Các Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Gãy Xương Bánh Chè Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Các bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè cần được thực hiện sớm và đúng kỹ thuật. Những bài tập này giúp lấy lại chức năng cho đầu gối và xương bánh chè. Đồng thời tăng cường các cơ hỗ trợ và ngăn cứng khớp. Từ đó giúp người bệnh sớm đi lại bình thường.

Các bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè hiệu quả
Hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè hiệu quả, giúp phục hồi nhanh

Bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè

Gãy xương bánh chè xảy ra khi xương bánh chè ở trung tâm đầu gối có một hoặc nhiều mảnh gãy. Điều này chủ yếu do va đập trực tiếp vào đầu gối, chẳng hạn như một cú đánh mạnh hoặc ngã trên đầu gối.

Dựa vào kiểu gãy và mức độ di lệch, gãy xương bánh chè có thể được điều trị phẫu thuật hoặc bảo tồn (bó bột). Sau điều trị, quá trình phục hồi cần diễn ra sớm để thúc đẩy chữa lành tổn thương, người bệnh sớm lấy lại chức năng vận động.

Đối với điều trị bảo tồn (không phẫu thuật), bệnh nhân được luyện tập sau tháo bột hoặc trong thời gian nẹp gối khóa duỗi hoàn toàn (trong 4 tuần). Trong 4 tuần này, bệnh nhân chủ yếu được phục hồi với những bài tập duỗi thẳng chân và căng cơ.

Dưới đây là những bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè hiệu quả:

1. Bài tập nâng cao chân khi ngồi

Thực hiện bài tập nâng cao chân khi ngồi giúp duy trì khối lượng cơ bắp, tăng sức mạnh và hỗ trợ đầu gối di chuyển dễ dàng. Ngoài ra bài tập này còn có tác dụng tăng tầm mở rộng cho đầu gối sau chấn thương, co duỗi linh hoạt và cải thiện khả năng đi lại cho người bệnh.

Bài tập nâng cao chân khi ngồi
Bài tập nâng cao chân khi ngồi giúp duy trì khối lượng cơ, hỗ trợ đầu gối di chuyển dễ dàng

Hướng dẫn bài tập:

  • Ngồi trên ghế, giữ lưng thẳng, chân buông thõng ở mép
  • Từ từ nâng cao và duỗi thẳng một chân ra trước mặt
  • Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây
  • Hạ chân xuống, lặp lại với chân còn lại
  • Thực hiện động tác từ 10 – 20 lần mỗi chân.

2. Bài tập nâng cao chân khi nằm

Trong bài tập nâng cao chân khi nằm, đầu gối được giữ thẳng và nâng cao. Điều này giúp tăng cường cơ bắp chân, cơ đùi (trước, sau). Từ đó tăng hỗ trợ và ổn định đầu gối, phục hồi chức nâng vận động hoàn toàn.

Ngoài ra bài tập nâng cao chân khi nằm còn có tác dụng cải thiện khả năng gấp và duỗi đầu gối tối đa. Điều này giúp bệnh nhân gãy xương bánh chè sớm đi lại và thực hiện những chuyển động bình thường.

Bài tập nâng cao chân khi nằm phục hồi chức năng gãy xương bánh chè
Bài tập nâng cao chân khi nằm giúp tăng cường cơ bắp chân, tăng tính ổn định cho đầu gối

Hướng dẫn bài tập:

  • Trong khi nằm, duỗi thẳng chân hoặc gập đầu gối và bàn chân phẳng trên sàn
  • Duỗi thằng và nâng chân lên 45 độ
  • Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây
  • Hạ chân xuống, lặp lại động tác với chân còn lại
  • Thực hiện động tác 10 lượt/ lần, mỗi ngày 2 lần.

3. Bài tập căng cơ tĩnh tại cơ tứ đầu

Căng cơ tĩnh tại cơ tứ đầu là bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè hiệu quả, phù hợp để luyện tập sau phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn. Bài tập này có tác dụng kích thích liền xương, tăng cường và cải thiện chức năng cho cơ tứ đầu, tăng khả năng gấp – duỗi khớp tối đa.

Ngoài ra bài tập căng cơ tĩnh tại cơ tứ đầu còn có tác dụng giảm đau, ổn định đầu gối. Đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi hoàn toàn sau gãy xương bánh chè.

Bài tập căng cơ tĩnh tại cơ tứ đầu
Bài tập căng cơ tĩnh tại cơ tứ đầu giúp ổn định đầu gối, kích thích liền xương nhanh chóng

Hướng dẫn bài tập:

  • Nằm trên giường, duỗi thẳng chân bệnh
  • Cuộn một chiếc khăn và đặt bên dưới đầu gối
  • Siết mặt cơ ở mặt trước của đùi trong khi ấn đầu gối xuống dưới
  • Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây
  • Lặp lại động tác 5 – 7 lần.

4. Bài tập kéo giãn gân kheo

Đây là một trong những bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè hiệu quả, nên được thực hiện mỗi ngày. Bài tập này giúp tăng cường cơ gân kheo, ổn định khớp gối, tăng khả năng gập duỗi đầu gối và hông linh hoạt.

Ngoài ra bài tập kéo giãn cơ gân kheo còn có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ xương bánh chè phục hồi hoàn toàn sau chấn thương. Từ đó giúp người bệnh trở lại với các hoạt động bình thường.

Bài tập kéo giãn gân kheo phục hồi chức năng gãy xương bánh chè
Bài tập kéo giãn gân kheo giúp phục hồi chức năng sau gãy xương bánh chè, ổn định khớp gối

Hướng dẫn bài tập:

  • Đứng thẳng, đặt một chân lên bàn hoặc ghế
  • Nghiêng người về phía trước càng nhiều càng tốt
  • Cố gắng chạm tay vào các ngón chân
  • Vươn người về phía trước từ hông. Lúc này sẽ cảm thấy căng ở phía sau của chân
  • Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây
  • Lặp lại động tác 5 lượt/ lần, mỗi ngày 3 lần.

5. Bài tập nâng chân bên có dây kháng lực

Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ ở chân và hông, tăng sức bền cho đôi chân, giảm đau đầu gối. Ngoài ra bài tập nâng chân bên với dây kháng lực còn có tác dụng phục hồi xương bánh chè và chi bị thương, tăng khả năng chống chịu, người bệnh đặt trọng lượng lên chân bị thương và đi bộ dễ dàng.

Bài tập nâng chân bên có dây kháng lực
Bài tập nâng chân bên có dây kháng lực giúp tăng ngưỡng chịu đựng, phục hồi xương bánh chè và chân

Hướng dẫn bài tập:

  • Nằm nghiêng trên sàn, đặt dây kháng lực (hoặc một dải băng) quanh hai chân, giữ dây ở mắt cá chân
  • Nâng một chân để chống lại lực cản của dây kháng lực
  • Giữ nguyên tư thế này từ 10 – 15 giây, hít thở đều, siết cơ ở bụng và chân
  • Hạ chân xuống, lặp lại động tác 10 lượt/ lần, mỗi ngày 2 lần.
  • Đổi chân và thực hiện tương tự.

Sau 4 tuần, người bệnh phục hồi chức năng với những bài tập uốn cong đầu gối. Trong tuần đầu tiên, nên gập đầu gối 30 độ, tăng 30 độ mỗi tuần. Điều này giúp bệnh nhân vận động hoàn toàn sau 8 – 10 tuần.

6. Bài tập uốn cong đầu gối

Người bệnh được tập uốn cong đầu gối thụ động sau khi xương bánh chè liền lại. Bài tập này giúp ngăn ngừa cứng khớp gối sau phẫu thuật, kích thích sự phát triển của các cơ xung quanh giúp ổn định đầu gối.

Ngoài ra bài tập uốn cong đầu gối còn giúp người bệnh gấp duỗi đầu gối linh hoạt, ngăn hình thành mô sẹo. Đồng thời góp phần lấy lại chức năng vận động bình thường cho đầu gối bị thương.

Bài tập uốn cong đầu gối phục hồi chức năng gãy xương bánh chè
Bài tập uốn cong đầu gối giúp phát triển các cơ, tăng khả năng gấp duỗi đầu gối linh hoạt

Hướng dẫn bài tập:

  • Bệnh nhân ngồi trên ghế hoặc mép giường
  • Từ từ uốn cong đầu gối càng nhiều càng tốt
  • Dùng chân lành đẩy nhẹ để đầu gối bên bệnh được hỗ trợ và uốn cong tối đa
  • Giữ nguyên tư thế này trong 5 giây, thực hiện động tác trong 5 phút, mỗi ngày 3 lần.

7. Bài tập trượt gót chân

Trượt gót chân là bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè đơn giản mà hiệu quả, phù hợp để phục hồi sau phẫu thuật hoặc sau bó bột bất động. Bài tập này giúp tăng cường sự dẻo dai cho dây chằng trước và sau của khớp gối. Từ đó giúp ổn định đầu gối và phục hồi nhanh chóng.

Trong bài tập trượt gót chân, những chuyển động nhẹ nhàng còn giúp người bệnh giảm đau và hạn chế tình trạng cứng khớp. Đồng thời giúp tăng tầm chuyển động và tính linh hoạt cho đầu gối bị thương.

Bài tập trượt gót chân
Hạn chế cứng khớp, tăng tầm chuyển động và tính linh hoạt cho đầu gối với bài tập trượt gót chân

Hướng dẫn bài tập:

  • Ngồi thẳng lưng với hai chân duỗi thẳng ra phía trước
  • Dùng thắt lưng hoặc khăn vòng qua chân bệnh, giữa lòng bàn chân, hai tay giữ chặt hai đầu khăn
  • Trên mặt phẳng của sàn, cố gắng kéo gót chân về phía mông, dùng lực kéo khăn để tăng thêm hỗ trợ
  • Giữ chân co trong 5 giây
  • Thả lỏng khăn trong khi trượt gót chân ra khỏi mông
  • Giữ chân thẳng trong 5 giây
  • Lặp lại động tác trong 5 phút, mỗi ngày thực hiện 3 lần.

8. Bài tập đạp xe trên không/ đi xe đạp tĩnh

Trong quá trình phục hồi chức năng gãy xương bánh chè (từ tuần thứ 8), người bệnh có thể thực hiện bài tập đạp xe trên không hoặc đi xe đạp tĩnh với thiết bị hỗ trợ. Trong bài tập, đầu gối co và duỗi liên tục. Điều này giúp tăng tầm vận động và tính linh hoạt cho khớp gối.

Bên cạnh đó, bài tập đạp xe trên không còn có tác dụng xây dựng các nhóm cơ ở đùi và cẳng chân giúp hỗ trợ đầu gối, người bệnh đi lại dễ dàng. Sau 2 – 3 tuần luyện tập, bệnh nhân có thể phục hồi sức mạnh và chức năng.

Đi xe đạp tĩnh phục hồi chức năng gãy xương bánh chè
Đi xe đạp tĩnh là một trong các bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè hiệu quả

Hướng dẫn bài tập:

+ Đạp xe trên không

  • Nằm trên sàn với một chân co và một chân duỗi thẳng, giữ chân trên không
  • Bắt đầu co và duỗi chân liên tục theo vòng tròn (tương tự như đạp xe đạp)
  • Thực hiện bài tập trong 3 phút, lặp lại 5 lần/ ngày.

+ Đi xe đạp tĩnh

  • Đạp xe cố định 10 phút/ ngày, từ 7 – 14 ngày hoặc luyện tập cho đến khi đầu gối gập hơn 90 độ
  • Tăng thời lượng luyện tập mỗi tuần 2 phút
  • Đi xe đạp tĩnh với ghế cao ½ vòng tròn về phía sau hoặc về phía trước. Luyện tập đến khi đạt một vòng tròn đầy đủ ở ghế thấp hơn
  • Tăng kháng lực vào những tuần tiếp theo.

9. Bài tập Mini wall squat (30 °)

Khi thực hiện bài tập Mini wall squat, toàn bộ thân dưới sẽ được luyện tập, đặc biệt là đầu gối. Cụ thể bài tập này có tác dụng cải thiện sức bền, tăng cường các cơ hỗ trợ cho đầu gối (như các nhóm cơ ở đùi, cơ mông và bắp chân). Từ đó tăng sức mạnh và khả năng nâng đỡ trọng lượng ở mức chưa có chấn thương.

Ngoài ra bài tập Mini wall squat còn giúp tăng lưu thông máu, đốt cháy calo, hỗ trợ người bệnh đi lại và trở về các hoạt động bình thường. Chính vì thế mà Mini wall squat được đánh giá là một trong các bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè tốt nhất.

Tuy nhiên bài tập này nên được thực hiện khi xương bánh chè đã liền, đầu gối không bị đau hay khó chịu. Trong vài lần đầu luyện tập, người bệnh có thể dựa vào tường khi squat.

Bài tập Mini wall squat
Bài tập Mini wall squat giúp tăng cường các cơ hỗ trợ cho đầu gối và cải thiện sức bền

Hướng dẫn bài tập:

  • Đứng thẳng với bàn chân rộng bằng vai
  • Từ từ hạ thấp thân người đến khi ngồi xổm 30 độ, giữ lưng thẳng
  • Giữ nguyên tư thế này trong 5 giây, hít thở đều
  • Lặp lại động tác 10 lượt/ lần, mỗi ngày 3 lần.

10. Bài tập nâng gót chân

Sau gãy xương bánh chè, khả năng vận động và giữ thăng bằng của người bệnh bị ảnh hưởng. Bài tập nâng gót chân (kiễng chân) có thể giúp cải thiện tình trạng.

Bài tập này có tác dụng tăng cường và làm săn chắc cơ bắp, tăng khả năng giữ thăng bằng. Từ đó giúp người bệnh phục hồi chức năng sau chấn thương xương bánh chè.

Ngoài ra bài tập nâng gót chân còn giúp tăng sức bền, sự dẻo dai cho các khớp xương, làm mềm các khớp. Từ đó hạn chế tình trạng cứng khớp sau phẫu thuật hoặc bó bột bất động lâu ngày.

Bài tập nâng gót chân phục hồi chức năng gãy xương bánh chè
Bài tập nâng gót chân giúp xây dựng và tăng cường cơ bắp, tăng khả năng giữ thăng bằng

Hướng dẫn bài tập:

  • Đứng thẳng trên sàn với hai chân rộng bằng vai
  • Bắt đầu nhón chân với gót chân nâng cao và mũi chân chạm sàn
  • Cố gắng duy trì tư thế này trong 10 giây
  • Hạ gót chân xuống và nghỉ trong 5 giây
  • Thực hiện 3 lần, mỗi lần 10 lượt.

11. Bài tập nằm co chân

Bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè này nên được thực hiện từ tuần thứ 6 hoặc thứ 7 sau chấn thương, khi cảm giác đau không còn. Bài tập nằm co chân giúp uốn cong đầu gối trong khi mặt trước của khớp gối và xương bánh chè chịu một lực đáng kể. Điều này giúp tăng khả năng chống chịu của đầu gối sau chấn thương. Đồng thời giúp khớp gối duỗi và uốn cong linh hoạt, giảm cứng khớp.

Trong lần luyện tập đầu tiên, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau nhẹ ở mặt trước của đầu gối. Tuy nhiên người bệnh có thể cảm thấy thoải mái hơn ở những lần tiếp theo.

Bài tập nằm co chân
Bài tập nằm co chân giúp tăng sức bền cho chân, khớp gối duỗi và uốn cong linh hoạt

Hướng dẫn bài tập:

  • Nằm sấp trên giường với hai chân duỗi thẳng và thoải mái
  • Bắt đầu gập đầu gối chân bệnh. Dùng chân lành hoặc dây đàn hồi để hỗ trợ, kéo cẳng chân về phía thân mình
  • Khi gấp đầu gối tối đa, giữ tư thế này trong 5 giây
  • Duỗi thẳng chân và thư giãn trong 5 giây
  • Lặp lại động tác 20 lượt/ lần, mỗi ngày 3 lần.

12. Bài tập Leg Press

Sau 8 tuần luyện tập tích cực, người bệnh có thể thực hiện những bài tập nâng cao. Trong đó bài tập Leg Press mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi hoàn toàn.

Bài tập này có tác dụng xây dựng cơ tứ đầu và bắp chân, tăng sức mạnh và phục hồi chức năng cho đầu gối. Ngoài ra bài tập Leg Press còn có tác dụng tăng khối lượng cơ và giảm yếu chi cho người bị teo cơ chân do bất động. Sau luyện tập, bệnh nhân có thể trở lại các hoạt động sinh hoạt và thể chất.

Bài tập Leg Press phục hồi chức năng gãy xương bánh chè
Bài tập Leg Press giúp phục hồi hoàn toàn, tăng khối lượng cơ và giảm yếu chi sau gãy xương bánh chè

Hướng dẫn bài tập:

  • Dùng tạ phù hợp. Dùng tạ có trọng lượng tối thiểu trong thời gian đầu, tăng trọng lượng tạ từ 2 – 3kg/ tuần
  • Dùng đệm lưng chắc chắn
  • Ngồi vào máy tập, hai tay nắm chặt tay nắm
  • Siết cơ đùi và mông khi hít vào, hạ chân xuống để tạo góc 90 độ tại đầu gối. Giữ tư thế trong 2 nhịp đếm
  • Khi thở ra, chân duỗi thẳng để tạ được đẩy lên cao, không khóa khớp khi tập
  • Lặp lại động tác liên tục 20 lượt/ lần, mỗi ngày 2 lần.

13. Bài tập mở rộng chân

Bài tập mở rộng chân là một trong những bài tập củng cố năng cao, giúp phục hồi chức năng gãy xương bánh chè. Khi thực hiện, bệnh nhân luyện tập đầu gối có lực cản. Điều này giúp xây dựng cơ tứ đầu, tăng cường sức mạnh cho đầu gối. Từ đó cải thiện tính linh hoạt và phục hồi chức năng hoàn toàn.

Mở rộng chân nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên viên. Luyện tập vừa sức để không tạo áp lực lớn cho đầu gối và xương bánh chè bị thương.

Bài tập mở rộng chân
Bài tập mở rộng chân có tác dụng cải thiện tính linh hoạt, tăng cường sức mạnh cho đầu gối

Hướng dẫn bài tập:

  • Ngồi trên máy tập. Dùng tạ có trọng lượng tối thiểu trong thời gian đầu, tăng từ 2 – 3kg mỗi tuần
  • Hai bàn chân đặt dưới đệm hỗ trợ, hai tay nắm chặt tay nắm
  • Duỗi thẳng đồng thời cả hai chân, giữ trong 1 nhịp
  • Hạ thấp chân để trở về tư thế bắt đầu
  • Lặp lại động tác 10 lượt liên tục, mỗi ngày 3 lần.

14. Bài tập uốn cong cơ gân kheo

Đây là bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho cơ gân kheo và đầu gối. Việc luyện tập thường xuyên có thể giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động ở mức trước chấn thương.

Bài tập uốn cong cơ gân kheo chỉ nên được thực hiện khi xương bánh chè đã liền lại và các cơ xung quanh đã được tăng cường (sau chấn thương ít nhất 6 tuần). Nếu cảm thấy đau đớn, người bệnh cần giảm cường độ luyện tập.

Bài tập uốn cong cơ gân kheo phục hồi chức năng gãy xương bánh chè
Bài tập uốn cong cơ gân kheo giúp lấy lại sức mạnh và phục hồi chức năng vận động

Hướng dẫn bài tập:

  • Ngồi hoặc nằm sấp trên máy tập
  • Dùng tạ có trọng lượng tối thiểu để tạo lực cản trong thời gian đầu, tăng trọng lượng tạ từ 2 – 3 kg mỗi tuần
  • Hai tay nắm chặt tay nắm trong khi hai bàn chân đặt dưới đệm hỗ trợ
  • Bắt đầu uốn cong đầu gối, gót chân hướng về thân người
  • Duỗi thằng chân
  • Lặp lại động tác 10 lượt/ lần, mỗi ngày 2 – 3 lần.

15. Chạy bộ trên máy Elliptical

Đây là bài tập nâng cao cuối cùng, nằm trong TOP 15 bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè hiệu quả nhất. Chạy bộ trên máy Elliptical giúp xây dựng nhiều nhóm cơ, cụ thể như cơ tứ đầu, gân khoe, cơ bắp chân. Từ đó giúp lấy lại sức mạnh sau chấn thương.

Ngoài ra bài tập này còn có tác dụng cải thiện khả năng phối hợp giữa các chi, giúp đầu gối và hông chuyển động linh hoạt, đốt cháy calo. Từ đó hỗ trợ người bệnh trở lại hoạt động thể chất.

Chạy bộ trên máy Elliptical
Chạy bộ trên máy Elliptical giúp tăng tính linh hoạt cho đầu gối và hông, tăng khả năng phối hợp

Hướng dẫn bài tập:

  • Đứng thẳng người trên máy tập
  • Chuyển động hai tay và chân theo nhịp
  • Luyện tập từ 20 – 30 phút mỗi ngày.

Lưu ý khi phục hồi chức năng gãy xương bánh chè

Để tăng tốc độ phục hồi và đảm bảo an toàn, người bệnh tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè theo chỉ định của chuyên viên vật lý trị liệu hoặc bác sĩ. Lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng và thực hiện theo hướng dẫn.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý thêm những điều dưới đây:

  • Tập phục hồi chức năng sớm để giúp quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ, lấy lại toàn bộ chức năng sau chấn thương.
  • Luyện tập tích cực nhưng vừa sức. Tuyệt đối không luyện tập gắp sức.
  • Tránh thực hiện những bài tập có cường độ cao trong thời gian đầu. Vì điều này có thể gây chấn thương thứ phát.
  • Thông báo với bác sĩ khi bị đau hoặc cảm thấy khó chịu khi luyện tập.
  • Luyện tập đều đặn mỗi ngày cho đến khi đầu gối phục hồi hoàn toàn.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người gãy xương bánh chè trong quá trình phục hồi. Điều này giúp đẩy nhanh tốc độ lành lại của xương và hỗ trợ vận động dễ dàng.

Trên đây là thông tin về công dụng và hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng gãy xương bánh chè hiệu quả. Những bài tập này giúp tăng tốc độ phục hồi hoàn toàn, lấy lại sức mạnh và xây dựng các cơ. Vì thế người bệnh có thể sớm đi lại bình thường và trở lại hoạt động thể chất khi luyện tập mỗi ngày.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Rách Sụn Chêm Có Đá Bóng Được Không
Nếu thắc mắc rách sụn chêm có đá bóng được không, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia, chẳng hạn như bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ y học thể thao để được tư vấn phù hợp nhất. ...
Xem chi tiết
Trật Chân Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Biết chính xác thông tin trật chân nên chườm nóng hay lạnh có thể rút ngắn thời gian phục hồi, giúp giảm đau nhức mãn tính và cứng khớp. Việc chườm nóng hay chườm lạnh sẽ liên quan đến nhiều ...
Xem chi tiết
Đứt Dây Chằng Đầu Gối Để Lâu Có Sao Không
Đứt dây chằng đầu gối là một chấn thương cực kỳ phổ biến, thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp lúc và đúng cách. Vậy đứt dây chằng đầu gối để lâu có sao không và xử lý ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Cổ Tay Có Phải Mổ Không
Gãy xương cổ tay có phải mổ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương cũng như chỉ định điều trị của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Vai Có Phải Phẫu Thuật
Gãy xương đòn là tổn thương cực kỳ phổ biến, chiếm 5% tổng số các trường hợp gãy xương và thường được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Vậy gãy xương đòn vai có phải phẫu thuật không, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua