích hợp.

3. Kiểm soát cân nặng

Sụn chêm dễ bị tổn thương ở những người bị thừa cân béo phì. Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên đầu gối, đặc biệt là khi đứng lâu, di chuyển và vận động. Điều này khiến sụn khớp mau chóng hao mòn và dễ tổn thương. Đồng thời tăng nguy cơ mất sụn và gây đau đớn thường xuyên ở những người có chấn thương trước đó và người lớn tuổi.

Chính vì thế những người thừa cân béo phì nên áp dụng các biện pháp giảm cân an toàn và khoa học theo hướng dẫn của chuyên gia.

Kiểm soát cân nặng để bảo vệ sụn chêm
Kiểm soát cân nặng để tránh tăng áp lực lên đầu gối làm tổn thương và hao mòn sụn chêm

Sụn chêm là một bộ phận quan trọng của đầu gối. Nó giúp hấp thụ lực, giảm áp lực và giảm xóc, cho phép khớp gối cử động trơn tru. Đồng thời làm miếng đệm mềm cho các đầu xương. Tuy nhiên sụn chêm dễ bị tổn thương bởi những chuyển động xoắn, vặn và chấn thương va đập. Vì thế bạn cần thận trọng, áp dụng các biện pháp chăm sóc để duy trì sự dẻo dai và chức năng của sụn, giảm nguy cơ chấn thương và làm chậm lão hóa.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua